Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện nhi thanh ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện nhi thanh hóa tỉnh thanh hóa

.PDF
95
5
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN BÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN BÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA Ngành: Khoa học môi trường Mã số ngành: 8.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Trần Văn Bình ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Chí Hiểu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Bộ phận sau đại học, Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức bệnh viện nhi Thanh Hóa và Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Học viên Trần Văn Bình iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài. ......................................................................................... 1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài. ......................................................................... 3 1.1.1. Khái quát chung về nước thải bệnh viện................................................. 3 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tính chất của nước thải bệnh viện. .... 4 1.1.3. Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện ........................................ 10 1.1.4. Ảnh hưởng của nước thải y tế đến con người và môi trường. .............. 15 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài. .......................................................................... 17 1.2.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất thải ... 17 1.2.2. Các quy định của tỉnh Thanh Hóa trong công tác quản lý và xử lý nước thải bệnh viện. ................................................................................................. 18 1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới ............................................ 19 1.3.1. Hiện trạng công tác quản lý, xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới... 19 1.4. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam. ............................................ 23 1.4.1. Hiện trạng công tác quản lý, xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam. .. 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG ......................................... 30 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 30 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 30 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 30 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30 iv 2.2.1. Giới thiệu về Bệnh viện nhi Thanh Hóa ............................................... 30 2.2.2. Hiện trạng nước thải tại bệnh viện. ....................................................... 30 2.2.3. Thực trạng công tác quản lý nước thải tại bệnh viện. ........................... 30 2.2.4. Thực trạng xử lý nước thải tại bệnh viện. ............................................. 30 2.2.5. Đánh giá của người dân và CBCNV bệnh viện về công tác quản lý, xử lý nước thải tại bệnh viện. ............................................................................... 30 2.2.6. Đề xuất giải pháp kỹ thuật trong việc quản lý và xử lý nước thải y tế của Bệnh viện nhi Thanh Hóa. ........................................................................ 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30 2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. ................................................... 31 2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. ................................................. 31 2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải. ...................................... 31 2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. ............................................... 32 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 31 3.1. Giới hạn về bệnh viện nhi Thanh Hóa. .................................................... 31 3.1.1. Vị trí địa lý. ........................................................................................... 31 3.1.2. Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh cơ sở. ................. 31 3.1.3. Địa điểm xả nước thải của cơ sở. .......................................................... 32 3.1.4. Quy mô hoạt động của bệnh viện.......................................................... 33 3.1.5. Quy trình hoạt động chung của bệnh viện ............................................ 34 3.2. Hiện trang nước thải tại bệnh viện nhi Thanh Hóa hiện nay. .................. 39 3.2.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện............................................. 39 3.2.2. Nhu cầu sử dụng và xả nước thải của bệnh viện................................... 40 3.3. Thực trạng công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện. ................ 45 3.3.1. Thực trạng công tác quản lý nước thải tại bệnh viện. ........................... 45 3.3.2. Thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải tại bệnh viện. ........... 45 3.4. Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung. ............. 57 3.4.1. Đánh giá kết quả phân tích nước thải đầu vào hệ thống XLNT tập trung. . 57 3.4.2. Đánh giá kết quả phân tích nước thải qua từng công đoạn xử lý tại hệ thống XLNT tập trung. .................................................................................... 60 3.5. Đánh giá của người dân và CBCNV bệnh viện về công tác quản lý, xử lý nước thải tại bệnh viện. ................................................................................... 70 3.5.1. Đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. ............................... 70 v 3.5.2. Đánh giá của cán bộ nhân viên bệnh viện............................................. 72 3.6.1. Đánh giá chung về công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện. 73 3.6.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện...... 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 75 1. Kết luận ....................................................................................................... 75 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 77 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQLDA Ban quản lý dự án BTCT Bê tông cốt thép BQL Ban quản lý BTNMT Bộ tài nguyên môi trường BYT Bộ y tế CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTYT Chất thải y tế CBCVN Cán bộ công nhân viên CTRNH Chất thải rắn nguy hại CTNH Chất thải nguy hại HTXL Hệ thống xử lý HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải KPHT Không phát hiện thấy NĐ Nghị định PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ-CP Quyết định chính phủ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn TDTT Thể dục thể thao TT Thông tư UB Ủy ban UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường WHO Tổ chức y tế thế giới XLNT Xử lý nước thải vii DANH MỤC BẢNG LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i Bảng 1.1: Lượng nước thải các bệnh viện ........................................................ 6 Bảng 1.2: Các thông số đặc trưng của nước thải bệnh viện.............................. 8 Bảng 1.3: QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia ............... 9 về nước thải y tế ................................................................................................ 9 Bảng 1.3: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện......................................... 27 Bảng 1.4: Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam .......................... 28 Bảng 1.5: Số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải và các nhóm công nghệ đã áp dụng ....................................................................................................... 29 Bảng 3.1: Quy mô số giường bệnh hiện tại của bệnh viện ............................. 33 Bảng 3.2: Thống kê nhóm bệnh điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa ......... 37 Bảng 3.3: Danh mục tần suất số bệnh nhân đến khám chữa bệnh ...................... 38 qua các năm 2016, 2017.................................................................................... 38 Bảng 3.4: Máy móc thiết bị phục vụ cho công trình xử lý nước thải .................. 46 Bảng 3.5: Thống kê bể tự hoại tại các khu nhà ............................................... 47 Bảng 3.6: Tổng hợp công trình và thiết bị của HTXLNT tập trung ............... 48 Bảng 3.9: Thành phần nước thải đầu vào qua kết quả phân tích .................... 57 Bảng 3.10: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau khi xử lý qua bể bể lắng.... 61 Bảng 3.11: Kết quả phân tích sau xử lý tại bể lọc yếm khí vách ngăn ........... 62 Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu nước thải tại bể lọc yếm khí .................... 63 Bảng 3.13: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý bể lọc ngầm ............. 65 trồng cây .......................................................................................................... 65 Bảng 3.14: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau bể khử trùng ...................... 66 viii DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 1.2: Phương pháp xử lý nước thải bang Ozone .................................... 21 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam hiện nay ................. 24 Hình 3.1: Sơ đồ vị trí Bệnh viện Nhi Thanh Hóa ........................................... 32 Hình 3.2: Quy trình hoạt động của Bệnh viện ................................................ 34 Hình 3.3: Mô hình tổ chức bệnh viện ............................................................. 35 Hình 3.4: Hệ thống cấp nước sinh hoạt........................................................... 41 Hình 3.5: Sơ đồ cân bằng nước của Bệnh viện ............................................... 42 Hình 3.6: Sơ đồ phân luồng và xử lý nước thải Bệnh viện ............................. 49 Hình 3.7: Quy trình hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện .......... 53 Hình 3.10: Diễn biến BOD5, COD, TSS ......................................................... 59 Hình 3.11: Diễn biến NH4+, NO3-, PO43- ......................................................... 59 Hình 3.12: Diễn biến Coliform ....................................................................... 60 Hình 3.13: Diễn biến xử lý BOD5 qua từng giai đoạn xử lý........................... 67 Hình 3.14: Diễn biến xử lý COD qua từng giai đoạn xử lý ............................ 67 Hình 3.15: Diễn biến xử lý TSS qua từng giai đoạn xử lý ............................. 68 Hình 3.16: Diễn biến xử lý NH4+ qua từng giai đoạn xử lý ............................ 68 Hình 3.17: Diễn biến xử lý NO3- qua từng giai đoạn xử lý ............................ 69 Hình 3.18: Diễn biến xử lý PO43- qua từng giai đoạn xử lý ............................ 69 Hình 3.19: Diễn biến xử lý Cliform qua từng giai đoạn xử lý........................ 70 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết Việt Nam là nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta. Vì vậy trong những năm qua các bệnh viện không những phát triển về mặt số lượng mà còn được nâng cao cả về chất lượng phục vụ. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của hệ thống bệnh viện còn gặp nhiều bất cập, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, song kinh phí cho đầu tư nâng cấp còn hạn hẹp, đặc biệt là hệ thống xử lý chất thải độc hại chưa đảm bảo theo yêu cầu quy định của luật môi trường, nhất là hệ thống xử lý nước thải, sự gia tăng số bệnh nhân càng nhiều kéo theo lượng nước thải phát sinh càng cao, gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng phức tạp. Bệnh viện Nhi Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ 04/2007, là Bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Thanh Hoá, quy mô 200 giường. Để đáp ứng với nhu cầu cầu khám chữa bệnh từ tháng 01 năm 2015, bệnh viện đã tăng quy mô lên 500 giường với mục đích phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh cho các đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi của tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì tình trạng chất thải rắn y tế và nước thải phát sinh với khối lượng lớn và nồng độ các chất ô nhiễm cao. Trước thực trạng đó, chúng tôi thực hiện xây dựng đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. 2. Mục tiêu của đề tài. - Xác định nguồn phát sinh nước thải tại bệnh viện. - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và xử lý nước thải góp phần bảo vệ môi trường. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3.1. Ý nghĩa khoa học - Vận dụng nâng cao kiến thức vào đời sống và thực tiễn. - Nâng cao kiến thức và hiểu biết về công tác quản lý và xử lý nước thải y tế nói chung, về nước thải bệnh viện Nhi nói riêng để phục vụ cho học tập và nghiên cứu sau này. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được chất lượng của nước thải y tế cũng như phương pháp xử lý mà bệnh viện đang áp dụng, - Đề tài cung cấp những dữ liệu liên quan đến hiện trạng quản lý môi trường và giải pháp như một cơ sở để so sánh giữa các bệnh viện ở các khu vực khác nhau, trong nước cũng như ngoài nước. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 1.1.1. Khái quát chung về nước thải bệnh viện. a. Khái niệm về nước thải. Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu (Có hiệu lực từ ngày 15/06/2015), theo đó: Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Nước thải có thể có nguồn gốc từ hoạt động của các hộ gia đình, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, nước chảy tràn bề mặt, nước mưa bão, dòng vào cống ngầm hoặc nước thấm qua. Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng: - Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. - Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. - Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí. - Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống,... [1]. b. Khái niệm về nước thải y tế. Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược; cơ sở sản xuất thuốc. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. 4 Do đó nước thải y tế cần được thu gom và xử lý đảm bảo theo các quy định hiện hành. Trong nước thải y tế ngoài ra còn có các chất khử trùng, các phế phẩm thuốc, dư lượng thuốc kháng sinh, các dung môi hóa học, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh,... (Nguồn: hướng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế, Nhà xuất bản Y học, năm 2015). [2]. 1.1.2. Nguồ n gố c phát sinh, thành phầ n và tính chấ t củ a nư ớ c thả i bệ nh việ n. 1.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện. Trong quá trình khám chữa bệnh hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện hầu hết các khâu sử dụng nước đều phát sinh nước thải. Do mục đích của từng bộ phận khác nhau nên tính chất nước thải phát sinh cũng khác nhau. Nước thải bệnh viện phát sinh từ các nguồn sau: - Từ quá trình sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cán bộ công nhân viên của bệnh viện. - Nước thải từ các phòng phẫu thuật, xét nghiệm, phòng thí nghiệm, nhà vệ sinh, nhà bếp,... - Tẩy khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế, pha chế thuốc. - Các mẫu bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh nhân, nước rửa phim,... - Nước thải là nước mưa chảy tràn trên toàn bộ bề mặt khuôn viên bệnh viện, từ các mái nhà,... a. Nguồn phát sinh nước mưa chảy tràn. Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích bệnh viện được thu vào hố ga rồi chảy thẳng vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Chất lượng của nước thải này phụ thuộc vào độ sạch của khí quyển và mặt bằng rửa trôi của khu vực bệnh viện. Nếu đường xá, bến bãi được bê tông hóa và được dọn dẹp sạch sẽ, không có rác tích tụ thì lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực này 5 sẽ có mức độ ô nhiễm thấp. Ngược lại nếu là sân đất, không được vệ sinh thường xuyên thì nước thải qua lớp bề mặt bị nhiễm bẩn cao, đặc biệt là lượng nước mưa rơi xuống đầu tiên. b. Nước thải từ hoạt động khám và điều trị bệnh. Khám và điều trị bệnh là những hoạt động diễn ra hàng ngày tại bệnh viện. Nước thải phát sinh từ hoạt động này thường chứa các chất hữu cơ hòa tan, các cặn lơ lửng, các vi trùng gây bệnh… một số bệnh viện còn có cả chất phóng xạ. Quá trình súc rửa các dụng cụ y khoa thải ra các phế phẩm thuốc, các chất sát trùng, dung môi hóa học. Máu mủ, các mầm bệnh được thải ra trong quá trình phẫu thuật là nguồn lây lan các dịch bệnh. Nước thải phát sinh từ các khoa trong bệnh viện: - Khoa giải phẫu : nước thải chứa các mô, tạng tế bào. - Điều trị khối u : nước thải chứa hóa chất và chất phóng xạ. - Khoa phụ sản : nước thải chứa máu và các tạp chất khác. - Khoa X- Quang : nước rửa phim. - Khoa xét nghiệm : xét nghiệm huyết học, sinh hóa chứa chất dịch sinh học (nước tiểu, dịch sinh học, hóa chất), xét nghiệm vi sinh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất, nấm, chất dịch học). - Khoa răng- hàm-mặt: nước thải có khả năng phát tán thủy ngân. c. Nước thải từ sinh hoạt của bệnh viện. Nước thải sinh hoạt chiếm gần 80% lượng nước được cấp cho sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt trong bệnh viện sinh ra từ 3 nguồn khác nhau: thứ nhất là nước thải sinh hoạt của cán bộ, nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; thứ hai là nước thải từ giặt giũ quần áo, chăn ga, màn… cho bệnh nhân; thứ ba là nước thải từ nhà bếp, khu căng-tin bệnh viện. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Nước từ quá trình giặt giũ, lau chùi, vệ sinh chứa nhiều các chất tẩy rửa, các hợp chất chứa clo có 6 nguồn gốc từ chất khử trùng được sử dụng. Ngoài ra cũng chứa một lượng lớn vi trùng gây bệnh trong quần áo của bệnh nhân. Nước thải từ nhà bếp, căngtin chứa nhiều dầu mỡ, các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ thực phẩm. Lượng nước thải phụ thuộc vào số cán bộ công nhân viên trong bệnh viện cũng như số lượng bệnh nhân và người nhà tới chăm sóc bệnh nhân. Bảng 1.1: Lượng nước thải các bệnh viện Quy mô bệnh viện Lượng nước dùng Lượng nước thải (giường bệnh) (lit/người/ngày) (m3/ngày) 1 <100 700 70 2 200 – 300 700 100 - 200 3 300 – 500 600 200 - 300 4 500 – 700 600 300 - 450 5 > 700 600 > 500 1000 - STT 6 Bệnh viện kết hợp với nghiên cứu & đào tạo (Nguồn: Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội-2004) Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. d. Nước thải từ các công trình phụ trợ khác Là nước thải từ các công trình phụ trợ như từ khu rửa xe, máy phát điện dự phòng, ga ra ô tô... Những nguồn nước thải bệnh viện này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng lan truyền vào nước thải những tác nhân truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi trường. (Nguyễn Xuân Nghiêm, 2009). [3] 1.1.2.2. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện. a. Thành phần 7 Các thành phần có trong nước thải bệnh viện bao gồm: - Các chất rắn trong nước thải bệnh viện như (TS, TSS và TDS): Thành phần vật lý cơ bản trong nước thải y tế gồm có: tổng chất rắn (TS); tổng chất rắn lơ lửng (TSS); tổng chất rắn hòa tan (TDS). Chất rắn hòa tan có kích thước hạt 10-8 - 10-6 mm, không lắng được. Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt từ 10-3 - 1 mm và lắng được. Ngoài ra trong nước thải còn có hạt keo (kích thước hạt từ 10-5 - 10-4 mm) khó lắng. - Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải bệnh viện gồm có: nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD). + BOD5 gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hoá sinh học, mà đặc biệt là các chất hữu cơ. + COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải kể cả chất hữu cơ dễ phân huỷ và khó phân huỷ sinh học. Đối với nước thải, hàm lượng ô nhiễm hữu cơ được xác định gián tiếp thông qua chỉ số COD. - Các chất dinh dưỡng trong nước thải bệnh viện (các chỉ tiêu nitơ và phospho): Trong nước thải bệnh viện cũng chứa các nguyên tố dinh dưỡng gồm Nitơ và Phốt pho. Các nguyên tố dinh dưỡng này cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật và thực vật. Trong nước, nitơ tồn tại dưới dạng nitơ hữu cơ, nitơ amôn, nitơ nitrit và nitơ nitrat. Nitơ gây ra hiện tượng phú dưỡng và độc hại đối với nguồn nước sử dụng ăn uống. Phốt pho trong nước thường tồn tại dưới dạng orthophotphat (PO43-, HPO42-, H2PO4-, H3PO4) hay polyphotphat [Na3(PO3)6] và phốt phát hữu cơ. Phốt pho là nguyên nhân chính gây ra sự bùng nổ tảo ở một số nguồn nước mặt, gây ra hiện tượng tái nhiễm bẩn và nước có màu, mùi khó chịu. - Chất khử trùng và một số chất độc hại khác: Do đặc thù hoạt động của bệnh viện nên các hóa chất khử trùng đã được sử dụng khá nhiều, các chất này chủ yếu là các hợp chất của clo (cloramin B, clorua vôi,...) sẽ đi vào nguồn nước thải và làm giảm hiệu quả xử lý của các 8 công trình xử lý nước thải sử dụng phương pháp sinh học. Ngoài ra, một số kim loại nặng như Pb (chì), Hg (Thủy ngân), Cd (Cadimi) hay các hợp chất AOX phát sinh trong việc chụp X- quang cũng như tại các phòng xét nghiệm của bệnh viện trong quá trình thu gom, phân loại không triệt để sẽ đi vào hệ thống nước thải có nguy cơ gây ra ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. - Các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải bệnh viện: Nước thải y tế có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh như: Samonella typhi gây bệnh thương hàn, Samonella paratyphi gây bệnh phó thương hàn, Shigella sp. Gây bệnh lỵ, Vibrio cholerae gây bệnh tả. Ngoài ra trong nước thải y tế còn chứa các vi sinh vật gây nhiễm bẩn nguồn nước từ phân như sau: + Coliforms và Fecal coliforms. + Fecal streptococci. + Clostridium perfringens. (Nguồn: hướng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế, Nhà xuất bản Y học, năm 2015). [2] - Theo số liệu thống kê của trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thanh Hoá năm 2016 thì thành phần ô nhiễm chính trong nước thải bệnh viện bao gồm: Bảng 1.2: Các thông số đặc trưng của nước thải bệnh viện TT Thông số Đơn vị Khoảng giá trị Giá trị điển hình TCVN 73822004 (mức II) QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B) 1 BOD5 mg/l 120-150 170 30 50 2 COD mg/l 150-350 300 - 100 3 SS mg/l 100-200 180 100 100 4 NO3- (tính theo N) mg/l 70-250 150 50 50 5 NH4+ (tính theo N) mg/l 30-60 40 10 10 6 PO43- (tính theo P) mg/l 10-30 25 6 10 7 Coliform MPN/100ml 106-109 106-107 5.000 5.000 9 Bảng 1.3: QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế Thông số TT Giá trị C Đơn vị A B - 6,5 - 8,5 6,5 - 8,5 1 Ph 2 BOD5 (20oC) mg/l 30 50 3 COD mg/l 50 100 mg/l 50 100 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0 6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10 7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50 8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10 9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20 10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 12 Tổng coliforms MPN/100ml 3000 5000 13 Salmonella Vi khuẩn/100 ml KPHT KPHT 14 Shigella Vi khuẩn/100ml KPHT KPHT 15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/100ml KPHT KPHT (Bộ Tài nguyên và Môi trường QCVN 28:2010/BTNMT) b. Tính chất - Tính chất hóa lý: Ngoài việc sử dụng các chất tẩy rửa ở xưởng giặt là của bệnh viện tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của các công trình xử lý nước thải bệnh viện.Điều này nảy sinh yêu cầu cao hơn đối với quá trình xử lý nước thải bệnh viện thiết kế và xây dựng hệ thống làm sạch cục bộ. 10 - Đặc trưng về vi trùng và vi rút: Điểm đặc thù của nước thải bệnh viện làm cho nó khác với nước thải sinh hoạt, khu dân cư là sự lan truyền rất mạnh các vi rút vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt nguy hiểm là những bệnh viện chuyên các bệnh truyền nhiễm và bệnh lao cũng như các bệnh viện đa khoa. Nước thải bệnh viện còn nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường xuất hiện trong nước thải bệnh viện. Như vậy nước thải bệnh viện khác nước thải sinh hoạt bởi những điểm sau: Lượng chất ô nhiễm của một giường bệnh lớn hơn 2-3 lần lượng chất bẩn gây ô nhiễm tính trên một đầu người. Ở cùng một tiêu chuẩn sử dụng nước thì nước thải bệnh viện có nồng độ chất bẩn cao hơn nhiều so với nước thải sinh hoạt và chúng ta thấy rằng cần phải xếp nước bệnh viện vào loại nước thải riêng khác với nước thải sinh hoạt và yêu cầu xử lý cũng phải cao hơn (Nguồn: hướng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế, Nhà xuất bản Y học, năm 2015). [2] 1.1.3. Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện 1.1.3.1. Xử lý cơ học. Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng để tách các tạp chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải; thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quy trình xử lý. Mục đích của phương pháp: - Tách các chất không hòa tan, những vật chất có kích thước lớn như nhánh cây, gỗ, nhựa, lá cây, giẻ rách, dầu mỡ... ra khỏi nước thải. - Loại bỏ cặn nặng như sỏi, thủy tinh, cát... - Điều hòa lưu lường và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo. a. Song chắn rác. Song chắn rác thường được làm bằng kim loại, nằm ở vị trí đầu tiên trong hệ thống xử lý nước thải. Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất