Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá chất lượng nước mặt sông phan tỉnh vĩnh phúc và đề xuất các giải pháp...

Tài liệu đánh giá chất lượng nước mặt sông phan tỉnh vĩnh phúc và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ

.PDF
136
2
81

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Phạm Thị Thuận Mã số học viên: 128440301011 Lớp: 20MT Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Khóa học: 2012-2014 Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Thị Ngọc Lan với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá chất lượng nước mặt sông Phan – tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ ”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. Hà Nội, tháng 8 10 năm 2016 NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Phạm Thị Thuận i LỜI CẢM ƠN Luận văn “ Đánh giá chất lượng nước mặt sông Phan – tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ” được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô, cơ quan, bạn bè và gia đình. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn: TS. Phạm Thị Ngọc Lan, người đã giảng dạy và tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng đào tạo đại học và Sau đại học, khoa Môi trường- Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, Phòng kiểm soát ô nhiễm đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp các thông tin cần thiết cho luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạokhoa học thủy lợi Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu để luận văn được chính xác và có tính cấp thiết. Đặc biệt, để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự cổ vũ, động viên khích lệ thường xuyên và giúp đỡ về nhiều mặt của gia đình và bạn bè trong và ngoài lớp cao học 20MT. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 8 tháng 1008 năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Thị Thuận ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật CCN : Cụm công nghiệp CLN : Chất lượng nước CN : Công nghiệp HTTL : Hệ thống thủy lợi KCN : Khu công nghiệp KTXH : Kinh tế xã hội LVS : Lưu vực sông NN&PTNT : Nông nghiệp & phát triển nông thôn NSTP : Nông sản thực phẩm PTTNN : Phát triển tài nguyên nước QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QH : Quy hoạch SXKD : Sản xuất kinh doanh TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TNN : Tài nguyên nước TP : Thành phố TT : Thị trấn VLXD : Vật liệu xây dựng XLNT : Xử lý nước thải WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) WQI : Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index) iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Tinh cấp thiết của dề tai luận van ............................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ..................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 3 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC MẶT CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ GIỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG PHAN – TỈNH VĨNH PHÚC ................... 6 1.1. Tổng quan về hiện trạng ô nhiễm chất lượng nước.................................................. 6 1.1.1. Tình hình ô nhiễm nước mặt tại Việt Nam........................................................... 6 1.1.2. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường nước mặt các LVS tại Việt Nam trong những năm gần đây ......................................................................................................... 8 1.2. GIỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG PHAN, TỈNH VĨNH PHÚC............................................. 10 1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên............................................................................... 10 1.2.2. Tình hình Kinh tế - xã hội [5]............................................................................. 18 1.3. Tổng quan các nghiên cứu về ô nhiễm nước tại sông Phan ................................... 25 1.4 Những nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn ................................................. 26 1.5. Kết luận chương 1 .................................................................................................. 26 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO Ô NHIỄM NƯỚC LƯU VỰC SÔNG PHAN - TỈNH VĨNH PHÚC ................................................................... 27 2.1. Giới thiệu chung về quá trình thực hiện ............................................................... 27 2.1.1. Quá trình thu thập thông tin, số liệu phục vụ luận văn ...................................... 27 2.1.2. Nội dung chi tiết của nghiên cứu bao gồm như sau ........................................... 28 2.2. Phân tích đánh giá các nguồn thải vào lưu vực sông Phan .................................. 28 2.2.1. Chất thải rắn ....................................................................................................... 29 2.2.2. Nguồn gây ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt ........................................................ 30 2.2.3. Nguồn ô nhiễm từ nước thải công nghiệp .......................................................... 30 2.2.4. Nguồn ô nhiễm từ nước thải nông nghiệp .......................................................... 34 2.3. Tính toán tải lượng các chất gây ô nhiễm .......................................................... 35 2.3.1. Phân chia tiểu lưu vực tiêu thoát và tiếp nhận nguồn thải ................................. 35 2.3.2. Tính toán/ước tính tải lượng các chất ô nhiễm ................................................... 37 2.4. Đánh giá chất lượng nước LVS Phan ................................................................. 54 2.4.1. Tình hình số liệu quan trắc chất lượng nước trên sông Phan ............................. 54 2.4.2. Kết quả đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Phan ............... 56 2.5. Phân tích đánh giá thực trạng trong quản lý bảo vệ chất lượng nước LVS Phan ... 66 2.5.1. Chính sách về quản lý, bảo vệ và xử lý các nguồn gây ô nhiễm........................ 66 2.5.2. Thực trạng về công tác quản lý nguồn thải ........................................................ 68 iv 2.5.3. Những tồn tại trong bảo vệ nước sông Phan ......................................................69 2.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................70 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG PHAN – TỈNH VĨNH PHÚC ...............................................................72 3.1. Cơ sở khoa học thực tiễn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nước sông Phan ............................................................................................................................72 3.2. Đề xuất các giải pháp .............................................................................................72 3.3. Giải pháp quản lý giảm thiểu nguồn thải từ hoạt động trồng trọt (ô nhiễm diện) ứng dụng cho xã Hoàng Đan, huyện Tam DươngCác giải pháp quản lý ......................75 Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.3.3.1. Ứng dụng phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải để cấp phép xả thải, phục vụ công tác quản lý CLN trên lưu vực .................................................................75 Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.3.3.2. Giải pháp quản lý giảm thiểu nguồn thải từ hoạt động trồng trọt (ô nhiễm diện) ứng dụng cho xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương ................................................................84 3.4. Giải pháp kỹ thuật xử lý nguồn thải ứng dụng cho xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ......................................................................................................................91 3.4.1. Cơ sở khoa học thực tiễn .....................................................................................91 3.4.2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải tại nguồn tại xã Tề Lỗ trước khi xả thải ra sông Phan............................................................................................................94 3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................106 PHỤ LỤC ....................................................................................................................108 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các sông nhánh nhập lưu LVS Phan [9] ...................................................... 13 Bảng 1. 2: Số đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố thuộc LVS Phan .......... 18 Bảng 2.1 Các KCN, CCN trong khu vực nghiên cứu [8].............................................. 32 Bảng 2.2: Các khu tiêu thoát nước ra hệ thống sông Phan ........................................... 36 Bảng 2.3: Dân số và diện tích của các Lưu vực nhỏ ..................................................... 36 Bảng 2.4: Lưu lượng nước thải sinh hoạt của các lưu vực............................................ 39 Bảng 2.5: Giá trị nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi đã qua xử lý bằng bể tự hoại hoặc không qua xử lý........................................................................... 39 Bảng 2.6: Tỷ lệ xử lý bể tự hoại tại từng lưu vực ......................................................... 40 Bảng 2.7: Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải tại các lưu vực.................... 40 Bảng 2.8: Lượng nước thải chăn nuôi của các lưu vực nhập lưu.................................. 41 Bảng 2.9: Giá trị nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi .................. 41 Bảng 2.10. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi.......................... 42 Bảng 2.11. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải trồng trọt .......................... 43 Bảng 2.12. Tổng tải lượng ô nhiễm do nông nghiệp như sau ...................................... 43 Bảng 2.13. Nồng độ chất các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo nhóm ngành nghề sản xuất.[11] .............................................................................................. 44 Bảng 2.14. Tải lượng nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất tập trung ............ 45 Bảng 2.15. Lưu lượng nước thải của các cơ sở phân tán công nghiệp ......................... 47 Bảng 2.16 : Nồng độ các chất ô nhiễm lựa chọn tính toán cho các lưu vực: ................ 48 Bảng 2.17. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp của các cơ sở phân tán các lưu vực bộ phận ........................................................................................ 48 Bảng 2.18: Tổng tải lượng các chất ô nhiệm do nước thải công nghiệp....................... 49 Bảng 2.19: Tải lượng ô nhiễm phân theo các nguồn thải ............................................. 49 Bảng 2.20. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm trên các LV nhỏ...................................... 52 Bảng 2.21: Kí hiệu các điểm lấy mẫu chất lượng nước ................................................ 55 Bảng 2.22 Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước sông Phan - Tháng 4/2016 ....... 58 Bảng 2.23. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước sông Phan - Tháng 4/2016 .. 59 Bảng 2.24. Bảng quy định các giá trị qi, BPi ................................................................ 61 Bảng 2.25. Bảng đánh giá chất lượng nước ................................................................. 62 Bảng 2.26. Kết quả tính toán WQI nước sông Phan ..................................................... 64 Bảng 2.27. Đánh giá chất lượng nước sông Phan đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc ....... 64 Bảng 3.1: Các giải pháp khắc phục ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Phan ...................................................................................................................... 73 Bảng 3.2: Giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước ............................................... 79 Bảng 3.3: Kết quả phân tích nước sông cách CCN Tề Lỗ 40 m về phía hạ lưu [4] ..... 81 Bảng 3.4: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thải ra sông Phan của CCN Tề Lỗ [4] ............................................................................................................................ 82 vi Bảng 3.5: Giá trị giới hạn Ctc đối với từng thông số ô nhiễm. .....................................82 Bảng 3.6: Tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm ..................................................83 Bảng 3.7: Tải lượng ô nhiễm sẵn có trong nguồn nước ................................................83 Bảng 3.8: Tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận ...........83 Bảng 3.9: Khả năng tiếp nhận nước thải đối với từng chất ô nhiễm .............................84 Bảng 3.10: Nội dung tập huấn nông dân về “Một phải, Năm giảm” ............................90 Bảng 3.11: Nhân lực phục vụ hoạt động thu gom, vận chuyển CTR xã Tề Lỗ ............97 Bảng 3.12: Kinh phí hoạt động hàng tháng của HTXVSMT xã Tề Lỗ ........................97 Bảng 3.13: Các hạng mục xây dựng trong khu xử lý CTR tập trung ............................98 Bảng 3.14: Các hạng mục công trình trạm xử lý nước thải tại thôn Giã Bàng ...........102 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ sông Phan – tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................. 12 Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Hình 1.2: Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Vĩnh Yên và Tam Đảo...................................... 15 Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Hình 1. 3: Số giờ nắng quan trắc tại trạm Vĩnh Yên và Tam Đảo ......................................... 15 Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Hình 1. 4: Lượng mưa quan trắc tại trạm Vĩnh Yên và Tam Đảo ......................................... 16 Hình 1. 25: Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế .................. 20 Hình 2.1: Bãi đổ rác ở thị trấn Thổ Tang ...................................................................... 30 Hình 2.2: Rác thải tại Làng Hà ...................................................................................... 30 Hình 2.3 : Sơ đồ các KCN/CCN trên lưu vực sông Phan ............................................. 33 Hình 2.4: Bản đồ các khu tiêu thoát nước ra hệ thống sông Phan – tỉnh Vĩnh Phúc .... 37 Hình 2.5: Tải lượng các chất ô nhiễm có trong NTSH các LV..................................... 40 Hình 2.6: Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi ........................... 42 Hình 2.7: Biểu đồ tỷ lệ nồng độtải lượng BOD 5 theo các nguồn thải .......................... 51 Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ nồng độtải lượng Tổng P theo các nguồn thải ......................... 51 Hình 2.9: Biểu đồ tỷ lệ nồng độtải lượng TSS theo các nguồn thải.............................. 52 Hình 2.10: Biểu đồ tỷ lệ Tải lượng Tổng N theo các nguồn thải .................................. 52 Hình 2.11: Sơ đồ vị trí các mẫu quan trắc chất lượng nước mặt................................... 56 Hình 2.12: Xu thế biến đổi nồng độ amoni tại các vị trí trên lưu vực sông Phan ......... 57 Hình 2.13: Xu thế biến đổi nồng độ phosphat tại các vị trí trên lưu vực sông Phan .... 57 Hình 2.14: Xu thế biến đổi nồng độ BOD 5 tại các vị trí trên lưu vực sông Phan ......... 58 Hình 2.15: Xu thế biến đổi nồng độ COD tại các vị trí trên lưu vực sông Phan .......... 59 Hình 2. 16: Xu thế biến đổi nồng độ DO tại các vị trí trên lưu vực sông Phan ............ 59 Hình 2.17: Xu thế biến đổi nồng độ TSS tại các vị trí trên lưu vực sông Phan ........... 60 Hình 2.18: Xu thế biến đổi nồng độ Coliform tại các vị trí trên lưu vực sông ............ 60 Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Hình 3.1: Sơ đồ xác định các chất ô nhiễm cần đánh giá và đánh giá chi tiết khả năng tiếp nhận nước thải ............................................................................................................... 78 Hình 3.12: Bản đồ vị trí khu vực xã Tề Lỗ ................................................................... 91 Hình 3.32: Bãi rác thôn Nhân Trai ................................................................................ 93 Hình 3.43: Nước thải khu dân cư thôn Lý Nhân ........................................................... 93 Hình 3.54: Bãi rác thải gần đường giao thông và kênh thủy lợi xã Tề Lỗ.................... 93 Hình 3.65: Rác thải được xả ra kênh mương tại xã Tề Lỗ ............................................ 93 Hình 3.76: Mô hình quản lý chất thải rắn xã Tề Lỗ ...................................................... 95 Hình 3.87. Tóm tắt quy trình xử lý rác thải................................................................... 97 Hình 3.98: Quy trình XLNT cụm dân cư xã Tề Lỗ theo công nghệ Bastaf ................ 101 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Nước là nguồn tài nguyên vật liệu vô cùng thiết yếu đối với con người, mọi sự sống trên trái đất sẽ không thể duy trì được nếu không có nước. Nước giữ cân bằng hệ sinh thái, tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển, điều hòa các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật, tham gia thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sinh hoạt hằng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản xuất điện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào nước. Nhưng nước không phải là vô tận, và để đáp ứng được nhu cầu của con người, nước phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Theo tài liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì 80% các bệnh tật của nhân loại lại là do ô nhiễm nguồn nước gây ra. Đó là con số cảnh báo cho biết tình trạng ô nhiễm nặng nề của các dòng sông và biển cả trên toàn Thế giới – một trong những nguồn sống quan trọng bậc nhất đối với con người đang bị đe dọa. Sự phát triển công nghiệp cùng với sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu về nước dùng ngày càng tăng kèm theo những đòi hỏi cao về chất lượng. Nhưng thực tế lượng nước ngày càng khan hiếm. Không riêng gì những nước đang phát triển như nước ta, ngay cả những nước tiên tiến cũng không tránh khỏi những thảm họa đã và sẽ xảy ra liên quan đến vấn đề nước sạch mà nguyên nhân chính vẫn do những hoạt động của con người gây ra, có thể nói thế kỉ mà chúng ta đang sống đang xảy ra cuộc chiến tranh về nước, nước sạch là một vấn đề nhức nhối cho toàn nhân loại. Vĩnh Phúc là tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cũng là một trong 6 tỉnh thuộc LVS Cầu. Nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP liên tục đạt ở mức cao, cơ cấu kinh tế đã chuyển đổi theo hướng công nghiệp dịch vụ và du lịch. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội luôn tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học. Sông Phan được coi là sông nội tỉnh có vai trò quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc. Với diện tích lưu vực chiếm khoảng 40% diện tích cả tỉnh, bắt nguồn từ sườn nam dãy núi 1 Tam Đảo, chảy qua 24 xã thuộc các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc. Lưu vực sông Phan là lưu vực lớn và quan trọng nhất của tỉnh Vĩnh Phúc và là một trong những lưu vực có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp nhanh nhất vùng đông bắc Bắc Bộ nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang tiếp tục xây dựng nhiều khu đô thị, công nghiệp. Hầu hết các khu đô thị, công nghiệp đều nằm vùng ven sông Phan.Con sông này có vai trò lớn trong cấp thoát nước cho các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp nuôi trồng thủy sản của các địa phương trên địa bàn. Nước sông Phan cũng là nguồn nước cấp cho sông Cà Lồ. Tuy nhiên trong nNhững năm gần đây, tình hình ô nhiễm nước trên sông Phan có chiều hướng gia tăng do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, cùng với ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu chiến lược phát triển bền vững. Sông Phan là sông tiêu nước chính của lưu vực, toàn bộ nước thải từ các khu vực đô thị, công nghiệp đều được đổ xuống sông, ngoài ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung theo quy định. Nước thải sinh hoạt, nước mưa chưa được xử lý hòa với nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ các khu công nghiệp thoát vào hệ thống nước mưa và đổ ra sông dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước tại sông Phan đang ở mức báo động. Với những lý do trên, luận văn đã chọn đề tài là “ Đánh giá chất lượng nước mặt sông Formatted: Font: Italic Phan – tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ” để tiến hành nghiên Formatted: Font: 13 pt, Font color: Black cứu nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về tình hình ô nhiễm nước và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước cho khu vưc này một cách hiệu quả. là hết sức cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn to lớn trong việc đánh giá ô nhiễm cũng như quản lý bảo vệ nguồn nước sông Phan. 2. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu, đánh giá được hiện trạng môi trường nước mặt sông Phan, xác định được các vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết. - Đề xuất được các giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước sông Phan. 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: môi trường nước mặt sông Phan. - Phạm vi : tài nguyên nước mặt của lưu vực sông Phan – tỉnh Vĩnh Phúc. 4. - Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm: đánh giá khả năng chịu tải, khả năng tự làm sạch của đoạn sông, làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá ô nhiễm nước và đề xuất các giải pháp phục hồi chất lượng nước của sông; - Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Dựa trêntự các số liệu đã thu thập được tiến hành phân tích, đánh giá các chuỗi số liệu đó. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia về kết quả đánh giá và một số giải pháp đã đề xuất trong luận văn. - Phương pháp phân tích chất lượng nước: Các vị trí lấy mẫu của sông Phan nằm trong chương trình đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm. Bên cạnh đó, để nâng cao tính thực tiễn của luận văn để bổ sung thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu tác giá đã tiến hành lấy mẫu vào tháng 4/2016 Quy trình lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 6663-1:2011, tiến hành lấy mẫu Formatted: No bullets or numberin giữa dòng và cách mặt nước 0,5m. Thông số quan trắc: Formatted: Font: Italic + Nhóm thông số Lý hóa: pH; Tổng chất rắn lơ lửng (TSS); + Nhóm thông số Hóa học DO; BOD 5 ; dầu mỡ; Kim loại (Fe; Pb) Formatted: Subscript + Nhóm thông số Sinh học: Coliform - + Nhóm thông số dinh dưỡng: NO 3 -; NO 2 -; NH 4 +; PO 4 3- Formatted: Subscript Phương pháp điều tra, phỏng vấn Formatted: Superscript Phương pháp này giúp thu thập, cập nhật thêm những thông tin chưa tài liệu thống kê, lấy ý kiến từ cộng đồng hoặc các đối tượng có liên quan. Sử dụng phương pháp này để thu nhập các thông tin liên quan đến các vấn đề quản lý môi trường trong khu Formatted: Subscript Formatted: Superscript Formatted: Subscript Formatted: Superscript Formatted: Subscript Formatted: Superscript vực nghiên cứu.  Đối tượng phỏng vấn: có 3 nhóm đối tượng chính cần phỏng vấn: - Nhóm 1: Cán bộ quản lý môi trường; (Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm) - Nhóm 2: Cán bộ thủy nông của xã ( Cán bộ thủy nông xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương) 3 Formatted: Font: Italic Formatted: No bullets or numberin Formatted: Bulleted + Level: 1 + Aligned at: 0,63 cm + Indent at: 1, cm - Nhóm 3: Một số hộ gia đình tại xã Tề Lỗ  Nội dung phỏng vấn đối với từng nhóm đối tượng như sau: - Nhóm 1: Các thông tin về thực trạng ban hành các văn bản liên quan tới Formatted: Bulleted + Level: 1 + Aligned a 0,63 cm + Indent at: 1,27 cm quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, thực trạng thi hành các văn bản. - Nhóm 2: Các thông tin về số lượng công bơm nước thủy lợi, diện tích cây trồng, các loại cây trồng chủ yếu. - Nhóm 3: Các thông tin, dữ liệu liên quan đến họa động sản xuất, xả thải nước ra môi trường, hiện trạng các công trình xử lý chất thải tại xã Tề Lỗ.  Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu với tổng số 20 bảng hỏi định sẵn, trong đó: - 1 phiếu cho cán bộ quản lý môi trường cấp huyện, 1 phiếu cán bộ thủy lợi cấp xã Hoàng Đan, và 18 phiếu giành cho các hộ dân. 5. Kết quả dự kiến đạt đượcợc Việc thực hiện đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt sông Phan – tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ sẽ đạt được các kết quả sau: 1. Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước mặt sông Phan. 2. Đánh giá được những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý tài nguyên nước mặt tại khu vực. 3. Đề xuất giải pháp về quản lý, kiểm soát và bảo vệ nguồn nước sông Phan trong tương lai. Như vậy, luận văn sẽ mang lại những kết quả về tổng hợp, phân tích thông tin về tình hình quản lý và phục hồi chất lượng nước mặt, đưa ra những đề xuất pháp lý cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước mặt lưu vực sông Phan tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đáp ứng những yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường. 6. Cấu trúc luận văn Với nội dung như trên, cấu trúc luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung sẽ gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương I: Tổng quan về ô nhiễm nước mặt và giới thiệu khu vực nghiên cứu. Chương II: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Phan – tỉnh Vĩnh Phúc. 4 Formatted: Indent: Hanging: 1,9 cm, Bulleted + Level: 1 + Aligned at: 1,9 cm + Indent at: 2,54 cm Formatted: Indent: Left: 1,27 cm, No bul or numbering, Tab stops: 1,27 cm, Left Chương III: Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Phan – tỉnh Vĩnh Phúc. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC MẶT CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ GIỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG PHAN – TỈNH VĨNH PHÚC 1.1. Tổng quan về hiện trạng ô nhiễm chất lượng nước 1.1.1. Tình hình ô nhiễm nước mặt tại Việt Nam Việt Nam có mạng sông lưới sông ngòi dày đặc, trên lãnh thổ nước ta có tới 2.360 sông có dòng chảy thường xuyên và có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 1.000 km2, đó là: Mê Kông, Hồng, Mã, Cả, Thái Bình, Đồng Nai, Ba, Bằng Giang - Kỳ Cùng và Vu Gia - Thu Bồn Tài nguyên nước mặt tương đối phong phú, chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Formatted: English (U.S.) Tuy nhiên, nước mặt ở Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đáng kể nhất là các dòng sông bị suy kiệt và ô nhiễm trên diện rộng. Các con sông chảy qua các khu đô thị, khu vực tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tập trung đông dân cư, sau khi tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý thì chất lượng nước bị giảm sút đáng kể. Theo kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép dao động từ 1,5 đến 3 lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của dân cư và làm mất mỹ quan các khu vực như sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai – Formatted: English (U.S.) Sài Gòn. [13]  Lưu vực sông Nhuệ - Đáy chảy qua địa bàn 5 tỉnh thành là Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. Với khoảng 156.000 cơ sở công nghiệp trong đó có 200 cơ sở sản xuất lớn trực tiếp xả nước thải vào lưu vực sông (LVS) Nhuệ - Đáy đã khiến hai con sông này đi vào tình trạng “chết” dần từng ngày. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nước LVS Nhuệ-Đáy ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hàm lượng các chất hữu cơ trong nước cao, nồng độ COD (Nhu cầu oxy hóa học) vượt quá tiêu chuẩn năm 2012 cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại A2 từ 2-3 lần trong khi nồng độ BOD 5 vượt quá giới hạn này này từ 4-6 lần. [13] 6  Hệ thống sông Đồng Nai trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều nguồn tác động trên toàn lưu vực. Phần hạ lưu của nhiều sông trong lưu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có đoạn đã trở thành sông chết. Sông Đồng Nai có nhiều đoạn bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là vùng hạ lưu. Chất lượng nước sông của khu vực hạ lưu hiện đã bị ô nhiễm, nước sông trong khu vực không thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu. Nước sông từ nhà máy nước Thiên Tân đến Long Đại – đồng Nai đã bắt đầu ô nhiễm hữu cơ, đáng chú ý là chỉ tiêu hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT đối với nguồn loại A. Chất lượng nước của các sông nhánh khác như sông Bé, Đa Nhim - Đa Dung phần hạ lưu cũng đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Cụ thể, hàm lượng trên sông Bé rất cao dao động từ 0,7 – 2,7 mg/l vượt gấp 10-12,5 lần tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm nhất trong lưu vực là sông Thị Vải, có một đoạn sông chết dài khoảng 10 km. Đó là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối Cà – Sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Nước bị ô nhiễm hữu cơ có màu đen và bốc mùi hôi thối kể cả thời gian triều lên và triều xuống. Giá trị DO thường xuyên dưới 0,5 mg/l, hàm lượng NH 4 + vượt gấp 3-15 lần tiêu chuẩn cho phép, giá trị Coliform vượt TCCP từ vài chục đến vài trăm lần. Với chất lượng nước như vậy các loài sinh vật gần như không còn khả năng sinh sống. [15]  LVS Cầu tiếp nhận nước thải của 6 tỉnh nằm trong lưu vực và một phần nước thải của Hà Nội, chất lượng nước hiện đang bị ảnh hưởng bới các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, khai khoáng của các tỉnh này. Theo kết quả quan trắc hàng năm về chất lượng nước mặt LVS Cầu của Tổng cục môi trường thì diễn biến chất lượng nước mặt LVS Cầu trong những năm gần đây đã có dấu hiệu cải thiện, tuy nhiên vẫn nằm trong hiện trạng ô nhiễm. [14] Như vậy, ta có thể nhận thấy tình trạng ô nhiễm nước đang là vấn đề rất đáng lo ngại tại nước ta hiện nay. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. 7 1.1.2. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường nước mặt các LVS tại Việt Nam trong những năm gần đây Nhận thức được sự nghiêm trọng về mức độ ô nhiễm của các dòng sông đặc biệt là các sông lớn như sông Nhuệ-Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai – Sài Gòn các tỉnh đã đưa các vấn đề bảo vệ và phục hồi chất lượng nước của đoạn sông vào chương trình kế hoạch của tỉnh. Tuy nhiên việc phục hồi lại nguồn nước cho đoạn sông gặp nhiều khó khăn. Đó là một quá trình lâu dài trong đó phải thực hiện các giải pháp điều chỉnh các hoạt động phát triển trên lưu vực, đặc biệt là các hoạt động khai thác và sử dụng nguồn nước. Để thực hiện được điều này, trên các con sông lớn Nhà nước đều có các dự án khắc phục tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng mang tính cấp bách này.  Thực trạng công tác quản lý môi trường nước lưu vực sông Cầu [14]: LVS Cầu đi qua 6 tỉnh và thành phố là Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Quyết định số 171/2007/QĐ-ttg ngày 14/11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Uỷ ban Bảo vệ môi trường (UBBVMT) LVS Cầu. Tuy nhiên, trên thực tế tổ chức này đến nay không còn hoạt động hoặc hoạt động chưa hiệu quả. Sự phối hợp giữa các cơ quan Bộ, ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề về LVS còn yếu. Giữa các địa phương trong cùng lưu vực chưa tìm được tiếng nói chung, chưa thống nhất và hợp tác chặt chẽ trong công tác quản lý môi trường. Ngày 28/07/2006, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 174/2006/QĐ-Ttg phê duyệt Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường sinh thái cản quan LVS Cầu. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TN&MT chuẩn bị và kiến nghị với Thủ tướng việc thành lập Uỷ ban bảo vệ môi trường LVS Cầu. [14]  Thực trạng công tác quản lý môi trường sông Nhuệ - Đáy [13] Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước LVS Nhuệ - Đáy như: - Ngày 29/4/2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 57/2008/QĐ-Ttg về việc phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường LVS Nhuệ - Đáy đến năm 2020”. - Ngày 31/8/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1404/QĐ-Ttg về việc thành lập Ủy ban bảo vệ môi trường LVS Nhuệ Đáy. 8 Tuy nhiên, qua hiện trạng chất lượng nước LVS cho thấy quản lý chất lượng nước chưa thực sự hiệu quả, nguyên nhân do: 1) Nội dung quy hoạch LVS chưa rõ. Mối quan hệ giữa quản lý quy hoạch LVS và quy hoạch tài nguyên nước chưa có, chưa nói tới quản lý tổng hợp LVS; 2) LVS Nhuệ - Đáy rất rộng và dài, nó chảy qua địa bàn 5 tỉnh thành do đó khó phát huy hiệu quả trong việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; 3) Cơ cấu của Ban quản lý quy hoạch chưa thấy rõ vai trò tham gia của các hộ sử dụng nước và của cộng đồng dân cư trong lưu vực; 4) Việc thực hiện quản lý tài nguyên nước ở cấp tỉnh được thực hiện bởi Sở TN&MT, nhưng do mới thành lập, đội ngũ cán bộ của các Sở còn hạn hẹp về mặt nhân sự. Ngoài ra theo báo cáo của các địa phương, nhiều nơi đã thực hiện việc thiết kế các cơ sở xả thải thuộc diện phải xin cấp phép nhưng cho đến thời điểm này thì số lượng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cấp được còn rất ít so với số lượng các đối tượng phải xin cấp phép.  Thực trạng công tác quản lý môi trường sông Đồng Nai Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý ô nhiễm môi trường sông Thị Vải, Bộ TN&MT đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân (UBND) 2 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên kết quả cho thấy hầu hết các cơ sở sau khi được thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã không thực hiện đúng các nội dung đã được phê duyệt và xác nhận, có 49/77 cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ có 12 cơ sở xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. Công tác quản lý môi trường của các tỉnh LVS Đồng Nai còn nhiều yếu kém, hạn chế về năng lực, lỏng léo trong công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá hậu ĐTM đẫn đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn không thực hiện những quy định về xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Như vậy, có thể thấy công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước cấp địa phương bước đầu được quan tâm. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan Bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề về LVS còn yếu, giữa các địa phương trong cùng lưu 9 vực chưa tìm được tiếng nói chung, chưa thống nhất và hợp tác chặt chẽ trong công tác quản lý môi trường lưu vực. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, sông Phan là sông nội tỉnh lớn và đóng góp quan trọng trong sự phát triển của tỉnh cũng đang bị ô nhiễm đặc biệt là những đoạn đi qua các cụm công nghiệp, làng nghề, khu dân cư. Nước thải sinh hoạt của khu dân cư trong các đô thị, nước thải từ các KCN, các làng nghề, các cơ sở phân tán không được xử lý mà chảy thẳng xuống sông, kênh tưới tiêu của hệ thống thủy lợi rồi chảy xuống sông Phan làm dòng sông đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nặng. Điều đó đã ảnh hưởng đến môi trường và đời sống dân cư sống tại các khu vực ven sông, vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc nếu không có những biện pháp quản lý chất lượng sông một cách hiệu quả. Từ thực tế đó luận văn đã đề xuất đề tài “Đánh giá chất lượng nước mặt sông Phan – tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ” nhằm xây dựng một bức tranh khái quát về tình hình ô nhiễm sông, xác định những nguyên nhân gây ô nhiễm, những bức xúc cần giải quyết và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước, chất lượng môi trường sông của người dân trong khu vực. 1.2. 1.2.1. Giới thiệu lưu vực sông Phan, tỉnh Vĩnh Phúc Đặc điểm điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý Lưu vực sông Phan tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các xã thuộc các huyện: Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên và một phần của Thành phố Vĩnh Yên. Sông Phan tỉnh Vĩnh Phúc bắt nguồn từ sườn nam dãy núi Tam Đảo. Đến kênh Liễn Sơn ở độ cao 15,2m, tọa độ: 21o21’17,5” B : 105o32’5,9” Đ sông bắt đầu hình thành dòng chảy rõ nét. Tiếp theo, sông chảy theo hướng Nam qua huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên (tại đây, sông Phan có cửa thông với Đầm Vạc). Tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, sông chia thành hai nhánh, một nhánh cụt chảy vào xã Đạo Đức, còn một nhánh chảy tiếp về phía tây nhập sông Cánh (sông Cầu Bòn – sông Sau – sông Tranh) ở cầu Tam Canh, thị xã Hương Canh và sông Bá Hạ chảy từ xã Minh Quang, huyện Tam Đảo ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, sau đó đổ nước vào sông Cà Lồ tại thôn Đại Lợi, xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên. Đây được xem là điểm kết thúc của sông Phan (tọa độ: 21o15’28,6” B:105o41’4,8”Đ). Trên suốt chiều 10 dài khoảng 65 km, sông Phan chảy qua địa phận 24 xã bao gồm An Hòa, Hoàng Đan, Duy Phiên, Hoàng Lâu, Kim Xá, Yên Bình, Yên Lập, Tân Tiến, Lũng Hòa, Thổ Tang, Vĩnh Sơn, Vũ Di, Bình Dương, Vân Xuân, Tề Lỗ, Hội Hợp, Đồng Văn, Trung Nguyên, Đồng Cương, Đồng Tâm, Thanh Trù, Quất Lưu, Hương Canh và Sơn Lôi. Diện tích lưu vực sông Phan chưa có số liệu chính xác, nhưng ước tính chiếm ít nhất khoảng 45% diện tích tỉnh Vĩnh Phúc, tương đương khoảng 410 km2. Tổng diện tích tự nhiên của các xã có sông Phan chảy qua là 157 km2. Chiều dài dòng chính của sông Phan tính từ cống 3 cửa An Hạ đến cầu Hương Canh dài 58 km, đến nơi nhập vào sông Cà Lồ (tại thôn Đại Lợi, xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên) dài 62 km. Bề rộng lòng thay đổi từ 7 ÷ 15 m (tại An Hạ) và mở rộng dần 30 ÷ 50 m, đến cầu Hương Canh khoảng 80 ÷ 100 m. Do địa hình thấp lại được bao bọc bởi hệ thống đê điều và hệ thống đường bộ, kênh mương nên trên các lòng sông nhiều đoạn hình thành các đầm tự nhiên có tác dụng chứa nước thải và cấp nước vào thời điểm sông cạn kiệt nước. Hai phụ lưu quan trọng của sông Phan là: - Kênh tiêu Bến Tre được tính từ điểm nối với sông Phan tại xã An Hòa huyện Tam Dương đến Đầm Vạc. Kênh chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chiều dài 12,0 km, diện tích tiêu 72,4 km2. - Sông Cầu Tôn bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, chảy vào sông Phan tại Hương Canh, huyện Bình Xuyên, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chiều dài sông 21 km, diện tích lưu vực 135,5 km2. Diện tích lưu vực của các sông nhánh nhập lưu vào sông Phan được thể hiện tại bảng sau: Bảng 1.1: Các sông nhánh nhập lưu LVS Phan [3] TT Tên sông 1 Sông Phan Kênh tiêu Bến Tre 2 Sông Cầu Tôn Diện tích hứng nước (km2) Chiều dài sông (km) 410,100 km2 72,4 64,5 12 > 2,5 > 1,0 135,5 21 < 1,5 11 Hệ số uốn khúc Hình 1.1: Bản đồ sông Phan – tỉnh Vĩnh Phúc Sông Phan tỉnh Vĩnh Phúc bắt nguồn từ sườn nam dãy núi Tam Đảo. Đến kênh Liễn Sơn ở độ cao 15,2m, tọa độ: 21o21’17,5” B : 105o32’5,9” Đ sông bắt đầu hình thành dòng chảy rõ nét. Tiếp theo, sông chảy theo hướng Nam qua huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên (tại đây, sông Phan có cửa thông với Đầm Vạc). Tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, sông chia thành hai nhánh, một nhánh cụt chảy vào xã Đạo Đức, còn một nhánh chảy tiếp về phía tây nhập sông Cánh (sông Cầu Bòn – sông Sau – sông Tranh) ở cầu Tam Canh, thị xã Hương Canh và sông Bá Hạ chảy từ xã Minh Quang, huyện Tam Đảo ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, sau đó đổ nước vào sông Cà Lồ tại thôn Đại Lợi, xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên. Đây được xem là 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan