Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn huyện phúc thọ, hà nội

.PDF
110
4
71

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các quý thầy cô trong trường nói chung; các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường nói riêng đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy những kiến thức bổ ích trong thời gian học tập và nghiên cứu tại mái trường Đại học Thủy Lợi. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS TS. Nguyễn Văn Thắng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Viện đào tạo sau đại học, Trường Đại học Thủy Lợi đã tạo điều kiện cho tôi học tập, rèn luyện và hoàn thành tốt khóa học. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo và cán bộ môi trường của UBND huyện Phúc Thọ, của UBND các xã trên địa bàn huyện Phúc Thọ, và nhân dân địa phương đã tạo diều kiện cho tôi tìm hiểu, điều tra, khảo sát và nghiên cứu để có dữ liệu hoàn thành bài luận văn này. Trong quá trình làm luận văn, bên cạnh những kết quả đạt được của luận văn chắc chắn còn nhiều sai sót, kính mong các quý thầy cô, các chuyên gia và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn, giúp tôi có hành trang vững chắc trong công việc và cuộc sống sau này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 04 năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN QUỐC KHÁNH LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: NGUYỄN QUỐC KHÁNH Mã số học viên: 138440301018 Lớp: 21KHMT21 Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02 Khóa học: 2013 - 2015 Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn huyện Phúc Thọ, Hà Nội” Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. Hà Nội, tháng 04 năm 2016 NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN NGUYỄN QUỐC KHÁNH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CTR Chất thải rắn CTNH Chất thải nguy hại CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTR NN Chất thải rắn nông nghiệp CTRYT Chất thải rắn Y tế NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNMT Tài nguyên môi trường TT Thị trấn UBND Ủy ban nhân dân VLXD Vật liệu xây dựng VSMT Vệ sinh môi trường DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp [2] ................................. 5 Hình 1.2: Phân vùng yị trí các khu XL CTR Thủ đô Hà Nội [4] ............................. 22 Hình 2.1: Bản đồ huyện Phúc Thọ ......................................................................... 27 Hình 2.2: Các nguồn phát sinh CTR SH trên địa bàn huyện Phúc Thọ .................. 40 Hình 2.3: Biểu đồ chất thải rắn phát sinh huyện Phúc Thọ ....................................... 48 Hình 2.4: Mô hình thu gom rác thải sinh hoạt Thị Trấn Phúc Thọ ......................... 49 Hình2.5: Mô hình thu gom rác thải sinh hoạt huyện Phúc Thọ .............................. 50 Hình 2.6: Điểm tập kết có mái che (Thọ Lộc) và không có mái che (Xã Long Xuyên) huyện Phúc Thọ ..................................................................................................... 54 Hình 2.7: Thu gom vận chuyển rác tại xã Phúc Hòa – huyện Phúc Thọ ................. 56 Hình 2.8: Nước thải chăn nuôi và sinh hoạt được đổ trực tiếp ra kênh mương tại thôn Thanh Phần – xã Phúc Hòa - huyện Phúc Thọ ............................................... 57 Hình 2.9: Lò Đốt Chuwastar tại bệnh Viện đa Khoa Phúc Thọ .............................. 59 Hình 3.1: Mô hình quản lý, xử lý CTR bền vững quy mô hộ gia đình ..................... 67 Hình 3.2: Sơ đồ hố chôn rác thải di động .............................................................. 69 Hình 3.3: Hố rác thải hộ gia đình .......................................................................... 71 Hình 3.4: Thùng ủ phân compost ........................................................................... 72 Hình 3.5: Sơ đồ hầm biogas .................................................................................. 75 Hình 3.6: Mô hình hợp tác xã dịch vụ môi trường huyện ....................................... 79 Hình 3.7: Cấu tạo lò đốt BD-ANPHA .................................................................... 84 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Lượng chất thải rắn chăn nuôi ở Việt Nam qua các năm ......................... 8 Bảng 2.1: Tình hình dân số và diện tích trên địa bàn huyện Phúc Thọ ................... 30 Bảng 2.2: Cơ cấu các ngành kinh tế trong địa bàn huyện ...................................... 32 Bảng 2.3: Kết quả điều tra thực địa tại Phúc Thọ .................................................. 38 Bảng 2.4: Thống kê lượng chất thải rắn sinh hoạt của huyện Phúc Thọ................. 40 Bảng 2.5: Tổng hợp số gia súc gia cầm qua các năm ............................................ 44 Bảng 2.6: Tình hình phát sinh chất thải chăn nuôi qua các năm ............................ 45 Bảng 2.7: Tình hình phát sinh chất thải rắn làng nghề .......................................... 46 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn huyện Phúc Thọ .................... 47 Bảng 2.8: Thống kê lượng rác thải thu gom được của huyện Phúc Thọ năm 2014 . 50 Bảng 2.9: Danh sách các điểm trung chuyển rác thải các xã huyện Phúc Thọ năm 2014 ...................................................................................................................... 52 Bảng 3.1: Khối lượng chất thải sinh hoạt của huyện Phúc Thọ đến năm 2030 ...... 61 Bảng 3.2: Dự báo lượng CTR chăn nuôi phát sinh đến 2030 ................................. 62 Bảng3.3 Danh mục các khoản chi của một khu xử lý sử dụng lò BD-Anpha 500.... 86 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 4 1.1. Tổng hợp một số kiến thức chất thải rắn .................................................. 4 1.1.1. Chất thải rắn ........................................................................................ 4 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh CTR .................................................................... 4 1.2. Tổng quan về tình hình phát sinh và quản lý CTR ở Việt Nam ...................... 5 1.2.1. Tình hình phát sinh.................................................................................. 5 1.2.2. Quản lý chất thải rắn ............................................................................... 8 1.3. Tổng quan về quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện....................... 14 1.3.1. Đặc điểm về dân cư, kinh tế xã hội liên quan đến phát sinh CTR .......... 14 1.3.2. Quản lý chất thải rắn ............................................................................. 15 1.4. Cơ chế chính sách quản lý CTRSH của thành phố Hà Nội và định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 .... 18 1.4.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn ..................... 18 1.4.2. Định hướng qui hoạch xử lý chất thải rắn Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [3] .................................................................................... 19 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 25 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ........................................................................................ 25 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội huyện Phúc Thọ ................................. 25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ....................................................................... 30 2.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn ở huyện Phúc Thọ ....................... 36 2.2.1. Thu thập thông tin số liệu, điều tra thực địa .............................................. 36 2.2.2. Đánh giá hiện trạng phát sinh CTR huyện Phúc Thọ ............................. 39 2.2.3. Tình hình quản lý CTR.......................................................................... 48 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 61 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN HUYỆN PHÚC THỌ ....................................................... 61 3.1. Tính toán CTR phát sinh của huyện Phúc Thọ đến năm 2030 ...................... 61 3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................... 61 3.1.2. Chất thải rắn nông nghiệp...................................................................... 62 3.2. Nghiên cứu đề xuất định hướng, hướng đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Phúc Thọ.............................................. 63 3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ......................................................................... 63 3.2.2. Phân tích xác định hướng cho các giải pháp đề xuất .............................. 64 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Phúc Thọ ............................................................................................................ 64 3.3.1. Giải pháp xây dựng mô hình hộ gia đình phân loại, thu gom, tái sử dụng CTR bền vững và nhân rộng để thực hiện cho các xã trên toàn huyện ............. 65 3.3.2. Giải pháp xây dựng mô hình hợp tác xã dịch vụ môi trường huyện để thu gom, vận chuyển CTR thống nhất, bền vững trên địa bàn toàn huyện ............. 76 3.3.4. Giải pháp lò đốt chất thải rắn công suất nhỏ .......................................... 83 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 88 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh chóng lượng chất thải rắn phát sinh. Chất thải rắn tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý. Đối với chất thải rắn đô thị nhà nước đã có nhiều chủ trương, hành động cũng như đầu tư nguồn lực, kinh phí để quản lý hiệu quả. Chính vì vậy mà tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng từ 65% năm 2003 lên đến 80-82 % năm 2008 [2] và đến nay nhà nước đã giải quyết được tương đốivấn đề quản lý chất thải rắn đô thị. Tuy nhiên trên địa bàn huyện, đặc biệt là nông thôn vấn đề quản lý chất thải rắn còn nhiều yếu kém. Công tác thu gom và xử lý thô sơ không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn môi trường.Theo chủ trương xây dựng nông thôn mới của đảng và nhà nước thì việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn trở thành vấn đề cấp thiết cần được giải quyết bằng các giải pháp phù hợp, bền vững. Huyện Phúc Thọ nằm phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km. Trong huyện có thị trấn Phúc Thọ là nơi tập trung đông dân cư nhưng chiếm tỉ lệ dân cử nhỏ đạt 4,67% so với toàn huyện. Huyện Phúc Thọ là huyện thuần nông. Huyện gồm thị trấn Phúc Thọ chiếm diện tích3,2% diện tích toàn huyện và 22 xã thuần nông. Vấn đề quản lý chất thải rắn huyện Phúc Thọ cũng nằm trong tình trạng chung của khu vực nông thôn. Việc nghiên cứu đánh giá cũng như đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác thải ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể làm rõ hiện trạng cũng như giải pháp hiệu quả cho địa bàn huyện. Từ thực tế trên luận văn lựa chọn đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn huyện Phúc Thọ, Hà 2 Nội” để tiến hành nghiên cứu với mong muốn đóng góp cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, trên địa bàn huyện được tốt và hiệu quả hơn .Luận văn lấy huyện Phúc Thọ làm địa bàn nghiên cứu. 1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là: - Đánh giá được thực trạng phát sinh, thu gom, quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện mà cụ thể là trên huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội. - Đề xuất được các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn của huyện Phúc Thọ góp phần bảo vệ môi trường của huyện. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn trên địa bàn huyện. b. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung chủ yếu chất thải rắn sinh hoạt, nông nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng một số phương pháp sau để nghiên cứu: 1) Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu Luận văn thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài như là các tài liệu, số liệu về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu; thu thập các tài liệu, số liệu về lượng rác phát sinh, thực trạng quản lý CTR huyện Phúc Thọ trong những năm gần đây. 2) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Luận văn đã điều tra tình hình sản sinh, thu gom, quản lý,xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nông nghiệp...trên địa bàn huyện Phúc Thọ qua việc phỏng vấn người dân (chủ hộ gia đình) cũng như điều tra thực địa trên một số làng, xã điển hình. 3) Phương pháp kế thừa Luận văn đã kế thừa một cách có chọn lọc các nghiên cứu đã liên quan trực tiếp đến đề tài. Các nghiên cứu đã có ở trong nước, ngoài nước, chủ yếu là quản lý CTR nông thôn, bao gồm quản lý CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp, CTR chăn nuôi, CTR làng nghề,…. Tác giả đã kế thừa một cách có chọn lọc các nghiên cứu về các giải pháp quản lý, xử lý một số nghiên cứu đã áp dụng thành công ở một số nơi để 3 làm cở sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Phúc Thọ. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN 1.1. Tổng hợp một số kiến thức chất thải rắn 1.1.1. Chất thải rắn Theo luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2005 (khoản 10 Điều 3): “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Chất thải rắn (CTR) có thể bao gồm cả cặn bùn, nếu tỷ lệ nước trong cặn bùn ở tỷ lệ cho phép, xứ lý được cặn bùn như xử lý CTR. Vì vậy chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. Thuật ngữ chất thải rắn được sử dụng trong luận văn này là bao hàm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ sinh hoạt,nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp, làng nghề... Luận văn đặc biệt quan tâm đến chất thải rắn sinh hoạt, nông nghiệp và chăn nuôi trên địa bàn các xã, bởi vì huyện Phúc Thọ là huyện thuần nông. 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh CTR Chất thải phát sinh có nhiều nguồn phát sinh như là sinh hoạt, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), công nghiệp... Sinh hoạt:CTR sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình đô thị và nông thôn, CTR công cộng,CTR sinh hoạt trong các bệnh viện, công sở, cơ sở sản xuất Nông nghiệp: CTR nông nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chủ yếu từ hoạt động trồng trọt (rơm, rạ; trấu, bao bì hóa chất bảo vệ thực vật,…) và chăn nuôi phát sinh từ quá trình chuẩn bị thức ăn, chế biến thức ăn và phân thải của gia súc, gia cầm. Nguồn gốc CTR nông nghiệp có thể tóm tắt như hình 1.1 dưới đây: 5 H 1 Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp [2] Công nghiệp: CTR công nghiệp phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp. Thành phần của chúng bao gồm chất thải nguy hại và không nguy hại. Các nguồn phát sinh khác: Ngoài các nguồn phát sinh trên, CTR còn phát sinh từ một số ngồn khác như là: (i) Xây dựng: CTR xây dựng phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất thải bao gồm như gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao…(ii) Bệnh viện: CTR bệnh viện phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế. CTR bệnh viện có thành phần phức tạp bao gồm: các bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc hết hạn,… 1.2. Tổng quan về tình hình phát sinh và quản lý CTR ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình phát sinh 1) CTR sinh hoạt a) Tại khu vực đô thị: 6 Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, hệ lụy về môi trường cũng tăng theo. Lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm, chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị và tại một số đô thị tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chiếm đến 90% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2014 khoảng 23 triệu tấn tương đương với khoảng 63.000 tấn/ngày, trong đó, chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày [24]. CTR phát sinh trên thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị. Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người ở mức độ cao từ 0,9-1,38 kg/người/ngày ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị phát triển về du lịch như: thành phố Hạ Long, thành phố Đà Lạt, thành phố Hội An…Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người thấp nhất tại thành phố Đồng Hới, thành phố Kon Tum, thị xã Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đăk Nông, thành phố Cao Bằng từ 0,31-0,38 kg/người/ngày [2]. b) Tại khu vực nông thôn Trong báo cáo Môi trường quốc gia năm 2014cho thấy: Trung bình mỗi năm, lượng CTR sinh hoạt khu vực nông thôn là 6,6 triệu tấn/năm; lượng phát thải các loại CTR sinh hoạt có sự phân hóa tương ứng số dân nông thôn của từng vùng. Cụ thể, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất, chiếm từ 22 đến 23% tổng lượng phát sinh trên cả nước. Trong khi đó, CTR ở nông thôn có sự khác biệt đáng kể về thành phần và mức độ gây ô nhiễm, tùy theo nguồn phát sinh, có thể phân loại CTR nông thôn thànhcác nhóm chính: CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp(trồng trọt, chăn nuôi) và CTR làng nghề. Đáng chú ý là CTR từ nguồn sinh hoạt này có đặc trưng là thành phần hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 65 đến 70% tổng lượng CTR. 7 2) CTR nông nghiệp Chất thải rắn nông nghiệp sản sinh trong hai quá trình chính đó là trồng trọt và chăn nuôi. a) Trồng trọt Vào những ngày thu hoạch, lượng rơm, rạ,... và các phụ phẩm nông nghiệp khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắn nông nghiệp. Tại các vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn do vậy lượng chất thải nông nghiệp từ trồng trọt cũng lớn, thành phần chất thải cũng rất khác so với những vùng trung du, miền núi. Với khoảng 7.5 triệu hecta đất trồng lúa ở nước ta, hàng năm lượng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn. Tại ĐBSCL, sản xuất lúa thải ra khoảng 17,4 triệu tấn/năm rơm rạ phế thải, 0,70 triệu tấn trấu/năm [2]. Trong quá trình trồng trọt cần phải kể đến việc phát sinh một lượng lớn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan từ năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 35.000 đến 37.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật, đến năm 2006, tăng đột biến lên tới 71.345 tấn và đến năm 2008 đã tăng lên xấp xỉ 110.000 tấn. Thông thường, lượng bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy năm 2008 đã thải ra môi trường 11.000 tấn bao bì các loại. b) Chăn nuôi Hiện tại, ở nông thôn Việt Nam có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi với gần 6 triệu con bò; gần 3 triệu trâu; 27 triệu con lợn; 300 triệu gia cầm. Riêng về nuôi lợn, từ 1 - 5 con chiếm 50% số hộ, nuôi 6 - 10 con chiếm 20%, từ 11 con trở lên chiếm 30%. (Cục Chăn nuôi, TCTK, 2011). Cùng với đó là lượng chất thải rắn cho chăn nuôi lớn cụ thể theo bảng sau: 8 BảnB 1Bảng 1.1: Lượng chất thải rắn chăn nuôi ở Việt Nam qua các năm (Nguồn: TCTK, Cục chăn nuôi 2011) Mặc dù chăn nuôi phát triển, song phương thức chăn nuôi còn lạc hậu, quy mô nhỏ. Các cơ quan quản lý chưa quan tâm đến xử lý chất thải đã làm cho môi trường nông thôn vốn đã ô nhiễm càng ô nhiễm hơn. 1.2.2. Quản lý chất thải rắn Quản lý chất thải rắn bao gồm các khâu phân loại tại nguồn, thu gom từ hộ gia đình đến điển tập kết, điểm trung chuyển, vận chuyển chất thải rắn từ điểm tập kết đến nơi xử lý và các hình thức xử lý như chôn lấp, tái chế, đốt... Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, công tác quản lý CTR được các nhà quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người (CTR sinh hoạt). Chính vì vậy, mô hình thu gom, xử lý khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độ đơn giản. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR được giao cho Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố với đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh đường phố là các công nhân quét dọn và thu gom rác thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân khu vực đô thị. Chất thải sau đó được tập kết và đổ thải tại nơi quy định. 9 Những năm gần đây tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt tại các địa phương của Việt Nam đã được chú ý hơn, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác thu gom và tập kết CTR sinh hoạt đô thị đến nơi đổ thải theo quy định. Công tác quản lý CTR hiện nay đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các QCVN và TCVN đặt ra. Trong những thời gian vừa qua nhà nước đã ban hành được rất nhiều các văn bản pháp luật quy định công tác quản lý CTR ví dụ như Luật BVMT 2014, chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050 và Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Các văn bản này này đã tạo ra cơ sở pháp luật đầy đủ cho việc quản lý CTR ở Việt Nam. Công tác quản lý rác thải được thực hiện theo chỉ đạo của các cấp chính quyền dựa trên các văn bản pháp luật cũng như định hướng chiến lược này. 1) Thu gom, vận chuyển Tại khu vực đô thị Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội lượng rác thải ngày càng tăng đã gây áp lực lên môi trường đô thị vì thế nhà nước cũng đã quan tâm đặc biệt quản lý CTR đô thị. Theo báo cáo môi trường quốc gia 2011 tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng lên từ 65% năm 2003 lên 72% năm 2004 và lên đến 8082 % năm 2008. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 85% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh [2]. Việc phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, vì vậy ở hầu hết các đô thị nước ta, việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu. Công tác thu gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được công nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại các chợ/khu dân cư có đặt container chứa rác, công ty môi trường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý). 10 Hiện nay tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt do Công ty môi trường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện.Ví dụ: Hà Nội có Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nuớc một thành viên môi truờng đô thị Hà Nội (gọi tắt là URENCO Hà Nội) trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, URENCO Hà Nội phụ trách thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ở 4 Quận trung tâm của thành phố là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng và một số quận huyện khác. Một trong những bức xúc của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom CTR là thiếu các địa điểm trung chuyển rác. Hà Nội chưa có trạm trung chuyển rác trong khi khoảng cách từ Hà Nội tới khu xử lý rác Nam Sơn khoảng 50km. Tuy nhiên tại Tp. Hồ Chí Minh đã có 2 trạm trung chuyển lớn: trạm trung chuyển Quang Trung tiếp nhận 1.084 tấn/ngày, trạm trung chuyển Tống Văn Trân tiếp nhận 820 tấn/ngày. Rác từ 2 trạm trung chuyển này được các xe lớn chuyển tới khu liên hiệp xử lý CTR Đa Phước, Phước Hiệp và Nhà máy Xử lý rác Vietstar. Các thành phố khác cũng chưa có trạm trung chuyển rác đúng nghĩa như ở Tp. Hồ Chí Minh. Theo đánh giá hiện nay, hầu hết các đô thị mới chỉ có các điểm tập kết rác, tuy vậy, các điểm tập kết này cũng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường [2]. Công tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển chất thải đang được thực hiện rộng rãi ở nhiều nơi. Chỉ ở cácđô thị lớn cấp thành phố mới có URENCO đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị. Tuy nhiên vẫn có sự tham gia của các công ty cổ phần hoặc công ty tư nhân. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, ngoài URENCO là đơn vị đảm trách chính còn có khoảng gần 30 đơn vị tư nhân và tập thể khác tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt. Tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn, phần lới là hợp tác xã, tổ đội thu gom, tổ chức tự nhân đảm nhiệm việc thu gom vận chuyển với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Hiện nay, trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh, mà tuỳ theo yêu cầu bức xúc của các huyện, thị và mỗi địa phương, hình thành một xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và một 11 phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày. Tại khu vực nông thôn Hiện nay, với quá trình chuyển đổi kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn Việt Nam đã có bước chuyển đổi quan trọng tạo ra hướng phát triển mới phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Những phương pháp sản xuất tiên tiến được áp dụng trong nông nghiệp đã nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó là quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế mới, mở rộng sản xuất, tận dụng được hết những lợi thế của nông thôn. Song song với sự chuyển biến tích cực, nông thôn Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém về vệ sinh môi trường. Chính những hạn chế, yếu kém này kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường báo động ở nhiều nơi. Một trong những nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường nông thôn là do CTR từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất nông nghiệp, CTR từ hoạt động làng nghề và rác thải từ sinh hoạt. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), những năm gần đây, công tác thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn chưa thực sự được coi trọng. Nhiều thôn, xã chưa có các đơn vị chuyên trách trong việc thu gom CTR sinh hoạt nông thôn. Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt nhưng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã (HTX) tự tổ chức thu gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về nơi tập trung rác. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn của nước ta hiện nay còn thấp, trung bình đạt khoảng 40-55% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô hoặc các thị trấn, thị tứ và cao hơn tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa [24]. Do tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu, nên rác vẫn tồn đọng nhiều 12 nơi như đường làng, ngõ xóm, ao, hồ... Đối với các loại bao bì hóa chất BVTV, phân bón hóa học... việc phân loại, thu gom gặp nhiều khó khăn hiện chưa có mô hình phù hợp với đặc thù sản xuất nhỏ, phân tán như ở Việt Nam. Theo tài liệu Quản lý chất thải rẳn đô thị của Huy Đấu chỉ có 38,28% dân địa phương được trang bị thùng chứa bao bì thuốc BVTV. Phụ phẩm nông nghiệp: (Rơm rạ, trấu...) phần lớn được đốt ngay tại ruộng, phổ biến ở các vùng Bắc Bộ (Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình…), ĐBSCL hoặc được xả bừa bãi trên đường giao thông, đổ lấp xuống các kênh mương, ao hồ... [5]. Vớichất thải rắn chăn nuôi: Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, lượng chất thải rắn do vật nuôi thải ra (phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết, chất thải lò mổ...) trong năm 2008 là 80,49 triệu tấn. Miền Bắc chiếm hơn 51 triệu tấn. Tuy nhiên, ước tính hiện nay, chỉ có khoảng 40-70% chất thải rắn được xử lý. Số còn lại thải thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch... Chất thải rắn có nguy cơ ô nhiễm do ít được xử lý triệt để như chất thải của trâu, dê, cừu[5]. Với CTR làng nghề: Hầu hết các làng nghề chưa được thu gom triệt để. Nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, tác động xấu đến cảnh quan. Công tác thu gom vận chuyển CTR làng nghề được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng chưa đáp ứng hết yêu cầu [5]. 2) Xử lý chất thải rắn Cùng với xu thế chung của thế giới, ở nước ta trong những năm gần đây chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường và các biện pháp để quản lí chất thải rắn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế cũng như các hạn chế về mặt nhận thức thì phần lớn chất thải rắn được thu gom, xử lý bằng biện pháp không hợp vệ sinh nên gây ô nhiễm môi trường và chiếm diện tích lớn. Các phương pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay bao gồm các phương pháp chính là chôn lấp, tái chế, chế biến phân hữu cơ và đốt. - Chôn lấp chất thải rắn: Hiện tại, tất cả các địa phương đều sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/1 đô thị, trong đó có tới 85%- 90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường 13 cao. Các công nghệ xử lý rác của nước ngoài áp dụng tại Việt Nam cho thấy phần lớn đều không hiệu quả vì không phù hợp với đặc thù rác thải phức tạp, chưa phân loại đầu nguồn Theo thống kê tính đến năm 2013 có khoảng 458 bãi chôn lấp chất thải rắn có quy mô trên 1ha, ngoài ra còn có các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các xã chưa được thống kê đầy đủ. Trong số 458 bãi chôn lấp có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh và 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường [24]. Một số cơ sở xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hiện đang hoạt động như: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước thuộc Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam; Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh; Khu xử lý chất thải Nam Sơn thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội,…Trên thực tế, tại nhiều cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp, quá trình kiểm soát ô nhiễm chưa thực sự đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, hiện vẫn đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó, chưa có cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp nào tận thu được nguồn năng lượng từ khí thải thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải, gây lãng phí nguồn tài nguyên [24]. - Đốt chất thải: Việc đầu tư lò đốt công suất nhỏ góp phần giải quyết nhanh chóng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn, đặc biệt với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, một số lò đốt công suất nhỏ không có hệ thống xử lý khí thải và trên ống khói không có điểm lấy mẫu khí thải; không có thiết kế, hồ sơ giấy tờ liên quan tới lò đốt. Nhiều lò đốt công suất nhỏ được đầu tư xây dựng trên địa bàn dẫn tới việc xử lý chất thải phân tán, khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm thứ cấp vào môi trường không khí. Ngay cả với một số lò đốt công suất lớn thì hiện còn tồn tại các vấn đề: phân loại, nạp liệu chưa tối ưu; chưa thu hồi được năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm chưa đảm bảo; chưa có hệ thống thu hồi nước rác; không có hệ thống xử lý nước rỉ rác; xử lý mùi, côn trùng chưa triệt để.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan