Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá công tác kiểm tra chất lượng thuốc tại trung tâm kiểm nghiệm thanh hóa ...

Tài liệu Đánh giá công tác kiểm tra chất lượng thuốc tại trung tâm kiểm nghiệm thanh hóa năm 2018

.PDF
99
1
58

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN TRỌNG THỦY ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM THANH HÓA NĂM 2018 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II HÀ NỘI, NĂM 2020 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN TRỌNG THỦY ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM THANH HÓA NĂM 2018 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ : CK 62720412 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình HÀ NỘI, NĂM 2020 LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới GS.TS. Nguyễn Thanh Bình- Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, Trưởng bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý giá trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Tập thể các Thầy, cô giáo, cán bộ phòng sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược và các bộ môn, các phòng, ban của Trường Đại học Dược Hà Nội đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa cùng tập thể cán bộ, viên chức trực thuộc Trung tâm đã tạo điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đồng thời tôi cũng xin dành lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và những người bạn của tôi, những người đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó! Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2020 Học viên Nguyễn Trọng Thủy LỜI CAM ĐOAN Tôi là: Nguyễn Trọng Thủy, học viên lớp Chuyên khoa II, khóa 16 (20172020), Trường Đại học Dược Hà Nội, chuyên ngành Tổ chức Quản lý dược, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thanh Bình; Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam; 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm2020 Người viết cam đoan Nguyễn Trọng Thủy MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………...1 Chương 1 TỔNG QUAN…….…………………………………………………3 1.1 Cơ sở lý luận................................................................................................3 1.1.1 Một số thuật ngữ và khái niệm...………………………..…………......….3 1.1.2 Yêu cầu kỹ thuật của một số dạng bào chế thuốc..................................5 1.2 Chất lượng và công tác kiểm tra chất lượng thuốc trên thê giới............... 7 1.3 Chất lượng thuốc và công tác kiểm tra chất lượng thuốc tại Việt nam.. 10 1.3.1 Chất lượng thuốc tại Việt Nam trong những năm gần đây………...….10 1.3.2 Thực trạng công tác kiểm tra chất lượng thuốc và hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc tại Việt nam tại Việt nam hiện nay…………............................14 1.4 Sơ lược về Trung tâm kiểm nghiệm Thanh Hóa ................................... 23 1.5 Tính cấp thiết của đề tài…. ................................................................... 27 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 29 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 29 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 29 2.2.1 Biến số nghiên cứu .......................................................................... 29 2.2.2 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 32 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 33 2.2.4 Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 34 2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu ................................................................ 35 2.2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................... 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 38 3.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM THANH HÓA NĂM 2018 ..38 3.1.1 Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc so với kế hoạch ........................ 39 3.1.2 Kết quả kiểm tra chất lượng theo nhóm thuốc ................................ 40 3.1.3 Kết quả kiểm tra đơn/ đa thành phần của thuốc hóa dược ............ .41 3.1.4 Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc theo nguồn gốc ........................ 41 3.1.5 Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc theo vùng địa lý ....................... 42 3.1.6 Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc theo loại hình........................... 44 3.1.7 Kết quả kiểm tra hoạt chất thuốc hóa dược .................................... 45 3.1.8 Kết quả kiểm tra chất lượng theo dạng bào chế ......................... ….47 3.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KIỂM NGHIỆM THEO CHỈ TIÊU CÁC DẠNG BÀO CHẾ THUỐC TẠI TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM ......... …..48 3.2.1 Khả năng kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng theo dạng bào chế…….48 3.2.2 Khả năng kiểm nghiệm dạng viên nén, viên nang ........................... 50 3.2.2.1 Khả năng kiểm nghiệm chỉ tiêu dạng bào chế viên nén,viên nang. 50 3.2.2.2 Lý do không kiểm nghiệm được một số chỉ tiêu viên nén, nang ..... 53 3.2.3 Khả năng kiểm nghiệm dạng thuốc tiêm, tiêm truyền ................ ......56 3.2.3.1 Khả năng kiểm nghiệm chỉ tiêu thuốc tiêm, tiêm truyền ................ 56 3.2.3.2 Lý do không kiểm nghiệm một số chỉ tiêu ...................................... 57 Chương 4 BÀN LUẬN………………………………………………………...…58 4.1 Phân tích kết quả công tác kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa năm 2018…………………………….…………………...58 4.2 Đánh giá khả năng kiểm nghiệm theo chỉ tiêu các dạng bào chế thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa…………………………………………..66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………….74 A. KẾT LUẬN…………………………………………………………………74 1. Về kết quả công tác kiểm tra chất lượng thuốc năm 2018……………........74 2. Về năng lực kiểm nghiệm theo chỉ tiêu các dạng bào chế thuốc…..……….75 B. KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………76 1. Đối với Trung tâm kiểm nghiệm Thanh Hóa……………………………….….76 2. Đối với Sở y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh……………………………………..76 3. Đối với Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương và Bộ y tế……………………77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DĐVN Dược điển Việt Nam AAS Quang phổ hấp thụ nguyên tử HTCL Hệ thống chất lượng HPLC Sắc ký lỏng hiệu nâng cao IR Quang phổ hồng ngoại ISO Tiêu chuẩn quốc tế KTCL Kiểm tra chất lượng NSNN Ngân sách nhà nước GC Sắc ký khí GLP Thực hành tốt phòng thí nghiệm SL Số lượng SXTN Sản xuất trong nước TCCL Tiêu chuẩn chất lượng TL Tỷ lệ TLC Sắc ký lớp mỏng TTB Trang thiết bị UV-VIS Quang phổ tử ngoại khả kiến Viện KNTTW Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương XĐHLKS bằng Xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp vi sinh PPVSV vật WHO Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mẫu kiểm nghiệm và chất lượng mẫu thuốc kiểm tra năm 2018…..…..10 Bảng 1.2: Tỷ lệ thuốc không đạt TCCL trong những năm gần đây .........................11 Bảng 1.3: Tổng hợp chất lượng thuốc trong nước sản xuất qua các mẫu lấy KTCL trong các năm 2014 - 2018 .......................................................................................11 Bảng 1.4: Tổng hợp chất lượng thuốc nhập khẩu qua các mẫu lấy KTCL trong các năm 2014 - 2018 ....................................................................................................... 12 Bảng 1.5: Tổng hợp chất lượng dược liệu qua các mẫu lấy KTCL trong các năm 2014-2018 .................................................................................................................12 Bảng 1.6: Thống kê tỷ lệ thuốc giả từ năm 2014 đến năm 2018 ………………. 13 Bảng 1.7: Đội ngũ là công tác kiểm nghiệm Nhà nước…………...……………17 Bảng 1.8: Thực trạng cơ sở hạ tầng của các Trung tâm kiểm nghiệm................18 Bảng 1.9: Các công trình phụ trợ của các Trung tâm kiểm nghiệm………...….19 Bảng 1.10: Thống kê trang thiết bị phân tích của hệ thống kiểm nghiệm…..….21 Bảng 1.11: Những vấn đề khó khăn của các Trung tâm kiểm nghiệm……...….22 Bảng 1.12: Danh mục thiết bị của Trung tâm kiểm nghiệm Thanh Hóa…...…..25 Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 29 Bảng 3.1: Tỷ lệ mẫu kiểm nghiệm so với kế hoạch... .............................................. 37 Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra chất lượng theo nhóm thuốc......................................... 38 Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra đơn/đa thành phần của thuốc hóa dược........................39 Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra theo nguồn gốc sản xuất thuốc ..................................... 39 Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc theo vùng địa lý ................................40 Bảng 3.6: Kết quả về chất lượng thuốc theo loại hình....... ....... ..............................42 Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra hoạt chất hóa dược..……………………………....43 Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra hoạt chất theo nhóm……………………………..44 Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc theo dạng bào chế………………... . 45 Bảng 3.10: Khả năng kiểm nghiệm các chỉ tiêu theo dạng bào chế....................….46 Bảng 3.11: So sánh phép thử đã kiểm nghiệm với phép thử cần kiểm nghiệm của chỉ tiêu định tính thuốc viên nén, viên nang.............................................................48 Bảng 3.12: So sánh phép thử đã kiểm nghiệm với phép thử cần kiểm nghiệm của chỉ tiêu định lượng thuốc viên nén, viên nang .........................................................49 Bảng 3.13: So sánh các chỉ tiêu khác đã kiểm nghiệm với chỉ tiêu cần kiểm nghiệm của thuốc viên nén, viên nang ..................................................................................50 Bảng 3.14: Lý do không kiểm nghiệm được một số chỉ tiêu của thuốc viên nén, viên nang...................................................................................................................51 Bảng 3.15: So sánh phép thử đã kiểm nghiệm với phép thử cần kiểm nghiệm của chỉ tiêu định tính thuốc tiêm, tiêm truyền ................................................................53 Bảng 3.16: So sánh phép thử đã kiểm nghiệm với phép thử cần kiểm nghiệm của chỉ tiêu định lượng thuốc tiêm, tiêm truyền .............................................................54 Bảng 3.17: So sánh các chỉ tiêu khác đã kiểm nghiệm với chỉ tiêu cần kiểm nghiệm của thuốc tiêm, tiêm truyền ......................................................................................55 Bảng 3.18: Lý do không kiểm nghiệm được một số chỉ tiêu của thuốc tiêm, tiêm truyền ........................................................................................................................56 ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia. Một trong những mục tiêu trọng tâm của chiến lược quốc gia của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới là: Nâng cao năng lực cạnh tranh của chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng chữa bệnh của nhân dân [1]. Để đạt được mục tiêu này, cần đẩy mạnh phát triển ngành Dược trong đó có nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển sản xuất thuốc trong nước đồng thời quản lý tốt chất lượng thuốc phục vụ nhu cầu của xã hội. Trong những năm gần đây thị trường thuốc phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, theo đó là sự gia tăng về số lượng, chủng loại, hoạt chất, dạng bào chế mới ra đời nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên đó cũng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý Nhà nước về Dược trong đó có công tác kiểm tra chất lượng. Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo an toàn cho người sử dụng, theo qui định của WHO và Bộ Y tế phải thực hiện việc quản lý toàn diện chất lượng thuốc thông qua việc áp dụng các nguyên tắc thực hành tốt trong ngành Dược, trong đó việc kiểm tra chất lượng trước và trong quá trình sản xuất, bảo quản, tồn trữ, phân phối và sử dụng thuốc là yêu cầu bắt buộc. Trung tâm Kiểm nghiệm trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố là một công cụ đắc lực đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm tra chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm trên địa bàn. Việc đánh giá đúng năng lực kiểm tra chất lượng thuốc từ đó thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ tại các Trung tâm là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay. 1 Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa với chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên thị trường, đã được công nhận phù hợp thực hành tốt phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn GLP và ISO 17025. Tuy nhiên so với yêu cầu và thực trạng thị trường thuốc hiện nay, năng lực kiểm nghiệm thuốc của đơn vị vẫn là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Vậy kết quả công tác kiểm tra chất lượng thuốc của Trung tâm hiện nay như thế nào? Khả năng kiểm nghiệm các dạng bào chế của Trung tâm có đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của thuốc hiện nay được hay không? Trên đây là những lý do để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá công tác kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa năm 2018” với mục tiêu: 1. Phân tích kết quả công tác kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm kiểm nghiệm Thanh Hóa năm 2018. 2. Đánh giá năng lực kiểm nghiệm theo chỉ tiêu các dạng bào chế của thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hơn nữa năng lực công tác kiểm tra chất lượng thuốc, đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Một số thuật ngữ và khái niệm. Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm [17]. Nguyên liệu làm thuốc là thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm dược chất, dược liệu, tá dược, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc. Dược chất (còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người [17]. Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc Thuốc hóa dược là thuốc có chứa dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về an toàn và hiệu quả [17]. Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền. Thuốc cổ truyền ( bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo phương pháp của y học cổ 3 truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại [17]. Thuốc đạt chất lượng là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký theo tiêu chuẩn Dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền [17]. Thuốc giả là thuốc được sản xuất, thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Không có dược chất, dược liệu; b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu; c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình bảo quản, lưu thông, phân phối; d) Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ [17]. Kiểm tra chất lượng thuốc thuốc là việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm xác định nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng không để quyết định việc chấp nhận hay loại bỏ thuốc đó. Việc kiểm nghiệm phải được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng thuốc đã được phê duyệt và cập nhật . Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc là văn bản quy định về đặc tính kỹ thuật bao gồm chỉ tiêu chất lượng mức chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm và các yêu cầu quản lý khác có liên quan đến chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc [5]. 4 Chỉ tiêu kiểm nghiệm là những tiêu chí yêu cầu kỹ thuật phải thực hiện của một chế phẩm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm để đưa ra kết luận về chất lượng của chế phẩm đó. Phương pháp phân tích là qui trình lý, hóa, sinh được thẩm định, đánh giá phù hợp với Phòng thí nghiệm dùng để xác định chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm . Thực hành tốt phòng thí nghiệm GLP là Hệ thống quản lý chất lượng liên quan đến quá trình tổ chức và các điều kiện tiến hành thử nghiệm phi lâm sàng liên quan đến sức khỏe con người và an toàn môi trường đã được lập kế hoạch thực hiện, giám sát, ghi lại, lưu trữ và báo cáo [4]. Đánh giá năng lực cơ sở kiểm tra chất lượng thuốc trong Hệ thống y tế hiện nay là hoạt động xem xét sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và năng lực phân tích đáp ứng yêu cầu kiểm nghiệm đối với các tiêu chuẩn cụ thể về thực hành tốt, hiện đại hóa phòng thí nghiệm trên các khía cạnh: Con người, kỹ thuật phân tích; cơ sở vật chất và trang thiết bị có khả năng đáp ứng trong phạm vi rộng và đầy đủ các yêu cầu của đa dạng các hoạt chất, sản phẩm dược phẩm theo yêu câu của Tiêu chuẩn kỹ thuật nhà sản xuất hoặc yêu cầu của Dược điển mới nhẩt. 1.1.2 Yêu cầu kỹ thuật của một số dạng bào chế thuốc Tại Việt Nam dạng bào chế của thuốc được qui định thành qui chuẩn thể hiện trong Dược điển Việt nam và được phân thành 26 dạng bào chế bao gồm: Cao thuốc; Cồn thuốc; Dung dịch thuốc; Siro thuốc; Hỗn dịch thuốc; Nhũ tương thuốc; Thuốc bột; Thuốc cốm; Thuốc dán thấm qua da và cao dán; Thuốc đặt; Thuốc hoàn; Thuốc mềm dùng trên da và niêm mạc; Thuốc nang; Thuốc nhỏ mắt; Thuốc nhỏ mũi và xịt mũi dạng lỏng; Thuốc nhỏ tai và thuốc xịt vào tai; Thuốc hít; Thuốc khí dung; Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền; Thuốc viên 5 nén; Thuốc bọt y tế; Rượu thuốc; Thuốc thang; Chè thuốc; Dung dịch rửa vết thương; Các chế phẩm probiotic [3]. Yêu cầu kỹ thuật của thuốc viên nén Là loại thuốc dạng rắn phân liều, DĐVNV qui định hai dạng bào chế này có các yêu cầu kỹ thuật sau đây: Yêu cầu chung: Tính chất; Độ rã; Độ đồng đều khối lượng; Độ đồng đều hàm lượng; Độ hòa tan; Định lượng; Hàm lượng nước;Tạp chất. Ngoài ra tuy chuyên luận riêng mà một số chế phẩm có thêm các yêu cầu kỹ thuật khác theo chuyên luận riêng như: Độ nhiễm khuẩn; Giới hạn hàm lượng chất bảo quản...[3]. Yêu cầu kỹ thuật của thuốc nang Do đặc tính cùng là loại thuốc dạng rắn phân liều, các yêu cầu kỹ thuật của Viên nén và Viên nang có các yêu cầu kỹ thuật giống nhau. DĐVNV qui định hai dạng bào chế này có các yêu cầu kỹ thuật sau đây: Yêu cầu chung: Tính chất; Độ rã; Độ đồng đều khối lượng; Độ đồng đều hàm lượng; Độ hòa tan; Định lượng; Hàm lượng nước;Tạp chất. Ngoài ra tuy chuyên luận riêng mà một số chế phẩm có thêm các yêu cầu kỹ thuật khác theo chuyên luận riêng như: Độ nhiễm khuẩn...[3]. Yêu cầu kỹ thuật của thuốc hoàn. Tùy phương pháp bào chế và tá dược dính được sử dụng được phâ thành 2 loại là Hoàn cứng và Hoàn mềm. DĐVNV qui định dạng bào chế này có các yêu cầu kỹ thuật sau đây: Tính chất; Hàm ẩm; Độ rã (đối với hoàn cứng); Độ đồng đều khối lượng; Định tính; Định lượng; Giới hạn nhiễm khuẩn [3]. Yêu cầu kỹ thuật của thuốc bột, thuốc cốm. 6 Đối với thuốc bột: Tính chất; Độ ẩm; Độ mịn; Độ đồng đều hàm lương; Độ đồng đều khối lượng; Định tính; Định lượng; Giới hạn nhiễm khuẩn. Đối với thuốc cốm: Tính chất; Độ ẩm; Độ đồng đều khối lượng; Độ đồng đều hàm lượng. Định tính; Định lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác theo chuyên luận riêng [3]. Yêu cầu kỹ thuật của dung dịch thuốc; Siro thuốc. Các chỉ tiêu kỹ thuật: Tính chất; pH; Sai số thể tích; Tỷ trọng; Định tính; Định lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác theo chuyên luận riêng. Yêu cầu kỹ thuật của thuốc tiêm, tiêm truyền. Thuốc tiêm, tiêm truyền được phân thành 3 loại: Thuốc tiêm; Thuốc tiêm truyền; Bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm, tiêm truyền. Các chỉ tiêu kỹ thuật: Cảm quan; Độ trong; Thể tích; Khối lượng (với thuốc tiêm bột); Thử vô khuẩn; Nội độc tố vi khuẩn; Chất gây sốt; Độ đồng đều hàm lượng; Định lương; Tạp chất và có thể thêm các yêu cầu kỹ thuật khác qui định trong chuyên luận riêng [3]. 1.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC TRÊN THẾ GIỚI Tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng hiện nay có chiều hướng diễn biến khá phức tạp và ngày càng được làm giả một cách tinh vi, hệ lụy này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác điều trị của bác sĩ và đặc biệt có thể gây ngộ độc thuốc, nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân và người sử dụng. Theo thống kê của FDA, thuốc giả chiếm khoảng hơn 10% thị trường thuốc trên thế giới. Ở nhiều quốc gia châu Phi, một phần châu Á và Mỹ La tinh, có 7 những khu vực hơn 30% thuốc trên thị trường là giả. Rất nhiều thuốc lưu hành ở châu Phi và Châu Á bị phát hiện là giả và chất lượng thấp đây là khu vực được coi là có tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng cao trên thế giới. Thậm chí Nigeria đã từng đe dọa sẽ cấm nhập khẩu tất cả các loại thuốc từ Ấn Độ - một trong những nhà cung cấp thuốc lớn trên thị trường bởi vì tỷ lệ của hàng giả trong số hàng nhập khẩu từ Ấn Độ vào quốc gia này rất cao [16]. Gần đây WHO đặc biệt cảnh báo về tình trạng thuốc giả và thuốc kém chất lượng được giao dịch trên Internet. Các trang web bất hợp pháp xuất hiện ngày càng nhiều với các sản phẩm thuốc không được các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát. Có hơn 50% các trường hợp, các loại thuốc giao dịch trên Intenet, Facebook hoặc từ các trang web bất hợp pháp mà họ che giấu địa chỉ thực đã được tìm thấy là giả, không đạt chất lượng và không được cấp phép [28,29]. Một chiến dịch phòng chống thuốc giả được thực hiện trong năm 2009 cho thấy rằng, các loại thuốc được làm giả và thuốc kém chất lượng đang lưu hành trên thị trường rất phong phú như các loại kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chống sốt rét, thuốc điều trị rối loạn cương dương. Một nghiên cứu tại Hà Lan cho thấy rằng: trong số 370 mẫu Viagra đã bị thu giữ, chỉ có 10 mẫu là thuốc chính hãng. Bên cạnh đó, một điều tra khác về các thuốc điều trị sốt rét cho kết quả: trong số 391 mẫu thuốc, hơn 1 nửa không chứa hoạt chất điều trị (artesunat) hoặc chỉ có hàm lượng rất thấp, không đủ khả năng điều trị [27]. Theo thống kê của WHO tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng tại các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ rất cao. Đặc biệt tại Châu Phi (Châu lục nghèo nhất Thế giới) tỷ lệ này có thể lên tới 70% và khiến mỗi năm có khoảng 100.000 người tử vong [ 29]. Một nghiên cứu khác được tiến hành ở 7 quốc gia của châu Phi cho thấy rằng khoảng 20 – 90% các thuốc điều trị sốt rét đang lưu hành không đảm bảo chất lượng, bao gồm chloroquine dạng sirô và viên nén với 23 – 38% không đạt 8 tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay, xu hướng làm giả thuốc có những thay đổi so với trước. Các thuốc bị làm giả nhiều là những thuốc điều trị các bệnh nặng như ung thư, bệnh tim mạch, chống cholesterol, tăng huyết áp… cũng có thể là các loại kháng sinh được sử dụng nhiều ở những nước kém phát triển. Đồng thời nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ; khác với trước đây các thuốc có liên quan đến lối sống cũng hay bị làm giả hơn [16]. Hiện nay, không có quốc gia nào là không có tình trạng làm giả thuốc. Phần lớn các quốc gia phát triển có hệ thống pháp luật và kiểm soát thị trường dược phẩm hiệu quả như Mỹ, Châu Âu và Canada có tỷ lệ thuốc giả thấp, dưới 1%. Trong xu thế phát triển chung của xã hội trên toàn thế giới, theo đó các xu hướng đã thay đổi và có sự gia tăng tỷ lệ thuốc được làm giả, kể cả ở các nước phát triển. Đứng trước tình hình phức tạp của thị trường thuốc giả và thuốc kém chất lượng nói trên, hệ thống theo dõi và giám sát toàn cầu đã được ban hành vào năm 2013 với sự tham gia của 113 quốc gia và 18 cơ quan mua sắm lớn nhất toàn cầu với các mục tiêu: cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật cho những trường hợp khẩn cấp, liên kết giữa các quốc gia và các khu vực; xác định và chứng minh phạm vi, quy mô và ảnh hưởng của thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên toàn cầu [15]. Tại Châu Âu quản lý chất lượng thuốc là Cơ quan quản lý dược Châu Âu viết tắt là EMA (European Medicines Agency). Kiểm tra chất lượng thuốc tại Châu Âu các phòng kiểm nghiệm thường áp dụng Dược diển Châu Âu (EP) và Dược diển Anh (BP). Mỹ và một số nước trên thế giới thực hiện mô hình Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm ( Food and Drug Administration), viết tắt FDA là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ, trực thuộc Bộ Y tế. FDA chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm, các sản phẩm thuốc lá, sản phẩm bổ sung 9 chế độ ăn uống, dược phẩm phải theo toa và không cần kê toa, dược sinh học, truyền máu, các thiết bị y tế, các thiết bị phát và bức xạ điện từ. Cục này cũng có 223 văn phòng hiện trường và 13 phòng thí nghiệm trên khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ, quần đảo Virgin thuộc Mỹ, và Puerto Rico. Trong năm 2008, FDA bắt đầu mở văn phòng ở nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Chile, Bỉ, và Vương quốc Anh. Các phòng thí nghiệm của FDA hàng năm đã phát hiện nhiều mẫu thuốc giả và thuốc không đảm bảo chất lượng trên toàn nước Mỹ [15]. Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc được qui định tại Dược điển Mỹ (USP) do Hiệp hội kinh doanh Dược phẩm Mỹ ban hành. 1.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC TẠI VIỆT NAM 1.3.1 Chất lượng thuốc tại Việt Nam trong những năm gần đây Trong năm 2018 toàn hệ thống Kiểm nghiệm thuốc đã kiểm tra chất lượng được trên 500 hoạt chất tân dược và 300 vị dược liệu, phát hiện 504 mẫu thuốc không đạt chất lượng và 14 mẫu thuốc giả trong đó có 13 mẫu thuốc hóa dược, 01 mẫu thuốc dược liệu. Ngoài ra các đơn vị trong hệ thống còn phát hiện 21 mẫu Dược liệu bị nhần lẫn, giả mạo [20]. Bảng 1.1. Mẫu kiểm nghiệm và chất lượng mẫu lấy để KTCL năm 2018 Loại mẫu Thuốc hóa Số mẫu lấy Số mẫu lấy Tỷ lệ mẫu KTCL KTCL không đạt không đạt TCCL TCCL 186 0,64% 29.024 dược 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất