Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng sử dụng đất các công trình công cộng cấp đô thị của thành ph...

Tài liệu đánh giá hiện trạng sử dụng đất các công trình công cộng cấp đô thị của thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai

.PDF
51
110
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CẤP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI” Sinh viên thực hiện: Trần Duy Hùng Mã số sinh viên: 13124146 Lớp: DH13QD Khoa: Quản lý đất đai và Bất động sản Niên khóa: 2013 - 2017 Ngành: Địa chính & Quản lý đô thị -TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2017- Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ---------- Sinh Viên Thực Hiện: TRẦN DUY HÙNG Xem lại mẫu trang ký tên tiểu luận ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CẤP ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Sửa tên Xác nhận của Bộ môn Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ……………………………………….. ……………………………………….. ……………………………………….. ……………………………………….. ……………………………………….. ……………………………………….. ……………………………………….. ……………………………………….. ……………………………………….. ……………………………………….. Xác nhận của BCN Khoa QLĐĐ & BĐS …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Trang 2 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên xin gửi đến công ơn sinh thành của Cha Mẹ cùng gia đình – những người đã tạo mọi điều kiện cho em đến ngày hôm nay – với tất cả biết ơn và kính trọng ! Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh; Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản, cùng toàn thể quý thầy cô đã dạy dỗ tận tình, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em làm hành trang vào cuộc sống. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Ngọc Hạnh, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Em chân thành cảm ơn toàn thể cô chú cán bộ làm việc tại Phòng Quản lý Đô thị Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đồng thời gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các anh chị trong phòng đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình thực tập. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô, quý cơ quan, gia đình, bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công ! TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2017 Sinh viên Trần Duy Hùng Trang 3 TÓM TẮT Sinh viên thực hiện Trần Duy Hùng, khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản khóa K39, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2017. Chuyên đề: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất các công trình công cộng cấp đô thị của Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”. Tên mỗi một chỗ lại thấy khác nhé Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Hạnh, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, nhu cầu sử dụng đất các công trình phục vụ lợi ích công cộng, nhà ở, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội là rất lớn. Trong bối cảnh đó công tác quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo nguồn lực phát triển – kinh tế xã hội, xác lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Thêm câu nhận xét về thực trạng sử dụng đất công cộng nói chung, đất khu vui chơi, giải trí công cộng nói riêng hiện nay. Từ đó cần hạn chế việc sử dụng đất sai mục đích đất các công trình công cộng, nhằm tạo nên mỹ quan của Thành phố. Xuất phát từ thực tế trên, nhằm xác định rõ quỹ đất, tình hình quản lý, khai thác và sử dụng đất khu vui chơi, giải trí công cộng, đồng thời xác định nguyên nhân biến động trên địa bàn, từ đó giúp địa phương thấy được nhưng hợp lý, không hợp lý, những tồn tại trong hiện trạng quản lý và sử dụng đất công cộn khu vui chơi, giải trí công cộng, để phục vụ công tác quản lý và lập quy hoạch cho các năm sắp tới đạt hiệu quả cao nhất, thì cần thiết phải tiến hành đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất các công trình công cộng nói chung và đất khu vui chơi, giải trí công cộng trên địa bàn thành phố Biên Hòa nói riêng hiện nay. Qua đó chuyên đề xác định những nội dung nghiên cứu chính sau: - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương ảnh hưởng đến sử dụng đất các công trinh công cộng trong địa bàn Tp Biên Hòa - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai, biến động đất đai và những kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Xác định thực trạng sử dụng đất các công trình công cộng của địa phương. - Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. - Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất công trình công cộng của Thành phố Biên Hòa. - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất công trình công cộng của Thành phố. Các phương pháp thực hiện: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra, phương pháp kế thừa, phương pháp chuyên gia…. Trang 4 Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai của địa phương tương đối ổn định. Toàn thành phố được quy hoạch ? ha đất khu vui chơi, giải trí công cộng, chủ yếu dùng cho các hạng mục gì, phân bổ ở đâu. Tuy nhiên thực tế triển khai đưa vào sử dụng hiện nay chỉ được bao nhiêu ha? Phần còn lại do nguyên nhân gì mà lại không đưa vào khai thác, sử dụng? Đa phần đất vui chơi, giải trí công cộng hiện hữu thực tế có được sử dụng đúng mục đích không? Ý thức và thái độ của người dân còn tồn đọng những vấn đề gì, gây ảnh hưởng và khó khăn ra sao? Qua nghiên cứu, chuyên đề cũng đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và sử dụng đất công cộng trên địa bàn thành phố Biên Hòa thời gian tới. Bổ sung trang mục lục, Trang chữ viết tắt Trang 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Bảng hiện trạng sử dụng đất thành phố Biên Hòa năm 2016....................................30 Bảng 2. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2015-2016......................................................31 Bảng 3. Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị..........................................36 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Sơ đồ định hướng không gian của Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Biên Hòa 2014.18 Hình 2. Toàn cảnh quá trình xây dưng công viên Barangaroo headland park........................27 Hình 3. Thành phố Los Angeles................................................................................................ 28 Hình 4. Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng tại Tp. Biên Hòa năm 2016..............................33 Hình 5. Hiện trạng sử dụng đất công cộng năm 2016.............................................................33 Hình 6. Các hướng tiếp cận công viên...................................................................................... 37 Hình 8. Khả năng tiếp cận cộng đồng của các công viên trên địa bàn trong bán kính 1,5 km38 Hình 9. Bán kính phục vụ của công viên Biên Hùng.................................................................39 Hình 10. Các tuyến giao thông chính kết nối với công viên.....................................................41 Trang 6 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của vấn đề: Làm như cô hướng dẫn Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế - xã hội, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... Đất là điều kiện, nền tảng tự nhiên của mọi ngành sản xuất. Từ xa xưa, con người đã biết khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất. Ông cha ta từ lâu đời đã nhận thức được giá trị của đất qua câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”. Tuy vậy đất đai không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, nó có giới hạn về số lượng trong phạm vi ranh giới của quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó không thể tự sinh ra mà cũng không thể tự mất đi mà nó chỉ biến đổi về chất lượng, nó có thể tốt lên hoặc xấu đi, điều này phụ thuộc vào quá trình cải tạo và sản xuất trên đất của con người. Nếu được sử dụng hợp lý, đất đai sẽ không bị thoái hóa mà độ phì nhiêu trong đất ngày càng tăng và khả năng sinh lợi ngày càng cao. Vì vậy mà việc quản lý và dụng đất được quan tâm, chú ý sẽ làm cho hiệu quả kinh tế thu được trên đất ngày càng phát triển. Trong đó cũng phải kể đến vai trò của đất công cộng trong đô thị, đó là nơi cho phép thỏa mãn nhu cầu không gian sử dụng chung, tương tác, chia sẻ, gặp gỡ, giải trí, tìm kiếm sự thư giãn thoải mái của các cá nhân hay tập thể. Nhưng rất nhiều những khu đất công cộng hiện nay đang dần bị lấn chiếm, hoặc không được sử dụng đúng mục đích ban đầu do chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền, do ý thức của một bộ phận người dân, ít nhiều gây mất mỹ quan của các công trình công cộng nói riêng, và đô thị nói chung cũng như ảnh hưởng đến nhu cầu của nhiều người. Không nằm ngoài thực cảnh đó, Thành Phố Biên Hòa là đô thị loại I, với các công trình công công phục vụ cho đời sống của bà con nhân dân tiêu biểu như Quảng Trường Tỉnh, Công viên Biên Hùng, Phố đi bộ Phan Văn Trị,.... Bên cạnh những mặt tích cực phục vụ nhu cầu cho người dân nói chung, những khu vực công cộng đó vẫn còn chưa được quản lý chặt chẽ, để cho các gánh hàng rong, các ngôi nhà cạnh các công trình công cộng lấn chiếm cho mục đích cá nhân,... Điều này về lâu về dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó kiểm soát, sai lệch mong muốn ban đầu do chính quyền nỗ lực tạo dựng. Xuất phát từ những yêu cầu đó, để góp phần hoàn thiện hơn về công tác quản lí đất công cộng ở Thành Phố Biên Hòa, em tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng và quản lý sử dụng đất các công trình công cộng cấp đô thị của Thành Phố Biên Hòa” xem lại tên để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Từ đó có thể góp phần hoàn thiện công tác quản lí sử dụng đất công cộng cho nhu cầu bố trí không gian giao thông và các công trình công cộng phục vụ đời sống của nhân dân, tạo điều kiện phát triển mọi mặt cho Thành Phố Biên Hòa. Trang 7 • Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu về hiện trạng công tác quản lý, sử dụng đất các công trình công cộng cấp đô thị của thành phố Biên Hòa, nhằm rút ra những ưu điểm và khó khăn, hạn chế còn tồn đọng. Trên cơ sở đó, đề xuất hướng giải quyết góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý sử dụng đất các công trình công cộng cấp đô thị trên địa bàn thành phố Biên Hòa nói riêng và toàn tỉnh nói chung. • Đối tượng nghiên cứu Những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý sử dụng Đất công cộng. Nhớ sửa lại Đất Nội dung quản lý nhà nước về Đất công trình công cộng. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất công trình công cộng của Thành Phố Biên Hòa. • Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đưa nội dung trong Khu vực nghiên cứu xuống chỗ phạm vi không gian này. Nhớ trình bày thêm một chút vì sao chỉ làm đất khu vui chơi, giải trí công cộng, do vấn đề hạn chế về năng lực và thời gian nghiên cứu cũng như khả năng tiếp cận khảo sát, hay vì đây là một trong những vấn đề nóng trên địa bàn thành phố Biên Hòa . thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. - Về thời gian: + Số liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ tháng 6/2017 – 8/2017. + Thời gian thực hiện chuyên đề: tháng 6/2017 – 8/2017. Trang 8 Phần 1. TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở khoa học Tất cả tiêu đề cho về size 13 hết. Chỉ có Phần 1, Phần 2, Kết luận kiến nghị thì mới để size 14 em nhé. • Khái niệm về đô thị và đất công cộng Chữ trong bài canh trái không => Canh đều lại. Tab đầu dòng vào một chút như cô làm mẫu cho dễ nhìn. Đưa phần khái niệm đất đai bên dưới lên đây. a, Khái niệm về đô thị -  Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. - Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị. - Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện. Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản: - Quy mô và mật độ dân số: Quy mô trên 2000 người sống tập trung, mật độ trên 3000 người/km2 trong phạm vi nội thị. - Cơ cấu lao động: Trên 65% lao động là phi nông nghiệp. Như vậy, đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có số dân từ 2000 người trở lên và trên 65% lao động là phi nông nghiệp. - Quy hoạch đô thị : là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Trang 9 - Quy hoạch chung: là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. - Quy hoạch phân khu: là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung. - Quy hoạch chi tiết: là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. b, Khái niệm đất công cộng Theo quy định Thông Tư 08/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn về thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì khái niệm đất công cộng như sau - Đất có mục đích công công ký hiệu: CCC - Đất có mục đích công cộng là đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình, hệ thống hạ tầng phục vụ nhu cầu hoạt động chung của cộng đồng; bao gồm đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính viễn thông, đất cơ sở văn hóa, đất cơ sở y tế, đất cơ sở giáo dục – đào tạo, đất cơ sở thể dục thể thao, đất nghiên cứu khoa học, đất cơ sở dịch vụ xã hội, đất chợ, đất di tích lịch sử - văn hóa, đất danh lam thắng cảnh, đất bãi thải, xử lý chất thải. Trong đó: - Đất giao thông: bao gồm các loại đất phục vụ cho hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải của thành phố liên hệ với bên ngoài, cụ thể là đất giao thông đường sắt, đất giao thông đường bộ, đất giao thông đường thủy, đất giao thông đường hàng không. - Đất thủy lợi: đất công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật, trong đó có công trình và thiết bị, gồm: Hồ chứa nước; các khu trữ nước, chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; công trình lọc và xử lý nước; cá hệ thống dẫn, chuyển nước và điều tiết nước; đê; kè; bờ bao và các công trình phụ trợ phục vụ quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi. - Đất có di tích lịch sử - văn hoá là đất có các di tích lịch sử - văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ; kể cả diện tích mặt nước, vườn cây gắn liền với công trình di tích lịch sử văn hóa và diện tích làm nơi bán vé, nhà hàng, nhà bán đồ lưu niệm, bãi đỗ xe, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ tham quan du lịch nằm trong khu di tích lịch sử - văn hoá; trừ đất các di tích lịch sử văn hóa đang sử dụng vào mục đích đất ở; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, rừng đặc dụng và các loại đất phi nông nghiệp khác. Trang 10 - Đất danh lam thắng cảnh là đất có các danh lam, thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ phục vụ cho tham quan thắng cảnh; kể cả diện tích làm nơi bán vé, nhà hàng, nhà bán đồ lưu niệm, bãi đỗ xe, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ tham quan du lịch nằm trong khu danh lam thắng cảnh. Đối với diện tích đất có rừng thuộc các khu danh lam thắng cảnh thì thống kê vào diện tích đất rừng đặc dụng. - Đất sinh hoạt cộng đồng là đất làm nơi hội họp của cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố hoặc sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình dùng dùng cho hoạt động của cộng đồng như nhà văn hóa (xã, thôn), trụ sở thôn, xóm, bản, câu lạc bộ,… - Đất khu vui chơi, giải trí công cộng là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình hoặc không có công trình nhưng được xác định chủ yếu cho các hoạt động vui chơi giải trí công cộng, gồm công viên, vườn hoa, bãi tắm, và khu vực dành cho vui chơi giải trí công cộng khác (trừ cơ sở chiếu phim, rạp xiếc, nhà hát, cơ sở dịch vụ trò chơi). - Đất công trình năng lượng là đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình về năng lượng bao gồm nhà máy điện và các công trình phụ trợ của nhà máy điện như bãi để nguyên liệu, nhiên liệu, chất thải, trạm biến thế, hệ thống làm mát, nhà điều hành…; công trình đập, kè, hồ chứa nước, đường dẫn nước phục vụ chủ yếu cho nhà máy thuỷ điện; hệ thống tải điện như cột điện, đường dây tải điện, trạm biến áp; hệ thống đường ống dẫn, kho chứa, trạm bơm xăng, dầu, khí (kể cả hành lang bảo vệ an toàn công trình năng lượng mà phải thu hồi đất); cơ sở khai thác, cơ sở chế biến xăng, dầu, khí; các công trình kinh doanh dịch vụ như văn phòng, nhà làm việc, cơ sở sản xuất - sửa chữa - bảo dưỡng công trình, thiết bị thuộc phạm vi nhà máy điện và cơ sở khai thác, cơ sở chế biến xăng, dầu, khí. - Đất công trình bưu chính, viễn thông là đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình về bưu chính, viễn thông gồm hệ thống cột và đường cáp truyền thông tin; các trạm thu - phát, xử lý tín hiệu viễn thông (kể cả hành lang bảo vệ an toàn công trình bưu chính, viễn thông mà phải thu hồi đất); cơ sở giao dịch với khách hàng; các công trình kinh doanh dịch vụ như văn phòng, nhà làm việc, cơ sở sản xuất - sửa chữa - bảo dưỡng công trình, thiết bị thuộc phạm vi công trình bưu chính, viễn thông; điểm bưu điện - văn hoá xã. - Đất chợ là đất xây dựng công trình hoặc không có công trình dành làm nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa, trừ đất sử dụng làm trung tâm thương mại, siêu thị. - Đất bãi thải, xử lý chất thải là đất sử dụng làm bãi để chất thải, rác thải, làm khu xử lý chất thải, rác thải nằm ngoài các khu công nghiệp. - Đất công trình công cộng khác là đất xây dựng các công trình phục vụ cho cộng đồng ngoài các công trình đã quy định tại các điểm trên. Thêm khái niệm công viên, hoặc khu vui chơi giải trí. Trang 11 1.1.2. Cơ sở pháp lý Bổ sung thêm một số văn bản liên quan đến công viên nha em. - Luật Quy Hoạch Đô Thị 2009 - Luật Đất Đai 2013. Sao Nghị định, Quyết định phải sử dụng Bullet mà không sử dụng dấu “-“ ? -Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;  Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị; - Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.  Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị; - Thông tư 08/2007/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.  Quyết định số 943/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020;  Quyết định số 2351/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020;  Quyết định số 1659/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 – 2020;  Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; 1.1.3. Cơ sở thực tiễn - Hiện trạng và quản lý sử dụng đất các công trình công cộng cấp đô thị của Thành phố Biên Hòa; - Các tài liệu cơ sở khác: quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, số liệu thống kê; - Góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, đưa các công trình công cộng vào sử dụng đúng mục đích. Trang 12 1.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu 1.2.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan, môi trường. • Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên a, Vị trí địa lý - Biên Hòa là thành phố công nghiệp và là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai, nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại I, là đầu mối giao thông lớn trong vùng kinh tế phía Nam, hiện là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước với hơn 1 triệu người, có dòng sông Đồng Nai chảy qua, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 km. Cho Bản đồ vị trí của thành phố vào, Bổ sung Tọa độ địa lý. Bổ sung Bảng Đơn vị hành chính gồm 23 phường và 7 xã vào (kèm luôn diện tích). Lấy trên Wikipedia ấy. b, Địa hình  Địa hình – địa chất - Địa hình chủ yếu là đồng bằng. Ven bờ sông Đồng Nai là vùng ruộng vườn xen lẫn nhiều ao hồ do lấy đất làm gạch, gốm. Cao trung bình 1 – 2 m. Khu vực trung tâm Thành phố Biên Hòa có cao độ trung bình từ 2 – 10 m. Khu vực Xã Hiệp Hòa có cao độ thấp từ 0,5 – 0,8m, hầu hết là ruộng vườn xem lẫn dân cư. • Địa chất công trình Tại Biên Hòa chưa tiến hành khảo sát địa chất công trình thành hệ thống; tuy nhiên theo kết quả do đoàn địa chất 801 thực hiện, có thể chia làm 2 khu vực như sau: - Khu vực Tây – Nam thành phố (ven sông): Gồm các lớp đất đá như sau: + Lớp 1: Đất đắp hoặc sét pha màu vàng có độ dày 0,4 – 1,5m. + Lớp 2: Lớp sét pha xám tro, xám vàng ở trạng thái dẻo, dẻo chảy. + Lớp 3: Lớp bùn sét xám tro, xám nâu vàng ở trạng thái dẻo chảy. + Lớp 4: Lớp sét xám trắng, xám vàng trạng thái dẻo, dẻo chảy. + Lớp 5: Lớp cát pha màu xám xanh, xám trắng trạng thái dẻo. - Khu vực phía Bắc thành phố và khu Long Bình: Gồm các lớp sau: + Lớp 1: Lớp cát pha, hạt mịn màu trắng, xám vàng đất ẩm, bở rời. + Lớp 2: Lớp cát pha sét cao lanh màu xám trắng lẫn ít sỏi sạn thạnh anh, sỏi sạn laterit + Lớp 3: Lớp cát pha và cát sạn thạch anh màu xám trắng, đỏ vàng loang lỗ. c, Khí hậu – Thành phố Biên Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ. Hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thường đến sớm hơn miền Tây Nam Bộ. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Trang 13 Các yếu tố khí tượng đều thay đổi rõ rệt theo 2 mùa kể trên. d, Nhiệt độ không khí - Nhiệt độ không khí tương đối cao, nhưng chênh lệch trung bình giữa các tháng ít. + Nhiệt độ trung bình năm là 26,7 ºC. + Nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 32,5 ºC. + Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 23 ºC. + Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 38,5 ºC. + Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 13,6 ºC. e, Độ ẩm - Độ ẩm không khí nhìn chung khá cao. + Trung bình năm là 78,9%. + Vào mùa mưa thường 80% - 90%. + Vào mùa khô hạ thấp không đáng kể (70% - 80%) - Ẩm nhất thường ở khoảng tháng 8 – 10 (trên 90%). Giữa vùng này với vùng kia có khác nhau nhưng chênh lệch không lớn. f, Lượng mưa - Tổng số ngày mưa trong năm từ 84 – 103 ngày (tiêu chuẩn vùng nhiệt đới 150 – 160 ngày). Lượng nước mưa vào mùa mưa chiếm 85% hàng năm. Trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm. Lượng mưa lớn nhất trên 2.500 mm/năm. Thường xảy ra cơn mưa chóng tạnh. Trong khoảng tháng 5 đến tháng 11, hàng tháng có khoảng 19 ngày mưa với lưu lượng trung bình trên 100 mm/ngày, cá biệt đạt 156,9 mm/ngày. g, Gió - Hướng gió chính thay đổi theo mùa. + Vào mùa khô, gió chủ đạo từ hướng Bắc chuyển dần sang hướng Đông, Đông – Nam và Nam. + Vào mùa mưa , gió chủ đạo theo hướng Tây – Nam và Tây. + Tần suất lặng gió trung bình hàng năm là 26%, lớn nhất là tháng 8( 33,5%), nhỏ nhất là tháng 4 (14,1%). + Tốc độ gió trung bình 1,4 – 1,7 m/s. Hầu như không có bão; gió giật và gí xoáy thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 9). h, Thủy văn - Chế độ thủy văn của sông Đồng Nai ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sông rạch trong khu vực. Đoạn sông Đồng Nai qua thành phố dài khoảng 10km, phân thành nhánh phụ (Sông Cái) tạo nên Xã Hiệp Hòa, với các đặc trưng sau: + Mực nước cao nhất trong năm là +207 cm + Mực nước thấp nhất trong năm là -191 cm + Mực nước cao nhất trung bình hàng năm là +164 cm + Mực nước thấp nhất trung bình năm là - 176 cm Trang 14 + Mức chênh lệch triều trung bình năm là +340 cm. • Các nguồn tài nguyên thiên nhiên a, Tài nguyên đất Theo tài liệu “Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO/UNESCO” ở tỷ lệ 1/50.000, kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỷ lệ 1/10.000 cho thấy tài nguyên đất chủ yếu là nhóm đất phù sa, đất được hình thành trên trầm tích phù sa sông Đồng Nai, địa hình bằng và thấp trũng, được chia thành 3 đơn vị đất cấp 2 gồm: đất phù sa ít chua, gley; đất phù sa ít chua và đất phù sa mùn, ít chua, trong đó chủ yếu là đất phù sa ít chua. Đặc điểm đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng (tỷ lệ sét trong đất cao), tỷ lệ sét vật lý khoảng 30%, thịt 30-40% và tăng dần theo chiều sâu tầng đất; độ phì trong đất cao hơn so với nhóm đất xám: mùn 2-4%; đạm trung bình từ 0,1-0,25%, lân nghèo 0,04-0,08%, lân dễ tiêu thấp khoảng 2-4 mg/100g đất, kali khá 0,6-1,6%, đất thường có phản ứng chua (PH5-6), cation kiềm trao đổi thấp (Ca++ khoảng 6-7 me/100g đất, Mg++ khoảng 13 - 14 me/100g đất). Khả năng sử dụng của nhóm đất này rất thích hợp cho trồng lúa (đối với vùng có khả năng tưới bằng nước mặt) hoặc các loại cây ăn trái (có thể lên liếp để trồng đối với vùng có địa hình thấp trũng). Tuy nhiên, do nền địa hình thấp trũng, địa chất thiếu vững chắc, nên khả năng sử dụng kém đối với các công trình xây dựng b, Tài nguyên nước mặt Do ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông và sự điều tiết nước của Hồ Trị An, nên lưu lượng nước thay đổi theo mùa và lên xuống theo chế độ bán nhật triều biển Đông. Ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, sông Đồng Nai và sông Cái còn có tác dụng rất lớn với hệ thống giao thông thủy, tạo thuận lợi trong phát triển các đầu mối vận chuyển, trao đổi hàng hóa, thương mại và dịch vụ. - Tài nguyên nước dưới đất: tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn Tp.Biên Hòa rất phong phú và có chất lượng tốt, đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. c, Tài nguyên khoáng sản - Tài nguyên rừng: Trên địa bàn Tp.Biên Hòa hiện có chủ yếu là rừng trồng với hầu hết là Tràm bông vàng; phân bổ chủ yếu ở vùng ven như Trảng Dài, Tân Biên, Long Bình, với diện tích khoảng 2.114,80ha. - Tài nguyên khoáng sản: Nằm trong địa phận Đồng Nai, tài nguyên khoáng sản của TP. Biên Hòa chủ yếu là vật liệu xây dựng như: Kaolin, Laterit và sét. d, Tài nguyên văn hóa nhân văn và du lịch: Biên Hòa là một vùng đất có bề dày lịch sử gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ với những dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc. Cho đến thời điểm năm 2015, tỉnh Đồng Nai có 40 di tích lịch sử Trang 15 văn hoá được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh thì trong đó Tp Biên Hòa chiếm tới 21 di tích trong đó có 15 di tích cấp quốc gia và 6 di tích cấp tỉnh. Các loại hình di tích khá phong phú như: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích kiến trúc và di tích truyền thống đấu tranh cách mạng. e, Tăng trưởng kinh tế Tỉnh Đồng Nai có vị trí chiến lược, kết nối ba vùng Đông Nam bộ, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên là cửa ngõ của trục động lực phát triển Tp. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu. Vùng đô thị hóa Biên Hòa – Long Thành – Nhơn Trạch là khu vực phát triển kinh tế xã hội năng động nhất tỉnh Đồng Nai và có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh và ngày càng tăng. Đồng thời, sự phát triển của chuỗi đô thị này gắn với sự phát triển của Vùng, TP. Hồ Chí Minh, vùng đô thị cực lớn. - Tăng trưởng kinh tế: + Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2020 là 16%/năm. + GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 là 3.000 USD và năm 2020 là 10.000 USD. Đến năm 2030 sẽ là 15.000 USD. - Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế: + Cơ cấu kinh tế năm 2010: Công nghiệp - xây dựng chiếm 64,52%; dịch vụ chiếm 35,1%; nông, lâm nghiệp chiếm 0,38%; + Năm 2020: Công nghiệp - xây dựng chiếm 59%; dịch vụ chiếm 40%; nông, lâm nghiệp 1%. + Năm 2030: Công nghiệp - xây dựng chiếm 55%; dịch vụ chiếm 44%; nông, lâm nghiệp 1%. - Mục tiêu cụ thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020: Đến năm 2020 thu hút khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó 180.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đạt khoảng 2.600 - 3.000 tỷ đồng. Như vậy về cơ bản TP. Biên Hòa là một thành phố công nghiệp – xây dựng, do đó hệ thống không gian công cộng trong thành phố trong đó có công viên, đặc biệt quan trọng đối với người lao động để khôi phục sức lao động sau các ngày làm việc căng thẳng. Theo đồ án điều chỉnh này đồ án nào, em chưa giới thiệu tên ở trên mà? thì địa giới hành chính của TP. Biên Hòa được mở rộng (lấy thêm 4 xã của huyện Long Thành) và được phân thành 4 khu vực chính trong đó: Khu vực Biên Hòa truyền thống (lấy Cù lao Hiệp Hòa làm trung tâm). Đây là KĐT trung tâm lịch sử. Phát triển không gian ven sông dọc trục sông Đồng Nai, tổ chức lại tuyến hành lang cây xanh và giao thông ven sông kết hợp phát triển các tuyến du lịch sông nước. Tổ chức không gian xanh lớn tại Cù lao Hiệp Hòa như lá phổi xanh của KĐT trung tâm lịch sử cũng như của thành phố, đây là khu vực không gian cây xanh đa chức năng nhằm bảo tồn Trang 16 hệ sinh thái, là công viên cho phép ngập để thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với trung tâm văn hóa cấp vùng và các hoạt động vui chơi giải trí, cộng cộng của thành phố. Nội dung này đâu thuộc vào Tăng trưởng Kinh tế được. Em đặt tên lại ví dụ Đồ án điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Biên Hòa, hoặc một tên nào khác em thấy phù hợp, đặt ngay dưới mục Vị trí địa lý. Hoặc em có thể đặt thành một mục riêng hẳn luôn. Trang 17 Hình 1. Sơ đồ định hướng không gian của Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Biên Hòa 2014 In đậm tên Hình, không tin nghiêng, Nguồn đâu? Bổ sung thêm Nội dung Phát triển Xã hội, gồm: Văn hóa, Giáo dục, y tế, Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (ngắn gọn thôi), đặc biệt thêm công tác quản lý và phát triển đô thị vào nữa (ví dụ về định hướng đầu tư phát triển đô thị, sự quan tâm chăm lo cho dân cư như thế nào,…) 1.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện 1.3.1. Nội dung nghiên cứu Nhớ sửa lại đất công trình công cộng thành Đất Khu vui chơi, giải trí công cộng - Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. - Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất công trình công cộng của Thành phố Biên Hòa. - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất công trình công cộng của Thành phố. Bên cạnh đó copy nội dung này đưa lên phần tóm tắt cho nó đầy đủ lại. Trang 18 - Nhận định các nguyên nhân, hạn chế còn tồn đọng ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất công trình công cộng của Thành phố. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công tác quản lý, sử dụng đất công trình công cộng trên địa bàn. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra sơ cấp: số liệu thực tế thu thập được ghi nhận từ thực địa làm cơ sở để đánh giá thực trạng quản lý. Mục đích làm rõ hơn chuyên đề và có phương pháp luận, luận cứ chặt chẽ. - Phương pháp thống kê: hệ thống số liệu, tài liệu thu thập được theo nội dung nghiên cứu của chuyên đề, phục vụ cho quá trình phân tích hiện trạng sử dụng đất công trình công cộng, công tác quản lý đất công trình công cộng. - Phương pháp xử lý số liệu: xử lý, trình bày những số liệu thu thập được để khai thác có hiệu quả những số liệu đó. Giúp đưa ra những nhận xét khoa học, khách quan cho chuyên đề nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: là so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa quy hoạch và thực tế triển khai của địa phương. - Phương pháp kế thừa: kế thừa những số liệu, tài liệu thu thập được từ cơ quan ban ngành có liên quan. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: từ những thông tin và kiến thức thu nhập được ở trên tiến hành tổng hợp hiện trạng công tác quản lý sử dụng đất các công trình công cộng cấp đô thị của Thành Phố Biên Hòa. Rút ra những mặt tích cực và hạn chế, từ đó đưa ra đề xuất hoàn thiện hơn cho công tác quản lý sử dụng đất các công trình công cộng cấp đô thị của Thành Phố Biên Hòa. 1.4. Quy trình thực hiện - Lập đề cương - Trong quá trình thực tập tiến hành: + Điều tra, thu thập số liệu có liên quan tại phòng quản lý đô thị thành phố Biên Hòa. + Thu thập hình ảnh thực tế một số công viên trên địa bàn + Xử lý số liệu - Viết báo cáo Trang 19 Phần 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm chung về đất đai • Khái niệm Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (m2, ha, km2) và độ phì nhiêu, màu mỡ. Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của về mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. • Vai trò của đất đai Đất đai có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước. Lời mở đầu của Luật Đất đai năm 1993 đã xác định vai trò của đất đai: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an sinh và quốc phòng; trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất như ngày nay”. Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị thường nhà đất. • Đặc điểm của đất đai Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất, ngày càng tăng. 2.1.2. Quản lý nhà nước về đất đai • Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tỏng việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao nhất cả quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đảm vảo việc khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan