Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đánh giá giá trị chẩn đoán sớm ung thư vòm mũi họng, ung thư thanh quản và ung...

Tài liệu đánh giá giá trị chẩn đoán sớm ung thư vòm mũi họng, ung thư thanh quản và ung thư hạ họng bằng nội soi bước sóng ngắn

.DOC
90
263
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ VĂN BẢN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN SỚM UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG , UNG THƯ THANH QUẢN VÀ UNG THƯ HẠ HỌNG BẰNG NỘI SOI BƯỚC SÓNG NGẮN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ VĂN BẢN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN SỚM UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG , UNG THƯ THANH QUẢN VÀ UNG THƯ HẠ HỌNG BẰNG NỘI SOI BƯỚC SÓNG NGẮN Chuyên ngành : Tai Mũi Họng Mã số: 60720155 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG TRUNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Để đạt được kết quả như ngày hôm nay: Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Quản Lý Đào tạo sau đại học, Bộ môn Tai Mũi Họng trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng ủy, Ban giám đốc, các khoa phòng của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu tại bệnh viện. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ởn chân thành tới TS. Nguyễn Quang Trung – người thầy, nhà khoa học đã tận tình truyền đạt kiến thức và trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: Những người thầy, những nhà khoa học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi nhiều ý kiến quý báu. Vô cùng biết ơn sự chăm sóc động viên của gia đình và những người thân yêu, sự quan tâm giúp đỡ và những tình cảm quý báu của người thân, bạn bè đã dành cho tôi. Vũ Văn Bản LỜI CAM ĐOAN Tôi là Vũ Văn Bản, Cao học khóa 22, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Tai Mũi Họng, xin cam đoan. 1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quang Trung. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015 Người viết cam đoan Vũ Văn Bản CÁC CHỮ VIẾT TẮT AJCC CLVT ĐNA American Joint Committee on Cancer Hội ung thư Hoa Kỳ Cắt lớp vi tính Đông Nam Á GPB HH Giải phẫu bệnh Hạ họng KCTM LS NBI PT TM TMCT TMH TQ Khoang cạnh thanh môn Lâm sàng Nội soi ống mềm bước sóng ngắn Phẫu thuật Thanh môn Tĩnh mạch cảnh trong Tai Mũi Họng Thanh quản Narrowband imaging UTHH UTTQ UTVMH VMH Ung thư hạ họng Ung thư thanh quản Ung thư vòm mũi họng Vòm mũi họng VTG VTTD Viêm tai giữa Viêm tai thanh dịch MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU........................................................................3 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu ung thư vòm họng.................................................3 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ung thư thanh quản...............................................4 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu ung thư hạ họng....................................................6 1.2. GIẢI PHẪU VÒM MŨI HỌNG, THANH QUẢN, HẠ HỌNG...........7 1.2.1. Giải phẫu vòm mũi họng.....................................................................7 1.2.2. Giải phẫu thanh quản...........................................................................8 1.2.3. Giải phẫu hạ họng..............................................................................12 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG, UNG THƯ THANH QUẢN VÀ UNG THƯ HẠ HỌNG...............................................15 1.3.1. Đặc điểm của ung thư vòm mũi họng................................................15 1.3.2. Đặc điểm chung của ung thư thanh quản...........................................17 1.3.3. Đặc điểm chung của ung thư hạ họng................................................19 1.3.4. Phân độ mô học ung thư biểu mô vảy của ung thư vòm mũi họng, ung thư hạ họng, ung thư thanh quản.................................................................20 1.3.5. Chẩn đoán xác định ung thư vòm mũi họng, ung thư hạ họng, ung thư thanh quản....................................................................................................21 1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG, UNG THƯ THANH QUẢN, UNG THƯ HẠ HỌNG...................21 1.4.1. Khám gián tiếp vòm mũi họng, thanh quản, hạ họng bằng gương....21 1.4.2. Khám gián tiếp vòm mũi họng, thanh quản, hạ họng bằng nô iô soi ánh sáng trắng.....................................................................................................21 1.4.3. Cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ.......................................................22 1.5. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ SỚM VÒM MŨI HỌNG, THANH QUẢN, HẠ HỌNG BẰNG MÁY NÔÔI SOI BƯỚC SÓNG NGẮN........................22 1.5.1. Nguyên lý hoạt đô nô g..........................................................................22 1.5.2. Cấu tạo của máy nô ôi soi bước sóng ngắn:.........................................25 1.5.3. Ưu điểm của máy nô ôi soi bước sóng ngắn:........................................25 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........27 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................27 2.1.1. Mẫu nghiên cứu.................................................................................27 2.1.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................27 2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.........................................................27 2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân............................................................27 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................27 2.2.2. Phương tiê ôn nghiên cứu:....................................................................27 2.2.3. Các bước tiến hành............................................................................29 2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU....................................................................32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................33 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐẾN KHÁM....................33 3.1.1. Phân bố theo tuổi...............................................................................33 3.1.2. Phân bố theo giới...............................................................................34 3.1.3. Phân bố theo địa giới.........................................................................34 3.1.4. Tỷ lê ô phát hiện bê ônh theo địa giới......................................................35 3.1.5. Tỷ lê ô phát hiê nô bê nô h theo loại ung thư ...............................................35 3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG, UNG THƯ THANH QUẢN, UNG THƯ HẠ HỌNG.................................36 3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................36 3.2.2. Đánh giá tổn thương ung thư vòm mũi họng, ung thư thanh quản, ung thư hạ họng qua nô iô soi ống mềm ánh sáng trắng và bước sóng ngắn.....................42 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................47 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐẾN KHÁM....................47 4.1.1. Theo tuổi............................................................................................47 4.1.2. Theo giới............................................................................................47 4.1.3. Theo địa giới......................................................................................47 4.1.4. Tỷ lê ô phát hiê ôn bê ônh theo địa giới ......................................................48 4.1.5. Tỷ lê ô phát hiê ôn bê ônh theo loại ung thư. ..............................................48 4.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG, UNG THƯ THANH QUẢN VÀ UNG THƯ HẠ HỌNG...............................................48 4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................48 4.2.2. Đánh giá tổn thương ung thư vòm mũi họng, ung thư thanh quản, ung thư hạ họng qua nô ôi soi ống mềm ánh sáng trắng và bước sóng ngắn........54 KẾT LUẬN....................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân độ mô học ung thư biểu mô vảy.............................................20 Bảng 3.1: Phân bố theo tuổi............................................................................33 Bảng 3.2: Phân bố theo địa giới......................................................................34 Bảng 3.3: Tỷ lê ô phát hiện bê nô h theo địa giới...................................................35 Bảng 3.4: Tỷ lê ô phát hiê ôn bê nô h theo loại ung thư ............................................35 Bảng 3.5: Phân bố theo tuổi............................................................................36 Bảng 3.6: Phân bố theo giới............................................................................37 Bảng 3.7: Phân bố theo loại ung thư...............................................................37 Bảng 3.8. Yếu tố nguy cơ................................................................................38 Bảng 3.9. Lý do vào viện của ung thư vòm mũi họng....................................38 Bảng 3.10. Lý do vào viện của ung thư thanh quản........................................39 Bảng 3.11. Lý do vào viện của ung thư hạ họng.............................................39 Bảng 3.12. Thời gian phát hiện bệnh...............................................................40 Bảng 3.13: Triệu chứng cơ năng ung thư vòm mũi họng................................41 Bảng 3.14: Triệu chứng cơ năng ung thư thanh quản......................................41 Bảng 3.15: Triệu chứng cơ năng ung thư thanh quản......................................42 Bảng 3.16. Phân độ tổn thương (T )của ung thư vòm mũi họng.....................42 Bảng 3.17. Phân độ tổn thương (T) của ung thư thanh quản...........................43 Bảng 3.18. Phân độ tổn thương (T) của ung thư hạ họng...............................43 Bảng 3.19: Giá trị chẩn đoán ung thư sớm giữa ánh sáng trắng và bước sóng ngắn...............................................................................................44 Bảng 3.20: Đô ô nhạy và đô ô dă ôc hiê ôu của nô ôi soi ống mềm bước sóng ngắn ....44 Bảng 3.21. Đă ôc điểm hình ảnh vòm mũi họng giữa ánh sáng trắng và bước sóng ngắn.......................................................................................45 Bảng 3.22. Đă ôc điểm hình ảnh thanh quản, hạ họng giữa ánh sáng trắng và bước sóng ngắn.............................................................................46 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Giải phẫu vùng vòm họng................................................................ 8 Hình 1.2: Các thần kinh của thanh quản. ........................................................10 Hình 1.3: Cấu trúc vi thể dây thanh ................................................................11 Hình 1.4: Giải phẫu họng. ..............................................................................12 Hình 1.5: Hạ họng nhìn từ phía sau.................................................................12 Hình 1.6: Rãnh họng – thanh quản (xoang lê) nhìn mặt sau...........................13 Hình 1.7: Xoang lê: Các cuống mạch máu – thần kinh...................................14 Hình 1.8: Ánh sáng trắng thông thường..........................................................22 Hình 1.9: Ánh sáng hẹp bao gồm hai hình ảnh cụ thể được hấp thụ bởi hemoglobin.....................................................................................23 Hình 1.10: Bước sóng và độ sâu thâm nhập....................................................24 Hình 1.11: Hiển thị màu NBI..........................................................................24 Hình 1.12: Bước sóng và độ sâu thâm nhập....................................................25 Hình 2.1: Máy nội soi tai mũi họng ống mềm OLYMPUS có sử dụng bước sóng ngắn .......................................................................................28 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vòm mũi họng, ung thư thanh quản và ung thư hạ họng là những khối u ác tính đứng hàng đầu trong các ung thư tai mũi họng, không những ảnh hưởng trầm trọng đến các chức năng ăn, nói, thở, nuốt, nghe, …mà còn ảnh hưởng tới đời sống, tâm lý, trí tuệ, chất lượng cuộc sống và nguy hại đến tính mạng. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể kéo dài thời gian sống một cách đáng kể, đă ôc biê ôt ung thư thanh quản đây là bệnh có tiên lượng tốt hơn cả vì có thể phẫu thuật triệt để . Ở Việt Nam, ung thư vòm họng là ung thư hay gặp nhất trong các loại ung thư của tai mũi họng, ung thư hạ họng đứng hàng thứ 2 sau ung thư vòm họng, ung thư thanh quản đứng hàng thứ 3 . Để phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng, ung thư thanh quản và ung thư hạ họng các bác sỹ chuyên khoa cần đánh giá tổn thương tại chỗ càng sớm càng tốt. Hiện nay tại bê nô h viê ôn Tai Mũi Họng Trung ương đã triển khai hệ thống nội soi ống mềm có sử dụng bước sóng ngắn góp phần phát hiê ôn sớm tổn thương ác tính tại vòm mũi họng, thanh quản và hạ họng. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về ung thư vòm mũi họng, ung thư hạ họng và ung thư thanh quản nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá cụ thể về giá trị của nội soi ống mềm có sử dụng bước sóng ngắn trong chẩn đoán sớm ung thư vòm mũi họng, ung thư thanh quản và ung thư hạ họng. 2 Vì vậy chúng tôi tiến hành làm đề tài: “Đánh giá giá trị chẩn đoán sớm ung thư vòm mũi họng, ung thư thanh quản và ung thư hạ họng bằng nội soi bước sóng ngắn” với mục tiêu sau: Xác định giá trị của nội soi bước sóng ngắn trong chẩn đoán sớm ung thư vòm mũi họng, ung thư thanh quản và ung thư hạ họng. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu ung thư vòm họng 1.1.1.1. Trên thế giới - Bằng chứng lịch sử đầu tiên về ung thư vòm họng được những nhà khảo cổ khai quật trong khi khám phá về lịch sử con người. Tại phòng thí nghiệm Duckworth ở Anh, Calvin Well đã mô tả chi tiết một sọ người Ai Cập có niên đại khoảng 5000 năm, trên đó có những bằng chứng rõ của những ổ sói mòn ở đáy sọ tương ứng với vùng vòm họng . - Những báo cáo sớm nhất của phương tây về ung thư vòm họng là báo cáo năm 1837 của Durand Fardel đăng trên tạp chí giải phẫu Paris, cuốn “Ung thư vòm họng nguyên phát” của Chevalier Jackson năm 1901 ông cho rằng ung thư vòm họng có nguồn gốc biểu mô tuy vậy còn nhiều tranh cãi. Đến năm 1920, Ung thư vòm họng được biết một cách rộng rãi ở phương Tây. 1.1.1.2. Các nghiên cứu tại Viêtê Nam. - Ung thư vòm mũi họng ở Việt Nam đã được các tác giả biết đến từ lâu và đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Từ năm 1955 bắt đầu bằng các nghiên cứu của Trần Hữu Tước, sau đó là các công trình của Nguyễn Quốc Ánh, Đăặng Hiếu Trưng (1959), Võ Tấn (1984) ,, - Ngô Thu Thoa (1980): “Chẩn đoán tế bào học ung thư vòm họng và hạch cổ di căn” . - Trần Hữu Tuân (1984). “Những hình thái lâm sàng ung thư vòm họng thường gặp ở Việt Nam” . 4 - Phạm Thuỵ Liên (1984):“Môặt vài đăặc điểm dịch tễ học của bêặnh ung thư vòm họng ở miền Bắc Viêặt Nam” . Và nhiều nhà khoa học khác nghiên cứu về các phương diện khác nhau như dịch tễ học, lâm sàng học, hình thái, miễn dịch học, điều trị học. - Năm 2006 tác giả Nguyễn Đình Phúc đã nghiên cứu chẩn đoán lâm sàng và gen EBV trong Ung thư vòm mũi họng đã phát hiện được chủng EBV (EB45VN) lần đầu tiên ở bệnh nhân UTVMH miền bắc Việt Nam . - Năm 2007, tác giả Trần Thị Chính và cô nô g sự đã công bố kết quả một nghiên cứu 87 mẫu mô ung thư vòm họng thể không biệt hóa cho kết quả phát hiện EBV-DNA ở 90,6% các mẫu và nêu ra được mối quan hệ của virus EBV và Ung thư vòm mũi họng . - Năm 2012 tác giả Đào Văn Tú đã nghiên cứu trong luận văn nội trú đánh giá nồng độ EBV-DNA trong huyết tương bệnh nhân Ung thư vòm mũi họng giai đoạn II-III trước và sau điều trị . - Năm 2009 tác giả Vũ Trường Phong. Nghiên cứu ảnh hưởng của NPC và xạ trị tới chức năng thông khí vòi nhĩ, một số biện pháp khắc phục . 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ung thư thanh quản 1.1.2.1. Trên thế giới Bệnh lý thanh quản đã được biết đến từ lâu trên thế giới. Cho đến giữa thế kỷ 19 (1854), Manuel Garcia là người đầu tiên đã dùng gương sử dụng trong nha khoa để có hình ảnh gián tiếp về thanh quản . Năm 1895, Alfred Kirstein mới tiến hành hành soi thanh quản trực tiếp . 5 - Chẩn đoán hình ảnh trong Ung thư thanh quản đã được sử dụng từ những năm 1960 với những phương pháp đơn giản như: chụp thanh quản đơn thuần, chụp Xero (xeroradiography),…đã phần nào đánh giá được tổn thương tại chỗ của thanh quản nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. - Cho đến khoảng những năm 1980, chụp CLVT đã được ứng dụng trong chẩn đoán UTTQ và có hiệu quả cao. - Năm 1984, Archer đã đưa ra bảng phân loại ung thư thanh quản trên chụp CLVT và khẳng định vai trò của chụp CLVT trong đánh giá giai đoạn của ung thư thanh quản . - Năm 1989, Charlin B và cộng sự đối chiếu hình ảnh tổn thương của thanh quản trong ung thư giữa nội soi và chụp CLVT . - Từ năm 1996-2000, Zbaren và Becker đã có nhiều nghiên cứu về độ chính xác khi đánh giá tổn thương của ung thư thanh quản dựa vào lâm sàng, chụp CLVT và MRI trước mổ và mô bệnh học sau mổ , , . - Năm 2002 cùng với sự xuất hiện của máy chụp CLVT đa dãy Curtin và cộng sự đã nghiên cứu khá chi tiết khi sử dụng các lớp cắt và sự tái tạo các bình diện khác nhau để đánh giá tổn thương ung thư thanh quản. - Gần đây nhất, năm 2012, Musaid và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu diễn ra trong 2 năm 2009, 2010 vai trò của thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán giai đoạn của ung thư thanh quản . 1.1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam - Ở Việt Nam, năm 1962 giáo sư Trần Hữu Tước đã thực hiện ca cắt thanh quản đầu tiên. Từ đó về sau phẫu thuật được áp dụng chủ yếu để điều trị ung thư thanh quản tại Bê nô h viện TMH Trung ương. - Năm 1999, Nguyễn Đình Phúc và cộng sự đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ung thư thanh quản và ung thư hạ họng qua 132 bệnh nhân tại khoa ung 6 bướu bệnh viện TMH Trung ương tổng kết từ năm 1995 đến năm 1998 . - Năm 2003 Lê Anh Tuấn nghiên cứu về hình thái lâm sàng và mô bệnh học của hạch cổ trong ung thư thanh quản và ung thư hạ họng . - Năm 2007, Nguyễn Vĩnh Toàn nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp CLVT của tổn thương ung thư thanh quản đối chiếu với phẫu thuật . - Năm 2009 Phạm Văn Hữu nghiên cứu hình thái lâm sàng, nội soi, và đối chiếu với kết quả phẫu thuật của ung thư thanh quản giai đoạn sớm . - Năm 2012 Nguyễn Lê Hoa đã nghiên cứu tổn thương tại chỗ của khối u trong ung thư thanh quản qua lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính và phẫu thuật . - Năm 2014 Nguyễn Thị Minh Hằng nghiên cứu: Đánh giá kết quả nội soi đường hô hấp và tiêu hóa trên ở bệnh nhân ung thư hạ họng, thanh quản trước điều trị . 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu ung thư hạ họng 1.1.3.1. Trên thế giới - Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, nội soi và chụp cắt lớp vi tính (CLVT) của ung thư hạ họng như: - Năm 1895 khi Roentgen phát hiện tia X, nó đã được áp dụng vào chẩn đoán bệnh lý thanh quản- hạ họng. - Năm 1973, Godfrey. M. Hounsfild người Anh, Allan Mc Lead Carmack người Mỹ phát minh ra máy chụp CLVT và được trao giải thưởng Nobel về y học năm 1979 cho những phát minh của mình được áp dụng trong y học. - Năm 1992 Kirchner và Owen đánh giá kết quả vị trí thường gặp và giai đoạn T của bệnh nhân ung thư hạ họng . - Từ đó đến nay, cắt lớp vi tính được ứng dụng rộng rãi trong y học. Kỹ thuật và chất lượng được cải tiến từng ngày và được áp dụng trong chụp vùng đầu cổ. Nhiều công trình nghiên cứu bệnh lý tổn thương ung thư hạ họng và ung thư thanh quản trên cắt lớp vi tính được công bố . 7 - Năm 2002 Hugh D. Curtin và cộng sự đã nghiên cứu khá chi tiết khi sử dụng các lớp cắt và sự tái tạo các bình diện khác nhau để đánh giá tổn thương hạ họng- thanh quản . - Năm 2009 Xue-Ying Deng và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá sự xâm lấn vùng của ung thư hạ họng dựa vào CLVT trên 65 trường hợp . 1.1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam - Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về ung thư hạ họng. Khởi đầu phải kể đến Trần Hữu Tước, rồi đến Trần Hữu Tuân, sau đó đến Nguyễn Đình Phúc, …. - Năm 1999 Nguyễn Đình Phúc và cộng sự nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng của ung thư thanh quản và hạ họng- thanh quản qua 132 bệnh nhân tại khoa B1 viện TMH trung ương từ 1995 -1998” . - Năm 2005 Nguyễn Đình Phúc và cộng sự nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật của ung thư thanh quản- hạ họng tại khoa ung bướu bệnh viện TMH trung ương từ 2000 – 2004 . - Năm 2009 Nguyễn Đình Phúc nghiên cứu “Ung thư thanh quản và hạ họng tổng kết 1030 bệnh nhân của 54 năm từ 1955- 2008 tại bệnh viện TMH trung ương. - Năm 2014 Nguyễn Thị Minh Hằng nghiên cứu: Đánh giá kết quả nội soi đường hô hấp và tiêu hóa trên ở bệnh nhân ung thư hạ họng, thanh quản trước điều trị . 1.2. GIẢI PHẪU VÒM MŨI HỌNG, THANH QUẢN, HẠ HỌNG 1.2.1. Giải phẫu vòm mũi họng Vòm mũi họng là một khoang mở nằm dưới nền sọ, sau hốc mũi, tạo nên một không gian 3 chiều không đều với 6 thành , .  Thành trước: Được tạo nên bởi hai cửa lỗ mũi sau liên quan ở trước hốc mũi, hố mắt, xoang hàm và xoang sàng, được tác ở giữa bởi vách 8 mũi. Qua cửa mũi sau vòm tiếp cận với tận cùng phía sau của cuốn mũi thứ 2 và 3.  Thành sau: Liên tiếp với nóc vòm, nằm ngay ở mức 2 đốt sống cổ đầu tiên, bên cạnh mở rộng tạo nên giới hạn sau của hố Rosenmuller.  Thành trên (hay còn gọi là nóc vòm): Hơi cong úp xuống, tương đương với thân xương chẩm và nền của xương bướm.  Thành dưới: Hở và thực sự được hình thành bởi khẩu cái mềm, trải rộng từ bờ sau của xương vòm miệng tới bờ tự do của khẩu cái mềm.  Hai thành bên: Tạo nên bởi một mảnh cân cơ, có lỗ vòi Eustachi thông với tai cùng với gờ vòi và phía sau là hố Rosenmuller (nơi thường là vị trí xuất phát của các khố u thành bên) . Xương xoăn cuốn mũi giữa Xoang bướm Xương xoăn cuốn mũi dưới Vòm mũi họng Loa vòi Hình 1.1: Giải phẫu vùng vòm họng . 1.2.2. Giải phẫu thanh quản. Thanh quản là một phần quan trọng của đường dẫn khí, đi từ tị hầu tới khí quản, đồng thời lại là cơ quan phát âm chính, nằm ở trước cổ ngang mức đốt sống cổ từ C4 đến C6, giới hạn trên của thanh quản là bờ trên sụn giáp, ở 9 dưới là bờ dưới của sụn nhẫn. Thanh quản được cấu tạo bởi những mảnh sụn khớp với nhau, giữ chặt bởi các màng và dây chằng. Các cơ ở thanh quản bao gồm các cơ bên trong và bên ngoài thanh quản. Bên trong thanh quản được lót bởi một màng niêm mạc liên tiếp với niêm mạc của hầu và khí quản , . 1.2.2.1. Phân vùng và ứng dụng theo bênh ê học. Cơ sở để phân vùng thanh quản dựa vào nguốc gốc cấu trúc bào thai học khác nhau của các thành phần thanh quản :  Tầng thượng thanh môn - Được tính từ bờ trên của sụn thanh thiệt cho tới mặt phẳng nằm ngang qua mặt trên của bờ tự do dây thanh. Thượng thanh môn bao gồm: nắp thanh thiệt trên móng, nắp thanh thiệt dưới móng, khoang trước thanh thiệt, mặt thanh quản của nếp phễu thanh thiệt, hai sụn phễu, băng thanh thất.  Tầng thanh môn Được tính tiếp tục từ trên cho tới hết mặt phẳng nằm ngang qua mặt dưới bờ tự do của dây thanh, phía trước là chỗ bám của cân giáp - phễu (cân dây thanh); phía sau là sụn phễu.  Tầng hạ thanh môn Được tính tiếp tục từ bờ dưới của thanh môn đến bờ dưới sụn nhẫn. Đây là vị trí hiếm gặp ung thư thanh quản tiên phát mà hay gặp do sự lan xuống của ung thư thanh môn. 1.2.2.2. Các cấu trúc giải phẫu * Mạch máu của thanh quản  Động mạch: thanh quản được cấp máu bởi Động mạch thanh quản trên: nhánh của động mạch giáp trên, chạy đến thanh quản cùng nhánh trong của thần kinh thanh quản trên. 10 Động mạch thanh quản dưới: nhánh của động mạch giáp dưới, đi kèm với thần kinh thanh quản quặt ngược.  Tĩnh mạch : đi kèm động mạch tương ứng - Tĩnh mạch thanh quản trên đổ vào tĩnh mạch giáp trên rồi vào tĩnh mạch cảnh trong hoặc trực tiếp hoặc qua một thân chung với tĩnh mạch mặt, tĩnh mạch lưỡi. - Tĩnh mạch thanh quản dưới: đổ vào tĩnh mạch giáp dưới. * Thần kinh  Cảm giác Phần thanh quản ở trên nếp thanh âm do thần kinh thanh quản trên. Phần thanh quản ở dưới nếp thanh âm do thần kinh thanh quản quặt ngược.  Vận động Tất cả các cơ nội tại của thanh quản, trừ cơ nhẫn giáp đều do thần kinh thanh quản quặt ngược, nhánh của thần kinh lang thang chi phối. Riêng cơ nhẫn giáp do nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên chi phối. Hình 1.2: Các thần kinh của thanh quản .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan