Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn, ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại khu liên hợp xử lý chất thải nam bình dương

.PDF
162
2
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------------- CỔ KIM TUYẾN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHOÁ LUẬN THẠC SĨ TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2012 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lê Hoàng Nghiêm .............................. (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1 : ........................................................................ (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2 : ........................................................................ (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày . . . . . tháng . . . . năm 2012 Thành phần Hội đồng đánh giá khoá luận thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. ............................................................ 2. ............................................................ 3. ............................................................ 4. ............................................................ 5. ............................................................ Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá KL và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi khoá luận đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá KL Bộ môn quản lý chuyên nghành TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH Độc lập – tự do – hạnh phúc Tp.HCM, ngày…...tháng…..năm 2011 NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN Họ và tên học viên : CỔ KIM TUYẾN Phái : Nữ Ngày, tháng, năm sinh : 30/04/1986 Nơi sinh : Bình Dương Chuyên ngành MSHV : 10260595 : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG I – TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH DƯƠNG. II – NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - Thu thập số liệu giám sát chất lượng môi trường, khối lượng chất thải tiếp nhận, công suất xử lý chất thải tại Khu Liên Hợp. - Tìm hiểu về quy trình công nghệ và quy trình vận hành xử lý chất thải tại Khu Liên Hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương và một số khu liên hợp khác ở Việt Nam. - Phân tích đánh giá so sánh công nghệ xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Khu Liên Hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương với tiêu chuẩn thiết kế và với các công nghệ xử lý tại các khu liên hợp khác. - Đánh giá khả năng ảnh hưởng đến môi trường trong các hoạt động xử lý chất thải tại Khu Liên Hợp. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương. III – NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 28/07/2011 IV – NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 26/12/2011. V – CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN KHOA QL (Họ tên và chữ ký) QL CHUYÊN NGÀNH CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Hoàng Nghiêm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt nhiều kiến thức, tài liệu quý báu trong suốt quá trình thực hiện khoá luận này. Đồng thời cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến: Quý thầy cô khoa Môi trường – Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý giá cho em trong suốt quá trình học tập. Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị và các bạn học cùng lớp Cao học Quản lý môi trường khoá 2010. Các cán bộ kỹ thuật Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương và các anh chị khác đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập số liệu. Và cuối cùng, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn luôn động viên, ủng hộ trong suốt quá trình học tập và thực hiện khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Tp.HCM, ngày 24 tháng 12 năm 2011 Cổ Kim Tuyến TÓM TẮT Chất thải rắn và chất thải nguy hại là các loại chất thải tất yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất công nghiệp hàng ngày của con người. Bình Dương là một tỉnh có nền kinh tế phát triển nằm trong tốp dẫn đầu của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 28 khu công nghiệp và 16 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động. Với việc phát triển kinh tế nhanh cùng với sự phát triển xã hội, dân số tăng nhanh, tỉnh Bình Dương cũng phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn thải khác nhau như nước thải, rác thải, khí thải. Vì vậy, để giải quyết lượng chất thải nói trên KLH xử lý chất thải Nam Bình Dương đã được tỉnh phê duyệt xây dựng. Tuy nhiên, chi phí vận hành xử lý chất thải và giám sát chất lượng môi trường tại KLH rất cao. Do đó, vấn đề đầu tư các công nghệ xử lý đúng tiêu chuẩn thiết kế nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chất thải, tiết kiệm chi phí xử lý và quản lý môi trường trong quá trình xử lý chất thải tại KLH Xử Lý Chất Thải là vấn đề hết sức cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường hiện tại và trong tương lai. Đề tài đã tiến hành thu thập số liệu, tìm hiểu quy trình tiếp nhận, lưu chứa chất thải, các công nghệ xử lý chất thải, quy trình vận hành, đánh giá hiện trạng các công nghệ xử lý và chương trình giám sát chất lượng môi trường tại KLH. Qua kết quả tìm hiểu, đánh giá cho thấy hiện tại chất thải lưu trữ chưa đúng quy định, một số công nghệ xử lý tại KLH thiết kế chưa đúng tiêu chuẩn, vận hành sai quy trình, chưa chú trọng đến công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy. Dẫn đến công suất xử lý giảm, tăng chi phí xử lý, tại nạn lao động, các sự cố cháy nổ…gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và bảo vệ môi trường tại KLH bao gồm: Các giải pháp về kỹ thuật, giải pháp quản lý. Giải pháp kỹ thuật: Thiết kế các công trình xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn, cải tạo một số hạng mục công trình nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, vận hành đúng quy trình, lên kế hoạch bảo trì bảo dưỡng thiết bị. Giải pháp quản lý: Xây dựng lại chương trình giám sát chất lượng môi trường, đề xuất lắp đặt các thiết bị quan trắc chất lượng không khí và chất lượng nước tự động tại KLH, xây dựng các quy trình ứng phó các sự cố. ABSTRACT Solid waste and hazardous waste are indispensable types of wastes which are created from daily life and industrial production activities of human being. Binh Duong province is one of the provinces with high economic development rate of Vietnam. Currently, the province has 28 industrial parks and 16 industrial zones under operation. With the rapid growth of economy, society and population, Binh Duong faces environmental pollution that comes from various sources such as waste water, sewage, exhaust gas. To solve these waste emissions, South Binh Duong Solid Waste Treatment Complex has been approved and built by the Province People Committee. However, the cost of waste treatment operating and environmental quality monitoring at the complex is very expensive. Therefore, the investment issue of waste treatment technologies which meet the design standards in order to improve treatment performance, save expenditure on environmental management and treatment during the waste treatment process at the complex is extremely necessary. This helps protect the environment at present and in the future. My thesis collects data, surveys the procedure of receiving and storing wastes, waste treatment technologies, operating procedure, evaluates the present condition of waste treatment technologies and monitoring programs of environmental quality at the complex. The result is that now waste storage has been below regulation, design of some treatment technologies at the complex has not been up to standard, operating procedure has been improper, labor safety and fire preventing and fighting works have not been paid attention to. This causes decrease in treatment efficiency, increase in treatment fee, accident at work, explosive combustion incident, environmental pollution and affects community’s health. With the purpose of enhancing the waste treatment performance and environmental protection at the complex, my thesis suggests the solutions including technical solutions and management solutions. Technical solutions: designing the waste treatment construction in accordance with the standard, reforming some work items to improve treatment efficiency, proper operating, planning to maintain the devices. Management solutions: restructuring the monitoring programs of environmental quality, suggesting installing the automatic observational devices of air and water quality at the complex, establishing breakdown response procedures. 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………..................i DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………..................ii DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………………..iv MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4 1. Giới thiệu chung..................................................................................................................... 4 2. Mục tiêu của khóa luận.......................................................................................................... 5 3. Nội dung thực hiện................................................................................................................. 5 3.1 Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Khu Liên Hợp xử lý Chất Thải Nam Bình Dương ............................................................................................................................. 5 3.2 Phân tích, đánh giá các hoạt động xử lý chất thải và biện pháp quản lý môi trường so với công nghệ thực tế của Khu Liên Hợp ........................................................................................................ 5 3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và bảo vệ môi trường tại Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Nam Bình Dương .................................................................................................. 6 4. Phạm vi đề tài......................................................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 6 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài................................................................... 10 6.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................................... 10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 11 TỔNG QUAN................................................................................................................ 11 1.1 Tổng quan về tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại trên thế giới và Việt Nam........................................................................................................................................ 11 1.1.1 Tình hình quản lý và xử lý CTRCN & CTNH tại một số nước trên thế giới ........................... 11 1.1.2 Tình hình quản lý và xử lý CTRCN & CTNH tại Việt Nam ................................................... 14 1.2 Tổng quan về các Khu Liên Hợp Xử lý chất thải rắn......................................................... 17 1.2.1 Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh........................................ 17 1.2.2 Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước – thành phố Hồ Chí Minh ................................... 18 1.2.3 Khu xử lý chất thải Quang Trung – Đồng Nai ....................................................................... 20 GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp 2 1.2.4 Tổng quan về KLH xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương. ...................................................... 21 1.3 Hiện trạng môi trường tại các KLH xử lý chất thải rắn......................................................... 24 1.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại KLH .......................................................................... 24 1.4.2 Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại KLH ..................................................... 24 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 27 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC .............................................. 27 KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH DƯƠNG ..................................... 27 2.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................................... 27 2.2 Điều kiện tự nhiên và môi trường. .......................................................................................... 28 2.2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất ................................................................................................... 28 2.2.3 Điều kiện về khí tượng........................................................................................................... 29 2.2.4 Điều kiện về thuỷ văn ............................................................................................................ 34 2.2.5 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên ...................................................................... 35 2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội. ....................................................................................................... 41 2.3.1 Điều kiện kinh tế ................................................................................................................... 41 2.3.2. Điều kiện văn hoá- xã hội ..................................................................................................... 42 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 44 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI ........................................................ 44 VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU LIÊN HỢP .................................................................... 44 XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH DƯƠNG ................................................................. 44 3.1. Đánh giá Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................................. 44 3.2. Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại ............................................... 51 3.2.1. Chất thải công nghiệp ........................................................................................................... 52 3.2.2. Chất thải nguy hại ................................................................................................................. 59 3.3 Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải y tế .................................................................................. 78 3.4 Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải........................................................................................ 81 3.5. Đánh giá hiện trạng môi trường tại Khu Liên Hợp ............................................................... 92 3.5.1. Công tác quản lý môi trường ................................................................................................. 92 3.5.2. Hiện trạng môi trường không khí .......................................................................................... 97 3.5.3 Hiện trạng môi trường nước ................................................................................................... 99 GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp 3 CHƯƠNG 4 ................................................................................................................. 102 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ .............................................. 102 XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI ............................................ 102 KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH DƯƠNG ................................... 102 4.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý đối với chất thải rắn sinh hoạt ................................ 102 4.1.1 Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................................... 102 4.1.2 Giải pháp quản lý................................................................................................................ 103 4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý đối với chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải y tế ......................................................................................................................................... 104 4.2.1 Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................................... 104 4.2.2. Giải pháp quản lý................................................................................................................ 108 4.3 Các giải pháp bảo vệ môi trường. ........................................................................................ 109 4.3.1 Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................................... 109 4.3.2 Giải pháp quản lý................................................................................................................. 110 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 122 1. Kết luận .............................................................................................................................. 122 2. Kiến nghị ............................................................................................................................ 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...……....................................i LÝ LỊCH TRÍCH NGANG……………………….………………………………….…..iii PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ ĐO ĐẠC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH……………………………………………………………………….....iv PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ĐO ĐẠC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ LAO ĐỘNG………………………………………………………………………………...….vii PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ĐO ĐẠC KHÍ THẢI LÒ ĐỐT…………………………..…..viii PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT………………....xv PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM………….......xvii PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI……………......xix PHỤ LỤC 7: CÁC HÌNH ẢNH……………………………………………...……….......x GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KLH : Khu liên hợp BCL : Bãi chôn lấp CTRCN : Chất thải rắn công nghiệp CTR : Chất thải rắn CTNH : Chất thải nguy hại PX : Phân xưởng XLCT : Xử lý chất thải TC – HC : Tổ chức – hành chánh BOD : Nhu cầu oxy sinh học COD : Nhu cầu oxy hóa học DO : Hàm lượng oxy hòa tan TS : Tổng chất rắn TSS : Tổng chất rắn lơ lửng QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Phương pháp phân tích chất lượng nước mặt và nước ngầm………………10 Bảng 1.1: Tình hình và định hướng quản lý chất thải trong Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia…………………………………………………………………..…..18 Bảng 1.2: Cân đối sử dụng đất tại khu liên hợp Tây Bắc Củ Chi…………………20 Bảng 1.3: Quy mô xử lý của khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc Củ Chi…………….21 Bảng 1.4. Phân chia khu vực trong Khu Liên Hợp xử lý CTR Đa Phước………….22 Bảng 1.5: Cân bằng diện tích đất trong khu liên hợp xử lý CTR Đa Phước………..22 Bảng 1.6: Quy mô công suất xử lý của khu liên hợp xử lý CTR Đa Phước……….23 Bảng 1.7: Quy hoạch sử dụng đất khu xử lý chất thải Quang Trung……………….24 Bảng 1.8: Quy mô công suất xử lý của khu xử lý chất thải Quang Trung…………24 Bảng 1.10: Quy hoạch sử dụng đất của KHL xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương...26 Bảng 1.11: Quy mô công suất của KLH……………………………………………..27 Bảng 2.1 Các điểm tọa độ đo đạc của khu đất dự án…………………………………41 Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm………………………………..44 Bảng 2.3: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm ( Đơn vị: % )………….45 Bảng 2.4: Lượng mưa các tháng trong năm………………………….….…………46 Bảng 2.5: Tốc độ gió trung bình theo tháng và năm…………………..……………47 Bảng 2.6: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm…………………………….48 Bảng 2.7: Kết quả đo đạc tiếng ồn xung quanh Khu liên hợp………………………50 Bảng 2.8: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh……….51 Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí lao động…………..52 Bảng 2.10: Kết quả phân tích chất lượng không khí sau hệ thống xử lý của lò đốt công suất 100 kg/giờ………………………………………………………………………..53 Bảng 2.11: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt…………………………………54 Bảng 2.12: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm……………………………….55 GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp iii Bảng 3.1: Định mức tỷ lệ cấp phối cho 1m3 vữa bê tông xi măng hoá rắn đảm bảo yêu cầu về môi trường và xây dựng hợp lý………………………………………………87 Bảng 3.2: Kết quả phân tích môi trường của bê tông mẫu sử dụng công nghệ THS có sử dụng bùn thải thuộc da lấy từ Khu Liên Hợp (mẫu phân tích: bê tông 15 x 15 x 15 cm)……………………………………………………………………………………87 Bảng 3.3: Kết quả phân tích môi trường của bê tông mẫu sử dụng công nghệ THS có sử dụng bùn thải dệt nhuộm lấy từ khu liên hợp ( mẫu phân tích: bê tông 15 x 15 x 15 cm)……………………………….……………………………………………………88 Bảng 3.4: Kết quả phân tích môi trường của đường bê tông sử dụng công nghệ THS có sử dụng bùn thải dệt nhuộm lấy từ khu liên hợp…………………………………….88 Bảng 3.5: Kết quả phân tích cường độ chịu nén của các mẫu bê tông sử dụng công nghệ THS có sử dụng bùn lấy từ khu liên hợp……………………………………….89 Bảng 3.6: Thành phần và tính chất nước rỉ rác Khu liên hợp Nam Bình Dương…….99 Bảng 3.7: Thành phần và tính chất nước rỉ rác bãi chôn lấp Nam Sơn – Hà Nội…104 Bảng 3.8: Bảng thành phần và tính chất nước rỉ rác khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc – Củ Chi……………………………………………………………………106 Bảng 3.9: Thành phần và tính chất nước rỉ rác bãi chôn lấp Gò Cát………………108 Bảng 3.10: Định mức cấp phát bảo hộ lao động tại Khu liên hợp Nam Bình Dương………………………………………………………………………………..112 GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ cơ cấu chức năng của KLH Nam Bình Dương……………………….13 Hình 1.1 sơ đồ cơ cấu tổ chức KLH Nam Bình Dương………………………………25 Hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi……………………………………………………………...28 Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý CTR sinh hoạt BCL Đa Phước………….29 Hình 1.4: Quy trình công nghệ đốt chất thải nguy hại tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Quang Trung……………………………………………………………………….....29 Hình 1.5: Quy trình công nghệ đốt chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương………………………………………30 Hình 1.6: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp khu liên hợp Xử lý chất thải Quang Trung…………………………………………………………….33 Hình 1.7: Quy trình công nghệ hệ thống thu hồi, chưng cất dung môi khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương……………………………………………………….34 Hình 1.8: Quy trình công nghệ nhà máy tái chế nilon khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương………………………………………………………………………….36 Hình 1.9: Quy trình công nghệ nhà máy tái chế giấy khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc Củ Chi…………………………………………………………………………..36 Hình 1.10: Quy trình công nghệ tận thu muối kẽm từ xỉ kẽm khu liên hợp xử lý chất thải Quang Trung……………………………………………………………………37 Hình 3.1: Sơ đồ Quy trình tiếp nhận, phân loại và xử lý rác sinh hoạt khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương………………………………………………….....61 Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý CTR sinh hoạt BCL Đa Phước…………62 Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi……………………………………………………………63 GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp v Hình 3.4: Quy trình vận hành hệ thống xử lý rác công nghiệp và chất thải nguy hại Nam Bình Dương…………………………………………………………………….67 Hình 3.5. Quy trình công nghệ lò đốt rác ghi bậc thang 2.000 kg/giờ……………….69 Hình 3.6. Sơ đồ quy trình công nghệ lò đốt 200kg/h..............................................77 Hình 3.7 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải công nghiệp công suất 30m3/ngày…………………………………………………………………………….82 Hình 3.8. Sơ đồ quy trình công nghệ lò đốt 100kg/h ……………………………….97 Hình 3.9. Quy trình công nghệ xử lý nước thải tập trung………………………….101 Hình 3.10. Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác bãi chôn lấp Nam Sơn………….105 Hình 3.11 Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác khu liên hợp xử lý chất thải rắn…………………………………………………………………………………....107 Hình 3.12 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác do Vermeer thiết kế tại bãi chôn lấp Gò Cát…………………………………………………………………………………..109 Hình 3.13. Sơ đồ cơ cấu tổ chức vệ sinh môi trường trong Khu vực Khu Liên Hợp.......................................................................................................................111 Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ nạp rác tự động lò đốt rác công nghiệp………………..125 Hình 4.2 Tóm tắt quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp đối với sự cố cháy nổ………134 Hình 4.3 Tóm tắt quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp đối với sự cố rò rỉ, đổ tràn........................................................................................................................138 Hình 4.4 Tóm tắt quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp tai nạn lao động....................140 GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp 4 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu chung Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm về phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.695,54 km2, dân số 1.482.636 người, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước. Đây là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, nơi tập trung sản xuất hàng hoá lớn với công nghệ hiện đại có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất nước. Trong những năm gần đây, Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất nước, hiện tại tỉnh Bình Dương có 28 khu công nghiệp và 16 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Với việc phát triển kinh tế nhanh cùng với sự phát triển xã hội, dân số tăng nhanh, tỉnh Bình Dương cũng phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn thải khác nhau như nước thải, rác thải, khí thải. Để xử lý lượng chất thải khổng lồ do các Khu công nghiệp và người dân thải ra, ngày 15/10/2003 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt dự án đầu tư “Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương” (công văn số 3990/QĐ - CT). Sau 6 năm hoạt động về cơ bản Khu Liên Hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương đã giải quyết được một khối lượng lớn chất thải phát (KLH) sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hiện tại kinh phí đầu tư ban đầu cho các công nghệ xử lý chất thải thì rất cao và chi phí vận hành các công nghệ xử lý này cũng rất tốn kém, vì vậy việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí xử lý chất thải luôn luôn được các Khu Xử Lý chất thải quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chất thải, hạ giá thành xử lý để thu hút khách hàng và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp xử lý. Bên cạnh đó, trong các hoạt động xử lý chất thải sẽ phát sinh ra các loại chất thải mới như nước thải từ hố chôn lấp hợp vệ sinh, nước thải từ nhà chôn lấp an toàn chất thải nguy hại, khí thải từ quá trình chôn lấp và đốt chất thải…Nếu các loại chất thải này không được kiểm soát và xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường tại khu vực xử lý và sẽ là mối đe dọa trong tương lai về vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh khu xử lý. GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp 5 Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả xử lý chất thải, tiết kiệm chi phí xử lý và quản lý môi trường thực tế trong quá trình xử lý chất thải tại Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải là vấn đề hết sức cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường hiện tại và trong tương lai. Đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, CHẤT THẢI NGUY HẠI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH DƯƠNG” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 2. Mục tiêu của khóa luận Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Khu Liên hợp Xử Lý Chất Thải Nam Bình Dương. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và các biện pháp bảo vệ môi trường tại Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Nam Bình Dương. 3. Nội dung thực hiện 3.1 Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Khu Liên Hợp xử lý Chất Thải Nam Bình Dương + Thu thập số liệu tiếp nhận và khối lượng xử lý chất thải hàng ngày tại Khu Liên Hợp. + Tìm hiểu về quy trình công nghệ và quy trình vận hành xử lý chất thải tại Khu Liên Hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương. + Tìm hiểu về quy trình công nghệ và quy trình vận hành xử lý chất thải của một số Khu Liên Hợp xử lý khác ở Việt nam. + Tìm hiểu các nguồn phát sinh chất thải trong quá trình xử lý chất thải. 3.2 Phân tích, đánh giá các hoạt động xử lý chất thải và biện pháp quản lý môi trường so với công nghệ thực tế của Khu Liên Hợp + Phân tích đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Khu Liên Hợp xử lý chất thải nam Bình Dương. + Đánh giá công nghệ thực tế có đáp ứng được theo tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về môi trường. GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp 6 + So sánh công nghệ xử lý chất thải KLH xử lý chất thải Nam Bình Dương với các KLH xử lý chất thải tương tự. + Đánh giá khả năng ảnh hưởng đến môi trường trong các hoạt động xử lý chất thải tại Khu Liên Hợp. 3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và bảo vệ môi trường tại Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Nam Bình Dương + Các giải pháp về kỹ thuật. + Các giải pháp về quản lý. 4. Phạm vi đề tài Đề tài có tên: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, CHẤT THẢI NGUY HẠI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH DƯƠNG”. - Đề tài giới hạn ở mức độ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và các biện pháp bảo vệ môi trường tại Khu Liên Hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương. - Đánh giá các công nghệ xử lý dựa trên tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về điều kiện môi trường tại Việt Nam. - Các công nghệ phân tích đánh giá, so sánh chủ yếu tại một số Khu Liên Hợp Xử Lý chất thải tương tự ở các tỉnh lân cận. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp này sẽ kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, các nghiên cứu liên quan trước đây để phân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài. - Thông tin tài liệu về dự án xây dựng KHL Nam Bình Dương và các KLH tương tự. - Tổng quan về các công nghệ được đầu tư tại KLH Nam Bình Dương và các KHL tương tự. GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp 7 - Tổng quan về công tác quản lý môi trường tại KLH Nam Bình Dương và các KLH tương tư. - Hiện trạng môi trường tại KLH Nam Bình Dương. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Dùng phần mền word và excel để tổng hợp các thông tin thu thập được và thống kê số liệu. Phương pháp này giúp trình bày, xử lý những số liệu thực tế, rút ra được những nhận xét kết luận khoa học một cách khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu a. Mẫu không khí và tiếng ồn Mẫu bụi: Không khí được bơm lấy mẫu hút qua bộ lọc (Filter Holder) có đặt giấy lọc sợi thủy tinh. Khi không khí đi qua bụi được giữ lại trên giấy lọc. Lưu lượng lấy mẫu là 40 lít/phút. Bụi thu được là bụi lơ lửng. Thiết bị lấy mẫu bụi: ECHO PM – TECORA, Ý. Mẫu SO2: Không khí có chứa khí SO2 được bơm lấy mẫu không khí hút qua dung dịch hấp thu Natri Tetraclomercurate (II) chứa trong ống hấp thụ (Impinger) với lưu lượng 1 lít/phút. Khí SO2 trong không khí sẽ được giữ lại trong dung dịch hấp thu khi nó đi qua dung dịch này. Thiết bị lấy mẫu SO2: SKC, Mỹ. Lấy mẫu NO2: Không khí có chứa NO2 được bơm lấy mẫu không khí hút qua dung dịch hấp thu NaOH chứa trong ống hấp thụ (Impinger) với lưu lượng 1 lít/phút. Khí NO2 trong không khí sẽ được giữ lại trong dung dịch hấp thu khi nó đi qua dung dịch này. Thiết bị lấy mẫu NO2: SKC, Mỹ. Lấy mẫu CO: Không khí có chứa CO được bơm lấy mẫu không khí hút qua dung dịch hấp thu PdCl2 chứa trong bình chân không với lưu lượng 1 lít/phút. Khí CO trong không khí sẽ được GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp 8 giữ lại trong dung dịch hấp thu khi nó đi qua dung dịch này. Thiết bị lấy mẫu CO: SKC, Mỹ. Phương pháp phân tích mẫu được thực hiện như sau:  SO2: phương pháp Tetracloromercurat / Pararosaniline theo TCVN 5971-1995.  NO2: phương pháp Griss-Saltzman cải biến theo TCVN 6137-1996.  CO: phương pháp dùng thuốc thử PdCl2, TCVN 5972-1995.  Bụi: phương pháp trọng lượng theo TCVN 5067-1995.  Tiếng ồn: đo bằng máy đo ồn tích phân Quest 2900, Mỹ. b. Mẫu nước mặt và nước ngầm Phương pháp lấy mẫu được thực hiện như sau: Dụng cụ lấy mẫu nước: Phương pháp lấy mẫu được tiến hành theo TCVN 5992-1995, TCVN 5993-1995 và TCVN 5996-1995. Mẫu được lấy bằng gàu nhựa rồi đổ vào can nhựa có dung tích 1-2lít hoặc lấy trực tiếp bằng can nhựa nhúng xuống sông ở độ sâu 0,2 – 0,4m. Công tác lấy mẫu: Việc lấy mẫu được thực hiện đúng thời gian quy định. Các mẫu nước được bảo quản và đem về nơi lưu trữ mẫu tại phòng thí nghiệm. Các can nhựa đựng mẫu đều được rửa sạch, tráng bằng axit và nước sạch trước khi tiến hành lấy mẫu. Riêng chai thu mẫu để xét nghiệm vi sinh được khử trùng trước đó theo đúng qui tắc. Khi tiến hành lấy mẫu, các can mẫu được tráng 03 lần bằng chính mẫu nước sông đó, sau đó mới đổ đầy và vặn nút chặt lại. Các chỉ tiêu DO, nhiệt độ, pH, độ dẫn điện của tất cả các mẫu nước đều được đo ngay tại hiện trường. Nhật ký thu mẫu được thực hiện trong suốt thời gian quan trắc lấy mẫu. Phương pháp bảo quản, phân tích được thực hiện như sau: Phương pháp bảo quản và phân tích mẫu được thể hiện trong bảng sau Bảng 1: Phương pháp phân tích chất lượng nước mặt và nước ngầm Stt Chỉ tiêu 01 pH Phương pháp thử Bảo quản mẫu Đo độ pH trên máy WOC-24 (TOAĐo tại hiện trường Japan) GVHD : Ts. Lê Hoàng Nghiêm HVTH: Cổ Kim Tuyến Khóa luận tốt nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan