Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số chất lượng nư...

Tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số chất lượng nước (wqi) và đề xuất khả năng sử dụng hợp lý.

.PDF
89
165
52

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Trong suốt đợt thực tâp tốt nghiệp vừa qua, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ về cơ sở vật chất, kinh nghiệm thực tế của các cô chú cán bộ, nhân viên trong Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Khánh Hòa, Tòa nhà C3, Khu liên cơ I, Số 1, Trần Phú, TP.Nha Trang, Khánh Hòa, em đã hoàn thành tốt đợt thực tập này. Qua đây, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tường Đại học Nha Trang cùng quý thầy cô trong viện Công nghệ sinh học và môi trường đã cung cấp cho em kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường để em có đủ kiến thức để hoàn thành đợt thực tập và báo cáo này. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên TS. Đỗ Văn Ninh, KS. Trần Yến Trang và ThS. Nguyễn Thế Lộc đã hướng dẫn và chỉ đạo tận tình trong suốt quá trình thực tập và làm đề tài. Và cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè. Và người thân đã hỗ trợ và động viên em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Võ Thị Tin ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i MỤC LỤC...............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...........................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH.....................................................................................viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NINH HÒA, SÔNG DINH VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI) ...........4 1.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NINH HÒA .................................................4 1.1.1. Vị trí địa lý và địa mạo thị xã Ninh Hòa .................................................4 1.1.2. Khí hậu .................................................................................................5 1.1.3. Địa chất thủy văn ..................................................................................7 1.1.4. Đặc điểm hải văn .................................................................................10 1.1.5. Đặc điểm dân cư, kinh tế......................................................................10 1.1.5.1. Dân cư ...........................................................................................10 1.1.5.2.Kinh tế ............................................................................................11 1.2.KHÁI QUÁT LƯU VỰC SÔNG DINH (SÔNG CÁI) NINH HÒA ...........11 1.2.1.Khái quát Sông Dinh (Sông Cái) Ninh Hòa...........................................11 1.2.2. Đặc điểm nguồn nước ..........................................................................13 1.2.3. Hệ thống hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông cái Ninh Hòa...........17 1.2.4. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước .................................17 1.3.VIỆC ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC .........21 1.3.1. Tình hình nghiên cứu và áp dụng WQI trên thế giới ............................21 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................22 1.3.3. Các ưu và nhược điểm của WQI và phân vùng chất lượng nước theoWQI........................................................................................................23 iii CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................26 2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin – Phương pháp kế thừa................26 2.2. Phương pháp lập và tính toán WQI.............................................................26 2.2.1. Mô hình cơ bản của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Hoa Kỳ .............................26 2.2.2.Mô hình WQI theo hướng dẫn của Bộ TNMT ......................................27 2.2.2.1.Tính toán WQI từng thông số ..........................................................27 2.2.2.2.Tính toán WQI tổng (WQIT)............................................................30 2.2.2.3.Một số về ví dụ tính toán WQI .......................................................30 2.3.Phương pháp phân loại và phân vùng chất lượng nước dựa vào WQI ..........31 2.3.1.Theo mô hình của NSF (Hoa Kỳ)..........................................................31 2.3.2. Mô hình WQI theo hướng dẫn của Bộ TNMT .....................................32 2.4.Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng nước ............................................32 2.5.Phương pháp đánh giá trọng số các giải pháp đề xuất ..................................33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................35 3.1.Hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt sông Cái Ninh Hòa .........................35 3.1.1. Diễn biến các thông số môi trường.......................................................37 3.1.2. Diễn biến các yếu tố kim loại ...............................................................40 3.1.3. Diễn biến hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật..........................................42 3.1.4. Các yếu tố khác....................................................................................43 3.1.5.Tình hình xâm nhập mặn ......................................................................44 3.2. Tình hình xã nước thải vào nguồn nước......................................................45 3.3. Đánh giá chất lượng nước sông Dinh bằng chỉ số chất lượng nước ............47 3.3.1. Tính toán WQI cho sông Dinh bằng mô hình WQI theo hướng dẫn của Bộ TNMT ...............................................................................................47 3.3.2. Tính toán WQI cho sông Dinh bằng mô hình WQI theo NSF – WQI ...........48 3.3.3. Nhận xét, so sánh giữa hai mô hình và đánh giá chất lượng nước sông Dinh theo chỉ số chất lượng nước .........................................................50 3.3.3.1. Nhận xét và so sánh giữa hai mô hình ............................................50 3.3.3.2. Đánh giá chất lượng nước sông Dinh theo chỉ số chất lượng nước............52 iv 3.3.4. Ưu điểm khi đánh giá chất lượng nước bắng chỉ số chất lượng nước (WQI) so với các QCVN, TCVN ...................................................................53 3.4. Đề xuất khả năng sử dụng hợp lý nguồn nước sông Dinh và các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi .............................................................................55 3.4.1. Đề xuất khả năng sử dụng nước cho sông Dinh Ninh Hòa theo chỉ số chất lượng nước ........................................................................................55 3.4.2. Đề xuất giải pháp khai thác hợp lí nguồn tài nguyên nước sông ...........56 3.4.3. Đề xuất các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường ..........................62 3.4.3.1. Đề xuất giải pháp ...........................................................................62 3.4.3.2. Dùng phương pháp đánh giá trọng số để lựa chọn giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề ...................................................................64 KẾT LUẬN...........................................................................................................66 KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AQI :Chỉ số chất lượng không khí BDI : Chỉ số đa dạng sinh học Bioindex – BI : Chỉ số sinh học BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật CLN : Chất lượng nước EQI : Chỉ số Chất lượng Môi trường IPM : Integrated Pest Management NSF : National Sanitation Foundation QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nanm TNN : Tài nguyên nước WQI : Water Quality Index (chỉ số chất lượng nước) vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân bố lượng mưa trong các mùa. ......................................................... 6 Bảng 1.2: Tần suất xuất hiện dòng chảy bình quân tháng lớn hơn 8,3% dòng chảy năm. .................................................................................................... 13 Bảng 1.3: Phân phối dòng chảy theo các mùa trong năm. ..................................... 13 Bảng 1.4: Lưu lượng nước phân bố theo các cấp tần suất. ..................................... 15 Bảng 1.5: Cán cân nước trên lưu vực sông Cái Ninh Hòa. .................................... 16 Bảng 1.6: các công trình cấp nước tập trung tại khu vực đoạn sông Cái Ninh Hòa........................................................................................................................ 19 Bảng 1.7: Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân trong khu vực Sông Dinh Ninh Hòa. ............................................................. 19 Bảng 2.1: Phần trọng lượng đóng góp (TLĐG) (wi) của 9 thông số quyết định. ..... 27 Bảng 2.2: Bảng quy định các giá trị qi, BPi. .......................................................... 28 Bảng 2.3 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa. .......................... 29 Bảng 2.4. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH. ....................... 29 Bảng 2.5: Phân loại chất lượng nước theo NSF – WQI. ........................................ 32 Bảng 2.6: Phân loại chất lượng nước theo WQI. ................................................... 32 Bảng 3.1: Các điểm thu thập mẫu .......................................................................... 36 Bảng 3.2: Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật. ........................................................ 42 Bảng 3.3: Hiên trạng xã nước thải của các tổ chức, cá nhân trong khu vực điều tra đánh giá. .......................................................................................................... 46 Bảng 3.4: Kết quả tính toán WQI theo hướng dẫn của Bộ TNMTcho từng thông số ................................................................................................................. 47 Bảng 3.5: Kết quả tính toán WQI theo NSF – WQI ............................................... 49 Bảng 3.6: Chất lượng nước trên các điểm quan trắc thuộc sông Dinh .................... 52 Bảng 3.7: Lựa chọn phương pháp ưu tiên .............................................................. 64 vii viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ khu vực Thị xã Ninh Hòa............................................................. 4 Hình 1.2: Biến trình lượng mưa năm tại Ninh Hoà .................................................. 6 Hình 1.3: Bản đồ lưu vực sông Dinh...................................................................... 12 Hình 1.4: Biểu đồ mực nước thực đo tại trạm Ninh Hòa từ năm 1995 - 2008......... 16 Hình 3.1: Sơ đồ các điểm lấy mẫu nước mặt trên lưu vực sông Dinh ..................... 35 Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện giá trị TSS trên lưu vực sông Dinh Ninh Hòa .............. 37 Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện giá trị DO trên lưu vực sông Dinh Ninh Hòa ............... 37 Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện giá trị BOD5 trên lưu vực sông Dinh Ninh Hòa ............ 38 Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện giá trị NH3-Ntrên lưu vực sông Dinh Ninh Hòa ........... 38 Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện giá trị CODtrên lưu vực sông Dinh Ninh Hòa.............. 38 Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện giá trị PO4-Ptrên lưu vực sông Dinh Ninh Hòa ............ 39 Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện giá trị pHtrên lưu vực sông Dinh Ninh Hòa ................. 39 Hình 3.9: Sơ đồ thể hiện giá trị Zn trên lưu vực sông Dinh Ninh Hòa.................... 40 Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện giá trị Cu trên lưu vực sông Dinh Ninh Hòa............... 41 Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện giá trị Fe trên lưu vực sông Dinh Ninh Hòa ............... 41 Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện giá trị Coliform trên lưu vực sông Dinh Ninh Hòa ..... 44 Hình 3.13: Biểu đồ kết quả WQIpH theo hai mô hình tính toán............................... 50 Hình 3.14: Biểu đồ kết quả WQIBOD5 theo hai mô hình tính toán ........................... 50 Hình 3.15: Biểu đồ kết quả WQIDO theo hai mô hình tính toán .............................. 51 Hình 3.16: Sơ đồ minh họa phân vùng chất lượng nước theo màu ......................... 53 Hình 3.17: Xây dựng kè phòng chống thiên tai trên bờ Sông Dinh – Thị xã Ninh Hòa............................................................................................................... 61 1 MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề (Tính cấp thiết của luận văn) Những báo cáo đánh giá chất lượng nước truyền thống thường bao gồm các tóm tắt thống kê phức tạp theo thành phần CLN cũng như theo nguồn nước. Dạng thông tin như vậy chỉ có giá trị đối với các chuyên gia về CLN, nhưng có thể không có ý nghĩa đối với người dân, các nhà quản lý hay các nhà làm luật, những người cần các thông tin ngắn gọn, súc tích về nguồn nước. Do vậy, người ta đã sử dụng Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index-WQI) trong công tác đánh giá CLN. WQI là là một phương tiện có khả năng tập hợp một lượng lớn các số liệu, thông tin về chất lượng nước, đơn giản hóa các số liệu chất lượng nước, để cung cấp thông tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng cho các cơ quan quản lý tài nguyên nước, môi trường và công chúng. Trong công tác quy hoạch quản lý tài nguyên nước, việc phân vùng CLN trên một diện rộng là một yêu cầu hết sức quan trọng và WQI là một công cụ hữu hiệu để đáp ứng nhiệm vụ này. Để phục vụ cho công tác quy hoạch tài nguyên nước của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, WQI đã được được nghiên cứu và sử dụng cho đánh giá CLN. Sông Dinh là con sông lớn thứ nhì trong tỉnh Khánh Hòa, các nhánh sông Đá Bàn, Tân Lâm, Chủ Chay phân bố dạng nan quạt có các cửa sông gần nhau, hợp vào với sông chính ở hạ lưu tạo thành mạng lưới sông Dinh Ninh Hòa với diện tích 986 Km2, bao trùm hầu hết thị xã Ninh Hòa,. Trước khi đổ vào biển Đông, nước sông Dinh chảy vào đầm Nha Phu rộng lớn tại cửa Hà Tiên, cách đường quốc lộ 1A khoảng 10 Km về phía hạ lưu. Bên cạnh do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như xâm nhập mặn, nhiễm phèn, chất lượng nước sông Dinh Ninh Hòa đã, đang và sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc xã thải từ nguồn nước sinh hoạt của người dân, rác thải ven sông, các cống thoát nước đô thị, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản của thị xã Ninh Hòa 2 Để đánh giá mức độ ô nhiễm từng đoạn sông phục vụ mục đích quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và xây dựng định hướng kiểm soát ô nhiễm, BVMT nước, việc phân vùng chất lượng nước sông trên địa bàn là có tính cần thiết cấp bách. Phương pháp khoa học và có giá trị cao nhất trong đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước theo thời gian, không gian và phân vùng chất lượng nước là sử dụng chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index – WQI). 2. Mục tiêu đề tài Đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước Sông Dinh Ninh Hòa bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụnghợp lý” là cấp thiết nhằm đạt được các mục tiêu sau:  Tổng quan ứng dụng hệ thống chỉ số chất lượng nước trên thế giới và Việt Nam  Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Dinh.  Phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước.  Ðề xuất các giải pháp sơ bộ sử dụng hợp lý tài nguyên nước ở từng đoạn sông chính khu vực khảo sát đánh giá. 3. Nội dung nghiên cứu  Thu thập số liệu và tài liệu liên quan đến đề tài.  Đánh giá hiện trạng chất lượng nước và xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Dinh.  Tính toán chỉ số chất lượng nước.  Đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông Dinh. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành đánh giá chất lượng nước và đề xuất sơ bộ khả năng sử dụng nguồn nước sông Dinh thuộc địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, một cách tổng quát nhất bằng chỉ số chất lượng nước theo hướng dẫn của bộ TNMT. 5. Tính mới của luận văn Đây có thể là hướng nghiên cứu mới về phân vùng, phân loại ô nhiễm chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước, trên cơ sở phân vùng sẽ đề xuất đánh giá 3 khả năng sử dụng nước cho từng mục đích (cấp nước, thủy lợi, thủy sản, công nghiệp, giao thông thủy...) khôi phục và bảo vệ nguồn tài nguyên nước sông Dinh. 6. Ý nghĩa của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm cơ sở khoa học để phát triển các ngành cấp nước, thủy sản, thủy lợi, công nghiệp và quản lý môi trường nước ở Thị xã Ninh Hòa. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Phát triển hướng phân vùng, phân loại chất lượng nước ở Việt Nam theo chuẩn hoá quốc tế và có thể áp dụng được cho các sông khác; Kết quả của luận văn sẽ đóng góp một phần trong việc phát triển bền vững các ngành: cấp nước, thủy sản, thủy lợi, công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn thị xã Ninh Hòa. 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NINH HÒA, SÔNG DINH VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI) 1.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NINH HÒA 1.1.1. Vị trí địa lý và địa mạo thị xã Ninh Hòa[10],[11] Hình 1.1: Bản đồ khu vực Thị xã Ninh Hòa Thị xã Ninh Hòa nằm về phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.197 Km2: 5 - Phía Bắc giáp huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. - Phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Phú Yên. - Phía Nam giáp huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang. - Phía Đông giáp biển Đông. Tọa độ địa lý: - Từ 12020’ đến 12045’ vĩ độ Bắc. - Từ 105052’ đến 109020’ kinh độ Đông. Thị xã Ninh Hòa nằm từ vùng chuyển tiếp giữa dãy núi Trường Sơn vùng đồng bằng ven Nam Trung Bộ, nên địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, địa hình đặc trưng là các khối núi thấp bị chia cắt bởi các đồng bằng hẹp và chạy lan ra biển, chia 3 dạng địa hìnhchính: - Địa hình đồi núi: cao khoảng từ 50 – 150 m. Một vài khối núi cao từ 150 – 800 m, bề mặt san bằng hẹp, vách gồ ghề. Thành tạo nên các địa hình này chủ yếu là đá trầm tích và magma xâm nhập, chiếm diện tích khoảng 55 Km2. - Địa hình gò, đồi dốc thoái: là vùng địa hình chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng, độ dốc từ 80 đến 200, địa hình lượn sóng bị chia cắt nhẹ. - Địa hình đồng bằng: địa hình khá bằng phẳng, độ chênh cao 5 – 15m, thoải dần về đông nam. Đất đá tạo nên đồng bằng chủ yếu là trầm tích có nhiều nguồn gốc khác nhau, bề mặt bị phân cắt bởi các hệ thống sông suối và kênh mương nội đồng. Đây là nơi tập trung dân cư cũng như các hoạt động công nghiệp, du lịch, xây dựng, giao thông…nên dễ dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, khi chịu tác động của các yếu tố gây ô nhiễm (nhiễm mặn nước mặt và nước ngầm, ô nhiễm môi trường bởi chất thải công nghiệp và sinh hoạt, ô nhiễm fluor trong đất và nước dưới đất…). 1.1.2. Khí hậu[10],[11] Theo phân vùng khí hậu tỉnh Khánh Hòa, huyện Ninh Hòa thuộc vùng II: là vùng khí hậu đông bằng và ven biển xen kẽ đồi, núi thấp, nằm trong tiểu vùng khí hậu Vạn Ninh - Ninh Hòa, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh 6 hưởng của khí hậu Đại Dương. Một năm chia 02 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, trong thời gian này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, khí hậu hơi lạnh, mưa nhiều, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô: kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8 hàng năm, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm Bảng 1.1: Phân bố lượng mưa trong các mùa.[11] Yếu tố Tổng lượng mưa mùa khô (mm) Trạm Tỷ lệ % Tổng lượng mưa mùa mưa (mm) Tỷ lệ % Đá Bàn 467 32,4 1019 68,6 Hòn Khói 290 24,4 897 75,6 Ninh Hòa 377 26,3 1057 73,7 Hình 1.2: Biến trình lượng mưa năm tại Ninh Hoà Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm khoảng 26.6 0C, nhiệt độ cao nhất khoảng 39.4 0C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 26.6 0C. Gió: Hướng gió thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 chủ yếu là hướng Nam – Đông Nam (trùng với gió mùa hè), từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau gió có hướng 7 Bắc – Đông Bắc (trùng với hướng gió mạnh). Tốc độ gió lớn nhất là 12 m/s, trung bình 5.5 m/s. 1.1.3. Địa chất thủy văn[4],[11] Theo báo cáo kết quả điều tra, lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:50,000 vùng Nha Trang Cam Ranh, hoàn thành năm 1997 và lập báo cáo loạt bản đồ địa chất môi trường tỷ lệ 1: 100,000 trên toàn tỉnh Khánh Hòa do Liên Đoàn Địa chất thủy văn – Địa chất công trình miền Trung (nay là liên đoàn Quy hoạch, điều tra tài nguyên nước miền Trung) thực hiện, thì Thị xã Ninh Hòa có đặc điểm địa chất thủy văn như sau:  Các tầng chứa nước lổ hổng  Tầng chứa nước Đệ tứ không phân chia (q): Chúng phân bố hạn chế dọc theo các chân núi trong vùng nghiên cứu, bao gồm các trầm tích có nguồn gốc sườn tích, lũ tích, tàn tích, gió và hỗn hợp của chúng (pdQ, apQ, eQ), có thành phần là sét, bột, sạn sỏi, dăm,…dày từ 1.5÷11.0 m. Nước trong chúng thuộc loại nước ngầm, có độ sâu mực nước từ 0.2 ÷ 1.5 m, thuộc loại nghèo nước.  Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh): Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Hoolocen được tạo thành bởi các trầm tích nguồn gốc sông (aQ22-3), biển (mQ23), sông – biển (amQ21-2), biển – đầm (mbQ223 )…Chúng phân bố chủ yếu dọc thung lũng sông Cái, Dốc Lếch, trung tâm vùng nghiên cứu. Thành phần thạch học bao gồm: cát, bột lẫn sét, sạn sỏi, đôi nơi lẫn than bùn, vỏ sò, bề dày chứa nước thay đổi từ 5 ÷ 20 m. Nước trong chúng thuộc loại nước ngầm, có mực nước tĩnh thường gặp thay đổi từ 0.5 m đến 3.0 m. Lưu lượng các lỗ khoan thay đổi trong khoảng rộng từ 0.33 ÷ 5.0 l/s, thường gặp từ 0.5 ÷ 2.0 l/s. Hệ số thấm của tầng hứa nước thay đổi chủ yếu từ 2.5 ÷ 5.0 m/ng. Thành phần hóa học nước thuộc loại clorua - natri, bicarbonate – clorua natri. Độ khoáng hóa của nước từ 0.23 ÷ 1.44 g/l, giá trị thường gặp từ 0.2 ÷ 1.0 g/l, 8 thuộc loại nước nhạt. Vùng ven các cửa sông và vùng đầm Nha Phu nước trong tầng chứa này thường bị nhiễm mặn. Tóm lại, tầng chứa nước Holocen có mức độ chứa nước không lớn, một số nơi bị nhiễm mặn.  Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp) Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen được tạo thành từ các trầm tíchbiển(mQ13), chúng bị phủ bởi tầng chứa nước Holocen và chủ yếu ở vùng Ninh Hưng và thị trấn Ninh Hòa). Thành phần trầm tích của tầng bao gồm cát sét lẫn cuội sỏi,bề dày từ 3 ÷ 10 m. Nước trong tầng này chủ yếu là nước ngầm, đôi nơi gặp nước áp lực. Mực nước tĩnh thay đổi từ 0.2 – 2.0 m. Lưu lượng các lỗ khoang từ 0.54 – 6.47 l/s. Hệ số thấm thường gặp từ 2.5 – 5.0 m/ng. Nhìn chung, tầng này có khả năng chứa nước trung bình tuy nhiên diện phân bố hạn chế. Nước trong tầng có độ khoáng hóa thay đổi từ 0.17 – 0.4 g/l. Loại hình hóa học chủ yếu là clorua – bicarbonate natri.  Các tầng chứa nước khe nứt: Tầng chứa nước khe nứt trong vùng chỉ duy nhất có tầng chứa nước trầm tích Jura, hệ tầng La Ngà (J2ln). Chúng phân bố khá rộng rãi và lộ ra ở Dốc Lếch, Ninh Yển và một số vùng khác, còn lại bị phủ bởi các tầng chứa nước Holocen. Thành phần là cát kết, bội kết, sét kết,bề dày 300 – 400 m. Mực nước tĩnh của tầng thay đổi từ +0.9 đến 5.1 m. Lưu lượng lỗ khoan từ 0.57 – 4.26 l/s. Hệ số thấm từ 0.17 – 1.5 m/ng. Nước trong chúng có độ khoáng hóa thay đổi trên khoảng rất rộng từ 0.2 – 58 g/l. Phần phía đông nước trong trầm tích Jura thường bị nhiễm mặn, độ tổng khoáng hóa từ 3.5 – 58 g/l (liên quan đến nước mặn chôn vùi). Như vậy, tầng chứa nước khe nứt Jura thuộc loại chứa nước trung bình.  Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước: 9 Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước bao gồm: cá đá phun trào hệ tầng Nha Trang (Knt), thuộc loại rất nghèo nước và các thành tạo xâm nhập phúc hệ Đèo Cả, cấu tạo khối, ít nứt nẻ, không chứa nước. 10 1.1.4. Đặc điểm hải văn[10],[11]  Độ sâu và dòng chảy: Độ sâu vùng ven biển Thị xã Ninh Hòa từ rất nông ở Đầm Nha Phu (trung bình khoảng 5 m và hàng năm bị nông hóa mạnh) và xu thế dòng chảy và quá trình trao đổi nước ở khu vực này rất yếu và theo quy luật xoáy thuận với tốc độ trung bình khoảng 8 cm/s. Chuyển lên phía Bắc là vũng Hòn Khói có độ sâu trung bình khoảng 8 m. Tại đây dòng chảy có xu thế chung trong năm với sự tồn tại một dòng xoáy thuận ngược chiều kim đồng hồ theo hướng nước chảy từ biển vào vịnh với tốc độ trung bình không lớn, khoảng 10 – 20 cm/s.  Sóng: Các đặc trưng của sóng thay đổi rõ rệt theo mùa. Cũng như hướng gió, sóng biển cũng có hai hướng thịnh hành. Tuy nhiên, sóng có hướng đông bắc có vai trò chính đối với quá trình địa mạo bờ biển. Độ cao sóng hữu hiệu thường < 0.5 m, với tốc độ gió trung bình 7 m/s. 1.1.5. Đặc điểm dân cư, kinh tế 1.1.5.1. Dân cư[11] Ninh Hòa rộng 1197.77 km² và có 233,558 nhân khẩu, Thị xã Ninh Hòa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm:  7 phường: Ninh Hiệp (thị trấn Ninh Hòa trước đây), Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Hà, Ninh Diêm, Ninh Thủy và Ninh Hải  20 xã: Ninh Sơn, Ninh Thượng, Ninh Tây, Ninh Trung, Ninh An, Ninh Thọ, Ninh Sim, Ninh Xuân, Ninh Thân, Ninh Bình, Ninh Quang, Ninh Phú, Ninh Phước, Ninh Vân, Ninh Ích, Ninh Lộc,Ninh Hưng, Ninh Tân, Ninh Đông, Ninh Phụng. Hiện trạng phát triển các khu dân cư đô thị chủ yếu ở khu vực trung tâm Thị xã Ninh Hòa và mở rộng đến các khu vự dân cư huộc các xã nằm ven Thị xã, ngoài ra cũng bắt đầu hình thành phát triển các điểm dân cư đô thị vệ tinh ở các vùng xa Thị xã Ninh Hòa như: Ninh Diêm, Ninh Thủy… 11 1.1.5.2. Kinh tế[5] Nhìn chung các ngành kinh tế Thị xã Ninh Hòa phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhất là ngành công nghiệp, cơ cấu kinh tế các ngành có sự chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng hiếm 43.62% năm 2000 lên 55.4% năm 2006, dịch vụ tăng từ 17.23% năm 2000 lên 23.1% năm 2006, trong khi đó nông nghiệp đã giảm từ mức 39,15% năm 2000 xuống 21.5% năm 2006. Trong năm 2010, một số kết quả đạt được như: - Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 1.9% so với cùng kỳ; sản lượng lương thực thực đạt 43,180 tấn, tăng 0.2% so với cùng kỳ. - Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tăng 6.9% so với cùng kỳ. - Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng thấp và không đồng đều ở các thành phần kinh tế, chỉ tập trung khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó các thành phần kinh tế khác có mức tăng trưởng thấp hoặc giảm sút. 1.2. KHÁI QUÁT LƯU VỰC SÔNG DINH (SÔNG CÁI) NINH HÒA[11] 1.2.1. Khái quát Sông Dinh (Sông Cái) Ninh Hòa Bắt nguồn từ đỉnh Chư Hu cao 1300 m (thuộc dãy Vọng Phu – Đèo Cả), vùng thượng nguồn sông Cái Ninh Hòa chảy theo hướng Bắc – Nam, sau đó hướng chảy lệch sang hướng Tây Bắc – Đông Nam. Khi cách Dục Mỹ 300 m về phía hạ lưu, sông nhận thêm của nước suối Bông và tại Tân Lạc nhận thêm nước của Suối Trầu là các phụ lưu khá lớn và đều nằm bên phải. Khi đến Ngũ Mỹ, hướng chảy lệch sang hướng Tây – Đông. Khi cách thị xã Ninh Hòa khoảng 1km về phía thượng lưu, sông nhận thêm nước của sông Đá Bàn và Tân Lâm từ bên trái. Phụ lưu Đá Bàn bắt nguồn từ núi Đá Đen cao 115 m, chảy theo hướng Bắc – Nam, có chiều dài 37 Km, diện tích lưu vực 358 Km2 . Phụ lưu Tân Lâm dài 30 Km, bắt nguồn từ núi cao 760 m, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Cuối cùng khi cửa ra 1 Km, sông còn nhận thêm nước từ sông Chủ Chay, là phụ lưu bên phải, bắt nguồn từ núi 12 Bà Giang cao 440 m chạy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có chiều dài 13 Km, diện tích lưu vực 115 Km2. Các sông nhánh Đá Bàn, Tân Lâm, Chủ Chay phân bố dạng nan quạt có các cửa sông ở gần nhau, hợp vào với sông chính ở hạ lưu tạo thành mạng lưới sông Cái Ninh Hòa với diện tích 986 Km2, bao trùm hầu hết thị xã Ninh Hòa với hệ số uốn khúc 1.4, hệ số hình dạng 0.4, mật độ lưới sông 0.6 Km/Km2. Trước khi hòa vào biển Đông, nước sông Cái Ninh Hòa chảy vào Đầm Nha Phu rộng lớn tại của Hà Liên, cách đường quốc lộ 1A khoảng 10 Km về phía hạ lưu. Cũng chính nhờ tác dụng điều hòa của đầm Nha Phu cùng với địa hình quanh co phức tạp của lòng sông sát biển nên ảnh hưởng của triều mặn vào sông có yếu đi. Hình 1.3: Bản đồ lưu vực sông Dinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan