Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong đất xung quanh khu vực mo...

Tài liệu đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong đất xung quanh khu vực mỏ than vàng danh, tỉnh quảng ninh

.PDF
7
11
122

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT XUNG QUANH KHU VỰC MỎ THAN VÀNG DANH, TỈNH QUẢNG NINH Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Huế Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Ngọc Khắc Hà Nội, năm 2015 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...... 3 1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ......................................................................... 3 1.1.1. Ảnh hưởng của các nhân tố hóa học đến môi trường đất xung quanh khu vực mỏ than Vàng Danh. ................................................................................................ 5 1.1.2. Ảnh hưởng của môi trường đất xung quanh mỏ than Vàng Danh đến sức khỏe con người lao động và cộng đồng dân cư. ....................................................... 5 1.2. Kim loại nặng và các dạng tồn tại của kim loại nặng trong đất, nguồn gốc phát sinh.......................................................................................................................... 6 1.2.1. Kim loại nặng và các dạng tồn tại của kim loại nặng trong đất. ...................... 6 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh kim loại nặng trong môi trường đất. .............................. 7 1.3. Sự ảnh hưởng của kim loại đến cây trồng và sức khỏe con người ..................... 8 1.4. Các nghiên cứu về kim loại nặng ở Việt Nam ................................................. 11 1.5. Các phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng ...................................... 12 CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu .................................................. 19 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 19 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 19 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 20 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu:..................................................................... 20 2.2.2. Phương pháp thực nghiệm........................................................................... 20 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 29 3.1. Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong đất xung quanh khu vực mỏ than Vàng Danh_Quảng Ninh ................................................................................ 29 3.1.1. Kết quả phân tích xác định hàm lượng kim loại nặng trong đất .................... 29 Đồ án tốt nghiệp SVTH: Bùi Thị Huế – LĐH3M 3.1.2. Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất ............................................... 33 3.2. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường ................................................ 36 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 39 Đồ án tốt nghiệp SVTH: Bùi Thị Huế – LĐH3M DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm của mẫu đất phân tích ............................................................ 21 Bảng 3.1: Hệ số khô kiệt của đất ở từng vị trí ........................................................ 29 Bảng 3.2: Hàm lượng của từng chỉ tiêu trong đất ................................................... 29 Đồ án tốt nghiệp SVTH: Bùi Thị Huế – LĐH3M DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ khu vực lấy mẫu đất ................................................................... 19 Hình 2.2: Đồ thị và phương trình đường chuẩn của Asen....................................... 25 Hình 2.3: Đồ thị và phương trình đường chuẩn của Kẽm ....................................... 26 Hình 2.4: Đồ thị và phương trình đường chuẩn của Cadimi ................................... 27 Hình 2.5: Đồ thị và phương trình đường chuẩn của Chì ......................................... 28 Hình 3.1: Hàm lượng As trong đất công nghiệp xung quanh mỏ than Vàng Danh – Quảng Ninh ........................................................................................................... 30 Hình 3.2: Hàm lượng Zn trong đất công nghiệp xung quanh mỏ than Vàng Danh – Quảng Ninh ........................................................................................................... 31 Hình 3.3: Hàm lượng Cd trong đất công nghiệp xung quanh mỏ than Vàng Danh – Quảng Ninh ........................................................................................................... 32 Hình 3.4: Hàm lượng Pb trong đất công nghiệp xung quanh mỏ than Vàng Danh – Quảng Ninh ........................................................................................................... 33 Hình 3.5: Hàm lượng các kim loại nặng tại vị trí 1(VT1)....................................... 33 Hình 3.6: Hàm lượng các kim loại nặng tại vị trí 2 (VT2) ...................................... 34 Hình 3.7: Hàm lượng các kim loại nặng tại vị trí 3 (VT3) ...................................... 34 Hình 3.8: Hàm lượng các kim loại nặng tại vị trí 4 (VT4) ...................................... 35 Hình 3.9: Hàm lượng các kim loại nặng tại vị trí 5 (VT5) ...................................... 35 Đồ án tốt nghiệp SVTH: Bùi Thị Huế – LĐH3M 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất là một thành phần quan trọng của môi trường, là một tài nguyên vô giá mà tài nguyên ban tặng cho con người. Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng lao động độc đáo, là một yếu tố cấu thành một hệ sinh thái Trái Đất. Trên quan điểm sinh thái học, đất là một tài nguyên tái tạo, là vật mang của nhiều hệ sinh thái trên Trái Đất. Với sức ép ngày càng tăng về dân số, đã kéo theo sự phát triển mạnh về công nghiệp, đô thị hóa, việc làm và giao thông, làm cho tài nguyên đất bị khai thác mạnh và sự suy thoái của môi trường ngày trở nên nghiêm trọng. Con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào hệ sinh thái. Như vậy, tùy thuộc vào phương thức đối xử của con người đối với đất mà đất có thể phát triển theo chiều hướng tốt và cũng có thể phát triển theo chiều hướng xấu. Cho nên việc bảo vệ môi trường đất, duy trì sức sản xuất lâu dài của đất là một trong những chiến lược quan trọng của nước ta trong việc xử lý hợp lý về lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Quảng Ninh là một tỉnh có quá trình đô thị hoá – công nghiệp hoá phát triển mạnh của Việt Nam.Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa luôn đồng nghĩa với việc làm biến đổi môi trường tự nhiên, ở cả hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực. Môi trường không những bị ô nhiễm do quá trình đô thị hóa, hoạt động canh tác của nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải mà chủ yếu là do các hoạt động phát triển kinh tế của các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản. Hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của các khu công nghiệp có những tác động tích cực và tiêu cực tới vấn đề môi trường và ngược lại môi trường cũng góp phần tạo nên những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất. Với những thành tựu đã đạt được, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt với những vấn đề bức xúc về sự suy giảm chất lượng môi trường. Hiện nay, một trong những ngành công nghiệp mà Quảng Ninh ưu ái phát triển là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên khoáng sản được chú trọng là khai thác than. Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản đã và đang để lại những hệ lụy Đồ án tốt nghiệp SVTH: Bùi Thị Huế – LĐH3M 2 về môi trường, một phần quy mô là do khai thác nhỏ khiến cho việc đầu tư công nghệ không lớn, dẫn đến hiệu suất khai thác thấp mà môi trường bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là môi trường đất xung quanh mỏ than đang hoạt động. Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xong việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thế không quan tâm đến cảnh quan môi trường đã và đang làm biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh tác, giảm diện tích rừng gây ô nhiễm nguồn nước nước mặt, nước ngầm và môi trường đất xung quanh khu vục mỏ than đang khai thác, không những vậy còn ảnh hướng đến sức khỏe người dân sống xung quanh khu vực mỏ than khai thác. Vì vậy, việc phòng chống ô nhiễm môi trường là bài toán vô cùng phức tạp và khó khăn đòi hỏi tất cả mọi người cùng tham gia thì mới hy vọng giảm thiểu ô nhiễm. Tất cả các mặt hạn chế nêu trên đã tác động không chỉ đến sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh mà còn tác động nghiêm trọng tới chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy để góp thêm tư liệu về hiện trạng môi trường của mỏ than Vàng Danh – Quảng Ninh, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong đất xung quanh khu vực mỏ than Vàng Danh, tỉnh Quảng Ninh”. Từ đó để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường khả thi nhất. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được hàm lượng các kim loại nặng tổng số (As, Cd, Pb, Zn) trong môi trường đất xung quanh khu vực mỏ than Vàng Danh, tỉnh Quảng Ninh. 3. Nội dung nghiên cứu - Lấy mẫu và phân tích mẫu, xác định hàm lượng As, Cd, Pd, Zn trong mẫu đất - Đánh giá về hàm lượng kim loại nặng trong môi trường đất xung quanh mỏ than Vàng Danh. - Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường đất xung quanh mỏ than Vàng Danh - Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường đất xung quanh khu vực nghiên cứu. Đồ án tốt nghiệp SVTH: Bùi Thị Huế – LĐH3M
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan