Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sau biogas tại một số trang trại chăn n...

Tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sau biogas tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh bắc ninh

.PDF
70
2
106

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM THỊ QUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SAU BIOGAS TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QLTN&MT Mã số: 8850101 Cán bộ hướng dẫn: TS. Đào Đình Châm Thái Nguyên - năm 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đào Đình Châm. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày ..... tháng… năm 2019 Tác giả PHẠM THỊ QUYÊN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tác giả xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học - ĐHTN, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới TS. Đào Đình Châm người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, đóng góp quan trọng cho sự thành công của luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện hết mức có thể của các Thầy, Cô giáo tại Phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Khoa học đã hướng dẫn tôi từ phương pháp đến cung cấp hóa chất, thiết bị máy móc để tôi có thể tiến hành các thí nghiệm phục vụ quá trình làm luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy, Cô giáo, bạn bè để luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tác giả PHẠM THỊ QUYÊN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................................4 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu ...................................4 1.1.2. Đặc điểm chất thải chăn nuôi .........................................................................4 1.1.3. Một số thông số nghiên cứu trong nước thải chăn nuôi ................................6 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .....................................................................8 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam .... 8 1.2.2. Khái quát về công nghệ Biogas ...................................................................10 1.2.3. Ô nhiễm môi trường và một số tác hại đến sức khỏe từ nước thải chăn nuôi ...13 1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài .........................................................................................13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......15 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................15 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................15 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................15 2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................15 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................16 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...........................................................16 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................16 2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ........................17 2.3.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ............................................................18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................19 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.................................19 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................19 3.1.2. Nhân tố kinh tế - xã hội.................................................................................22 3.2. Thực trạng công tác chăn nuôi lợn tại một số trang trại tại tỉnh Bắc Ninh ............26 3.2.1. Số lượng trang trại chăn nuôi lợn tại khu vực nghiên cứu............................26 3.2.2. Quy mô chăn nuôi tại một số trang trại trên địa bàn nghiên cứu ..................27 3.2.3. Các dạng mô hình chăn nuôi lợn tại một số trang trại .................................28 3.2.4. Phương thức chăn nuôi lợn tại một số trang trại ...........................................29 3.3. Hiện trạng xử lý chất thải tại khu vực nghiên cứu .................................................30 3.4. Hiện trạng phòng, chống dịch bệnh và nhận thức của cộng đồng trong xử lý chất thải chăn nuôi.................................................................................................................31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.4.1. Công tác phòng, chống dịch bệnh tại các trang trại ......................................31 3.4.2. Nhận thức của cộng đồng trong xử lý chất thải chăn nuôi ...........................32 3.5. Tình hình quản lý và xử lý các trang trại gây ô nhiễm môi trường ........................32 3.6. Hiện trạng chất lượng nước thải chăn nuôi sau Biogas tại khu vực nghiên cứu ....33 3.6.1. Hiện trạng chất lượng nước thải sau Biogas tại một số trang trại chăn nuôi ở huyện Gia Bình .......................................................................................................33 3.6.2. Hiện trạng chất lượng nước thải sau Biogas tại một số trang trại chăn nuôi ở huyện Quế Võ .........................................................................................................35 3.6.3. Hiện trạng chất lượng nước thải sau Biogas tại một số trang trại chăn nuôi tại thị xã Từ Sơn ......................................................................................................38 3.6.4. So sánh giá trị trung bình của các thông số trong mẫu nước thải sau Biogas tại huyện Gia Bình, huyện Quế Võ và thị xã Từ Sơn .............................................39 3.6.5. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas......................................................................................................................43 3.7 Một số giải pháp thích hợp nhằm pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mô hình Biogas và cải thiện chất lượng nước thải sau Biogas ................................................................ 44 3.7.1. Đối với các cơ sở chăn nuôi ..........................................................................44 3.7.2. Đối với các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn ......................................45 3.7.3. Giải pháp tuyên truyền – giáo dục ................................................................ 46 3.7.4. Giải pháp về kinh tế ......................................................................................46 3.7.5. Giải pháp về kỹ thuật ....................................................................................47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................49 I. Kết luận ......................................................................................................................49 II. Kiến nghị ...................................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................51 PHỤ LỤC ......................................................................................................................53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa AC Ao chuồng BOD5 Nhu cầu oxy sinh học BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường COD Nhu cầu oxy hóa học KSH Khí sinh học NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NĐ-CP Nghị định – Chính phủ QCVN 62 – MT: 2016/BTNMT Quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi QĐ-UBND Quyết định của ủy ban nhân dân TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TSS Tổng chất rắn lơ lửng T.x Thị xã VAC Vườn ao chuồng VC Vườn XLNT Xử lý nước thải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Khối lượng phân và nước tiểu từ lợn thải ra trong 1 ngày đêm .....................5 Bảng 2.1: Thống kê phân bổ số phiếu điều tra trên các địa bàn khảo sát .....................17 Bảng 3.1: Thông kê số lượng trang trại chăn nuôi lợn ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................................................26 Bảng 3.2: Thống kê số lượng lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................................27 Bảng 3.3: Tỷ lệ các dạng mô hình chăn nuôi lợn tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................................................28 Bảng 3.4: Phương thức chăn nuôi lợn tại một số trang trại ...........................................29 Bảng 3.5: Thống kê tỉ lệ xây dựng hầm Biogas tại khu vực nghiên cứu ......................30 Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải chăn nuôi sau Biogas tại huyện Gia Bình ...............................................................................................................................34 Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải chăn nuôi sau Biogas tại huyện Quế Võ ..................................................................................................................................36 Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải chăn nuôi sau Biogas tại thị xã Từ Sơn .................................................................................................................................38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh ................................................................ 19 Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn sự biến thiên theo thời gian về số trang trại chăn nuôi lợn ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ...................................................................27 Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình của thông số pH trong mẫu nước thải sau Biogas tại huyện Gia Bình, huyện Quế Võ và T.x Từ Sơn ...........................................39 Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình của thông số BOD5 trong mẫu nước thải sau Biogas tại huyện Gia Bình, huyện Quế Võ và T.x Từ Sơn .....................................39 Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình của thông số COD trong mẫu nước thải sau Biogas tại huyện Gia Bình, huyện Quế Võ và T.x Từ Sơn .....................................40 Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình của 2 thông số Tổng Nitơ và TSS trong mẫu nước thải sau Biogas tại huyện Gia Bình, huyện Quế Võ và T.x Từ Sơn .............41 Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình của thông số Coliforms trong mẫu nước thải sau Biogas tại huyện Gia Bình, huyện Quế Võ và T.x Từ Sơn ..............................42 Hình 3.8: Sơ đồ công nghệ hệ xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau Biogas bằng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt .............................................................................................48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng; Cùng với sự lớn mạnh chăn nuôi của cả nước, ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Ninh cũng thu được những thành tựu to lớn. Trong năm 2017, tỉnh Bắc Ninh đã có 3.300 trang trại, gia trại, bình quân hàng năm, hệ thống các trang trại này đã cung ứng cho thị trường 95.000 - 100.000 tấn lợn; 22.000 - 25.000 tấn gia cầm; 40.000 tấn thủy sản; 100.000 tấn quả các loại. Diện tích bình quân đạt 2,7ha/trang trại, thu nhập 412 triệu đồng/trang trại. Thu nhập từ kinh tế trang trại đạt gần 50% giá trị thu nhập của ngành nông nghiệp [7]. Với sự chuyển dịch tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ sang chăn nuôi gia trại và trang trại đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân. Bên cạnh việc phát triển các trang trại chăn nuôi với quy mô ngày càng tăng kéo theo những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó phân và nước thải từ các trang trại chính là nguồn gây ô nhiễm lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và vật nuôi nếu như không có biện pháp xử lý. Chất thải từ chăn nuôi do không được xử lý hay xử lý không triệt để đã làm ô nhiễm môi trường không khí, đất và nguồn nước. Từ nguồn ô nhiễm này đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như gây nên các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa, bệnh ngứa da, ngứa mắt, viêm gan. Không chỉ làm ô nhiễm môi trường xung quanh, chất thải của vật nuôi không được xử lý còn đe dọa đến sự phát triển bền vững và ổn định của chính những trang trại này. Tại tỉnh Bắc Ninh, chất thải chăn nuôi lợn chủ yếu được xử lý bằng hầm phân hủy yếm khí (hầm Biogas) đã và đang góp phần quan trọng cải thiện môi trường, sức khỏe con người, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu công trình khí sinh học (KSH) không được vận hành, quản lý và sử dụng đúng kỹ thuật không chỉ gây ô nhiễm môi trường (đặc biệt là ô nhiễm mùi), mà các chất khí CH4, CO2 được tạo ra từ quá trình phân hủy yếm khí chất thải chăn nuôi (hầm Biogas) đều là các khí gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Xuất phát từ vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sau Biogas tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” nhằm nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước thải sau Biogas tại một số trang trại chăn nuôi lợn giúp đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải chăn nuôi sau Biogas và là cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực nghiên cứu. Từ đó, tác động đến người chăn nuôi để họ có những biện pháp xử lý chất thải nhằm phát triển sản xuất đi đôi với việc bảo vệ môi trường; đồng thời giúp các cơ quan chức năng có cơ sở để đưa ra những giải pháp, những chính sách hợp lý nhằm hạn chế, ngăn chặn những tác động gây hại cho môi trường. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được thực trạng công tác chăn nuôi lợn tại một số trang trại tại tỉnh Bắc Ninh. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sau Biogas tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước thải chăn nuôi sau Biogas phù hợp với điều kiện tại địa bàn nghiên cứu. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên cần giải quyết các vấn đề sau: - Thu thập thông tin về hiện trạng sản xuất của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu (loại hình, quy mô, công nghệ chăn nuôi...) - Tìm hiểu về nguồn xả thải của các cơ sở chăn nuôi. - Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu và thông số cơ bản trong nước thải chăn nuôi sau Biogas tại khu vực nghiên cứu. - Điều tra đánh giá thực trạng chất lượng nước thải sau Biogas tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu. - Tìm hiểu, phân tích một số giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ nước thải chăn nuôi sau Biogas tại khu vực nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sau Biogas tại một số trạng trại chăn nuôi lợn. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ nước thải chăn nuôi sau Biogas. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Khu vực nghiên cứu có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế - xã hội khi ngành chăn nuôi phát triển. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp đánh giá khả năng xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng công nghệ Biogas. Từ đó, xác định được những lợi ích và những hạn chế của công nghệ, là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả xử lý nước thải từ hoạt động chăn nuôi góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển mô hình chăn nuôi lợn theo hướng bền vững vừa góp phần cung cấp thực phẩm vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế cho tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu [16] Chất thải Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Môi trường Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường “Ô nhiễm môi trường là sự biến đối của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Chất gây ô nhiễm “Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm”. 1.1.2. Đặc điểm chất thải chăn nuôi [4] Chất thải chăn nuôi chủ yếu bao gồm: Chất thải rắn – phân Chất thải rắn là những thành phần từ thức ăn, nước uống mà cơ thể gia súc không hấp thụ được và thải ra ngoài cơ thể, phân, chất độn, lông, chất hữu cơ tại các lò mổ ... Chất thải rắn chăn nuôi lợn có độ ẩm từ 56-83%, tỷ lệ N, P, H cao, chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật, trứng các ký sinh trùng có thể gây bệnh cho con người và vật nuôi. Phân là sản phẩm loại thải của quá trình tiêu hóa của gia súc bị bài tiết ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vì vậy phân gia súc là sản phẩm dinh dưỡng tốt cho cây trồng hay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn các loại sinh vật khác như cá, giun… Do thành phần giàu chất hữu cơ của phân nên chúng rất dễ bị phân hủy thành các sản phẩm độc, khi phát tán vào môi trường có thể gây ô nhiễm cho vật nuôi, con người và các sinh vật khác. Thành phần hóa học của phân bao gồm các thành phần như sau: - Các chất hữu cơ gồm các chất protein, carbonhydrate, chất béo và các sản phẩm trao đổi của chúng. - Các chất vô cơ bao gồm các hợp chất khoáng (đa lượng, vi lượng). - Nước: là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 65-80% khối lượng của phân. Do hàm lượng nước cao, giàu chất hữu cơ cho nên phân là môi trường tốt cho các vi sinh vật phát triển nhanh chóng và phân hủy các chất hữu cơ tạo nên các sản phẩm có thể gây độc cho môi trường. - Dư lượng của thức ăn bổ sung cho gia súc, gồm các thuốc kích thích tăng trưởng, các hormone hay dư lượng kháng sinh… - Các men tiêu hóa của bản thân gia súc, chủ yếu là các men tiêu hóa sau khi sử dụng bị mất hoạt tính và được thải ra ngoài… - Các mô và chất nhờn tróc ra từ niêm mạc đường tiêu hóa. - Các thành phần tạp từ môi trường thâm nhập vào thức ăn trong quá trình chế biến thức ăn hay quá trình nuôi dưỡng gia súc (đá, cát, bụi,..) - Các yếu tố gây bệnh như các vi khuẩn hay ký sinh trùng bị nhiễm trong đường tiêu hóa gia súc hay trong thức ăn. Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và khẩu phần ăn. Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6 - 8% trọng lượng của vật nuôi (Bảng 1.1). Bảng 1.1: Khối lượng phân và nước tiểu từ lợn thải ra trong 1 ngày đêm Khối lượng lợn (kg) Lượng phân (kg/ngày) Nước tiểu (kg/ngày) < 10 0,5 - 1 0,3 – 0,7 15 – 45 1–3 0,7 - 2 45 – 100 3–5 2–4 (Bùi Hữu Đoàn, 2011) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chất thải lỏng Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng phân được gia súc, gia cầm thải ra. Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi; Thành phần nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, cụ thể: - Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70 - 80% bao gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa. - Các chất vô cơ chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO42-… - N và P: khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu, trong nước thải chăn nuôi lợn thường chứa hàm lượng N và P rất cao. - Vi sinh vật gây bệnh: nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh. Chất thải khí Chăn nuôi phát thải nhiều loại khí thải (CO2, NH3, CH4, H2S,... và hàng loạt các khí gây mùi khác) do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi, ủ phân, chế biến thức ăn,… Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc cho gia súc, cho con người và môi trường. 1.1.3. Một số thông số nghiên cứu trong nước thải chăn nuôi [19] Độ pH: là thước đo tính axit hoặc tính bazơ của dung dịch nước, nhìn chung sự sống tồn tại phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường nước trung tính có pH=7. Tuy nhiên, sự sống vẫn chấp nhận một khoảng nhất định trên dưới giá trị trung bình (6 - Xem thêm -

Tài liệu liên quan