Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực hạ long hoành bồ cẩm phả tỉnh quảng ninh

.PDF
98
2
55

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN NHƢ HẠNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI KHU VỰC HẠ LONG – HOÀNH BỒ - CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN NHƢ HẠNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI KHU VỰC HẠ LONG – HOÀNH BỒ - CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng Mã số: 8850101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Văn Giới THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Nhƣ Hạnh, xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS Ngô Văn Giới, không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết luận của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Nguyễn Nhƣ Hạnh i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học khoa học Thái Nguyên; các thầy giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng, đặc biệt là PGS. TS Ngô Văn Giới, Trƣởng Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trƣờng. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí cán bộ chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh, UBND thành phố Hạ Long, UBND huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) và UBND thành phố Cẩm Phả đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu thực hiện đề tài này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Nhƣ Hạnh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................. 3 5. Những đóng góp mới của đề tài .............................................................................. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn và quản lý chất thải rắn ..........................................5 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh, phân loại và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ...........6 1.1.3. Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng....9 1.1.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ..............11 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 12 1.2.1. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới.........................12 1.2.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam .......................14 1.2.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Quảng Ninh ........20 1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài ..................................................................................... 27 1.3.1. Một số quy định hiện hành về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...................27 1.3.2. Một số quy định của địa phƣơng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ..........27 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 29 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................... 29 2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 29 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 29 iii 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 29 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 32 3.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................... 32 3.1.1. Thành phố Hạ Long ....................................................................................32 3.1.2. Huyện Hoành Bồ ........................................................................................34 3.1.3. Thành phố Cẩm Phả ....................................................................................36 3.2. Hiện trạng khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn cụm khu vực Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả ........................................................................ 38 3.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn cụm khu vực Hạ Long – Hoành Bồ - Cẩm Phả................................................................................................. 40 3.3.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ............................40 3.3.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu ...............44 3.3.3. Hiện trạng nguồn tài chính cho hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả .......................................................47 3.3.4. Đánh giá nhận thức của ngƣời dân và cán bộ quản lý đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải răn sinh hoạt.................................................48 3.4. Đánh giá về tính hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn khu vực nghiên cứu ............................................................................................ 51 3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ..............................................................................51 3.4.2. Một số khó khăn, vƣớng mắc trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu ..........................................................................................53 3.4.3. Nguyên nhân của những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu .............................................................55 3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả đến năm 2030................................................. 56 3.5.1. Giải pháp về chính sách ..............................................................................56 3.5.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức của cộng đồng .......................................72 3.5.4. Giải pháp về tăng cƣờng nguồn lực tài chính .............................................73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 78 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. BCL Bãi chôn lấp 2. CTR Chất thải rắn 3. CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt 4. UBND Uỷ ban nhân dân v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thống kê cụ thể tại dƣới đây ......7 Bảng 1.2. Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt .........................................8 Bảng 1.3. Khối lƣợng phát sinh, chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu ngƣời của các địa phƣơng (2010 - 2018) ....................................................15 Bảng 1.4. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .......21 Bảng 3.2. Phƣơng thức lƣu chứa chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại tại nguồn dự kiến áp dụng cho khu vực nghiên cứu .................................................................65 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Vị trí thành phố Hạ Long ..........................................................................32 Hình 3.2. Vị trí huyện Hoành Bồ (nay thuộc TP Hạ Long) ......................................36 Hình 3.3. Vị trí thành phố Cẩm Phả ..........................................................................37 Hình 3.4. Tổng số khối lƣợng CTRSH năm 2018 tại Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả..38 Hình 3.5. Lƣợng phát sinh CTRSH trong 1 ngày tại Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả...38 Hình 3.6. Khối lƣợng CTRSH phân chia theo khu vực trên địa bàn TP. Hạ Long năm 2018 ...................................................................................................................39 Hình 3.7. Khối lƣợng CTRSH phân chia theo nguồn phát sinh trên địa bàn TP. Hạ Long năm 2018 .........................................................................................................39 Hình 3.8. Khối lƣợng CTRSH tại 20 phƣờng trên địa bàn TP. Hạ Long năm 2018 40 Hình 3.9. Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt ..........................................45 Hình 3.10: Tổng khối lƣợng CTRSH đƣợc xử lý tại Trung tâm CTR Vũ Oai, Hoà Bình của Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả ................................................................45 Hình 3.11. Khối lƣợng CTRSH đƣợc xử lý tại Trung tâm xử lý tại Vũ Oai, Hoà Bình, huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) của khu vựcHạ Long Hoành Bồ - Cẩm Phả từ năm 2016 – 2019. ..............................................................46 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nƣớc ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hƣớng mở rộng, phát triển cả về quy mô dân số và các khu công nghiệp. Tổng lƣợng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hoá, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nƣớc lên đến 6,5 triệu tấn/năm. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu, lƣợng còn lại từ các công sở, đƣờng phố và các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhƣng chƣa đƣợc xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Chất thải rắn đô thị năm 2015 đã tăng gấp 1,6 lần so với năm 2010, dự đoán năm 2020 sẽ tăng gấp 2,37 lần và năm 2025 là 3,2 lần của năm 2010. Bình quân chất thải rắn/đầu ngƣời tăng (0,95kg/ngƣời/ngày năm 2009 lên l,6kg/ngƣời/ngày năm 2025). Hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn là vấn đề lớn đối với các cơ quan quản lý từ Trung ƣơng đến địa phƣơng1. Chất thải rắn sinh hoạt sẽ làm ảnh hƣởng tới sức khoẻ của con ngƣời và môi trƣờng. Các nghiên cứu cho thấy việc quản lý chất thải rắn không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ra ít nhất 22 loại bệnh cho con ngƣời. Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều khó phân huỷ. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 8000C trở lên thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt còn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, làm giảm mỹ quan số thị và gây bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị phổ biến đó là chôn lấp rác. Đô thị từ loại IV trở lên có ít nhất một bãi chôn lấp rác, trong đó có khoảng 85% bãi chôn lấp là bãi chôn lấp đơn giản, chất lƣợng xử lý chƣa đáp ứng các yêu cầu về môi trƣờng. Công nghệ chôn lấp rác đang đặt ra nhiều vấn đề rất bức xúc, đòi hỏi phải giải quyết. 1 http://www.monre.gov.vn/Pages/phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-de-giai-quyet-triet-de-cac-van-de-ve-moitruong.aspx truy cập ngày 16.08.2019. 1 Nhƣ vậy, với lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tăng nhanh chóng và công nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng yêu cầu do Việt Nam có mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc xác định địa điểm bãi chôn lấp khó khăn, không đảm bảo môi trƣờng và không tận dụng đƣợc nguồn tài nguyên từ rác thải. Việc áp dụng công nghệ mới hạn chế chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trƣờng và tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải là cấp bách. Theo dự báo tổng lƣợng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2015 là 154.438 tấn/năm, song thực tế khảo sát cuối năm 2015 cho thấy khối lƣợng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh lên tới (tăng hơn so với dự báo khoảng 2,5 - 3 lần). Trong bối cảnh đó, nhu cầu bức thiết trong xử lý rác thải sinh hoạt ngày một đƣợc quan tâm. Tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng và ban hành nhiều quy hoạch liên quan đến xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nhiều cụm xử lý theo vùng đƣợc định hƣớng và triển khai xây dựng đi vào hoạt động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng. Tuy nhiên, theo thời gian nhiều hệ lụy liên quan đã phát sinh: sự không thống nhất trong công nghệ xử lý; tình hình phân loại, thu gom còn chƣa triệt để; ngoài ra sự không thống nhất trong giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý về chuyên môn thuộc UBND tỉnh cũng đặt ra tình trạng lúng túng khi giải quyết các vấn đề có tính hệ thống…Với địa hình đa dạng, tỉnh Quảng Ninh đã và đang từng bƣớc triển khai việc xử lý theo mô hình cụm nhằm hạn chế việc xử lý nhỏ lẻ, không thống nhất tại các địa phƣơng. Trƣớc thực trạng nêu trên, để góp phần tƣ vấn cho các cấp quản lý lựa chọn các giải pháp hiệu quả nhất trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Hạ Long – Hoành Bồ - Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, luận văn “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” đã đƣợc thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đƣợc hiện trạng của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo cụm xử lý Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo cụm xử lý Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích những vấn đề lý luận về khái niệm, nguồn gốc, thành phần, đặc điểm của CTRSH; ảnh hƣởng của chất thải rắn đến môi trƣờng; tổng quan tình hình quản lý CTRSH tại Việt Nam. - Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo cụm xử lý Hạ Long – Hoành Bồ - Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. - Đƣa ra giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn nghiên cứu. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: - Qua phân tích những vấn đề lý luận về khái niệm, nguồn gốc, thành phần, đặc điểm của CTRSH; ảnh hƣởng của CTR đến môi trƣờng, tổng quan tình hình quản lý CTR tại Việt Nam đề tài sẽ bổ sung thêm cơ sở khoa học về lý luận trong nghiên cứu về CTRSH. - Cung cấp, bổ sung số liệu một cách có hệ thống về công tác quản lý CTRSH, hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo cụm xử lý Hạ Long – Hoành Bồ - Cẩm Phả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ý nghĩa thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc hoạch định những chính sách quản lý CTRSH theo cụm xử lý Hạ Long – Hoành Bồ - Cẩm Phả của Quảng Ninh trong thời gian tới. - Cung cấp cơ sở thực tiễn quan trọng và cần thiết trong việc đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo cụm xử lý Hạ Long – Hoành Bồ Cẩm Phả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó làm cơ sở cho việc đƣa ra giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của đề tài Mặc dù đã có các công trình nghiên cứu riêng lẻ về các địa phƣơng ở tỉnh Quảng Ninh nhƣ Thành phố Hạ Long, Thành phố Uông Bí, Thành phố Cẩm Phả song đây mới chỉ là các nghiên cứu từng địa bàn cụ thể trong tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh 3 Quảng Ninh hiện nay có 4 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện song chƣa có một nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về việc quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm gần đây đặc biệt là nghiên cứu theo cụm xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm Thành phố Hạ Long - Huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) - Thành phố Cẩm Phả. Đây là cụm khu vực điển hình theo mô hình xử lý cụm đang đƣợc triển khai tại tỉnh Quảng Ninh, với điểm xử lý đƣợc đặt tại Trung tâm xử lý chất thải rắn tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long). 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn và quản lý chất thải rắn 1.1.1.1. Khái niệm chất thải rắn Theo quan niệm chung: Chất thải rắn (CTR) là toàn bộ các loại vật chất đƣợc con ngƣời loại bỏ trong hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất và hoạt động sống2. Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là “rác thải đô thị”) đƣợc định nghĩa là: vật chất mà ngƣời tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi đƣợc bồi thƣờng cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải đƣợc coi là CTR đô thị nếu chúng đƣợc xã hội nhìn nhận nhƣ một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ. Khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu, quy định: “Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời”. Nhƣ vậy, thuật ngữ chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đƣợc đề cập trong luận văn là những chất thải ra liên quan đến hoạt động của con ngƣời. Nguồn tạo thành CTRSH chủ yếu từ các khu đô thị, khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, các trung tâm dịch vụ, thƣơng mại. CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng động vật, tre, gỗ, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả... 1.1.1.2. Khái niệm về quản lý chất thải rắn Quản lý chất thải rắn là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ chất thải rắn theo phƣơng thức tốt nhất nhằm đảm bảo không ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng đồng, thoả mãn các yếu tố về 2 Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn: (Tập 1: Chất thải rắn đô thị), NXB Xây dựng. 5 kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trƣờng liên quan. Quản lý thống nhất chất thải rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ, chƣơng trình quản lý thích hợp nhằm hoàn thành mục tiêu đặc biệt quản lý chất thải rắn3. Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm: các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời. Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lƣu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận. Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lƣu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. Xử lý chất thải rắn: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong CTR. 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh, phân loại và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt 1.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh gồm từ: hộ gia đình; khu thƣơng mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…); công sở (cơ quan, trƣờng học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…); khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đƣờng phố…); hoạt động xây dựng; dịch vụ công cộng (quét đƣờng, công viên, khu vực vui chơi giải trí…); công nghiệp và nông nghiệp... 3 Nguyễn Đức Khuyển (2003), Quản lý chất thải rắn, NXB Xây Dựng 6 Bảng 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt được thống kê cụ thể tại dưới đây Nguồn phát sinh Khu dân cƣ Nơi phát sinh Hộ gia đình, chung cƣ Các dạng chất thải Thực phẩm dƣ thừa, giấy, can nhựa thuỷ tinh, can thiếc, nhôm. Khu thƣơng mại Cơ quan, công sở Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa, thuỷ tinh, kim loại, chất thải dịch vụ nguy hại. Trƣờng học, bệnh viện, các khu Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, cơ quan, xí nghiệp. thuỷ tinh, kim loại, chất thải nguy hại. Công trình xây Khu nhà xây dựng mới; sửa Gạch, bê tông, cát, sạn, gỗ, dựng và phá huỷ chữa, nâng cấp, mở rộng đƣờng bụi... phố, cao ốc; nâng sàn xây dựng. Dịch vụ công Hoạt động dọn rác vệ sinh Rác vƣờn, cành cây cắt tỉa, cộng đô thị đƣờng phố, khu vui chơi, giải trí, chất thải chung tại các khu vui bãi tắm. chơi, giải trí. Nhà máy xử lý Nhà máy xử lý nƣớc thải, chất Bùn, tro. chất thải đô thị thải và các quá trình xử lý chất thải công nghiệp khác. Công nghiệp Nông nghiệp Công nghiệp xây dựng chế tạo; Chất thải đồng quá trình chế công nghiệp nặng, nhẹ, nhiệt biến công nghiệp, phế liệu và điện. các rác thải sinh hoạt. Đồng cỏ, đồng ruộng, vƣờn cây Thực phẩm bị thổi rữa, sản ăn quả... phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại. 1.2.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt Để phân loại CTRSH có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau nhƣ phân loại theo nguồn gốc hình thành; theo thành phần vật lý, hoá học; theo tính chất rác thải... 7 - Theo nguồn phát thải: phát thải từ đô thị, đƣờng phố, từ hoạt động nông nghiệp, từ các khu công nghiệp tập trung, từ hộ gia đình... - Theo tính chất hoá học và vật lý: hữu cơ, vô cơ, … - Theo mức độ nguy hại: + Chất thải nguy hại: các chất chứa thành phần độc hại. + Chất thải không nguy hại: không chứa các thành phần nguy hại 1.2.2.3. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt Thành phần hoá, lý của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng địa phƣơng, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Bảng 1.2. Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt Nguồn thải Thành phần chất thải * Chất thải thông thƣờng: + Chất thải thực phẩm. + Giấy, bìa các tông. + Nhựa. + Vải. + Cao su. Khu dân cƣ, dịch vụ, + Rác vƣờn. thƣơng mại và công + Gỗ. sở, hoạt động sinh hoạt + Kim loại: nhôm, sắt... của cơ sở sản xuất + Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh... công nghiệp, nông * Chất thải đặc thù khác nghiệp + Chất thải thể tích lớn. + Đồ điện gia dụng: chai lọ, đồ đựng bằng thuỷ tinh, bóng đèn... + Vệ sinh đƣờng phố: Bụi, rác, xác động vật. Chất thải từ hoạt động + Cỏ, mẩu cây thừa, gốc cây, các ống kim loại và nhựa cũ. dịch vụ công cộng + Chất thải thực phẩm, giấy báo, bìa các tông, giấy loại hỗn hợp, chai nƣớc giải khát, can sữa và nƣớc uống, nhựa hỗn hợp, vải... 8 CTRSH của nƣớc ta có đặc trƣng là độ ẩm cao (dao động trong khoảng 65 95%), độ tro khoảng 25 - 30% (khối lƣợng khô), tổng hàm lƣợng chất rắn bay hơi dao động trong khoảng 70 - 75% (khối lƣợng khô), nhiệt lƣợng thấp (dao động trong khoảng 900 - 1.100 Kcal/kg khối lƣợng ƣớt). Thành phần thực phẩm trong chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn các thành phần khác và thành phần này đang thay đổi theo chiều hƣớng giảm dần. Thành phần giấy và kim loại trong CTRSH thay đổi tùy thuộc vào nguồn phát sinh và có xu hƣớng tăng dần. Nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế nhƣ vải, da, cao su có tỉ lệ thấp. Sự gia tăng chất thải nhựa là một trong những vấn nạn đối với xử lý CTRSH của Việt Nam. 1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng 1.1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và giảm mỹ quan môi trường sống Chất thải rắn sinh hoạt nếu không đƣợc quản lý hiệu quả và hợp lý dẫn đến ô nhiễm nƣớc, không khí, đất gia tăng của lan truyền bệnh từ các vật trung gian gây ảnh hƣởng sức khỏe cộng đồng. Thành phần hữu cơ dễ phân huỷ sinh học trong CTRSH là nguồn thực phẩm và môi trƣờng sống đối với sự phát triển của vi khuẩn. số lƣợng côn trùng, chuột, gián, ruồi... sẽ sinh sản và tăng số lƣợng động vật nhƣ côn trùng, chuột, gián và bọ chét gây lan truyền một số bệnh truyền nhiễm. Các khí gây mùi có thể gây ra một số bệnh về đƣờng hô hấp. Các bãi chôn lấp CTRSH là nguồn phát sinh nƣớc rỉ rác gây ô nhiễm đến nguồn nƣớc ngầm, các nguồn tiếp nhận là các kênh, sông, suối và đất tại khu vực xung quanh. Nƣớc rỉ rác có chứa các các chất hữu cơ khó phân hủy, độc hại; bên cạnh đó khả năng gây nổ do khí metan tại các bãi chôn lấp cũng là vấn đề gây nguy hiểm đối với ngƣời dân xung quanh. Quá trình đốt CTRSH phát sinh bụi, hơi nƣeớc và khí thải (CO, axit, kim loại, dioxin/furan). Nếu không có biện pháp xử lý, có thể góp phần gây nên các bệnh về tim, hệ thần kinh và khả năng gây ung thƣ rất cao (do ảnh hƣởng của dioxin/furan). 9 1.1.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình thƣờng chủ yếu là các loại thực phẩm nên khi gặp thời tiết nóng ẩm sẽ tạo môi trƣờng sống cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu gây ra ô nhiễm môi trƣờng không khí nhƣ: H2S, CH4, SO2, CO2... Ảnh hưởng đến môi trường nước: Xuất phát từ thói quen ngƣời dân thƣờng đổ rác tại các bờ sông, suối, hồ, ao, cống, rãnh... nên rác khi phân huỷ sẽ tác động đến nƣớc ngầm, nƣớc mặt quanh khu vực. Bên cạnh đó, rác có thể bị cuốn trôi xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch... sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nƣớc mặt. Mặt khác, lâu dần các đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao, hồ... giảm khả năng tự làm sạch của nƣớc hồ gây cản trở các dòng chảy, làm tắc nghẽn cống rãnh thoát nƣớc. Dẫn tới hệ sinh thái trong các ao, hồ bị huỷ diệt, là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng. Ảnh hưởng đến môi trường môi trường đất Rác thải sinh hoạt là môi trƣờng cho nhiều loại vi khuẩn, sâu bọ sinh trƣởng phát triển gây phá hoại cây trồng. Các chất độc từ rác thải sinh hoạt sẽ xâm nhập vào đất và tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích cho đất nhƣ: giun, vi sinh vật, ếch, nhái... làm giảm tính đa dạng sinh học cho môi trƣờng. Hiện nay, vấn đề sử dụng tràn lan các loại túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt và đời sống đang đặt ra thách thức trong xử lý. 1.1.3.3. Tác động tới kinh tế - xã hội Tác động tới hoạt động du lịch Tình trạng ô nhiễm do CTRSH, đặc biệt là chất thải nhựa tại một số khu du lịch biển đang ngày càng gia tăng. CTRSH chƣa đƣợc thu gom, xử lý đúng quy định, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cƣ, nhà hàng, khách sạn… Ý thức BVMT của ngƣời dân và du khách còn hạn chế, thƣờng xuyên xảy ra tình trạng vứt rác, thức ăn, đồ uống bừa bãi trên các bãi tắm, gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng tiêu cực đến cảnh quan môi trƣờng. 10 Gây xung đột, bất ổn xã hội Nhiều năm qua, các vụ việc xung đột xã hội có nguyên nhân từ CTRSH vẫn thƣờng xuyên diễn ra, chủ yếu phát sinh do việc lƣu giữ, vận chuyển, xả thải, chôn lấp CTRSH không đúng quy định, quy trình xử lý không đảm bảo. Nhiều nơi có hiện tƣợng ngƣời dân chặn xe chở rác gây ùn ứ, rơi vãi rác, phát sinh mùi, nƣớc rỉ rác tạo phản cảm đến môi trƣờng cảnh quan. 1.1.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt 1.1.4.1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn Phân loại tại nguồn phát sinh là các loại chất thải cùng loại, cùng giá trị sử dụng, tái chế, hay xử lý... đƣợc phân chia và chứa riêng biệt, nhƣ: tại mỗi hộ gia đình, cơ quan, đơn vị thì các chất thải có thể chứa trong một thùng hay túi nhựa có màu sắc riêng nhƣ màu xanh; loại bao gói thức ăn hay thức ăn dƣ thừa đƣợc chứa trong một thùng hay túi nhựa màu đen. 1.1.4.2. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt + Thu gom CTRSH: gồm quá trình thu gom từ các hộ gia đình, các quan, nhà máy, các trung tâm thƣơng mại... và vận chuyển từ các thiết bị thủ công, các phƣơng tiện chuyên dụng vận chuyển đến các địa điểm xử lý, tái chế theo quy định. 1.1.4.3. Trung chuyển và vận chuyển Trung chuyển là hoạt động mà chất thải rắn sinh hoạt từ các vị trí lƣu giữ tạm thời đƣợc thu gom vào các xe thu gom nhỏ, sau đó đƣợc chuyển sang các xe vân chuyển chuyên dụng lớn hơn. Sau đó, vận chuyển đến các cơ sở xử lý, các bãi chôn lấp theo quy định. 1.1.4.4. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt Mục tiêu của xử lý chất thải rắn sinh hoạt là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải nhƣ các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lƣợng trong chất thải. Một số phƣơng pháp xử lý CTRSH đƣợc áp dụng nhƣ sau: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan