Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn thành phố đà nẵng...

Tài liệu đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn thành phố đà nẵng

.PDF
99
488
145

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ QUYÊN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ QUYÊN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THANH SANG HÀ NỘI - năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài "Đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và được trích dẫn rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Quyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..............................................13 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ........................................................................................................................13 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ...............................................................................................18 1.3. THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM 26 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.......................................................................................................35 2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013-2015 ................................................................................35 2.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH .....................................40 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG..............................................................................................59 3.1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH CHÍNH SÁCH ..........................................................................................................59 3.2. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ......................................................................61 3.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH RÀ SOÁT, ĐIỀU TRA VÀ CÔNG NHẬN HỘ NGHÈO .....................................................................................62 3.4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH .....63 3.5. XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC .................................................................64 3.6. NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NGHÈO ...................................65 3.7. GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO TỪNG CHÍNH SÁCH .........................................67 3.8. NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC ............................................................72 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế CSHT : Cơ sở hạ tầng CTCC : Công trình công cộng CSSK : Chăm sóc sức khỏe CT : Chỉ thị CT135 GD&ĐT : Chương trình 135 : Giáo dục và Đào tạo HĐND LHQ PGS.TS KCBNN : Hội đồng nhân dân : Liên Hợp Quốc : Phó giáo sư, tiến sĩ : Khám chữa bệnh cho người nghèo KCB : Khám chữa bệnh LĐ, TB&XH NHCSXH NNL : Lao động, Thương binh và Xã hội : Ngân hàng Chính sách Xã hội : Nguồn nhân lực NS NSNN Quỹ139 TYT TH : Ngân sách : Ngân sách nhà nước : Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo : Trạm y tế : Tiểu học THCS THPT TU UNDP UBND : Trung học cơ sở : Trung học phổ thông : Thành ủy : Chương trình Phát triển Liên hợp quốc : Ủy ban nhân dân XĐGN : Xóa đói giảm nghèo XĐGNBV : Xóa đói giảm nghèo bền vững TW : Trung ương WB : Ngân hàng Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Đà Nẵng 2013-2015 Trang 44 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình hình Trang 1.1. Chu trình chính sách 14 1.2. Quy trình chính sách 15 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với 20 năm xây dựng và phát triển, lãnh đạo thành phố đã không ngừng quan tâm đến phát triển kinh tế của địa phương, đưa Đà Nẵng từ một thành phố nghèo với những nhà chồ ven sông vươn lên thành một thành phố năng động với những cao ốc hiện đại, phát triển và trở thành đô thị đáng sống của cả nước. Để đạt được những thành tựu đó, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trong đó giảm nghèo là một mục tiêu hướng đến đầu tiên. Cụ thể là sau khi tách khỏi Quảng Nam năm 1997, căn cứ theo chuẩn nghèo do quy định của Trung ương1, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 11.321 hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ 8,79%/tổng số hộ dân cư, trong đó có 850 hộ đói. Với sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, đến năm 2000, toàn thành phố đã xóa hết hộ đói, giảm được 8.904 hộ nghèo, vượt chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII là 2% 2. Năm 2000, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết xây dựng thành phố “5 không”, trên cơ sở đó UBND ban hành Quyết định số 129/2000/QĐUB ngày 05/12/2000 ban hành kế hoạch thực hiện chương trình “Thành phố 5 không”, trong đó có mục tiêu “không có hộ đói”. Với những kinh nghiệm trong quá trình xóa đói, giảm nghèo từ năm 1997-2000, đến cuối năm 2004 đã có 9.769 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5,1% năm 2001 giảm xuống còn 0,13% (còn 185 hộ theo chuẩn quốc gia)3. Sau khi trở thành thành phố Trung ương năm 20034, lãnh đạo thành phố không ngừng quyết tâm xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh, đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các chính sách an sinh xã 1 Theo quy định của Trung ương, chuẩn nghèo vào năm 1997 là: thu nhập bình quân nông thôn, miền núi là dưới 80.000đ/người/tháng; khu vực nông thôn đồng bằng là dưới 100.000đ/người/tháng; khu vực đô thị là 150.000đ/người/tháng; 2 Đề án giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2017, ban hành kèm theo Quyết định số 10081/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng ngày 5 tháng 12 năm 2012; 3 Năm 2000 Thành phố áp dụng theo mức chuẩn nghèo của Trung ương tại Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2000 của Bộ LĐTBXH về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2004, với mức chuẩn Miền núi 80.000 đồng/người/tháng; Nông thôn 100.000 đồng/người/tháng; Thành thị 150.000 đồng/người/tháng; 4 Theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 về việc xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1 2 hội, chương trình “5 không, 3 có”5 tiếp tục được thực hiện. Theo kết quả khảo sát, trên địa bàn thành phố năm 2005 có 23.242 hộ nghèo theo chuẩn nghèo ở Quyết định số 41/2005/QĐ-UB ngày 11/4/20056, chiếm tỷ lệ 15,19%. Qua 4 năm thực hiện, đến năm 2008, 21.792 hộ thoát nghèo, số hộ nghèo còn lại là 1.450 hộ, tỷ lệ 0,95%, đạt mục tiêu trước 2 năm. Đến năm 2009, chương trình “5 không” được điều chỉnh để phù hợp với lộ trình phát triển, trong đó“không có hộ đói” thành “không có hộ đặc biệt nghèo”. Song song với điều chỉnh chương trình “5 không”, thành phố cũng tiến hành xây dựng và thực hiện đề án giảm nghèo giai đoạn 2009-2015, phấn đấu giảm số hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 2,3% đến 3% (tương ứng 4.000-5000 hộ) đến cuối năm 2015, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn của thành phố. Kết quả đầu năm 2011, toàn thành phố còn 14.884 hộ nghèo theo chuẩn của thành phố và Trung ương chiếm tỷ lệ 6,55%/tổng số hộ dân cư (227.150 hộ). Nghị quyết HĐND thành phố giao đến cuối năm số hộ nghèo còn lại 10.000 hộ, chiếm tỷ lệ 5,87%/tổng số hộ dân cư (170.268 hộ) và 4,40%/tổng số hộ dân cư mới. Trong 6 tháng đầu năm 2011, đã có 3.964 hộ vươn lên thoát nghèo (trong đó 201 hộ đặc biệt nghèo), đạt 79,21% so với Nghị quyết HĐND giao, đạt 70,55% so với kế hoạch Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo thành phố giao, số hộ nghèo phát sinh 95 hộ; số hộ còn lại trong chương trình 11.015 hộ, chiếm tỷ lệ 4,85%/tổng số hộ. 7 Đến cuối năm 2012 số hộ nghèo còn lại 913 hộ (trong đó có 263 hộ nghèo mới phát sinh), chiếm tỷ lệ 0,4%/tổng số dân cư. Hoàn thành kế hoạch trước 03 năm so với mục tiêu của Đề án giảm nghèo 2009-2015 đề ra. Như vậy, trong 4 năm thực hiện chương trình, số hộ nghèo phát sinh 2.393 hộ nghèo, số hộ thoát nghèo 34.276 hộ, bình quân mỗi năm 5 Chương trình 5 không gồm: Không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của; Chương trình 3 có gồm: Có việc làm, có nhà ở, có văn hóa văn minh đô thị; 6 Năm 2005 thành phố ban hành Quyết định số 41/2005/QĐ-UB ngày 11/4/2005 phê duyệt đề án giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2010, với mức chuẩn nghèo Nông thôn: 200.000 đồng/người/tháng; Thành thị 300.000 đồng/người/tháng; 7 Báo cáo Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo thành phố Đà Nẵng; 2 3 giảm 8.570 hộ. Đặc biệt, đã giúp đỡ xóa hết 2.000 hộ đặc biệt nghèo còn sức lao động nhóm 1, 2 theo Chỉ thị 24/CT-TU của Thành ủy. Đầu năm 2013, thành phố đã ban hành Đề án giảm nghèo giai đoạn 20132017, với mức chuẩn nghèo được nâng lên, ở khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân dưới 800.000 đồng/người/tháng; ở khu vực nông thôn dưới 600.000 đồng/người/tháng. Mục tiêu giai đoạn này là phấn đấu 3 năm đầu chương trình giảm nghèo giảm từ 20% - 24% hộ nghèo/năm, đến hết năm 2017 cơ bản 22.045 hộ thoát nghèo theo chuẩn nói trên8. Kết quả cuối năm 2015, số hộ nghèo đã giảm là 6.961 hộ, số hộ nghèo còn lại là 0 hộ, chiếm 0% tổng số dân cư. Hoàn thành kế hoạch trước 02 năm so với mục tiêu của Đề án giảm nghèo 2013- 2017 đề ra.9 Như vậy, các chương trình giảm nghèo nhìn chung đã đạt được kết quả đáng kể, đạt và vượt các kế hoạch đề ra, như chỉ tiêu về vốn, y tế, giáo dục, chính sách bảo trợ xã hội đảm bảo 100% người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận, chính sách về nhà ở vượt 110%. Nếu so với khu vực và cả nước thì thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương giảm hộ đói nghèo với tốc độ nhanh và khá vững chắc. Để đạt được những kết quả đó là nhờ quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, sự vào cuộc đồng bộ của các ngành, đoàn thể, địa phương, sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, mặt khác tác động tích cực của các chính sách mang tính đặc thù của thành phố trong việc hỗ trợ hộ nghèo, hộ đặc biệt nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế như một số cư dân đô thị Đà Nẵng không có việc làm hoặc việc làm không ổn định; vẫn còn một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận hưởng thụ các chính sách; số hộ thoát nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Một bộ phận hộ nghèo chưa tích cực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, còn có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước; công tác tuyên truyền, vận động thiếu linh hoạt nên vẫn chưa tác động tích cực đến nhận thức của người lao động... Trong đó, nguyên 8 Đã dẫn, Đề án giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2017, ban hành kèm theo Quyết định số 10081/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng ngày 5 tháng 12 năm 2012; 9 Báo cáo Kết quả thực hiện Đề án giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2017, Sở LĐ, TB và XH Đà Nẵng, ngày 18 tháng 1 năm 2016 3 4 nhân chủ yếu là từ hệ thống cơ chế chính sách về giảm nghèo của Trung ương, của thành phố Đà Nẵng và quá trình thực hiện chính sách còn gặp nhiều vấn đề. Nhiều chính sách đã được ban hành chưa tạo sự gắn kết chặt chẽ và lồng ghép với mục tiêu giảm nghèo. Nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, phân tán, dàn trải. Chưa gắn chặt việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội. Những chính sách giảm nghèo của Nhà nước vô tình đã tạo nên một bộ phận hộ nghèo có tư tưởng ỷ lại, chưa chủ động vươn lên. Đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở không ổn định, năng lực tham mưu triển khai tổ chức thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu. Những tồn tại này đã dẫn đến hiệu quả tác động của chính sách chưa được như kỳ vọng. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”. Đề tài này góp phần nghiên cứu và đánh giá lại các chính sách giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả những chính sách này giúp cho người nghèo thoát nghèo với sinh kế bền vững, nhằm xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố 4 an, thành phố đáng sống và xây dựng đất nước ngày càng phát triển phù hợp với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong những năm qua, vấn đề đói nghèo vẫn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả với nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, nhiều luận văn, các đề tài khoa học và các công trình dưới dạng tài liệu tham khảo như: Một trong những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến chính sách XĐGN đó là “nghèo đói và chính sách giảm nghèo đói ở Việt Nam, kinh nghiệm từ nền kinh tế chuyển đổi” của Tuan Phong Don và Hosein Jalian [2].Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung phân tích đánh giá một số chính sách giảm nghèo như chính sách đất đai, chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và chính sách xây dựng CSHT.Nghiên cứu đã chỉ ra được tầm quan trọng của các chính sách giảm nghèo trong công cuộc XĐGN ở Việt Nam. Cũng vào thời điểm này, một nghiên cứu khác của WB được thực hiện với qui mô và phạm vi lớn hơn “Đánh giá nghèo đói và chiến lược” [21]. Bên cạnh 4 5 đánh giá thực trạng đói nghèo của Việt Nam, nghiên cứu này bước đầu đã hệ thống hoá các giải pháp trong đó có các chính sách tác động đến giảm nghèo ở Việt Nam. Điều quan trọng, kết quả nghiên cứu cho thấy để tấn công đói nghèo không chỉ các chính sách góp phần tăng trưởng kinh tế mà cần phải có các chính sách tác động trực tiếp đến người nghèo. Trong đó, một số chính sách như đất đai, CSHT, giáo dục và y tế đã được đề cập đến. Một nghiên cứu của UNDP cũng đã được tiến hành đồng thời là “Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” [35]. Điểm nổi bật trong nghiên cứu này là đã làm rõ được nguyên nhân gây ra đói nghèo ở Việt Nam và phân tích tác động của các nhóm giải pháp được thực hiện tương ứng với các nguyên nhân. Trong đó, một số chính sách XĐGN như chính sách đất đai, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách xây dựng CSHT cũng được đánh giá khá chi tiết. Có thể nói, trong giai đoạn này các nghiên cứu trên đều có một điểm chung là đã đề cập đến một số chính sách liên quan trực tiếp đến XĐGN và các kết quả nghiên cứu đó đã góp phần quan trọng cho chính phủ Việt Nam trong xây dựng chương trình XĐGN giai đoạn 1998-2000. Sau khi triển khai chương trình XĐGN (giai đoạn 1998-2000), với hệ thống các chính sách trực tiếp tác động đến người nghèo, các nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ được thực hiện với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam xây dựng chương trình XĐGN giai đoạn tiếp theo. Trong số đó, báo cáo “Tấn công đói nghèo” (2000) [22] của WB được coi là nghiên cứu đầu tiên mà trong đó có đánh giá tác động của hệ thống chính sách XĐGN trên phạm vi cả nước. Kết quả đánh giá (tuy mục đích chính của báo cáo không phải là chính sách XĐGN) có ý nghĩa lớn vì đã chỉ ra những tác động tích cực của các chính sách cũng như những điểm bất cập trong mỗi chính sách. Đồng thời, đây được coi là một kênh thông tin quan trọng phục vụ cho công tác hoạch định chính sách trong chương trình XĐGN giai đoạn 2001-2005. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân cũng tiến hành các nghiên cứu độc lập, như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa với đề tài “Tổng quan đói nghèo và một số kiến nghị chính sách XĐGN ở nông thôn Việt Nam đến năm 2010” (2000) [8]. Nghiên cứu này đánh giá tác động của một số chính sách như đất đai, tín dụng, CSHT, giáo dục và y tế đối với người nghèo. Dù là nghiên cứu của các tổ chức hay 5 6 cá nhân nhưng chúng đều có điểm chung như: (i) chính sách đã được triển khai nhưng chưa đến được đúng đối tượng; (ii) nhiều người nghèo chưa biết đến chính sách; (iii) việc tổ chức cũng như phối hợp thực hiện còn nhiều điểm bất cập đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện chính sách. Đến năm 2000, với những gì đã đạt được trong XĐGN đã khiến cho nhiều nhà tài trợ quan tâm hơn đến Việt Nam. Sự quan tâm đó không dừng lại ở tập trung nguồn lực nhiều hơn cho công cuộc tấn công nghèo đói mà các nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ đã tiến hành một loạt các nghiên cứu. Đây cũng là những năm đầu tiên trong thực hiện chiến lược XĐGN đến năm 2010 ở Việt Nam. Vì vậy, các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá để tìm ra điểm không phù hợp trong hệ thống chính sách, trên cơ sở đó, điều chỉnh và xây dựng chính sách cho giai đoạn tiếp theo (2006-2010). Điều đáng lưu ý ở đây là một số nghiên cứu độc lập về những lĩnh vực cụ thể đã được thực hiện. Nghiên cứu “Cải thiện việc tiếp cận cơ sở hạ tầng thiết yếu” năm 2002 của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tập trung vào một số CSHT thiết yếu như điện, giao thông, thuỷ lợi và thông tin liên lạc. Trong đó, nghiên cứu đánh giá tác động chính sách đầu tư xây dựng CSHT trên bốn khía cạnh là khả năng tiếp cận, tính ổn định, tính bền vững tài chính và khả năng quản lý. Phát hiện chính mà nghiên cứu có được là chính sách đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận đến các CSHT. Tuy nhiên, tính ổn định cũng như bền vững tài chính còn bộc lộ nhiều yếu kém nên đã ảnh hưởng đến tác động của chính sách. Nghiên cứu “Cung cấp giáo dục cơ bản có chất lượng cho mọi người” năm 2002 của Bộ Phát triển Quốc tế Anh tập trung vào vấn đề giáo dục trong đó có giáo dục cho người nghèo. Nghiên cứu đã phát hiện người nghèo gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận giáo dục, đặc biệt giáo dục có chất lượng. Từ đó cho phép kết luận, chính sách hỗ trợ giáo dục chưa thực sự có lợi cho người nghèo. Một nghiên cứu khác về lĩnh vực y tế của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2002 “Cải thiện tình trạng sức khoẻ và giảm bớt bất bình đẳng” tập trung vào đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, trong đó chú trọng người nghèo. 6 7 Với những kết quả được phát hiện như: người nghèo còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt bất bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, nghiên cứu cũng đã đề xuất được một số kiến nghị quan trọng cho chính phủ Việt Nam như cần tăng cường giám sát chặt chẽ và có hiệu quả hỗ trợ từ phía chính phủ để cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho người nghèo. Thời gian qua, các nghiên cứu về chính sách XĐGN của Việt Nam chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả thực hiện chính sách hơn là đánh giá tác động của chúng. Điều quan trọng, các nghiên cứu này có đánh giá thì cũng không theo một khung đánh giá chính sách nào. Một nghiên cứu tổng quan lý thuyết phục vụ đánh giá chính sách ở Việt Nam được thực hiện năm 2003, đó là“ Đánh giá chính sách từ phương pháp thực tế đến thói quen cùng tham gia” của Peter Boothroyd năm 2003 Trong nghiên cứu, bên cạnh việc đưa ra khái niệm về đánh giá chính sách, tác giả đã giới thiệu các phương pháp đánh giá chính sách mang tính kỹ thuật như phân tích chi phí và lợi ích, phân tích tác động về xã hội và môi trường. Ngoài ra, tác giả cũng đã đề cập đến phương pháp đánh giá chính sách có sự tham gia. Tác giả Phạm Xuân Nam với nghiên cứu “Góp phần khảo sát mấy khía cạnh phương pháp luận đánh giá chính sách giảm nghèo” thực hiện năm 2003 đã giới thiệu quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở Việt Nam và đưa ra các cách tiếp cận đánh giá chính sách, nêu lên kiến nghị kết hợp chặt chẽ giữa việc đánh giá chính sách với quá trình hoạch định chính sách để các chính sách được đưa ra trong tất cả các lĩnh vực (kinh tế, xã hội…) đều có thể đóng góp nhiều hơn cho XĐGN. Trần Thị Vân Anh, với nghiên cứu được thực hiện vào năm 2003 “Về phương pháp đánh giá tác động của chính sách XĐGN và xây dựng chiến lược XĐGN đến năm 2010” chủ yếu thông qua phân tích văn bản để đánh giá quá trình đánh giá chính sách và hoạch định chính sách giảm nghèo ở Việt Nam. Theo tác giả, việc đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo đã được dựa trên các nguồn dữ liệu phong phú, đa dạng do các nhà khoa học điều tra nghiên cứu được, kết hợp với các nguồn thông tin thu thập trực tiếp từ người nghèo và cộng đồng nghèo. Bên cạnh đó, tác giả cũng phát hiện có những trường hợp chính sách đã không được 7 8 đánh giá đầy đủ do những người thực hiện thường thiên về trình bày thành tích mà thiếu sự phân tích các vấn đề tồn tại; quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động cụ thể mà thiếu chú ý đến các vấn đề có tính cơ chế, chính sách; quan tâm nhiều đến các ngành, các lĩnh vực chuyên biệt mà ít coi trọng các vấn đề ở tầm vĩ mô chung. Cũng trong nghiên cứu của mình, tác giả đã nêu được mối quan hệ giữa đánh giá chính sách và hoạch định chính sách. Tác giả nhận định, việc đánh giá chính sách càng khách quan, toàn diện bao nhiêu thì càng có căn cứ vững chắc để hoàn thiện các chính sách cũng như đề xuất các chính sách mới có tính khả thi bấy nhiêu. Trong giai đoạn 2011-2015, đã có nhiều nghiên cứu đáng chú ý với các công trình như của PGS.TS. Lê Quốc Lý, “Chính sách xóa đói giảm nghèo - thực trạng và giải pháp” được thực hiện vào năm 2012. Đây là cuốn sách chuyên khảo đã đưa ra những lý luận về xóa đói giảm nghèo, các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực trạng nghèo đói của Việt Nam giai đoạn từ năm 2001-2010, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế trong thời gian sau. Hay như một công trình khác của Vũ Cương năm 2005 “Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội. Trong cuốn sách này tác giả đã khẳng định chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng bền vững, giá trị qua hiệu quả phúc lợi và mở ra các cơ hội kinh tế cho người dân ở nông thôn và thành thị đặc biệt là cho người nghèo. Ngày nay rất nhiều nước trên thế giới ngày càng quan tâm đến chính sách đất đai và những kinh nghiệm của các nước thành công trong lĩnh vực này. Ngân hàng thế gới đã cho xuất bản cuốn sách “Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”. Đây là tài liệu bổ ích cho việc vận dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách đất đai nông nghiệp nông thôn và giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Một nghiên cứu khác cũng rất quan trọng, góp phần vào nâng cao hiệu quả của công tác giảm nghèo trong các giai đoạn tiếp theo đó là “Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015”, Nxb Thông tin và truyền thông Hà Nội của tác giá Nguyễn Thị Hoa giúp người đọc hệ thống những chính sách giảm nghèo hiện đang áp dụng ở Việt Nam trong đó tập trung vào 4 chính sách chủ yếu: chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; Chính sách 8 9 đầu tư cơ sở hạ tầng xã nghèo; Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo; và chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo. Ngoài việc phân tích, đánh giá và phản ánh thực trạng thực hiện các chính sách, các tác giả còn đưa ra những phương hướng nhằm hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, thì còn có rất nhiều công trình nghiên cứu là các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, có thể kể đến như luận văn của tác giả Nguyễn Minh Định năm 2011, đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển “Chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum”; hay tác giả Đỗ Thị Dung năm 2011, đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế “giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tinh Quảng Nam”. Qua tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy: hầu hết các nghiên cứu đều tập trung phân tích các đặc điểm nghèo đói, phân tích kết quả thực hiện và đánh giá chính sách giảm nghèo, xác định các nguyên nhân của sự nghèo đói, tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của từng chính sách; đề ra những giải pháp đề hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo... Nhiều nghiên cứu cũng đã đánh giá các tác động của các chính sách XĐGN chủ yếu qua các tiêu chí tính hiệu quả, tính hiệu lực, phù hợp và bền vững của chính sách. Tuy nhiên, các vấn đề giảm nghèo bền vững đối với thành phố Đà Nẵng chưa được các nghiên cứu trước đây đề cập và đề cập ở phạm vi mang tính chất vùng dự án hoặc tầm quốc gia. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu, cập nhật và làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến giảm nghèo bền vững cho thành phố Đà Nẵng, như: - Khái niệm giảm nghèo bền vững và sự cần thiết phải thực hiện giảm nghèo bền vững. - Tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững. - Thực tiễn giảm nghèo bền vững tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, đặc biệt là những năm gần đây. 9 10 - Đề xuất các giải pháp để thành phố tiếp tục thực hiện GNBV trong thời gian đến. Kế thừa các kết quả của những nghiên cứu trên, trong luận văn này, tác giả sẽ cố gắng bổ sung, phát triển để làm rõ các vấn đề nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nhằm vận dụng lý luận chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam để đối chiếu giữa lý luận và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở thành phố Đà Nẵng, tìm ra những bất cập của chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của thành phố Đà Nẵng trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích này, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về nghèo, chính sách giảm nghèo bền vững và chính sách giảm nghèo bền vững của Việt Nam; Hai là, nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng. Ba là, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại thành phố Đà Nẵng hiện nay để đề ra những giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các chính sách, công cụ giảm nghèo bền vững được thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2013 đến năm 2015. 10 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài lựa chọn ba phương pháp chủ yếu để sử dụng trong nghiên cứu đó là: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích định tính, phương pháp phân tích định lượng. Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong các nội dung của luận văn và đây cũng là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của một số hộ nghèo và nhà quản lý về các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo, vấn đề chính sách giảm nghèo, và tác động chính sách. Đồng thời, kết hợp quan sát ghi chép hiện trường, nghiên cứu chuyện kể... làm cơ sở để đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận văn để đo lường các kết quả theo từng tiêu chí đồng thời kiểm tra tính phù hợp của các thang đo từng tiêu chí. Đối với số liệu khảo sát thực tế, tác giả đã thiết kế bảng khảo sát xã hội học đối với hộ nghèo đang thụ hưởng chính sách và nhà quản lý, cán bộ chuyên trách. Cuộc khảo sát được tiến hành vào khoảng tháng 5 năm 2017 tại các quận: Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang - là những khu vực nông thôn hoặc vùng ven của thành phố có tỷ lệ hộ nghèo cao. Trong đó, đối với khảo sát những hộ nghèo, tác giả sử dụng bảng hỏi khảo sát xã hội học là 210 phiếu phát ra. Qua quá trình khảo sát, tác giả đã thu về 205 phiếu, đạt tỷ lệ 97,6%. Đối với khảo sát nhà quản lý, cán bộ chuyên trách, tác giả sử dụng bảng hỏi khảo sát để tìm hiểu ý kiến của các cán bộ chuyên trách, cán bộ quản lý với số phiếu phát ra là 120 phiếu, trong đó mỗi quận/huyện là 25 phiếu (bao gồm cán bộ ở quận/huyện, phường/xã), 20 phiếu còn lại được phát cho các cán bộ ở Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (5 phiếu), các Trung tâm dạy nghề (15 phiếu) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Và đã thu về được 120 phiếu, đạt tỷ lệ 100%. Phiếu khảo sát được xử lý ở phần mềm SPSS 16.0. 11 12 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về đánh giá chính sách công, cụ thể là đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Đồng thời, biết cách vận dụng các lý thuyết về quy trình phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công để đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu của đề tài minh chứng cho việc vận dụng lý thuyết phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công là cần thiết trong quá trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo, từ đó góp phần hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững ở nước ta nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của chính sách nghèo bền vững đã ban hành. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề về đánh giá thực hiện chính sách công. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giảm nghèo bền vững cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể. Bên cạnh đó, khi những giải pháp chính sách giảm nghèo bền vững phù hợp với thực tế hơn thì việc thực hiện chính sách sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, giúp người nghèo có khả năng tiếp cận các chính sách giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện được những mục tiêu giảm nghèo mà cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Đà Nẵng thành thành phố đáng sống, thành phố 4 an. 7. Kế cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn; Chương 2: Thực trạng chính sách giảm nghèo của thành phố Đà Nẵng; Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. 12 13 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Những vấn đề lý luận về chính sách và đánh giá chính sách 1.1.1. Các khái niệm về chính sách Chính sách là một thuật ngữ được quan tâm và sử dụng nhiều. Chính sách chủ yếu do nhà nước ban hành nhằm thực hiện những mục đích của nhà nước hướng tới. Cũng có nhiều quan niệm cho rằng chính sách do nhà nước đưa ra nhằm xác định rõ cái gì nhà nước làm và tại sao nhà nước lại làm những việc đó mà không làm những việc khác cũng như cái giá phải trả cho việc làm đó. Cũng có thể hiểu chính sách công như là một sự phân bổ giá trị mang tính quyền lực của nhà nước cho toàn xã hội và cái mà Chính phủ làm (hay không làm) đều gắn liền với phân bố giá trị xã hội đó và chỉ có nhà nước mới làm được sự phân bổ đó. Cùng với các nghiên cứu của France Ellis, Tsaint Geouss, các nhà kinh tế học Việt Nam đã tiếp cận với định nghĩa về khái niệm chính sách “Như là kiểu phương pháp can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực nào đó theo những mục tiêu và sự can thiệp cần thiết cũng như mức độ can thiệp thích hợp” [10]. Qua đó có thể thấy một chính sách có các đặc điểm sau: - Là một phương pháp, biện pháp can thiệp; - Chủ thể ban hành là Nhà nước; - Tác động đến các đối tượng cụ thể dựa trên các cơ chế thực thi nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Và để hình thành một chính sách cần phải trải qua một quá trình nhất định được gọi là quá trình chính sách hay chu trình chính sách. Quá trình chính sách là một thuật ngữ nhằm chỉ tập hợp các giai đoạn khác nhau từ khi ra đời các ý tưởng, các vấn đề chính sách cho đến khi kết thúc chính sách đó. Có thể chia quá trình chính sách thành một số giai đoạn theo sơ đồ sau : 13 14 Hình 1.1. Chu trình chính sách [12] Các giai đoạn của quá trình chính sách có liên hệ chặt chẽ với nhau theo nguyên tắc: giai đoạn trước là nền tảng cho giai đoạn tiếp theo và kết quả của giai đoạn trước là thông tin cần và đủ cho giai đoạn tiếp theo. 1.1.2. Các khái niệm, quan niệm về đánh giá chính sách Đánh giá chính sách công được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu và đưa ra các khái niệm như : “Đánh giá chính sách công là khách quan, hệ thống và kiểm tra thực nghiệm các kết quả và mục tiêu dự kiến đạt được đối với đối tượng của chính sách đang được thực thi” – David Nachmias “Đánh giá chính sách là học hỏi về các kết quả của chính sách công” – Thomas Dye [10]. “Đánh giá chính sách là hoạt động kiểm tra chính sách bằng các tiêu chí cụ thể như sự phù hợp, đầy đủ, tính hiệu quả, hiệu suất và các tác động của chính sách nhằm cải thiện việc hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách giải quyết thành công các vấn đề chính sách công trong tương lai” hoặc“Đánh giá chính sách công là các quy định, luật, nguyên tắc, thông lệ mà một nhóm hoặc tổ chức sử dụng để thực hiện các quyết định và hành động liên quan đến đánh giá chính sách” [13]. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan