Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn xây dựng hầm ...

Tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn xây dựng hầm đường bộ đèo cả thuộc tỉnh khánh hòa

.PDF
9
82
114

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ THU HOÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG HẦM ĐƯỜNG BỘ ĐÈO CẢ THUỘC TỈNH KHÁNH HÒA HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ THU HOÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG HẦM ĐƯỜNG BỘ ĐÈO CẢ THUỘC TỈNH KHÁNH HÒA Ngành : Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Mã ngành: 52510406 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : 1. TS. Đinh Văn Thuận 2. ThS. Lê Thu Thủy HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình từ thầy cô, gia đình, bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người thầy là TS. Đinh Văn Thuận thuộc Viện Địa Chất – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và cô ThS. Lê Thu Thủy – Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội giúp tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các anh chị phòng Địa chất Đệ Tứ - Viện Địa Chất – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong chuyến đi thực địa, hướng dẫn để tôi được tiếp cận thực tế và có những số liệu đầy đủ, chính xác. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi hoàn thiện đề tài này. Xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến bạn bè đã có những ý kiến đóng góp giúp tôi hoàn chỉnh đề tài này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình, bố mẹ luôn động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập! Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hoài MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................ 2 2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu. .......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ............................................. 3 1.1. Tình hình nghiên cứu môi trường không khí trong và ngoài nước. .................... 3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu môi trường không khí trên thế giới.........................3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu môi trường không khí trong nước...........................3 1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội của khu vực. . 5 1.2.1. Điều kiện tự nhiên, môi trường..................................................................5 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................6 1.3. Tổng quan về chất lượng không khí của khu vực. .............................................. 7 1.4. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu liên quan.................................................. 8 1.4.1. Báo cáo đầu tư dự án.................................................................................8 1.4.2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đầu tư dự án hầm đường bộ Đèo Cả năm 2012.......................................................................................................10 1.4.3. Báo cáo quan trắc môi trường của dự án hầm Đèo Cả...........................11 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................................13 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................13 2.2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................13 2.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................................14 2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................14 2.4.1. Phương pháp thu thập, tổng quan tài liệu.................................................14 2.4.2. Phương pháp thực nghiệm.........................................................................15 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................17 2.4.4. Phương pháp lập bản đồ phân vùng..........................................................17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. ............................................................. 19 3.1. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí. ..................................... 19 3.1.1. Kết quả quan trắc môi trường không khí trung bình 24h đợt 8 ................ 19 3.1.2. Kết quả quan trắc môi trường không khí trung bình 24h đợt 1- đợt7 ...... 20 3.1.3. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí .............................. 20 3.2. Lập bản đồ phân vùng ô nhiễm môi trường không khí. .................................... 36 3.3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. ............. 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 57 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 58 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT BOT Bộ Tài nguyên môi trường Hợp đồng vận hành – xây dựng – chuyển giao (Built – Operation – Transfer) BT Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (Built – Transfer) CO Cacbon monoxit GIS Geographic Infomation System – Hệ thống thông tin địa lý NO2 Nitơ đioxit OSHA Occupational Safety and Health Administration – cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam QL1A Quốc lộ 1A SO2 Sunfua đioxit TSP Tổng bụi lơ lửng Tmax Nhiệt độ lớn nhất Tmin Nhiệt độ nhỏ nhất Ttb Nhiệt độ trung bình UNDP UNEP United Nations Development Programme – Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc United Nations Environment Programme – Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc V Vận tốc gió VOCs Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi X Lượng mưa DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các đặc trưng nhiệt độ không khí tháng, năm (trạm Nha Trang) ............. 5 Bảng 1.2. Độ ẩm tương đối trung bình của không khí (Trạm Nha Trang) ............... 6 Bảng 1.3. Vận tốc gió trung bình (Trạm Nha Trang) ................................................ 6 Bảng 1.4. Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra theo thời gian (Trạm Nha Trang) ........ 6 Bảng 1.5. Lượng mưa trung bình (trạm Nha Trang) ................................................. 6 Bảng 1.6. Kết quả đo không khí trước khi thực hiện dự án ....................................... 8 Bảng 1.7. Các cầu chính trong dự án ......................................................................... 9 Bảng 1.8. Các hoạt động của dự án tương ứng với các đợt quan trắc trong giai đoạn thi công....................................................................................................................12 Bảng 2.1. Vị trí quan trắc môi trường không khí .................................................... 13 Bảng 3.1. Kết quả quan trắc vi khí hậu đợt 8 (04/2015). ........................................ 19 Bảng 3.2. Kết quả quan trắc Bụi và khí độc đợt 8 (04/2015). ................................. 19 Bảng 3.3. Kết quả quan trắc SO2 trung bình 24h .................................................... 21 Bảng 3.4. Kết quả quan trắc NO2 trung bình 24h .................................................... 24 Bảng 3.5. Kết quả quan trắc CO trung bình 24h ..................................................... 27 Bảng 3.6. Kết quả quan trắc TSP trung bình 24h .................................................... 29 Bảng 3.7. Kết quả quan trắc VOCs trung bình 24h ................................................. 32 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Vị trí quan trắc môi trường không khí ........................................................... 14 Hình 2.2. Thiết bị đo khí ................................................................................................ 16 Hình 2.3. Thiết bị đo bụi ................................................................................................ 17 Hình 3.1. Nồng độ khí SO2 theo thời gian ..................................................................... 21 Hình 3.2. Nồng độ khí SO2 theo không gian ................................................................. 23 Hình 3.3. Nồng độ khí NO2 theo thời gian .................................................................... 25 Hình 3.4. Nồng độ khí NO2 theo không gian ................................................................. 26 Hình 3.5. Nồng độ khí CO theo thời gian ...................................................................... 28 Hình 3.6. Nồng độ khí CO theo không gian .................................................................. 28 Hình 3.7. Nồng độ TSP theo thời gian ........................................................................... 30 Hình 3.8. Nồng độ TSP theo không gian ....................................................................... 31 Hình 3.9. Nồng độ VOCs theo thời gian ........................................................................ 32 Hình 3.10. Nồng độ VOCs theo không gian .................................................................. 33 Hình 3.11. Bản đồ phân vùng ô nhiễm khí SO2 đợt 3 (06/2013) ................................... 37 Hình 3.12. Bản đồ phân vùng ô nhiễm khí NO2 đợt 3 (06/2013) .................................. 38 Hình 3.13. Bản đồ phân vùng ô nhiễm khí CO đợt 3 (06/2013) .................................... 39 Hình 3.14. Bản đồ phân vùng ô nhiễm TSP đợt 3 (06/2013) ........................................ 40 Hình 3.15. Bản đồ phân vùng ô nhiễm VOCs đợt 3 (06/2013) ..................................... 41 Hình 3.16. Bản đồ phân vùng ô nhiễm khí SO2 đợt 7 (12/2014) ................................... 42 Hình 3.17. Bản đồ phân vùng ô nhiễm khí NO2 đợt 7 (12/2014) .................................. 43 Hình 3.18. Bản đồ phân vùng ô nhiễm khí CO đợt 7 (12/2014) .................................... 44 Hình 3.19. Bản đồ phân vùng ô nhiễm TSP đợt 7 (12/2014) ........................................ 45 Hình 3.20. Bản đồ phân vùng ô nhiễm VOCs đợt 7 (12/2014) ..................................... 46 Hình 3.21. Bản đồ phân vùng ô nhiễm khí SO2 đợt 8 (04/2015) ................................... 47 Hình 3.22. Bản đồ phân vùng ô nhiễm khí NO2 đợt 8 (04/2015) .................................. 48 Hình 3.23. Bản đồ phân vùng ô nhiễm khí CO đợt 8 (04/2015) .................................... 49 Hình 3.24. Bản đồ phân vùng ô nhiễm TSP đợt 8 (04/2015) ........................................ 50 Hình 3.25. Bản đồ phân vùng ô nhiễm VOCs đợt 8 (04/2015) ..................................... 51 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, do đó mà đời sống nhân dân có nhiều thay đổi trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Tổng bình quân thu nhập đầu người đã tăng lên, đời sống sinh hoạt của nhân dân ngày càng cao, con người ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng môi trường sống. Song cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, với sự nâng cao đời sống kinh tế xã hội thì môi trường phải tiếp nhận một lượng chất thải không nhỏ. Điều đó dẫn đến sự tích lũy quá tải chất ô nhiễm gây nguy hại cho môi trường sống của con người. Trong những năm qua, việc đầu tư cho các công trình xây dựng về giao thông được đẩy mạnh, quá trình thi công xây dựng có tác động đáng kể tới môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Dự án đầu tư xây dựng công trình hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1A, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông quy mô lớn có tính chất trọng yếu theo phương thức BOT và BT. Cho đến nay, hầm đường bộ Đèo Cả là hầm lớn thứ hai ở nước ta sau hầm Hải Vân. Bên cạnh lợi ích cải thiện đáng kể điều kiện đi lại của người tham gia giao thông và tránh tình trạng gián đoạn giao thông thường xuyên thì không tránh khỏi những tác động bất lợi đến môi trường khu vực dự án, môi trường không khí là một trong những yếu tố môi trường chịu ảnh hưởng tương đối lớn trong giai đoạn xây dựng (2013-2017) và rất cần được quan tâm do tầm quan trọng của nó đối với đời sống, sức khỏe của con người. Trong quá trình thi công dự án, sẽ phát sinh ra rất nhiều chất độc hại từ việc sử dụng các nguyên liệu hóa thạch như: bụi hạt lơ lửng, cacbon oxit (CO), hydrocacbon (HC), sunfua dioxit (SO2 ), các oxit nitơ (NO, NO2 ), ... và các phụ gia khác có trong nhiên liệu như benzen, toluene. Quá trình thi công dự án kéo dài trong suốt 4 năm, chất lượng môi trường không khí đã có sự biến đổi từ giai đoạn tiền thi công qua các giai đoạn trong quá trình thi công dự án dựa trên sự thay đổi nồng độ của các chỉ tiêu môi trường không khí. Nhận thức được nội dung trên, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn xây dựng hầm đường bộ Đèo cả thuộc tỉnh 1 Khánh Hòa” nhằm đánh giá được diễn biến, chiều hướng thay đổi của các chỉ tiêu môi trường không khí trong giai đoạn thực hiện dự án, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa phù hợp những tác động không tốt của dự án đến môi trường không khí để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu vực. 2. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn xây dựng dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả thuộc tỉnh Khánh Hòa từ năm 2013 đến năm 2015. Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường không khí của khu vực. 3. Nội dung nghiên cứu. Kế thừa số liệu 7 đợt quan trắc môi trường (2010 – 2014) của Viện Địa chất – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Quan trắc các chỉ tiêu môi trường không khí vào 04/2015 (Bụi tổng – TSP, CO, NO2, SO2, VOCs, các yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) tại 5 vị trí của dự án thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa (tính từ cửa phía Nam của hầm Đèo Cả đến điểm cuối dự án). Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí: lập biểu đồ theo số liệu quan trắc các đợt (2010 - 2015), đánh giá diễn biến, sự thay đổi của các chỉ tiêu môi trường không khí. Đánh giá mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án (nguồn gây tác động), yếu tố khí tượng khu vực với hiện trạng ô nhiễm không khí theo không gian và thời gian. Lập bản đồ phân vùng ô nhiễm môi trường không khí. Đề xuất giải pháp hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí dưới tác động của dự án. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan