Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất th...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang

.PDF
117
1
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI PHẠM HOA CƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI PHẠM HOA CƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60 – 85 - 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUỐC LẬP Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Phạm Hoa Cương Mã số học viên: 138440301012 Lớp: 21KHMT21 Chuyên ngành khoa học: Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02 Khóa học: 2013-2015 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Quốc Lập với đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang”. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được công bố trong luận văn là trung thực và chưa được công bố bởi bất kỳ công trình và tác giả nào trước đây. Nội dung luận văn được thể hiện theo đúng quy định các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đề được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định. NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Phạm Hoa Cương LỜI CẢM ƠN Tôi xin dành những lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất tới PGS-TS Bùi Quốc Lập – người Thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo, các cán bộ giảng dạy tại trường Đại Học Thủy Lợi đã luôn động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Hà Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh Hà Giang nơi tôi đến làm việc đã tạo những điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin dành tình cảm đặc biệt cho những người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi, giúp tôi thêm nghị lực để hoàn thành luận văn này! Tác giả Phạm Hoa Cương MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................... VI DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................................. II DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................................III MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................................................................................................4 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ............................................. 4 1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn ................................................................................4 1.1.2. Tác động của chất thải rắn tới môi trường, kinh tế, xã hội ...............................6 1.1.3. Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cấp huyện tại Việt Nam....7 1.2. GIỚI THIỆU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN ..................................................................................................................... 12 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................12 1.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .................................................................................16 1.2.3. Sơ lược tình hình quản lý CTR ở huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang và các vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong luận văn ..............................................................18 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................................... 21 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN – HÀ GIANG................................................ 21 2.1. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN ....................................................................................... 21 2.1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ...................................................................21 2.1.2. Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn ..........................................................29 2.1.3. Hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Vị Xuyên ............31 2.1.4. Những vấn đề tồn tại của hệ thống thu gom và xử lý CTR ............................32 2.2. DỰ BÁO THẢI LƯỢNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2030 ................................................................................................................ 34 2.2.1. Cơ sở tính toán lượng rác thải phát sinh .........................................................34 2.2.2. Dự báo lượng phát sinh CTR sinh hoạt...........................................................34 2.2.3. Dự báo lượng phát sinh CTR công nghiệp .....................................................36 2.2.4. Dự báo lượng phát sinh CTR nông nghiệp .....................................................37 2.2.5. Dự báo lượng phát sinh CTR làng nghề .........................................................38 2.2.6. Dự báo lượng phát sinh CTR Y tế ..................................................................39 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................... 41 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN - HÀ GIANG ..................................... 41 3.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP...................................................................... 41 3.1.1. Quan điểm và mục tiêu ...................................................................................41 3.1.2. Cơ sở lựa chọn ................................................................................................42 3.2. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ........................................................................ 43 3.2.1. Ứng dụng GIS xây dựng mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải rắn ........43 3.2.2. Đánh giá hiệu quả của mô hình thu gom, xử lý ..............................................55 3.2.2. Đề xuất một số mô hình xử lý CTR phù hợp với điều kiện khu vực ..............70 3.3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ..................................................................... 79 3.3.1. Hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý CTR ..............................................79 3.3.2. Áp dụng các công cụ kinh tế để quản lý CTR ................................................80 3.3.3. Giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng ........................................80 3.3.4. Các giải pháp khác ..........................................................................................84 KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 88 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 91 PHỤ LỤC I ....................................................................................................................................... I BẢNG TÍNH TOÁN CHI TIẾT PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH MÔ HÌNH THU GOM CHẤT THẢI RẮN THEO PHƯƠNG ÁN 1 VÀ PHƯƠNG ÁN 2...................................... 93 PHỤ LỤC II ..................................................................................................................................... II BẢN ĐỒ CÁC TUYẾN THU GOM, VỊ TRÍ BÃI CHÔN LẤP.............................................. I PHỤ LỤC III...................................................................................................................................III ẢNH KHẢO SÁT THỰC TẾ TRONG QUÁ THỰC HIỆN .................................................... I PHỤ LỤC ẢNH ...........................................................................................................................IIV DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRNN Chất thải rắn nông nghiệp CTRNH Chất thải rắn nguy hại CCN Cụm công nghiệp CBA Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích BCL Bãi chôn lấp BXD Bộ xây dựng BTXM Bê tông xi măng BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BYT Bộ Y tế KCN Khu công nghiệp QCVN Quy chuẩn Việt Nam QL Quốc lộ QLCTR Quản lý chất thải rắn XDCB Xây dựng cơ bản TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TK Tập kết TT Thị trấn TP Thành phố VSMT Vệ sinh môi trường DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp ...........................................................9 Hình 1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn làng nghề.............................................................. 10 Hình 1.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang ................................................. 12 Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức quản lý VSMT tự quản huyện Vị Xuyên .......................................... 31 Hình 3.1. Bản đồ mô hình số độ cao huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang..................................... 44 Hình 3.2. Quy trình công nghệ đốt rác ........................................................................................ 72 Hình 3.3. Sơ đồ xử lý CTR hợp vệ sinh ...................................................................................... 75 Hình 3.5. Hố rác hộ gia đình......................................................................................................... 79 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Lượng thải CTRSH ở đô thị và nông thôn trên địa bàn Vị Xuyên ......................... 22 Bảng 2.2. Thải lượng CTR công nghiệp của các cơ sở nằm ngoài KCN trên địa bàn huyện Vị Xuyên ............................................................................................................................. 23 Bảng 2.3. Lượng phân bón hóa học và bao bì phân bón các loại phát sinh trong quá trình trồng cây lương thực có hạt trên địa bàn huyện Vị Xuyên ........................................................ 24 Bảng 2. 4. Lượng hóa chất BVTV và bao bì hóa chất BVTV phát sinh trong quá trình trồng cây lương thực có hạt trên địa bàn huyện Vị Xuyên ........................................................ 25 Bảng 2.5. Lượng rơm rạ thải ra trong quá trình trồng lúa trên địa huyện Vị Xuyên .............. 25 Bảng 2.6. Lượng CTR phát sinh từ quá trình chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Vị Xuyên năm 2014............................................................................................................................ 26 Bảng 2.7. Lượng CTR phát sinh tại bệnh viện, trung tâm y tế huyện Vị Xuyên .................... 28 Bảng 2.8. Phân bố vị trí các bãi rác trên địa bàn huyện Vị Xuyên ........................................... 29 Bảng 2.9. Khoảng cách thích hợp khu lựa chọn bãi chôn lấp (theo Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD ) ................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. Bảng 2.10. Thống kê thu gom rác trên địa bàn huyện Vị Xuyên ............................................. 30 Bảng 2.11. Dự báo dân số huyện Vị Xuyên đến năm 2030 ...................................................... 35 Bảng 2.12. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh đến năm 2030 huyện Vị Xuyên ................ 36 Bảng 2.13. Dự báo CTRCN và CTRNH phát sinh trên địa bàn huyện đến năm 2030 ......... 36 Bảng 2.14. Dự báo lượng CTR nông nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện Vị Xuyên........... 37 Bảng 2.15. Dự báo lượng CTR phát sinh từ quá trình sản xuất và chế biến tại các làng nghề trên địa bàn huyện Vị Xuyên năm 2030 ............................................................................ 38 Bảng 2.16. Dự báo lượng CTRYT phát sinh tại cơ sở y tế cấp huyện và cấp xã huyện Vị Xuyên đến năm 2030 .................................................................................................................... 39 Bảng 2.17. Thải lượng CTR phát sinh trên địa bàn huyện Vị Xuyên năm 2030.................... 40 Bảng 3.1. Các điểm trung chuyển, tập kết rác ............................................................................ 47 Bảng 3.2. Các bãi chôn lấp quy hoạch trên địa bàn huyện Vị Xuyên ...................................... 49 Bảng 3.3. Bảng khối lượng rác thu gom trên địa bàn huyện Vị Xuyên đến năm 2030 ......... 51 Bảng 3.4: Chi phí bảo dưỡng cho phương tiện (PA1) ............................................................... 59 Bảng 3.5. Chi phí cho lái xe (PA1) .............................................................................................. 59 Bảng 3.6. Khái toán kinh phí cho hệ thống thu gom, xử lý tại Vị Xuyên năm 2030 ............. 59 Bảng 3.7. Mức thu phí các hộ dân trên địa bàn thu gom ........................................................... 60 Bảng 3.8: Chi phí bảo dưỡng (PA2) ............................................................................................ 65 Bảng 3.9. Kinh phí cho hệ thống thu gom, xử lý tại Vị Xuyên đến năm 2030(PA2) ............ 65 Bảng 3.10. Tính toán tổng lợi ích phương án khi triển khai...................................................... 66 Bảng 3.11. Bảng lựa chọn phương án quản lý thu gom rác thải............................................... 70 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vị Xuyên là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Hà Giang, phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông là thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Huyện có diện tích 1.451 km², nằm ở vị trí địa lý 22°39′20″ 23°2′30″ vĩ Bắc; 104°30′ - 104°43′ kinh Đông, bao gồm 2 thị trấn và 22 xã. Theo các số liệu thống kê huyện Vị Xuyên [13] thì tổng sản phẩm (GDP) bình quân tính trên đầu người của tỉnh giai đoạn 2008-2014 không ngừng tăng trưởng (trung bình khoảng 18%). Song song với sự phát triển kinh tế xã hội, dân số huyện Vị Xuyên cũng có sự gia tăng đáng kể, năm 2004 dân số của huyện là 82.000 người, đến năm 2014 con số này đã tăng lên tới 103.542 người. Sự phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống cùng với sự gia tăng về dân số trong những năm vừa qua của huyện Vị Xuyên đã tạo áp lực lớn lên môi trường, bao gồm các vấn đề về nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải Y tế, nước thải sản xuất, công nghiệp, nước thải chăn nuôi…), chất thải rắn (CTR Sinh hoạt, CTR Y tế, công nghiệp, sản xuất, thương mại…), các vấn đề liên quan đến môi trường không khí (khí thải sản xuất, khí thải công nghiệp, giao thông)… Đối với hệ thống thu gom chất thải rắn, hiện tại trên địa bàn huyện Vị Xuyên, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn mới chỉ được thực hiện tại một số thị trấn, khu vực trung tâm huyện và tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt 35%. Trên địa bàn, chất thải rắn phát sinh chủ yếu gồm rác thải từ các hộ dân, từ quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp như thức ăn dư thừa, phụ phẩm nông, lâm nghiệp, bao bì, túi nilon, lá cành cây, xác động vật, rác thải xây dựng, chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở y tế, chợ, … Ước tính lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn năm 2014 khoảng 11.700 tấn/năm, trong đó khoảng 3.200 tấn/năm rác thải tại khu vực thị trấn, trung tâm huyện [6]. Đây là lượng chất thải rất lớn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe đời sống người dân và mất mỹ quan nếu không có biện pháp thu gom, xử lý phù hợp. Từ những thực tế trên, việc thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2 2. Mục đích của đề tài Đánh giá được hiện trạng QLCTR và đề xuất các giải pháp phù hợp để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trong tương lai 2030 tại Vị Xuyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các thành phần CTR của huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang. - Phạm vi nghiên cứu: Các loại CTR phát sinh (CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp, CTR làng nghề và CTR y tế) trêm địa bàn huyện Vị Xuyên. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp: Đối tượng nghiên cứu ở đây là chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Việc thiết lập được mạng lưới thu gom và mô hình xử lý chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên(địa lý, địa hình), điều kiện kinh tế xã hội kết hợp với định hướng quy hoạch vùng. Đặc biệt có sự phân bố rất không đều về mật độ dân cư trên địa bàn,…Tất cả những yếu tố đó tác động rất lớn đến xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý rác thải, do đó đòi hỏi phải tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp mới giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tiếp cận kế thừa tri thức, kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đã có một cách chọn lọc: Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn nói chung trên thế giới cũng như tại Việt Nam có nhiều những nghiên cứu và đã triển khai, tuy nhiên đối với đề tài này cách tiếp cận sẽ phải tổng hợp lý thuyết và thực tiễn điều tra thu thập để xác định cơ sở xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn tại huyện Vị Xuyên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài luận văn bao gồm: a) Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu; các tài liệu liên quan đến tình hình quản lý thu gom CTR và các tài liệu khác liên quan đến khu vực nghiên cứu. b) Phương pháp khảo sát thực địa 3 Khảo sát tại thực địa một số khu vực nghiên cứu (các bãi chôn lấp, tuyến thu gom CTR, phương tiện,...) c) Phương pháp kế thừa Kế thừa các số liệu từ các tài liệu về QLCTR, các báo cáo nhiệm vụ liên quan đến CTR. d) Phương pháp dự báo Để dự báo lượng CTR phát sinh trên địa bàn huyện Vị Xuyên, phương pháp dự báo sử dụng là Phương pháp dự báo số lượng và thành phần CTR theo “tốc độ phát thải” trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội. e) Phương pháp ứng dụng GIS phân vùng, thiết lập mạng lưới thu gom CTR: Với điều kiện địa hình phân cắt mạnh và phức tạp tại các khu vực trong huyện Vị Xuyên, trong luận văn tác giả sử dụng vị trí các bãi chôn lấp được quy hoạch trong dự án “Quy hoạch quản lý CTR vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2025” và chương trình nông thôn mới để từ đó sử dụng GIS phân vùng thu gom, tính toán xác định chiều dài mạng lưới thu gom phục vụ cho công tác tính toán lợi ích chi phí để đưa ra phương án lựa chọn tối ưu cho huyện Vị Xuyên đến năm 2030. f) Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) Khái niệm về CBA (Phân tích lợi ích chi phí) là mội kỹ thuật phân tích để đi đến một quyết định xem có nên tiến hành các dự án (khái niệm chung) hay không hoặc là hiện tại có nên cho triển khai các dự án được đề xuất hay không. Nó cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau. Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đánh giá và nên được triển khai. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn 1.1.1.1. Định nghĩa Chất thải rắn: Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP [13]về quản lý chất thải rắn thì chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn nguy hại: Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn thì chất thải rắn nguy hại (CTRNH) là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. 1.1.1.2. Tính chất, thành phần các loại chất thải rắn a. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt: Bao gồm tất cả các nguồn không phải là nguồn từ công nghiệp, bệnh viện, công trình xử lý chất thải rắn hay nói cách khác là những chất thải liên quan tới các hoạt động của con người. Nguồn tạo thành chủ yếu là các khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su,chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre gỗ, giấy, rơm rạ, xác động vật. CTR sinh hoạt thành phần hầu như là chất hữu cơ: thực phẩm thừa, giấy bỏ, bao bì.... nên mang tính chất dễ phân hủy. Một số thành phần mang tính chất khó phân hủy như: pin, thủy tinh, kim loại, túi nylon, dây điện...Trong đó có một phần nhỏ là CTRNH như: pin, vỏ bật lửa gas, vỏ bình gas mini... b. Chất thải rắn công nghiệp 5 Chất thải rắn công nghiệp là chất thải sinh ra do các hoạt động sản xuất công nghiệp. Các chất thải này có thể ở dạng khí, lỏng, rắn. Thải lượng và loại chất thải phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, mức tiên tiến của công nghệ và thiết bị, qui mô sản xuất. Thành phần chất thải rắn công nghiệp thay đổi tùy từng loại ngành nghề sản xuất. Chất thải rắn công nghiệp được phân thành 3 loại: - Thành phần có thể tái chế được: kim loại, giấy, thủy tinh, chất dẻo... - Thành phần CTR khác: tùy theo đặc điểm của từng cơ sở sản xuất. - Thành phần nguy hại: gồm kim loại nặng, chất phóng xạ, các hoá chất độc.... Tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất công nghiệp mà tính chất của chất thải rắn cũng khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố: Năng suất của nhà máy; Mức tiên tiến của sản xuất; Loại hình công nghiệp; Mức độ công nghiệp hóa; CTR mang tính chất dễ phân hủy như CTR phát sinh từ các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống, giấy... CTR mang tính chất khó phân hủy như CTR phát sinh từ các ngành công nghiệp: chế biến than, sản xuất xi măng, gạch ngói, gốm sứ, dệt nhuộm, may, da giầy... - CTR mang tính chất độc hại thuộc nhóm CTRNH như CTR phát sinh từ các ngành công nghiệp: lọc, hóa dầu, sản xuất kim loại và gia công cơ khí (sắt thép, đồng, nhôm và các sản phẩm từ kim loại), sản xuất điện, điện tử... c. Chất thải rắn nông nghiệp Chất thải rắn nông nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ,...), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản,... Chất thải rắn nông nghiệp hầu hết là chất hữu cơ mang tính chất dễ phân hủy như: rơm rạ, cành cây, thân cây, phân gia súc gia cầm, xác động thực vật chết.... Một phần thuộc nhóm CTRNH mang tính chất nguy hại là chai lọ đựng hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng..., hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ). 6 d. Chất thải rắn làng nghề Chất thải rắn làng nghề là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chế biến sản xuất của các làng nghề. Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất thải làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần, có thể thấy rằng chất thải làng nghề bao gồm những thành phần chính như: phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thủy tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại. Tính chất của CTR làng nghề tùy thuộc vào thành phần của CTR phát sinh từ các làng nghề khác nhau. e. Chất thải rắn y tế Chất thải rắn y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu đào tạo[12]. Chất thải y tế bao gồm bông, băng, kim tiêm, bệnh phẩm, chất thải sinh hoạt của bệnh nhân,... Chất thải nguy hại chỉ chiếm từ 10 đến 25% trong số tổng lượng chất thải rắn thải ra từ các bệnh viện (theo tổ chức y tế thế giới WHO, 1999) tuy nhiên tác động của các chất thải nguy hại đến môi trường là vô cùng nghiêm trọng do vậy cần thắt chặt công tác quản lý CTR nguy hại trên địa bàn cả nước. Hầu hết CTR y tế mang tính chất sinh học độc hại và mang tính chất đặc thù so với các loại CTR khác. Dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các thành phần CTRNH chiếm trên 25% tổng lượng CTR y tế, 52% CTR y tế là các chất hữu cơ do đó CTR y tế có độ ẩm tương đối cao. 1.1.2. Tác động của chất thải rắn tới môi trường, kinh tế, xã hội Chất thải rắn nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, sức khỏe cộng đồng và cảnh quan môi trường. CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản 7 sinh ra các chất khí CH4 - 53,8%, CO – 33,6% và một số khí khác gây mùi khó chịu[3]. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây hôi thối, làm tăng hàm lượng nito trong nước, gây phú dưỡng nguồn nước, làm cho các loài động thực vật sống trong nước bị suy thoái. Các chất thải rắn khi phân hủy trong nước thông thường khi hàm lượng chất hữu có bị phân hủy các chất ô nhiễm khác biến đổi làm thay đổi màu của nước thành màu đen và có mùi khó chịu. Ngoài ra các chất thải rắn được tích luỹ trong đất theo thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các vectơ gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột, chó, mèo… Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể phát triển mạnh thành dịch. Điển hình nhất là bệnh dịch hạch. Việc xả rác (chất thải rắn) bừa bãi không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn làm mất cảnh quan khu vực. Rác thải không được đổ thải và xử lý đúng nói quy định gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa, cảnh quan danh lam thắng cảnh, gián tiếp gây ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch tại địa phương. Tạo ra nếp sống không văn minh, lịch sự, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương. 1.1.3. Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cấp huyện tại Việt Nam Thành phần, khối lượng CTR ở quy mô cấp huyện phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu ngành nghề, mức độ đô thị hoá, mức sống của dân cư trên địa bàn... Thành phần chính của CTR ở đây chủ yếu là CTSH, chất thải nông nghiệp và một lượng chất thải công nghiệp. Vì mức độ phát triển công nghiệp ở các tỉnh thành khác nhau nên lượng chất thải công nghiệp ở các huyện cũng khác xa nhau. Tỷ trọng CTRCN cũng thay đổi rõ rệt giữa các huyện đồng bằng, miền núi. Thành phần CTR phát sinh ở các huyện nông thôn bao gồm: CTRSH: phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình (thị trấn, thị tứ và nông thôn), các khu tập thể, chất thải đường phố, chất thải dịch vụ và văn phòng, từ các cơ sở nghiên cứu, trường học, chất thải từ các chợ và các trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, nhà hàng, khách sạn, . 8 Chất thải nông nghiệp: phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi ... trên địa bàn huyện. Chất thải công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên địa bàn huyện. Chất thải từ các làng nghề, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay, chất thải rắn (CTR) nông thôn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm. Lượng CTR nông thôn phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và tính chất độc hại. Thực tế cho thấy, công tác thu gom và xử lý còn manh mún, lạc hậu, thô sơ, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn môi trường. Công tác quản lý còn nhiều bất cập thể hiện rõ nét qua sự chồng chéo trong việc phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý. 1.1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn là loại CTR hỗn hợp của rất nhiều loại chất thải phát sinh từ các nguồn: các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính... Chất thải sinh hoạt khu vực nông thôn có khá cao chất hữu cơ (chiếm đến 90%). Ước tính, lượng CTR sinh hoạt nông thôn năm 2014 phát sinh khoảng 10 triệu tấn/năm [3]. Tuy nhiên, việc thu gom CTR tại nông thôn chưa được coi trọng, nhiều thôn, xã, chưa có các đơn vị chuyên trách trong việc thu gom CTR nông thôn. Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt nhưng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổ chức thu gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về nơi tập trung rác. CTRSH nông thôn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên, toàn quốc chỉ có 12 trên tổng số 64 tỉnh thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật và phần lớn được xây dựng trong vòng 10 năm qua. Các bãi chôn lấp họp vệ sinh hầu hết phục vụ những thành phố, đô thị lớn còn tại nông thôn hầu hết là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, chủ yếu chôn lấp hở tự nhiên. 1.1.3.2. Chất thải rắn nông nghiệp Chất thải rắn nông nghiệp là CTR phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản; các chất thải ra từ chăn nuôi giết mổ động vật, chế biến nông sản. . . 9 Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp CTR nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các thành phần dễ phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, chất thải từ chăn nuôi và một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại từ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Hiện nay trên toàn quốc, tổng số 23.500 trang trại chăn nuôi, mới chỉ có khoảng 1700 cơ sở có hệ thống xử lý chất thải [3], các cơ sở này chưa được đầu tư quy mô mà nằm xem kẽ trong khu dân cư điều này đã gây ảnh hưởng môi trường rất lớn đến người dân sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng. Đối với chế biến nông sản, thực phẩm, hiện nay trên cả nước có gần 5.000 nhà máy chế biến, hầu hết các đơn vị chế biến đều được xây dựng gắn với cùng nguyên liệu tập trung. Tuy nhiên công nghệ sử dụng lạc hậu (chiếm 70%)[3], ngành chế biến chè còn dùng thiết bị quá cũ từ Trung Quốc đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tạo sức ép lên môi trường nông thôn. 1.1.3.3. Chất thải rắn làng nghề CTR làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau phụ thuộc vào nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất thải làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp. Về thành phần, có thể thấy rằng chất thải làng nghề gồm những thành phần chính như phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thuỷ tinh, nhựa, vở bao bì đựng nguyên vật liệu như gốm, gỗ, kim loại. 10 Trung bình mỗi ngày, hoạt động sản xuất trong các làng nghề thải ra từ 300500 tấn bã, hơn 15.000 m3 [3] nước thải, hàng tăm tấn CTR chứa các chất tẩy rửa hóa học. Phần lớn các làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ, mặt bằng chật hẹp xem kẽ với khu dân cư, quy trình xản xuất thô sơ, ít áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm môi trường. Hình 1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn làng nghề Mặc dù, công tác thu gom vận chuyển CTR làng nghề ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng dường như vẫn không thể đáp ứng được với yêu cầu bởi những vướng mắc rất thực tế. Vẫn còn rất nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm không khí, đất, nước, tác động xấu đến cảnh quan. 1.1.3.4. Một số biện pháp xử lý CTR ở nông thôn a. Làm phân hữu cơ (compost): Với các loại CTR có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ cao như CTR nông thôn, sản xuất phân compost là giải pháp tối ưu khi CTR được phân loại tốt. Sản xuất phân compost dựa trên cơ sở quá trình phân hủy hiếu khí tự nhiên của các sinh vật biến rác thành mùn và chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ưu điểm của phương pháp này là giảm ô nhiễm môi trường, tạo phân hữu cơ vi sinh có tác dụng tốt cho đất và cây trồng, giá thành phù hợp với điều kiện nước ta. b. Ủ khí sinh học (biogas): Chất thải chăn nuôi là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp. Cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình, 23.500 trang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan