Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huện quang bình tỉnh hà giang

.PDF
26
4
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÃI VĂN HUYỆN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG Ngành: Quản lý đất đai Mã số ngành: 8.85.01.03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên, năm 2018 i Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lợi Phản biện 1:.................................................................................. ......................................................................... Phản biện 2:.................................................................................. ......................................................................... Luận văn này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên Thư viện Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông- lâm nghiệp, là một trong những nguồn lực quan trọng cho chiến lược phát triển nền nông nghiệp quốc gia nói riêng cũng như chiến lược phát triển nền kinh tế nói chung. Nó là môi trường sống, là cơ sở tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với con người,đất đai cũng có vị trí vô cùng quan trọng, con người không thể tồn tại nếu không có đất đai, mọi hoạt động đi lại, sống và làm việc đều gắn với đất đai . Sức ép của quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số khiến cho diện tích đất nông nghiệp suy giảm nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng. Con người đã và đang khai thác một cách quá mức mà chưa có biệp pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên qúy giá này. Trong bối cảnh hiện nay sự ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu với kịch bản nước biển dâng làm cho diện tích đất canh tác ở các vùng đồng bằng ven biển ngày càng bị thu hẹp. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp làm cơ sở để đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả ở các tỉnh miền núi là vấn đề chiến lược và có tính cấp bách của từng địa phương cũng như của cả nước nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, phát triển bền vững. 2 Quang Bình là huyện miền núi thuộc vùng Trung du Miền núi phía Bắc, nằm phía Tây Nam tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích tự nhiên tính đến 31/12/2015 của huyện Quang Bình là 79.178,26 ha.Nhóm đất nông nghiệp 63.396.46 ha chiếm 80,07% tổng diện tích tự nhiên. Tuy diện tích tương đối lơn nhưng địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, trình độ dân trí chưa cao nên khả năng khai thác tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng còn hạn chế. Sản xuất kém phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, trong khi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đời sống nhân dân trong huyện còn nhiều khó khăn, vất vả. Xuất phát từ thực tiễn, tầm quan trọng của những vấn đề trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và sự hướng dẫn của giảng viên TS. Nguyễn Thị Lợi em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục tiêu - Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. 3 - Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. - Đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. 1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1.Ý nghĩa khoa học - Những kết quả khoa học khi thực hiện đề tài là cơ sở để đánh giá việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã của huyện Quang Bình và sự tác động đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của đề tài sẽ đóng góp cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của công tác quản lý và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. - Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các đại phương có điều kiện tương tự. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.1.4. Xác định loại hình sử dụng đất bền vững 1.2. Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Trong những năm qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Những đóng góp đó đã góp phần quan trọng cho phát triển nông nghiệp trong xu hướng hội nhập. Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai của Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình nghiên cứu để triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu. 5 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. - Các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng, chi phí đầu tư sản xuất cho các loại cây trồng trên một số LUT chính của huyện Quang Bình. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành điều tra, đánh giá đối với một số cây trồng chính trên đất trồng cây hàng năm và lâu năm của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Cụ thể: + Cây trồng hàng năm: Bao gồm các cây trồng đại diện; + Cây trồng lâu năm: Bao gồm các cây trồng đại diện. - Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2015 đến năm 2017. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. 2.2.2. Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 6 2.2.3. Đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp - Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quang Bình tại các phòng, ban chức năng thuộc UBND huyện Quang Bình; Các tài liệu, số liệu về đất đai, năng suất, sản lượng, kế hoạch chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của huyện Quang Bình tại phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thống kê huyện Quang Bình. 7 2.3.2. Phương pháp Điều tra thu thập số liệu sơ cấp Nhằm đánh giá và phản ánh được tình hình sử dụng đất cũng như hiệu quả sử dụng đối với đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quang Bình. Chúng tôi tiến hành phân vùng và điều tra thông tin từ các nông hộ theo mỗi tiểu vùng đại diện. Căn cứ vào địa hình và điều kiện tự nhiên của huyện, chúng tôi tạm thời chia ra làm 3 tiểu vùng như sau: + Vùng I (Vùng thấp) bao gồm các đơn vị: Thị Trấn Yên Bình, xã Bằng Lang, Xuân Giang, Tiên Yên, Vĩ Thượng. + Vùng II (Vùng đồi núi thấp) bao gồm các xã: Tân Trịnh, Tân Bắc, Yên Hà, Hương Sơn. + Vùng III (Vùng đồi núi cao) bao gồm các xã: Xuân Minh, Tân Nam, Tiên Nguyên, Yên Thành, Bản Rịa, Nà Khương. Sử dụng phương pháp điều tra theo bộ phiếu câu hỏi có sẵn, nội dung điều tra như sau: Tình hình chung của nông hộ; diện tích canh tác, năng suất, sản lượng các loại cây trồng; chi phí sản xuất cho các loại cây trồng; mùa vụ gieo trồng; chế độ canh tác,… Mỗi Tiểu vùng chọn 01 xã đại diện để điều tra, tiểu vùng 1 chọn Thị trấn Yên Bình, tiểu vùng 2 chọn xã Tân Trịnh, tiểu vùng 3 chọn xã Xuân Minh, mỗi xã điều tra ngẫu nhiên 50 phiếu, tổng 3 tiểu vùng là 150 phiếu. Đối tượng được điều tra là các chủ hộ hoặc người trong hộ gia đình có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, có nhận thức tốt. 2.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng đất bền vững - Bền vững về mặt kinh tế: Việc đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu sau: 8 + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp - Giá trị sản xuất - GTSX (GO - Gross Output): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một năm). GO = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm - Chi phí trung gian CPTG (IC - Intermediate Cost): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. - Giá trị gia tăng GTGT (VA - Value Added): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong quá trình sản xuất đó. VA = GO – IC - Thu nhập hỗn hợp NVA (Net Value Added): Là phần trả cho gười lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng. - Giá trị ngày công lao động (Hlđ): Hlđ = VA/số công lao động/ha/năm. - Hiệu quả đồng vốn (hiệu quả trên một đơn vị chi phí) = NVA/IC + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPSX, GTGT/CPTG). Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ. 9 + Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sư dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động. - Bền vững về mặt xã hội: + Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm (nhân khẩu nông lâm). + Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo. + Mức độ giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động. + Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. + Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng.... + Đáp ứng nhu cầu nông hộ. - Bền vững về mặt môi trường: + Hệ số sử dụng đất. + Tỷ lệ che phủ. + Mức độ xói mòn. + Khả năng bảo vệ, cải tạo đất. + Tỷ lệ diện tích đất trống được trồng rừng. + Thuốc bảo vệ thực vật 2.3.4. Phương pháp chuyên gia - Tham khảo ý kiến của các chuyên gia như: Cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã, cán bộ nông nghiệp huyện, lãnh đạo và cán bộ Phòng Tài Nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua phỏng vấn chuyên sâu. 10 2.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Tổng hợp lại những số liệu, tài liệu đã thu thập được và xử lí bằng các phần mềm: Excel... Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 3.1.1. Đánh giá điều hiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a. Vị trí địa lí Quang Bình là một huyện thuộc vùng Trung du Miền núi phía Bắc, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Giang, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng: từ 22012’13” đến 22034’41” vĩ độ Bắc, từ 103056’40” đến 104017’25” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần. Phía Nam giáp huyện Bắc Quang và tỉnh Yên Bái. Phía Đông giáp huyện Bắc Quang. Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai. Quang Bình là huyện mới được thành lập theo Nghị Định 146 ngày 01/12/2003 của Chính phủ (được chia tách ra từ 12 xã của huyện Bắc Quang, 1 xã của huyện Xín Mần và 2 xã của huyện Hoàng Su Phì). Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã với tổng diện tích tự nhiên năm 2017 là 79.178,26 ha, chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên 11 của tỉnh. Trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của huyện hiện đang xây dựng trên địa bàn xã Yên Bình, cách trung tâm tỉnh Hà Giang 82 Km về phía Tây Nam. Trên địa bàn huyện có trục đường Quốc lộ 279 đi qua là tuyến giao thông chính của tỉnh Hà Giang đi Lào Cai; các trục đường tỉnh lộ, đường liên huyện nối với trung tâm các huyện, các xã lân cận. Vị trí của huyện hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Trong tương lai Quang Bình sẽ trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển của tỉnh Hà Giang. 3.1.1.2. Khái quát về thực trang phát triển kinh tế - xã hội a) Tăng trưởng kinh tế Là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Giang, cách không xa trung tâm tỉnh lỵ với nền sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp là chủ yếu, vào những năm giữa của thập kỷ 90, nền kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi của cơ chế quản lý trong bối cảnh tiếp cận với nền kinh tế thị trường và một phần do thiên tai đã gây không ít khó khăn cho sản xuất, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chung của huyện. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm gần đây kinh tế của huyện đã có những bước phát triển cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh và cả nước, dần dần từng bước đi vào ổn định. Trong những năm vừa qua, mặc dù huyện còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, tình hình KT-XH của huyện hàng năm phát triển ổn định, các chính 12 sách xã hội được thực hiện tốt. Kết thúc năm 2017, nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá ổn định với tốc độ 20%. Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Quang Bình giai đoạn 2015-2017 (Đơn vị tính: %) Năm Năm 2015 Năm 2017 Nông nghiệp 42 39 Công nghiệp 28 29 Dịch vụ 30 32 100 100 Ngành Tổng (Nguồn: Phòng thống kê huyện Quang Bình) 3.1.1.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn Quá trình hình thành và phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Quang Bình gắn liền với sự hình thành và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Quang Bình là huyện mới được thành lập từ 12 xã của huyện Bắc Quang, 1 xã của huyện Xín Mần và 2 xã của huyện Hoàng Su Phì theo Nghị Định 146 ngày 01/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, toàn huyện có 15 đơn vị hành chính bao gồm: 14 xã và 1 thị trấn huyện lỵ là thị trấn Yên Bình hiện đang trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất. 13 3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. 3.2. Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 3.2.1. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Quang Bình Bảng 3.2. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của Tiểu vùng 1 LUT chính LUT 2 lúa – 1 màu 2 lúa 1. Cây hàng năm Lúa - màu 1 lúa Chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm 2. Cây lâu năm Cây CN lâu năm Cây ăn quả Kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông Lúa xuân – Lúa mùa – Lạc đông Lúa xuân – Lúa mùa – Rau Lúa xuân – Lúa mùa Lúa xuân – Lạc mùa Lúa xuân – Ngô mùa Ngô xuân – Lúa mùa Lúa mùa - Đỗ tương Lúa mùa Lạc Xuân - Ngô Mùa Ngô mùa – Rau đông Lạc mùa – Rau đông Lạc xuân – Lạc mùa Ngô xuân - Ngô mùa Chè Cam Quýt Diện tích (ha) 150,2 147,4 153,8 324,4 104,1 96,3 70,4 60,0 255,6 356,2 134,9 253,1 264,7 327,3 287,6 50,8 43,1 ( Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Quang Bình năm 2017) 14 Bảng 3.3. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của Tiểu vùng 2 LUT Kiểu sử dụng đất LUT chính Diện tích (ha) Lúa xuân – Lúa mùa – Lạc 2 lúa – 1 màu 2 lúa 1. Lúa - màu Cây hàng năm 1 lúa Chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm 2. Cây CN lâu Cây năm lâu năm Cây ăn quả đông 183,1 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 178,3 Lúa xuân – Lúa mùa 653,6 Lúa xuân – Lạc mùa 156,4 Ngô xuân – Lúa mùa 215,8 Đỗ tương – Lúa mùa 198,4 Lúa mùa 268,2 Lạc Xuân - Ngô Mùa 1867,2 Ngô mùa – Rau đông 574,19 Lạc mùa – Rau đông 653,1 Ngô xuân - Ngô mùa 2567,8 Lạc xuân – Lạc mùa 3051,4 Chè 899,4 Cam 425,5 Quýt 134,1 ( Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Quang Bình năm 2017) 15 Bảng 3.4. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của Tiểu vùng 3 LUT Kiểu sử dụng đất LUT chính 2 lúa Lúa - màu 1. Cây 1 lúa hàng năm Diện tích (ha) Lúa xuân – Lúa mùa 232,9 Lúa mùa – Ngô đông 322,1 Lúa mùa - Đỗ tương 234,9 Lúa mùa rau Lạc xuân – Lạc mùa Chuyên 1156,9 635,8 màu và cây công nghiệp Ngô xuân – Ngô mùa 1067,3 hàng năm Cây CN lâu năm 2. Cây lâu năm Cây ăn quả Chè 1889,6 Cam 200,88 Quýt 59,0 Mận 8,0 Đào 3,0 Hồng 21,10 ( Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Quang Bình năm 2017) Qua 3 bảng trên ta thấy Huyện Quang bình có 7 loại hình sử dụng đất với 36 kiểu sử dụng đất điển hình, đó là: * LUT 2 lúa: 16 - Vụ xuân: Thời vụ cấy từ 10 – 25/2 giống sử dụng trong sản xuất là giống lúa thuần bản địa, BC15 và giống lúa Khang dân có thời gian sinh truởng từ 125 – 130 ngày, luợng giống gieo 59 kg/ha; phân bón gồm: Phân hữu cơ từ 5 – 6 tấn, Urê 170 kg, lân 310 kg, KaliClorua 121 kg; thuốc bảo vệ thực vật phun 2 lần cách nhau 5 -7 ngày khi có sâu bệnh hại. Năng suất trung bình dạt 55 – 58 tạ/ha. - Vụ mùa: Thời vụ cấy từ 15 – 25/6, chủ yếu là giống lúa lai, gồm giống Nhị ưu 838, khang dân… thời gian sinh truởng từ 125 – 130 ngày; luợng giống gieo 32 kg/ha; phân bón hữu co từ 5-6 tấn, Urê 240 kg, lân 320 kg, kaliClorua 80 kg; thuốc bảo vệ thực vật phun 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày khi có sâu bệnh hại. Năng xuất lúa trung bình dạt từ 50 – 55 tạ/ha. * LUT 2 Lúa – 1 màu: Loại hình sử dụng đất này thường tập trung ở vùng có địa hình thấp, vàn cao thành phần cơ giới nhẹ, chủ động về tưới tiêu và thoát nước và chỉ có ở tiểu vùng 1 và tiểu vùng 2. Tiểu vùng 3 thì không có do địa hình cao và nguồn nước tưới tiêu không đảm bảo. * LUT 1 lúa: Loại hình sử dụng đất này chủ yếu tập trung ở tiểu vùng 3, vì do đặc điểm về địa hình là đối núi cao, chủ yếu là ruộng bậc thang và nguồn nước tưới tiêu phụ thuộc vào nguồn nước mưa nên ruộng ở tiểu vùng này chủ yếu là ruộng lúa vụ mùa. Ở tiểu vùng 1 và tiểu vùng 2 có với diện tích ít hơn. * LUT Lúa – màu: Đây là loại hình sử dụng đất khá phổ biến ở cả 3 tiểu vùng, chủ yếu là là lúa vụ mùa và các cây hoa màu, do điều kiện nước tưới 17 không chủ động. Nên ở đây vụ mùa có nước mưa để làm ruộng, còn các vụ khác là trồng ngô lạc hoặc đỗ tương. * LUT Chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm: Những nơi không có nguồn nước để tưới tiêu thường xuyên thì Loại hình sử dụng đất này rất phổ biến. Chủ yếu là trồng Ngô, lạc có thể là 2 vụ liên tiếp hoặc trồng 1 vụ ngô – 1 vụ lạc. Tập trung ở tiểu vùng 1 với tiểu vùng 2. * LUT Cây Công nghiệp lâu năm: Cây công nghiệp lâu năm được trồng ở huyện Quang Bình chủ yếu là cây chè. Tập trung nhiều nhất là ở tiểu vùng 3, cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhân dân nơi đây. Tiểu vùng 1, tiểu vùng 2 có với diện tích trồng ít hơn, chất lượng chè cũng thấp hơn. * LUT Cây ăn quả Cây ăn quả được trồng chủ yếu ở huyện Quang Bình là cây cam, cây quýt, mận.... Cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất đó là cây cam. Được trồng nhiều nhất ở tiểu vùng 2, nơi có địa hình đồi núi thấp. 3.2.2. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 3.2.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Quang Bình Ðánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là một công tác hết sức quan trọng và là một trong những cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các LUT có triển vọng trong tương lai. Các chỉ 18 tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT là tiêu chuẩn để đáng giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành khác. Sau khi thu thập tài liệu và tiến hành điều tra, phỏng vấn nông hộ, tôi tiến hành tính toán đánh giá các chỉ tiêu kinh tế đối với các LUT cho từng tiểu vùng. Việc tính toán dựa trên giá cả thị truờng tại địa bàn huyện năm 2017 và được tổng hợp trong bảng 3.5, 3.6, 3.7. a. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng 1 Ở tiểu vùng 1 có 7 LUT với 14 kiểu sử dụng đất. Trong đó: - LUT 2 lúa – 1 màu: Có 3 kiểu sử dụng đất là Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông, Lúa xuân – Lúa mùa – Lạc đông, Lúa xuân – Lúa mùa – Rau. Trong LUT này, kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Lạc đông đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị ngày công lao động là 60,47 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng vốn 1,67 lần. Hiệu quả kinh tế thấp nhất trong LUT này là Kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông với giá trị ngày công lao động là 38,79 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng vốn 1,98 lần. - LUT Lúa – màu: Có 2 kiểu sử dụng đất là Lúa xuân – Ngô mùa và Lúa mùa - Đỗ tương. Kiểu sử dụng đất Lúa mùa - Đỗ tương đem lại hiệu quả kinh tế cao với giá trị ngày công lao động là 77,66 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng vốn 1,98 lần.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất