Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn cụm công nghiệp tân quang tỉnh hưng ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn cụm công nghiệp tân quang tỉnh hưng yên

.PDF
85
11
76

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẶNG THỊ PHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN QUANG – TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60.44.03.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Hồng Duyên NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Thị Phức i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đinh Hồng Duyên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Khoa học môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức các doanh nghiệp tại CCN Tân Quang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Thị Phức ii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v Danh mục bảng ........................................................................................................... vi Danh mục hình ........................................................................................................... vii Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii Thesis abstract ...............................................................................................................x PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của luận văn ..............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ....................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4 2.1. Khái quát về chất thải rắn công nghiệp.............................................................4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản theo luật....................................................................4 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn công nghiệp ..........................5 2.1.3. Phân loại chất thải rắn công nghiệp ..................................................................7 2.1.4. Xử lý chất thải rắn .........................................................................................11 2.2. Quản lý chất thải rắn và các công cụ quản lý chất thải rắn của cơ quan quản lý nhà nước ........................................................................................... 14 2.2.1. Quản lý chất thải rắn và các khái niệm liên quan ............................................14 2.2.2. Các công cụ quản lý chất thải rắn công nghiệp ............................................... 15 2.3. Kinh nghiệm công tác quản lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam ...........17 2.3.1. Kinh nghiệm công tác quản lý CTRCN trên thế giới ...................................... 17 2.3.2. Kinh nghiệm công tác quản lý chất thải rắn tại Việt Nam ............................... 18 2.3.3. Thực trạng quản lý môi trường cụm công nghiệp Việt Nam ........................... 23 2.3.4. Tình hình phát triển KCN, CCN và tác động của chúng đến môi trường ........23 2.4. Các văn bản pháp lý và kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện đang được áp đụng tại Hưng Yên ...........................................................31 iii 2.4.1. Sự phát triển của hệ thống pháp lý quản lý chất thải rắn công nghiệp ............. 31 2.4.2. Những tồn tại và thách thức ........................................................................... 32 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 34 3.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................34 3.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 34 3.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................34 3.4. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 34 3.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34 3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................................34 3.5.2. Phương pháp điều tra khảo sát ....................................................................... 35 3.5.3. Phương pháp phỏng vấn ................................................................................35 3.5.4. Phương pháp thống kê ...................................................................................35 3.5.5. Phương pháp chuyên gia ................................................................................ 36 PHẦN 4 . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 37 4.1. Khái quát về tỉnh Hưng Yên và cụm công nghiệp Tân Quang ........................ 37 4.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường tỉnh Hưng Yên ................................................................................................................ 37 4.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành phát triển CCN Tân Quang ........................... 43 4.2. Thực trạng nguồn phát sinh chất thải rắn tại CCN Tân Quang ........................ 45 4.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại CCN Tân Quang ..........................49 4.3.1. Trách nhiệm của chính quyền địa phương và Ban quản lý CCN ..................... 49 4.3.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý chất thải tại CCN ..................... 52 4.4. Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả trong quản lý chất thải rắn tại CCN Tân Quang ............................................................................................ 61 4.4.1. Các giải pháp quản lý CTR đối với chính quyền địa phương và CCN ............61 4.4.2. Các giải pháp quản lý CTR đối với doanh nghiệp trong CCN ........................ 63 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 66 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 66 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................67 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 68 Phụ lục ...................................................................................................................... 70 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVMT : Bảo vệ môi trường CCN : Cụm công nghiệp CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt CTRTT : Chất thải rắn thông thường DN : Doanh nghiệp ĐDSH : Đa dạng sinh học GDP : Tốc độ tăng trưởng kinh tế HĐND : Hội đồng nhân dân KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế MTQG : Môi trường quốc gia ONMT : Ô nhiễm môi trường QCKTMT : Quy chuẩn kỹ thuật môi trường UBND : Ủy ban nhân dân XLNT : Xử lý nước thải v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần CTR ngành công nghiệp chế biến, chế tạo .............................7 Bảng 2.2. Phân loại chất thải theo đặc tính ...............................................................8 Bảng 2.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn .......................................................12 Bảng 2.4. Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam ....................... 21 Bảng 4.1. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc tỉnh (0C) ...................... 38 Bảng 4.2. Lượng mưa trung bình tại trạm quan trắc tỉnh Hưng Yên (mm) .............. 39 Bảng 4.3. Số giờ nắng tại trạm quan trắc tỉnh Hưng Yên (giờ) ................................40 Bảng 4.4. Danh sách các công ty đang hoạt động trong CCN Tân Quang ...............44 Bảng 4.5. Khối lượng CTR phát sinh tại CCN Tân Quang từ 2012-2015 (kg) ......... 45 Bảng 4.6. Ngành nghề sản xuất kinh doanh và đặc trưng chất thải của các doanh nghiệp trong CCN Tân Quang ...................................................... 46 Bảng 4.7. Khối lượng chất thải rắn phát sinh của các doanh nghiệp trong năm 2016 (kg) ................................................................................................47 Bảng 4.8. Bảng dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa CTNH .......................................... 53 Bảng 4.9. Thực hiện quy định khu vực lưu giữ chất thải tại các doanh nghiệp ....... 55 Bảng 4.10. Tình hình quản lý CTR tại các doanh nghiệp năm 2016 ......................... 56 Bảng 4.12. Cán bộ chuyên môn phụ trách môi trường tại các doanh nghiệp.............. 60 Bảng 4.13. Ý kiến nhận xét của cán bộ công nhân viên công ty ................................61 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn tổng hợp................................................... 18 Hình 4.1. Vị trí địa lý tỉnh Hưng Yên .....................................................................41 Hình 4.2. Bản đồ xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên .................................................... 42 Hình 4.3. Bản đồ hành chính xã Tân Quang ........................................................... 43 Hình 4.4. Quy trình quản lý chất thải tại các doanh nghiệp ..................................... 52 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đặng Thị Phức Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn Cụm công nghiệp Tân Quang – tỉnh Hưng Yên. Ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60.44.03.01 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp CCN Tân Quang, tỉnh Hưng Yên. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại CCN Tân Quang. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng 5 phương pháp cơ bản: Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp phỏng vấn (lập bảng điều tra cho 20 doanh nghiệp đang hoạt động), phương pháp thống kê và phương pháp tham vấn chuyên gia. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận CCN Tân Quang được hình thành từ năm 2003 tại xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Diện tích đất theo quy hoạch CCN là 3,1 ha. Đến nay đã thu hút được 25 dự án thuộc các ngành sản xuất cơ khí, sản xuất nội thất, sản xuất vật liệu xây dựng… Trong đó, có 20 dự án đi vào hoạt động, chia thành 9 nhóm ngành nghề. Tổng lượng CTR trong năm 2016 của CCN là 355.228 kg tăng lên 139.24 % so với tổng lượng CTR trong năm 2015. Trong đó, lượng CTRTT năm 2016 là 330.014 kg, tổng lượng CTNH là 25.214 chiếm 7% tổng lượng CTR phát sinh. Thành phần chất thải rắn ngành cơ khí là lớn nhất với tổng khối lượng CTR là 105.501 kg chiếm gần 30% lượng CTR của CCN. Công tác quản lý CTR tại CCN Tân Quang nhìn chung đảm bảo theo quy định nhưng vẫn còn một số vấn đề chỉnh như: một số doanh nghiệp không tuân thủ việc bảo quản chất thải nguy hại theo yêu cầu, không thực hiện cách ly các chất thải có khả năng phản ứng với nhau; Một số doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn thải theo quy định; cán bộ phụ trách về môi trường chưa có chuyên môn hoặc được đào tạo chuyên sâu về môi trường; chưa có báo cáo thống kê tỷ lệ thu gom các loại CTR từ các doanh nghiệp. Theo đó đã đưa ra được một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR tại CCN Tân Quang đó là: viii + Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp, thực hiện các dự án nhằm giảm thiểu chất thải, chi phí sản xuất và chi phí phát sinh không cần thiết trong quá trình hoạt động. + Khuyến khích thành lập Trung tâm phát triển CCN làm chủ đầu tư hoặc một doanh nghiệp trong CCN đứng ra làm chủ đầu tư. + Thực hiện tuyên truyền phổ biến và tọa đàm thường xuyên với các doanh nghiệp về Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. + Đề nghị thực hiện hoặc áp chế tài với các công ty đang vi phạm về cách ly chất thải, vi phạm về chuyển giao chất thải và thủ tục chủ nguồn thải. + Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách về môi trường và lãnh đạo doanh nghiệp. ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Dang Thi Phuc Thesis title: Assessing the status of industrial solid waste management in Tan Quang Industrial Complex (IC) - Hung Yen Province Major: Environment Science Code: 60.44.03.01 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives - Assess the status of industrial solid waste management at Tan Quang IC, Hung Yen Province. - Suggest some solutions to improve the efficiency of solid waste management at Tan Quang IC. Materials and Methods The thesis uses 5 basic methods: method of collecting secondary materials, survey method, interview method (set up questionnaire for 20 operating-Enterprises), Expert consultation method. Main findings and conclusions Tan Quang IC was established in 2003 in Tan Quang Commune, Van Lam District, Hung Yen Province. The area under the IC scheme is 3.1 ha. Up to now, 25 projects have been attracted to mechanical engineering, furniture production, building material production ... Of which, 20 projects have been put into operation, divided into 9 categories. Total solid waste in 2016 of the Tan Quang IC is 355,228 kg, up 139.24% compared to total solid waste in 2015. Of which, the ordinary solid waste in 2016 is 330,014 kg, Damage is 25,214, representing 7% of the total amount of solid waste generated. The mechanical solid waste sector is the largest with a total solid waste volume of 105,501 kilograms, accounting for nearly 30% of the solid waste of the IC Solid waste management at Tan Quang IC is generally compliant with regulations, but there are some issues such as: some enterprises do not comply with the preservation of hazardous waste on request, not real currently segregating waste that is capable of reacting to each other; Some enterprises have not registered the waste generator books as prescribed; Environmental staff are not trained about environment or had environmental degree; There is no statistical report on the rate of solid waste collection from enterprises. x Accordingly, some main solutions to improve the efficiency of solid waste management in Tan Quang IC are as follows: + Encourage enterprises to adopt measures, implement projects to reduce waste, production costs and unnecessary costs incurred during the operation. + Encouraging the establishment of an IC development center as an investor or an enterprise within an IC acting as an investor. + To popularize and regularly discuss with the enterprises the Law on Environmental Protection and related legal documents. + It is recommended to apply or apply sanctions to companies that are in breach of waste separation, waste transfer and waste generator procedures. + Training to improve the capacity of officers in charge of environment and business leaders. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN Trong những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các Khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã tạo động lực không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; tạo công ăn việc làm; góp phần thúc đẩy sự hình thành các đô thị mới, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó, việc hình thành và phát triển các KCN, CCN cũng đang bộc lộ những mặt trái của nó, là vấn đề ô nhiễm môi trường (ONMT) do các KCN gây ra. Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm của vùng châu thổ sông Hồng, có nhiều tiềm năng về đất đai, con người và khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tại Hưng Yên có 13 KCN được Chính phủ phê duyệt và bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020. Phát triển các KCN nhằm mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tức là tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường. Sự hình thành và phát triển các KCN và CCN trên địa bàn tỉnh những năm qua đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên với sự mở rộng không ngừng quy mô của các KCN, CCN thì việc kiểm soát ô nhiễm đôi khi còn chưa đáp ứng được hoặc tốc độ phát triển của KCN đôi khi đi quá xa so với hệ thống giám sát và quản lý môi trường hiện tại. Những trường hợp đó đã gây không ít hậu quả cho môi trường và con người ở vùng dự án hoặc các vùng lân cận. Cụm công nghiệp Tân Quang trực thuộc xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên được thành lập theo CV 1057/CV - UB ngày 20/11/2003 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc Tổ chức lập quy hoạch cụm công nghiệp xã Tân Quang và xã Vĩnh Khác. Tính đến nay trên địa bàn Cụm công nghiệp Tân Quang nói riêng và xã Tân Quang nói chung có trên 25 doanh nghiệp, tổ chức thuê đất sản xuất, kinh doanh với nhiều lĩnh vực ngành nghề sản xuất khác nhau. Theo quy định khi đi vào sản xuất, kinh doanh thì các doanh nghiệp, tổ chức phải lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường và xây dựng công trình bảo vệ môi trường, trong quá trình hoạt động phải vận hành thường xuyên công trình bảo vệ môi trường để xử lý nước thải đảm bảo theo quy định trước khi xả thải ra môi trường cũng như thu 1 gom rác thải để chuyển giao cho các đơn vị có đủ chức năng thu gom xử lý. Theo báo cáo, hầu hết các doanh nghiệp đi vào sản xuất trước khi xây dựng các công trình xử lý môi trường và không bố trí cán bộ chuyên trách có chuyên môn về môi trường nên đã dẫn đến việc quản lý chất thải chưa thực sự tốt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của các khu dân cư gần Cụm công nghiệp. Quá trình phát triển các CCN cũng biểu hiện những hạn chế, thiếu sót trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường, cùng với đó là sự gia tăng lượng thải và các chất ô nhiễm môi trường, tác động đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh cũng như của cả nước. Cho đến nay, UBND tỉnh Hưng Yên và các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã và đang cùng doanh nghiệp nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra cụ thể là việc giải quyết các vấn đề môi trường (khí thải, nước thải, chất thải rắn…) phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp nằm trong CCN. Tuy nhiên, sau những nỗ lực thì chất lượng môi trường vẫn chưa được cải thiện nhiều và vấn nạn ô nhiễm môi trường lại có xu hướng gia tăng. Nhận thức được điều này, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn Cụm công nghiệp Tân Quang – tỉnh Hưng Yên”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại CCN Tân Quang, tỉnh Hưng Yên. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại CCN Tân Quang. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tập trung đánh giá tình hình phát sinh, phát thải chất thải rắn và hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại CCN Tân Quang. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN Đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn Cụm công nghiệp Tân Quang – tỉnh Hưng Yên” sẽ không chỉ là nguồn tài liệu bổ ích cần thiết cho Học viện mà còn là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị, đóng góp một góc nhìn thực tế về nghề nghiệp, công tác quản lý môi trường ở CCN Tân Quang. 2 Đề tài đã tổng hợp được các số liệu về tình hình hoạt động, phát thải của các doanh nghiệp trong CCN, căn cứ theo những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và thực tế công tác quản lý môi trường để đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại CCN Tân Quang. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản theo luật 1- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. 2- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. 3- Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại. 4- Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 5- Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay không phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích để phân loại và quản lý trên thực tế. 6- Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau. 7- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. 8- Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải. 9- Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau. 10- Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải. 4 11- Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. 12- Cơ sở phát sinh chất thải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải. 13- Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh chất thải. 14- Khu công nghiệp (KCN) là tên gọi chung cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp. 15- Cụm công nghiệp (CCN) là một dạng Khu công nghiệp như có quy mô nhỏ, do chính quyền phê duyệt, cấp phép và quản lý (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). 16- Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. 17- Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý chất thải. 18- Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. 19- Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. (Nguồn: Luật BVMT 2014, Nghị định 19/2015/NĐ-CP và Nghị định 38/2015/NĐ-CP) 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn công nghiệp Trong quá trình sản xuất, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh chất thải rắn, bao gồm cả phế liệu và phế phẩm. Thực tế cho thấy rằng: Công nghệ càng phát triển thì tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên càng nhiều và thải ra môi trường càng ít về khối lượng và thành phần chất thải. Công nghệ càng lạc hậu thì tỷ lệ lượng chất thải rắn tính trên đầu thành phẩm càng lớn. Trong nền kinh tế quốc dân, nhiều ngành sản xuất công nghiệp cùng hoạt động nên chất thải phát sinh cũng rất đa dạng và phức tạp về thành phần, khối lượng, nguồn phát sinh và mức độ nguy hại. Theo Nguyễn Văn Phước (2008), nguồn gốc phát sinh CTRCN được chia làm 3 nhóm ngành công nghiệp chính sau: 5 Công nghiệp khai khoáng: các chất thải phát sinh trong ngành công nghiệp này chính là các thành phần vật chất nằm trong các nguyên liệu tự nhiên. Các ngành công nghiệp khai thác mỏ, khai thác đá, khai thác gỗ và nông nghiệp là những nguồn phát sinh chất thải rắn lượng đáng kể. Ngoài ra công nghiệp dầu mỏ cũng phát sinh đáng kể vào tổng khối lượng CTRCN. Công nghiệp cơ bản: Sử dụng các nguyên vật liệu thô cơ bản từ công nghiệp khai khoáng để sản xuất thành các nguyên vật liệu tinh chế làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp cơ bản bao gồm những vật liệu như là các tấm, ống, dây kim loại; các hóa chất công nghiệp; than; …. So với lượng CTR phát sinh từ công nghiệp khai khoáng thì các chất thải rắn có nguồn phát sinh từ các ngành công nghiệp cơ bản có thành phần đa dạng hơn, có tính chất khác biệt rõ rệt hơn so với các nguyên liệu thô ban đầu. Tám ngành công nghiệp cơ bản được coi là nguồn chủ yếu phát sinh CTRCN bao gồm: công nghiệp khai thác xử lý chế biến quặng kim loại, công nghiệp hóa chất, giấy, nhựa, thủy tinh, dệt, sản phẩm gỗ và năng lượng. Công nghiệp chế biến chế tạo: sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là các sản phẩm của công nghiệp cơ bản sản xuất ra các sản phẩm vô cùng đa dạng phục vụ cuộc sống của con người. Có thể kể ra các ngành công nghiệp chính như công nghiệp đóng gói, công nghiệp ô tô, điện tử, giấy, chế tạo máy móc, hàng gia dụng, thực phẩm và xây dựng. Trong các ngành công nghiệp này, giá trị đầu tư cho công nghệ là cao nhất so với hai ngành công nghiệp trên, với dây chuyền của các quá trình sản xuất thường vô cùng phức tạp, nhiều công đoạn. Một đặc điểm quan trọng là trong sản phẩm đầu ra của một loại hình công nghiệp ngoài phần nguyên vật liệu chính còn có phần vật liệu không được sử dụng (vỏ hộp, bao bì, giá đỡ…) và thành phần này sẽ trở thành CTR đối với ngành công nghiệp khác. Một đặc điểm khác đối với CTR phát sinh từ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là các vật liệu dư thừa của các nguyên vật liệu cơ bản thường chiếm phần lớn trong tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh. Tùy theo loại hình công nghiệp, theo loại sản phẩm tạo ra, quy mô, mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm và quy trình công nghệ sẽ quyết định khối lượng và thành phần chất thải rắn tạo thành. Các ngành công nghiệp khác nhau sẽ sử dụng các nguyên liệu đầu vào khác nhau, cùng với các tác động lên nguyên liệu một cách khác nhau nên chất thải phát sinh sẽ mang những đặc tính của nguyên liệu đầu vào và quá trình công nghệ. 6 Bảng 2.1. Thành phần CTR ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Ngành công nghiệp Đóng gói Ôtô Điện tử Hoạt động Thành phần CTR Nhôm, thép, thủy tinh, nhựa, bìa, Chế tạo các vật dụng có thể chứa, carton, tấm giấy- nhựa và các loại đựng, làm bao bì sản phẩm từ các giấy có hoặc không có lớp tráng vật liệu cơ bản phủ bề mặt. - Sản xuất, phân phối các bộ phận thành phần (săm lốp, radio, bộ phận phát điện, bộ chế hòa khí, đèn, bộ giảm sóc, congotomet, vòng bi…. - Hoạt động lắp ráp hoàn thiện Phế thải (kim loại, nhựa, sơn, vải, da…) từ quá trình sản xuất, hoàn thiện lắp ráp; vỏ bao bì đựng các nguyên vật liệu sử dụng. - Sản xuất linh kiện, lắp ráp Nhựa, thủy tinh, dây điện, mảnh vụn kim loại và phế liệu của các sản phẩm cơ bản khác. Giấy văn phòng phẩm Giấy vụn (chủ yếu là giấy loại từ sách, báo tạp chí cũ, hỏng, bỏ….). Máy móc thiết bị Các mẩu thừa kim loại, các vật đúc bị hỏng…. Khoan, gia công cơ khí; quá trình Chất thải lỏng từ quá trình mạ khắc rèn; đúc kim loại; quá trình mạ (giống như các chất thải tương tự từ công nghiệp hóa chất cơ bản)… khác… Cuối cùng được xử lý chuyển về dạng rắn Hàng gia dụng Phế thải từ quá trình gia công các vật liệu như vải, da, nhựa…. Thực phẩm Đất, lá, vỏ, hạt… Xương, bì, lông, da, vày, nội tạng… Quá trình chế biến rau quả Phá, dỡ bỏ nhà, mặt đường, vỉa hè, Đá, sỏi, gạch vỡ, vôi vữa, be tông Xây dựng công đoạn chuẩn bị phối trộn be vỡ, giấy, túi xi măng, miếng kim tông, vôi vữa…. loại vụn, gỗ, dây…. Nguồn: Phùng Lê Minh (2015) 2.1.3. Phân loại chất thải rắn công nghiệp CTR phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao là CTR công nghiệp được chia thành chất thải rắn thông thường (CTRTT) và chất thải nguy hại (CTNH). Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại chất thải rắn: theo thành phần hóa học, theo đặc tính chất thải… 7  Phân loại theo thành phần hóa học. + Chất thải rắn hữu cơ: chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông nghiệp, chất thải chế biến thức ăn… + Chất thải rắn vô cơ: chất thải vật liệu xây dựng như đá, sỏi, xi măng, thủy tinh…  Phân loại theo đặc tính Bảng 2.2. Phân loại chất thải theo đặc tính Mã H Tính chất Ký hiệu Mô tả nguy hại Dễ nổ N Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng Mã H (Theo quy (Theo Phụ lục định của III Công ước EC) Basel) H1 H1 H3B H3 H3A H4.1 H3A H4.2 H3A H4.3 H2 H5.1 có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Dễ cháy C - Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo QCKTMT về ngưỡng CTNH. - Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. - Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy. - Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy. Oxy hoá OH Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất