Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa g...

Tài liệu đánh giá công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2013 2017

.PDF
89
3
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ VĂN PHỤNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2013 -2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - Năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ VĂN PHỤNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2013 -2017 Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8. 85. 01. 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Đình Binh Thái Nguyên - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Vũ Văn Phụng ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều đơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Phan Đình Binh, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp quý báu và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác, cô chú, anh, chị, các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn, các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, Trạm Bảo vệ thực vật và Uỷ ban nhân dân các xã, phường đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian và cung cấp số liệu giúp tôi thực hiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó! Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Vũ Văn Phụng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài ........................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận của dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp .................................. 3 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 3 1.1.2. Nguyên nhân ............................................................................................. 4 1.1.3. Mục đích .................................................................................................... 5 1.1.4. Vai trò của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ......................................... 5 1.2. Tình hình dồn điền đổi thửa trên thế giới và Việt Nam ................................... 7 1.2.1. Tình hình dồn điền đổi thửa trên thế giới .................................................. 7 1.2.2. Tình hình dồn điền đổi thửa ở Việt Nam .................................................. 9 1.3. Thực trạng dồn đổi ruộng đất ở tỉnh Thanh Hoá ........................................... 16 1.3.1. Chủ trương của Đảng .............................................................................. 16 1.3.2. Chủ trương DĐĐT của tỉnh Thanh Hóa .................................................. 18 1.3.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện Dồn điền đổi thửa và kết quả đạt được....... 19 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 23 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 23 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 23 2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 23 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Bỉm Sơn ............................... 23 2.3.2. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn ................................ 23 iv 2.3.3. Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn ........................................................................................................ 23 2.3.4. Đánh giá tác động của công tác DĐĐT đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đến việc sản xuất của nông hộ ................................................. 23 2.3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa............................................................................. 24 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ....................................................... 24 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................... 24 2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................... 25 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 27 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn ........................................ 27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 27 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 32 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Bỉm Sơn.... 36 3.2. Tình hình sử dụng đất đai tại thị xã Bỉm Sơn ................................................ 36 3.3. Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa ở thị xã Bỉm Sơn giai đoạn 2013-2017........ 39 3.3.1. Mục đích, nguyên tắc và quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa ............. 39 3.3.2 Kết quả dồn điền đổi thửa ở thị xã Bỉm Sơn ............................................ 45 3.4. Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân .............................................................................................. 50 3.4.1. Tác động của dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. ............................................................................................... 50 3.4.2. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy mô sản xuất của 2 xã điều tra ..................................................................... 52 3.4.3. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 2 xã Quang Trung và Hà Lan ......................................................... 54 3.4.4. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến các vấn đề khác .......................... 59 3.4.5. Nhận xét chung về tác dộng của công tác dồn điền đổi thửa đến phát triển nông nghiệp của 2 xã điều tra ................................................................... 62 v 3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau công tác dồn điền đổi thửa ............................................................................................. 64 3.5.1. Giải pháp về chính sách .......................................................................... 64 3.5.2. Giải pháp về tổ chức................................................................................ 65 3.5.3. Giải pháp về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp .................................. 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 67 1. Kết luận ............................................................................................................. 67 2. Kiến nghị........................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 69 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Chú giải BCĐ : Ban chỉ đạo CHN : Cây hàng năm CLN : Cây lâu năm CNH-HĐH : Công nghiệp hoá- hiện đại hoá DĐĐT : Dồn điền đổi thửa DĐRĐ : Dồn đổi ruộng đất DT : Diện tích GO : Giá trị sản xuất HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp IC : Chi phí trung gian KHSDĐ : Kế hoạch sử dụng đất KHTS : Khấu hao tài sản LX : Lúa xuân LM : Lúa mùa MI : Thu nhập hỗn hợp NN : Nông nghiệp NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản QH : Quy hoạch UBND : Uỷ ban nhân dân TBKT : Tiến bộ kỹ thuật SL : Sản lượng VA : Giá trị gia tăng XHCN : Xã hội chủ nghĩa vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Thay đổi quy mô đất nông nghiệp ở nông hộ (%) .................................... 10 Bảng 1.2. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước .......................... 11 Bảng 1.3. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH ......................... 11 Bảng 1.4. Tình hình dồn điền đổi thửa ở một số địa phương ................................... 15 Bảng 3.1. Kết quả phân loại đất thị xã Bỉm Sơn ....................................................... 29 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu qua các năm................................................. 32 Bảng 3.3. Các chỉ tiêu về dân số qua các năm .......................................................... 33 Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Bỉm Sơn năm 2017 ................................... 37 Bảng 3.5. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn trước và sau dồn điền đổi thửa ............................................................................................ 45 Bảng 3.6. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2017 ....................................... 47 Bảng 3.7. Kết quả dồn điền đổi thửa ở 2 xã điều tra................................................. 48 Bảng 3.8. Biến động diện tích đất nông nghiệp 2013- 2017 thị xã Bỉm Sơn ........... 51 Bảng 3.9. Số lượng trang trại trước và sau DĐĐT tại 2 xã điều tra ......................... 53 Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất trên 1 ha đất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa của xã Quang Trung ................... 54 Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất trên 1 ha đất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa của xã Hà Lan............................. 55 Bảng 3.12. Diện tích đất giao thông, thủy lợi trước và sau dồn điền đổi thửa tại xã Hà Lan và xã Quang Trung ............................................................ 59 Bảng 3.13. Kết quả phỏng vấn nông hộ sau dồn điền đổi thửa tại xã Hà Lan và xã Quang Trung................................................................................... 61 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng tại thị xã Bỉm Sơn ........................ 38 Hình 3.2. Sơ đồ quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa tại thị xã Bỉm Sơn .............. 42 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Trong sản xuất đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được. Đối với Việt Nam, là quốc gia đất chật, người đông, đời sống của đại bộ phận nhân dân dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Đảng và nhà nước ta luôn có những chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, điển hình là luật Đất đai năm 1993, theo đó đất đai được giao đến tận tay người nông dân. Với chính sách mới về quyền sử dụng đất đã làm thay đổi mối quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân thực sự trở thành người chủ mảnh đất của mình, đó là động lực cho sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp. Nhưng thực tế, khi chia ruộng đất cho nông dân theo Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, chúng ta đã thực hiện phương châm công bằng, ruộng tốt cũng như xấu, xa cũng như gần đều được chia đều tính trên nhân khẩu nông nghiệp, dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân tán, manh mún không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền nông nghiệp thời kỳ đổi mới. Ở Bỉm Sơn, tình trạng manh mún ruộng đất diễn ra ở hầu hết 2 xã, và 3 phường trong toàn Thị xã, thống kê cho thấy mỗi hộ sản xuất nông nghiệp năm 1993 với cách chia ruộng có tốt, có xấu, có xa, có gần nên trên địa bàn Thị xã bình quân 9 - 16 thửa ruộng/hộ. Để giải quyết tình trạng manh mún ruộng đất năm 1998. Thực hiện chỉ thị 13 CT/TU ngày 03/9/1998 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ “về cuộc vận động thực hiện dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp”, Kế hoạch số 12/KH-UB ngày 29/01/1999 của UBND tỉnh Bỉm Sơn về dồn điền đổi thửa tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; Chỉ thị số 02CT/TU ngày 10/3/2006 của Ban Thường vụ Thị uỷ Bỉm Sơn về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Cuộc vận động thực hiền dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp; Kế hoạch số 854/KH-UBND ngày 27/6/2013 Kế hoạch thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn năm 2013. 2 Quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa đã được nhiều tỉnh thực hiện và nhiều đơn vị đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, mức độ thành công ở mỗi địa phương rất khác biệt về cách tổ chức, thời gian và kết quả đạt được. Theo đánh giá kết quả dồn điền đổi thửa đã có tác động tích cực đối với sản xuất nông nghiệp, gia tăng năng suất, sản lượng nông sản, thúc đẩy quá trình hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung chuyển canh, tạo điều kiện để thúc đẩy cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triển trong giai đoạn tới vẫn đang còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn, trong đó có cả vấn đề quản lý nhà nước về đất đai. Từ những thực tế trên, đề tài luận văn: "Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2017" được chọn làm nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. - Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn giai đoạn 2013-2017. - Xác định những thuận lợi, khó khăn trong công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh, hoàn thiện quá trình chính sách dồn điền đổi thửa trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài - Ý nghĩa khoa học: Góp phần xây dựng cơ sở lý luận và hoàn thiện quy trình dồn điền đổi thửa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp góp phần tích cực cho việc thực hiện xây dựng nông thôn mới. - Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc nghiên cứu đề tài và thực tiễn đề xuất các giải pháp giúp hộ nông dân có hướng đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành các mô hình sản xuất hàng hóa trên cơ sở tích tụ ruộng đất nông nghiệp. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận của dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm Dồn điền đổi thửa (Group of land) là việc tập hợp dồn đổi các thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn, trái ngược với chia các mảnh ruộng to thành các mảnh ruộng nhỏ (TS. Đào Thế Anh, 2004). Hay hiểu theo cách khác thì dồn điền đổi thửa là việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn giữa các hộ nông dân, tập trung ruộng đất để đưa nền nông nghiệp vốn manh mún, nhỏ lẻ sang phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa có quy mô lớn hơn, dưới sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương xuống địa phương. Có hai cơ chế chủ yếu để thực hiện dồn điền đổi thửa: Một là để cho thị trường ruộng đất và các nhân tố phi tập trung tham gia vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho cơ chế này vận hành tốt hơn. Hai là thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính, tổ chức phân chia lại ruộng đất, thực hiện các quy hoạch có chủ định. Theo cách này các địa phương đều xác định là dồn điền đổi thửa sẽ không làm thay đổi các quyền của nông hộ đối với ruộng đất đã được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện quá trình này có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận ruộng đất của các nhóm nông dân hưởng lợi khác nhau dẫn đến thay đổi bình quân ruộng đất ở các nhóm xã hội khác nhau (TS. Đào thế Anh, 2004). Bản chất của dồn điền đổi thửa là quá trình dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, sắp xếp quy hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, tổ chức thiết kế lại đồng ruộng, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, nâng cao hệ số sử dụng đất, đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố quan hệ sản xuất, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn (Lã Văn Lý, 2007). Như vậy, dồn điền đổi thửa là việc dồn các thửa nhỏ thành thửa ruộng lớn để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp. 4 1.1.2. Nguyên nhân Sau khi thực hiện giao đất nông nghiệp ổn định cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp theo Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả khả quan, tăng trưởng trong nông nghiệp được giữ vững, xuất hiện nhiều mô hình trang trại, có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, ... Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế: sản xuất nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch, chưa có vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng còn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, năng suất và hiệu quả sản xuất chưa cao do tình trạng đất đai manh mún, nhiều thửa đất có diện tích nhỏ/1 hộ. Để tạo điều kiện đưa cơ gới hóa và khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp dần thay thế sức lao động nặng nhọc của người dân bằng máy làm đất, máy gieo cấy, máy gặt đập liên hợp, ... Đồng thời để tranh thủ nguồn vốn của cấp trên đầu tư cho xây dựng các công trình phúc lợi xã hội và phục vụ trực tiếp trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đòi hỏi phải quy hoạch giao thông nội đồng, thủy lợi tưới tiêu phải đảm bảo thuận tiện. Trong đó phải đặc biệt quan tâm đến việc DĐĐT từ nhiều ô thửa nhỏ thành một ô thửa lớn, góp phần tăng năng xuất, giảm chi phí mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, sinh thái và bền vững. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang là một chủ trương lớn nhằm hình thành nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong thời toàn cầu hóa thị trường. Để vươn tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đủ sức cạnh tranh trong tương lai thì cần phải loại bỏ dần tư tưởng sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ. Công tác dồn điền đổi thửa rất quan trọng, tạo bước đệm để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng, khai thác hết tiềm năng đất đai của mỗi địa phương. 5 1.1.3. Mục đích Khắc phục tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung, để thuận tiện cho việc áp dụng các tiến bộ KHKT. Thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp sang sản xuất ngành nghề, tăng thu nhập cho người dân. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, cơ giới hóa vào đồng ruộng, tạo nguồn lực thực hiện xây dựng Nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. 1.1.4. Vai trò của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp Việt Nam, từ một nước nhập khẩu lương thực, thực phẩm là chủ yếu, một nước nghèo nàn và lạc hậu đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới về một số mặt hàng như: Gạo, chè, cà phê, hạt tiêu và thủy sản, ... thu nhập và đời sống người dân luôn được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể đặc biệt là ở nông thôn. Đóng góp vào thành quả to lớn đó không thể không kể đến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành trong quá trình đổi mới vừa qua. Một trong số đó là chủ trương “dồn điền đổi thửa” trong nông nghiệp. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là hướng đi tất yếu để đưa nền nông nghiệp vốn nhỏ lẻ, manh mún phát triển theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Việc dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ, phân tán thành những ô thửa lớn, tập trung đã từng bước làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, tập quán canh tác trước đây của người nông dân. Trước đây do người dân quen canh tác trên các thửa đất nhỏ nên hay chần chừ, do dự không muốn đầu tư thâm canh. Khi đó thửa ruộng lớn cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những chính sách khuyến nông, khuyến ngư phù hợp của các cấp chính quyền đã làm nếp nghĩ của bà con thay đổi theo chiều hướng tích cực của tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Dồn điền, đổi thửa trong nông nghiệp là cơ hội để quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa nông nghiệp. Dồn điền, đổi thửa trong nông nghiệp khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún. Vì hiện nay mỗi hộ gia đình, cá nhân có hàng chục thửa ruộng ở nhiều xứ đồng khác nhau, nên khi thực hiện DĐĐT thì bình quân số thửa ruộng trên hộ sẽ 6 giảm, thậm chí một hộ có thể chỉ có một thửa, diện tích trên thửa sẽ tăng. Ruộng đất của các hộ được tập trung về một khu vực, một xứ đồng sẽ thuận lợi cho việc đầu tư, thâm canh, tiết kiệm được chi phí, đi lại, vận chuyển sản phẩm khi thu hoạch. Mặt khác, khi dồn điền, đổi thửa, số thửa giảm, ít bờ ruộng hơn, nên diện tích đất canh tác chắc chắn sẽ tăng hơn so với trước DĐĐT. DĐĐT tạo tiền đề cho việc quy hoạch lại đồng ruộng, là cơ sở cho việc hoạch định chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường giao thông nội đồng, cứng hoá hệ thống kênh mương, quy hoạch những vùng chuyên canh, khai thác được lợi thế của từng vùng đất khác nhau. DĐĐT thửa tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, làm tiền đề cho việc hình thành các doanh nghiệp trong nông nghiệp và có điều kiện để hình thành nhiều trang trại, nông trại, góp phần đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, thúc đẩy phân công lại lao động xa hội. Bởi vì hiện nay do ruộng có ô thửa nhỏ, trên một cánh đồng các hộ canh tác những cây trồng khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau, chế độ chăm sóc thu hoạch khác nhau. Điều đó gây ảnh hưởng và hạn chế lẫn nhau, không có loại cây trồng nào có diện tích đủ lớn dẫn đến không có khối lượng hàng hoá lớn. Nếu thực hiện DĐĐT sẽ khắc phục được tình trạng này. DĐĐT thành công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay do thửa ruộng nhỏ, khâu làm đất người nông dân chủ yếu cày bừa thủ công theo lối truyền thống bằng trâu, bò, thậm chí nhiều nơi người dân vẫn cuốc đất bằng tay. Mặt khác khâu gieo cấy, thu hoạch phổ biến hiện nay vẫn áp dụng phương pháp thủ công là chính, chi phí cao, mất nhiều thời gian, năng suất lao động thấp, nông dân vẫn phải lao động cực nhọc. Sau DĐĐT, bà con hạch toán qua một vài vụ sản xuất thấy năng suất lúa tăng 5 - 10 tạ /ha, chi phí điện nước, công lao động tiết kiệm được 10 -15 %. Thu hoạch vụ đông, thương nhân về tận ruộng thu gom (Tổng cục Địa chính, 1998). DĐĐT sẽ tạo điều kiện sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đủ lớn giúp cho công nghiệp chế biến phát triển, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nông sản. 7 1.2. Tình hình dồn điền đổi thửa trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình dồn điền đổi thửa trên thế giới Tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Để khắc phục tình trạng này, từ nhiều năm nay người ta đã tiến hành dồn điển đổi thửa, tích tụ đất đai,... để việc sử dụng đất được hiệu quả hơn. * Nhật Bản: Để chấn hưng nền nông nghiệp, năm 1961 Chính phủ Nhật Bản đã ban hành chính sách nông nghiệp là đưa nông nghiệp từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. Để thực hiện mục tiêu này Bộ Nông nghiệp đề ra "sự nghiệp xây dựng ruộng đất với ba mục tiêu: rộng, chắc chắn, sâu". - Rộng: nâng kích thước thửa ruộng lên 0,3 ha. - Chắc chắn: cải tạo nền đất yếu, nhiều bùn, hay lún trên cơ sở thiết kế xây dựng thoát nước cho từng thửa ruộng và từng khu vực để có thể sử dụng máy móc cho thuận lợi. - Sâu: cải tạo tầng canh tác ruộng đất đảm bảo độ dầy khoảng 1 m. Để làm được các yêu cầu nêu trên cần phải làm được hai việc: + Về mặt hành chính: xử lý chuyển đổi từ các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. + Về mặt kỹ thuật: gắn liền với việc xử lý kích thước thửa ruộng là việc xây dựng hệ thống tưới tiêu và san ủi mặt bằng. Công tác dồn điền đổi thửa, xử lý ruộng đất như nêu trên là khó khăn phức tạp vì đất đai thuộc sở hữu tư nhân và việc chuyển đổi phải tiến hành với một số biện pháp như công tác quy hoạch sử dụng đất...mới phát huy hiệu quả trong sử dụng đất. Kết quả là khoảng 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước ở Nhật Bản đã được chuyển đổi. Trước chuyển đổi, bình quân có 3,4 thửa /hộ, sau chuyển đổi bình quân có khoảng 1,8 thửa /hộ. Việc chuyển đổi, xử lý đất nông nghiệp đã tăng sức sản xuất của đất đai, tăng năng suất lao động của người nông dân; việc áp dụng máy móc vào sản xuất được thuận tiện và hiệu quả,...tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trong nông nghiệp. Vì vậy cùng với các yếu tố khác, việc chuyển đổi và xử lý đất nông nghiệp đã góp phần quan trọng đưa năng suất lúa từ 3.000 kg gạo/ha/năm năm 1960 lên 6.000 kg gạo/ha/năm năm 1992 (Nguyễn Sinh Cúc, 1998). 8 * Đài Loan: Sau năm 1949 dân số tăng đột ngột do sự di dân từ lục địa ra. Lúc đầu chính quyền Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân, tạo điều kiện ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Năm 1953, hòn đảo này đã có đến 679.000 trang trại với quy mô bình quân là 1,29 ha/trang trại. Đến năm 1991 số trang trại đã lên đến 823.256 với quy mô bình quân chỉ còn 1,08 ha/trang trại. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,… nhưng do người Đài Loan coi ruộng đất là tiêu chí đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên mặc dù có thị trường nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ (có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp). Để giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài Loan công bố Luật Phát triển nông nghiệp trong đó công nhận phương thức sản xuất uỷ thác của các hộ nông dân, có nghĩa là nhà nước công nhận việc chuyển quyền sở hữu đất đai, ước tính đã có trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô, các trang trại trong cùng thôn xóm còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp, nhưng không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao động để sản xuất (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003). * Indonesia: Đồng bằng Java của Indonesia, ruộng đất cũng bị manh mún. Năm 1963, số trang trại có diện tích đất nhỏ hơn 0,5 ha chiếm trên 52% trong tổng số 7,9 triệu nông hộ; trang trại có từ 0,5 đến 1,0 ha chiếm 27%, chỉ có 0,4% loại trang trại có 4 đến 5 ha. Trong khi đó, 40% số trang trại do người làm công quản lý chứ không do chủ đất quản lý. Tình trạng này đã ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách mạng xanh thời đó. Ở Indonesia nói riêng và Đông Nam Á nói chung có sự gia tăng áp lực dân số trên ruộng đất nhưng ít xẩy ra phân cực giữa các loại nông hộ, các trang trại quy mô lớn đến hàng chục ha chỉ là cá biệt, mặc dù số nông dân không có ruộng đất vẫn tăng lên. Như vậy ruộng đất 9 vẫn không tập trung được vào một số trang trại lớn mà chỉ được trao đổi giữa các chủ nhỏ. Thậm chí, quy mô ruộng đi thuê ở tất cả các nhóm hộ đều giảm xuống. Giá ruộng đất (địa tô) vẫn tăng lên, nhưng lãi từ việc đầu tư thêm lao động giảm xuống, làm thay đổi một loạt các thể chế nông thôn, chủ yếu là gia tăng số hộ cho thuê đất. Như vậy thị trường ruộng đất đã không vận hành hoàn toàn theo nguyên lý kinh tế (Chu Mạnh Tuấn, 2007). * Tích tụ ruộng đất ở một số nước châu Âu và các nước phát triển khác: kể từ sau cách mạng nông nghiệp lần thứ 2 (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), một loạt các trang trại nhỏ, manh mún năng suất thấp đã bị loại thải, thay vào đó là các trang trại quy mô vừa, năng suất lao động cao. Ví dụ ở Pháp năm 1955 có xấp xỉ 2,3 triệu nông hộ có quy mô 14 ha/hộ, đến năm 1993 chỉ còn 800 ngàn nông hộ với quy mô 35 ha/hộ. Ở Mỹ, năm 1950 cả nước có 5,65 triệu nông hộ với quy mô bình quân 86 ha/hộ, đến năm 1992 chỉ còn 1,92 triệu nông hộ với quy mô 198,9 ha/hộ. Nhìn chung, tiến trình tích tụ ruộng đất và vốn nhanh chóng của các nông hộ ở Châu Âu chủ yếu là nhờ thành tựu khoa học công nghệ phát triển trong quá trình cơ giới hoá nông nghiệp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (Chu Mạnh Tuấn, 2007). 1.2.2. Tình hình dồn điền đổi thửa ở Việt Nam 1.2.2.1. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta Manh mún đất đai nghĩa là một hộ nông dân canh tác nhiều thửa đất diện tích nhỏ vị trí riêng lẻ xa rời nhau (từ 3 thửa đất trở lên). Ở miền Bắc nước ta, theo con số ước tính, toàn quốc có khoảng 75 triệu mảnh ruộng, trung bình một hộ nông dân có khoảng 7-8 mảnh. Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất đai. Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách này trong mấy năm gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng có hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai. Tuy nhiên, mức độ manh mún đất đai cũng mang lại một số lợi ích nhỏ, trước mắt cho nông dân. Do đó ở nhiều nơi nông dân muốn duy trì một mức độ nào đó của tình trạng này. 10 * Thực trạng manh mún ruộng đất ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) Muốn có được những giải pháp triệt để khắc phục tình trạng manh mún ở ĐBSH trước hết phải nghiên cứu những đặc điểm của manh mún ruộng đất và những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Manh mún ruộng đất ở ĐBSH là một hiện tượng mang tính lịch sử. Tình trạng manh mún thể hiện trên cả 2 góc độ: manh mún về ô thửa và bình quân quy mô ruộng đất/hộ gia đình nông dân. Vào những năm 30 của thế kỷ trước, ĐBSH đã có đến 16,0 triệu thửa ruộng to nhỏ khác nhau. Diện tích trung bình mỗi thửa ở tỉnh Bắc Ninh lúc bấy giờ là 680 m2. Nếu tính riêng diện tích phải giành ra làm bờ vùng, bờ thửa thì ĐBSH đã mất đi trên 3% diện tích đất canh tác. Đến năm 1997, tình trạng manh mún ruộng đất ở ĐBSH vẫn đứng ở vị trí thứ 2 trong 7 vùng sinh thái cả nước, chỉ sau miền núi phía Bắc. Ở đồng bằng sông Hồng hiện nay sự manh mún ruộng đất cấp nông hộ thể hiện ở các đặc điểm sau: - Diện tích canh tác bình quân trên hộ hay trên lao động rất thấp (chỉ khoảng 0,25 ha/hộ). - Số lượng các hộ có diện tích từ 1 ha trở lên không đáng kể (chưa đầy 15%) đa số có diện tích nhỏ hơn 0,50 ha. - Bình quân diện tích canh tác trên hộ và trên khẩu có xu thế giảm do mất đất nông nghiệp và sự gia tăng của dân số nông thôn. Bảng 1.1 Thay đổi quy mô đất nông nghiệp ở nông hộ (%) 2005 1994 So sánh 2005/1994 1. Hộ không sử dụng đất 4,16 1,15 3,01 2. Hộ có dưới 0,2 ha 25,15 26,59 - 1,44 3. Hộ có từ 0,2 ha đến dưới 0,5 ha 39,19 43,96 - 4,77 4. Hộ có từ 0,5 ha đến dưới 1 ha 16,42 16,23 0,19 5. Hộ có từ 1 ha đến dưới 3 ha 13,06 10,52 2,54 6. Hộ có từ 3 ha đến dưới 5 ha 1,57 0,98 0,59 7. Hộ có từ 5 ha đến dưới 10 ha 0,40 0,19 0,21 8. Hộ có từ 10 ha trở lên 0,05 0,02 0,03 Loại quy mô hộ (Nguồn: Tổng cục Thống kê 2007)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất