Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận cầu giấy, hà nội...

Tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận cầu giấy, hà nội

.PDF
87
128
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------------------- NGÔ THỊ HỒNG LIÊN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Mã số : 60.85.02 Người hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN DANH THÌN HÀ NỘI - 2012 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2012 Ngô Thị Hồng Liên Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, đặc biệt là TS Trần Danh Thìn Bộ môn Sinh thái – Môi trường đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng Tài nguyên - Môi trường quận Cầu Giấy, Viện Hóa học đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian thực hiện luận văn. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của gia đình, người thân và bạn bè đã khích lệ, động viên, dành nhiều thời gian, của cải vật chất cho tôi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2012 Ngô Thị Hồng Liên Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục biểu đồ ix PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ i 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục đích của đề tài 2 1.3 Yêu cầu của đề tài 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 2.1 Tổng quan về môi trường nước 3 2.1.1 Nước và đặc tính của nước 3 2.1.2 Tài nguyên nước mặt trên thế giới và Việt Nam 5 2.2 Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm nước 9 2.2.1 Nguồn gây ô nhiễm nước 9 2.2.2 Tác nhân gây ô nhiễm nước 13 2.3 Tác hại của ô nhiễm nguồn nước 15 2.3.1 Ô nhiễm nước ảnh hưởng tới các môi trường nước khác 15 2.3.2 Ô nhiễm nước ảnh hưởng tới môi trường đất và sinh vật đất 16 2.3.3 Ô nhiễm nước ảnh hưởng tới môi trường không khí 16 2.3.4 Ô nhiễm nước gây ảnh hưởng tới con người 17 2.4 Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở Việt Nam 17 2.4.1 Hiện trạng ô nhiễm của các con sông lớn 17 2.4.2 Hiện trạng ô nhiễm nước của khu vực Hà Nội 20 2.5 Tình trạng quản lý môi trường nước ở Việt Nam 24 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… iii 2.6 Các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng môi trường nước 26 2.6.1 Các chỉ tiêu vật lý 26 2.6.2 Các chỉ tiêu hóa học 27 2.6.3 Các chỉ tiêu sinh học 28 2.7 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt 29 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31 3.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài 31 3.3 Phương pháp nghiên cứu 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 35 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên kinh tế và xã hội của quận Cầu Giấy 35 4.1.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển quận Cầu Giấy 35 4.2 Hiện trạng môi trường nước quận Cầu Giấy 42 4.2.1 Hiện trạng tài nguyên nước của quận Cầu Giấy 42 4.2.2 Hiện trạng hệ thống sông và ao hồ quận Cầu Giấy 43 4.2.3 Chức năng chính của các sông, hồ trên quận Cầu Giấy 44 4.2.4 Chất lượng nước mặt quận Cầu Giấy 46 4.2.5 Các nguồn tác động đến môi trường nước mặt quận Cầu Giấy 55 4.2.6 Đánh giá khả năng tiếp nhận nguôn thải của các thủy vực 57 4.3 Hiện trạng công tác quản lý môi trường nước của quận Cầu Giấy 62 4.3.1 Thực trạng quản lý xả nước thải của các CSSX, KD, DV trên địa bàn Quận Cầu Giấy. 4.3.2 Tình hình công tác quản lý môi trường trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay 4.4 4.4.1 62 63 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt trên địa bàn quận Cầu Giấy 68 Các biện pháp xử lý môi trường nước quận Cầu Giấy 68 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… iv 4.4.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Cầu Giấy 69 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 5.1 Kết luận 71 5.2 Kiến nghị 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 75 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu ôxi sinh hóa BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường COD Nhu cầu ô xi hóa học CP Chính phủ CSSX Cơ sở sản xuất CV Công việc DO Oxy hòa tan DV Dịch vụ ĐH Đại học KCN Khu công nghiệp KD Kinh doanh KH Kế hoạch HD Hướng dẫn HDND Hội đồng Nhân dân NXB Nhà xuất bản QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định TNHH Trách nhiệm hữu hạn TN&MT Tài nguyên và Môi trường TT Thông tư TW Trung ương UBND Ủy ban Nhân dân Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Phân bố và dạng của nước trên trái đất 5 2 Phân bố diện tích mặt nước của biển và đại dương trên trái đất 6 3 Sự phân phối khối lượng dòng chảy/năm của các sông trên thế giới 7 4 Phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam 9 5 Lượng chất thải của một người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước 11 6 Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư 11 7 Một số đặc trưng hình thái hồ ở khu vực nội thành Hà Nội 21 8 Một số đặc trưng hình thái sông ngòi, kênh, mương Hà Nội 22 9 Tọa độ của các điểm lấy mẫu 33 10 Diện tích các phường của quận Cầu Giấy 36 11 Dân số quận Cầu Giấy trong giai đoạn từ năm 2001 – 2010 38 12 Hệ thống hồ của quận Cầu Giấy 43 13 Một số chức năng chính của sông, hồ trên địa bàn quận Cầu Giấy 45 14 Chất lượng nước mặt quận Cầu Giấy Hà Nội vào mùa mưa 47 15 Chất lượng nước mặt quận Cầu Giấy Hà Nội vào đầu mùa khô 49 16 Chất lượng nước mặt quận Cầu Giấy Hà Nội vào cuối mùa khô 51 17 Lượng nước thải sinh hoạt của quận Cầu Giấy 56 18 Lượng nước thải của các cơ sở sản xuất và kinh doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy 19 Nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của phường Mai Dịch. 20 57 59 Bảng đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước thải tại điểm xả thải vào sông Nhuệ (mùa khô) Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 59 vii 21 Bảng đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước thải tại điểm xả thải vào sông Nhuệ (mùa mưa) 22 Nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của phường Quan Hoa. 23 61 Bảng đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước thải tại điểm xả thải vào sông Tô Lịch (mùa mưa) 25 61 Bảng đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước thải tại điểm xả thải vào sông Tô Lịch (mùa khô) 24 60 62 Thực trạng xả thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 63 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 1 Lượng mưa qua các tháng của Hà Nội 42 2 Biểu đồ thể hiện diện tích nước mặt của quận Cầu Giấy 44 3 Hàm lượng DO trong nước quận Cầu Giấy 52 4 Hàm lượng BOD5 trong nước quận Cầu Giấy 53 5 Hàm lượng COD trong nước quận Cầu Giấy 53 6 Hàm lượng NO3- trong nước quận Cầu Giấy 54 7 Hàm lượng PO43- trong nước quận Cầu Giấy 54 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… ix PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vô cùng có giá trị đối với sự sống của con người cũng như sự sống trên toàn thế giới, tuy nhiên nguồn tài nguyên này đang ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do hoạt động sản xuất nông nghiệp, do quá trình sinh hoạt, do hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động vui chơi giải trí của con người và do các tai biến môi trường như động đất, sóng thần, lũ lụt… Ngày nay, việc bảo vệ nguồn nước, và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã và đang trở thành vấn đề vô cùng cần thiết, đặc biệt khi sự ô nhiễm các nguồn nước (nhất là nguồn nước ngọt) đang trở nên ngày càng trầm trọng, đe dọa cuộc sống của loài người và gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất, đời sống. Quá trình phát triển kinh tế của đất nước ta đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước đặc biệt là các khu vực đô thị, hơn thế nữa do quá trình nhập cư vào các thành phố lớn lại càng làm tăng áp lực lên môi trường nước về lượng nước thải, rác thải, lượng nước tiêu thụ. Môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm. Những năm gần đây chính quyền địa phương của các khu vực có nguồn nước đã có nhiều hình thức xử phạt đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước và đã áp biện pháp xử lý nước ô nhiễm tuy nhiên không mang lại hiệu quả cao môi trường nước vẫn bị xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội nói chung và địa bàn quận Cầu Giấy nói riêng, các cơ sở sản xuất công nghiệp riêng rẽ, các cơ sở dịch vụ nhỏ lẻ cho đến các khu công nghiệp Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 1 tập trung, các làng nghề, cả trong sản xuất và sinh hoạt. Để hiểu thêm về tình trạng ô nhiễm nguồn nước khu vực đô thị tôi đi thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện môi trường nước mặt quận Cầu Giấy – Hà Nội”. 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy – Hà Nội từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường nước trên địa bàn và bảo vệ môi trường. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Tìm hiểu các thông tin chung về quận Cầu Giấy về điều kiện kinh tế, xã hội, sự phát triển của Quận qua các năm; - Điều tra, đánh giá chất lượng nước mặt ở một số điểm đại diện trên địa bàn Quận; - Đánh giá công tác quản lý môi trường nước mặt quận Cầu Giấy; - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước và bảo vệ môi trường cho Quận. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về môi trường nước 2.1.1. Nước và đặc tính của nước Nước là một tập hợp chất hóa học bao gồm hai nguyên tử hydro kết hợp với một nguyên tử oxy, có công thức hóa học là H2O. Nếu tính theo khối lượng thì trong nước có hydro chiếm 11,11% còn oxy chiếm khoảng 88,89%. Trong một phân tử nước một phân tử oxy gắn với hai phân tử hidro để tạo thành một tam giác cân có góc ở đỉnh là khoảng 105o. Nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên, vừa là thành phần môi trường và cùng là một môi trường thành phần, ở đâu có nước thì ở đó xuất hiện sự sống vì vậy theo phân loại của chúng ta nước là một tài nguyên môi trường. Nước bao phủ hơn 70% bề mặt trái đất, hơn 97% nước tồn tại ở đại dương và 3% còn lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt của trái đất thì có tới 75% là ở thể rắn tức là băng đá ở 2 cực của trái đất. Nhìn chung nước sông ngòi và các lưu vực nước ngọt ước tính khoảng 0,02%, nước tồn tại ở dạng nước ngầm và nước thổ nhưỡng chiếm khoảng 0,58%, lượng nước tồn tại ở thể hơi trong khí quyển khoảng 0,001% và chỉ khoảng 0,6% lượng nước sạch được sử dụng cho mục đích của con người [4]. Nước là một dung môi cho phép hòa tan và chuyền tải hầu hết các loại thức ăn, các chất thải, làm cho các quá trình sinh hóa diễn ra trong môi trường được thuận lợi hơn. Nước có hằng số điện môi lớn nhất, hoà tan được các hợp chất có chứa ion, giúp các hợp chất bị ion hoá dễ dàng trong dung dịch nước. Nước có sức căng mặt ngoài lớn nhất so với các loại chất lỏng. Đây là một yếu tố sinh lý học, tạo ra lực mao dẫn cung cấp nước cho động và thực vật, điều khiển sự tạo giọt và các hiện tượng bề mặt khác. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 3 Môi trường nước là một môi trường trong suốt đối với các tia thấy được nhưng lại làm khúc xạ sóng dài của các tia sáng. Môi trường nước là một môi trường trong suốt, không màu tạo điều kiện thuận lợi cho các tia sáng truyền qua tới tầng sâu, tạo điều kiện cho sự quang hợp cho các thủy sinh thực vật. Ở điều kiện 4oC thì nước có tỷ trọng lớn nhất, làm cho các tảng băng nổi lên trên bề mặt, hạn chế sự xáo trộn theo chiều thẳng đứng của các tầng có tỷ trọng khác nhau trong lòng môi trường nước. Nước có nhiệt dung bay hơi cao hơn các chất khác 585 cal/g, quyết định sự trao đổi nhiệt giữa thuỷ quyển và khí quyển. Nước có nhiệt dung cao hơn các chất khác, ngoại trừ NH3 làm ổn định nhiệt độ tại điểm nước bắt đầu đóng băng, ổn định thân nhiệt sinh vật, ổn định các vùng địa lý trên trái đất. Thành phần hoá học Thành phần hoá học của nước tự nhiên bao gồm: Các ion hoà tan: Nước tự nhiên là dung môi tốt nhất để hoà tan các axit, bazơ, và các muối vô cơ. Các ion hoà tan càng cao thì độ dẫn điện của nước càng cao và ngược lại. Độ mặn của nước được định nghĩa là tổng lượng muối hoà tan có trong nước do vậy độ mặn của nước có thể được xác định thông qua sự dẫn điện của nước. Các khí hoà tan: Hầu hết các khí đều có khả năng hoà tan hoặc phản ứng với nước ngoại trừ khí mêtan. Các chất hữu cơ: Môi trường nước tồn tại các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học và khó phân huỷ sinh học. Thành phần sinh học Thành phần và các cá thể sống trong nước bao gồm các vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tảo ngoài ra còn có các sinh vật khác như động vật đơn bào, cá, thực vật. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 4 2.1.2. Tài nguyên nước mặt trên thế giới và Việt Nam 2.1.2.1. Tài nguyên nước mặt trên thế giới Vấn đề về Tài nguyên Nước được thực hiện trong tổ chức Liên Hợp Quốc, các chương trình và các quỹ có vai trò đáng kể trong việc giải quyết mối quan tâm tới nước ngọt của toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 2002 về vấn đề phát triển bền vững và bắt đầu thiên niên kỷ của Tài nguyên Nước đã đặt mục tiêu phát triển và hỗ trợ các nước thành viên để đạt được các mục tiêu và các chỉ tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường. Công việc của tổ chức bao gồm tất cảc các khía cạnh của nguồn nước ngọt bao gồm cả tài nguyên nước và các dòng chảy sông ngòi, nước ngầm và nước biển [2]. Với tổng diện tích nước bề mặt trái đất là 510x1016 km2, trái đất có tài nguyên nước thật là phong phú (bề mặt đại dương chiếm khoảng 70,8% với tổng lượng nước là 1.370.223 km2) Nếu đem toàn bộ nước dải đều trên bề mặt lục địa thì bề dày mặt nước sẽ là 2.400 m. Nước là một tài nguyên phong phú nhưng nước chỉ hữu dụng với con người khi nó ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng dạng và đạt chất lượng theo yêu cầu. Hơn 99% trữ lượng nước trên thế giới nằm ở dạng không hữu dụng với đa số các mục đích của con người do độ mặn (nước biển), địa điểm, dạng (băng hà). Bảng 1: Phân bố và dạng của nước trên trái đất [19] STT Địa điểm Diện tích Tổng thể tích % tổng (km2) nước (km3) lượng nước 1 Các đại dương và biển 361.000.000 1.230.000.000 97,2000 2 Khí quyển 510.000.000 12.700 0,0010 3 Sông, rạch - 1.200 0,0001 4 Nước ngầm (độ sâu 0,8 km) 130.000.000 4.000.000 0,3100 5 Hồ nước ngọt 855.000 123.000 0,0090 6 Tảng băng và băng hà 28.200.000 28.600.000 2,1500 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 5 Như vậy nước trên bề mặt trái đất tồn tại trên biển và đại dương là nhiều nhất, chiến tới 97,2%. Sự phân bố diện tích của các biển và đại dương được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Phân bố diện tích mặt nước của biển và đại dương trên trái đất [5] Mặt nước Thái Bình Dương Diện tích (1.000 km2) 180.000 Mặt nước Hắc Hải Diện tích (1.000 km2) 410 Biển Berinh 2.280 Biển Azốp Biển Đông Việt Nam 2.140 Ấn Độ Dương Biển Ô Khốt 1.720 Biển Ađăng 790 Biển Đông Trung Hoa 1.240 Hồng Hải 450 Biển Nhật Bản Đại Tây Dương 980 93.400 Bắc Băng Dương Biển Barăngxô 38 75.000 13.100 1.400 Biển Caraip 2.600 Biển Capi 850 Địa Trung Hải 2.560 Biển Đông Xibria 850 640 Bắc Hải 570 Biển Lap Tép Biển Ban Tích 410 Bạch Hải 95 Qua bảng số liệu ta thấy được diện tích và lượng nước chủ yếu là thuộc các biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và diện tích thấp nhất là ở biển Azốp. Về lượng nước ngọt trên thế giới được phân bố ở các dạng như băng đá, trong sông hồ, nước ngầm. Sự phân phối khối lượng dòng chảy/năm của các sông trên thế giới được thể hiện qua bảng số liệu sau: Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 6 Bảng 3: Sự phân phối khối lượng dòng chảy/năm của các sông trên thế giới [5] Lớp dòng Diện tích Khối lượng dòng (1000 km2) chảy năm (km3) Toàn đất liền 148.811 37.000 249 Các miền rìa đất liền 116.778 36.300 310 Sườn đại Tây Dương 67.359 21.300 316 Sườn Thái Bình Dương 49.419 15.000 304 Các miền không lưu 32.033 700 21 Các miền của đất liền chảy năm (mm) Trong đó: thông của đất liền 2.1.2.2. Tài nguyên nước của Việt Nam Tài nguyên nước ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo (hồ chứa), giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các túi nước ngầm. Theo Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 (BTNMT, 2005) Việt Nam có khoảng 2.372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Trong số này, có 9 con sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 nhánh sông (sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sông Srê Pok) đã tạo nên một vùng lưu vực trên 10.000 km2, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng lưới sông ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn được biết đến như hồ Lăk (rộng khoảng 10 km2 ở Đắk Lắk), Biển Hồ (rộng 2,2 km2 ở Gia Lai), hồ Ba Bể (rộng 5 km2 ở Bắc Kạn) và hồ Tây (rộng Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 7 4,5 km2 ở Hà Nội). Các đầm phá lớn thường gặp ở cửa sông vùng duyên hải miền Trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại. Việt Nam còn có hàng ngàn các hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến 26 tỷ m3 nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên một tỷ m3 đang được sử dụng để khai thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và Ya Ly. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn (Bắc Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Phú Ninh (Quảng Nam). Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3.500 hồ chứa nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông đường thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản (FAO, 1999). Nước ngầm là nguồn nước có tiềm năng trữ lượng lớn, đặc biệt ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất ngập nước nội địa có tầm quan trọng cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước. Điển hình là các vùng như hồ Ba Bể (Bắc Kạn), đất ngập nước Xuân Thủy, Tiền Hải, Bàu Sấu, Cần Giờ và Tràm Chim (Đồng Tháp). Mặc dù tài nguyên nước ở Việt Nam có trữ lượng dồi dào nhưng trên thực tế nguồn nước có thể sử dụng ngay là hạn hữu vì sự phân bố không đồng đều. Nhiều vùng bị thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân khác. Chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống và đẩy con người đến gần các rủi ro nguy hiểm. Theo ước tính, khoảng 37% nước bị mất đi do lãng phí, thậm chí có nơi lên đến 50%. Nguyên nhân một phần do hệ thống tưới tiêu được xây dựng từ những năm 1960 và 1970 đến nay đã bị xuống cấp và hư hỏng nặng, trong khi đó hệ thống tưới tiêu hiện tại chỉ có khả năng cung cấp nước cho khoảng 50-60% theo yêu cầu thiết kế được tưới. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 8 Bảng 4: Phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam [4] Vùng Diện tích (km2) Tổng lượng nước (km3/năm) Trong nước Ngoài vào Toàn bộ 1: Bắc bộ 115.752 113,86 45,52 159,38 Trung du, miền núi 104.297 106,43 45,52 51,95 Đồng bằng 11.455 7,43 44,12 51,55 2: Bắc Trung bộ 51.980 66,82 11,06 77,88 3: Nam Trung bộ 100.366 105,53 - 105,53 Duyên Hải 45.607 51,82 - 51,82 Tây Nguyên 55.296 53,71 - 53,71 4: Nam bộ 63.372 39,18 500 539,18 Đông Nam bộ 23.496 18,58 - 18,58 Tây Nam bộ 39.876 20,60 500 520,60 331.440 325,69 556,58 882,27 Cả nước Sự phân bố của các con sông không đồng đều theo cấu trúc không gian. Những sông lớn chủ yếu tập trung ở phía bắc và phía nam như: sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai,… 2.2. Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm nước 2.2.1. Nguồn gây ô nhiễm nước Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên do các hoạt động của thiên nhiên. Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 9 trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ, hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên: núi lửa, xói mòn, bão, lụt... có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu [10]. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước có liên quan mật thiết đến việc sử dụng nước của con người. Nguồn nhiễm bẩn từ đô thị: Nguồn gây ra sự ô nhiễm nước ở đô thị có sự tác động mạnh mẽ của nước thải sinh hoạt. Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư được xác định trên cơ sở nước cấp. Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đô thị thường là từ 100 đến 250 l/người/ngày (đối với các nước đang phát triển) và từ 150 đến 500 l/người/ngày (đối với các nước phát triển). Tiêu chuẩn cấp nước các đô thị nước ta hiện nay dao động từ 120 đến 180 l/người/ngày. Đối với khu vực nông thôn, tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt từ 50 đến 120 l/người/ngày. Tiêu chuẩn nước thải phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước. Thông thường tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt lấy bằng 80 đến 100% tiêu chuẩn cấp nước cho mục đích nào đó. Ngoài ra, lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư còn phụ thuộc vào điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu thời tiết và tập quán sinh hoạt của nhân dân. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan