Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá chất lượng nước của một số lồng bè trên sông chà và tỉnh bà rịa vũng tà...

Tài liệu đánh giá chất lượng nước của một số lồng bè trên sông chà và tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
54
138
129

Mô tả:

BARIA VUNGTAU U N IV ER SIT Y C a p Sa in t Ja c q u e s ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA MỘT SỐ LỒNG BÈ TRÊN SÔNG CHÀ VÀ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU Trình độ đào tạo : Đại học Ngành : Công nghệ kỹ thuật hóa học Chuyên ngành : Công nghệ môi trường Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Tuyết Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Út Lớp : DH13CM MSSV :13030774 Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2017 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Mức độ hoàn thành yêu cầu 2. Bố cục 3. Nội dung 4. Nhận xét khác Giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 1. Mức độ hoàn thành yêu cầu 2. Bố cục 3. Nội dung 4. Nhận xét khác Giáo viên phản biện LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong đồ án này dựa trên các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất kỳ kết quả nghiên cứu nào của tác giả khác. Nội dung của đồ án tốt nghiệp có sử dụng và tham khảo một số thông tin, tài liệu từ các nguồn khác, báo cáo được liệt kê trong các tài liệu tham khảo. Nguyễn Thị Út LỜI CẢM ƠN Đồ án tốt nghiệp là điều kiện để em có thể tìm hiểu và cọ sát với công việc thực tế. Trong suốt quá trình làm đồ án em luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Ban quản lý, các cô chú, anh chị trong công ty “TNHH IZICO”, các thầy cô cùng với những lời động viên khuyến khích từ phía gia đình, bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Tuyết - người đã hướng dẫn cho em cách trình bày, chỉnh sửa văn bản để hoàn thiện bản báo cáo đồ án tốt nghiệp, cũng như giải đáp các thắc mắc cho em. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe để có thể tiếp tục hướng dẫn những thế hệ mai sau tốt hơn. Kính chúc toàn thể Ban lãnh đạo công ty, các cô chú, anh chị dồi dào sức khỏe và làm việc thật tốt. Chúc quý công ty ngày càng phát triển. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Út Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................................3 1.1 Địa giới hành chính.................................................................................................3 1.2 Chế độ khí hậu.........................................................................................................3 1.3 Hoạt đông kinh tế-văn hóa-xã hội...........................................................................4 1.4 Môi trường nước sông Chà V à................................................................................5 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM......................................................................................6 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................7 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứ u...........................................................................7 2.3 Nội dung nghiên cứu...............................................................................................7 2.4 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................7 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................................7 2.4.2 Phương pháp lấy mẫu và chuyển hóa mẫu........................................................... 7 2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................13 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................17 3.1 Kết quả phân tích nước của một số lồng bè nuôi thủy hải sản trên sông Chà Và .. 17 3.1.1 Kết quả đo nhiệt độ..............................................................................................17 3.1.2 Kết quả đo pH......................................................................................................18 3.1.3 Kết quả đo độ màu............................................................................................... 19 3.1.4 Kết quả đo độ mặn.............................................................................................. 20 3.1.5 Kết quả đo độ đục............................................................................................... 21 3.1.6 Kết quả đo TSS................................................................................................... 22 3.1.7 Kết quả đo DO.................................................................................................... 23 3.1.8 Kết quả đo Amoni.............................................................................................. 24 3.1.9 Kết quả đo Phosphat........................................................................................... 25 3.1.10 Kết quả đo COD...............................................................................................26 3.1.11 Kết qủa đo BOD5.............................................................................................. 27 3.1.12 Kết quả đo coliform..........................................................................................28 3.1.13 Tổng hợp kết quả phân tích nước tại các lồng bè.............................................29 3.1.14 Đánh giá chất lượng nước tại các lồng bè bằng chỉ số WQI.......................... 30 3.2 Luận giải nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước......................................................34 3.2.1 Nước thải từ những lồng bè nuôi trồng thủy sản...............................................34 3.2.2 Nước thải sinh hoạt..............................................................................................34 3.2.3 Nước thải công nghiệp........................................................................................34 3.2.4 Tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường nước sông Chà Và..................35 3.3 Giải pháp khắc phục...............................................................................................35 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................39 4.1 Kết luận................................................................................................................. 39 4.2 Kiến nghị............................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 41 PHỤ LỤC.................................................................................................................... 42 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÍ HIỆU VIẾT TẮT QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TSS : Tổng chất rắn lơ lửng DO : Lượng oxy hòa tan trong nước COD : Nhu cầu oxy hóa học BOD : Nhu cầu oxy sinh học n h 4+ : Amoni WQI : Chỉ số chất lượng nước BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn QCVN 01-80:2011: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản. Bảng 2. 1 Đặc điểm vị trí lấy mẫu.................................................................................. 8 Bảng 2. 2 Phương pháp bảo quản mẫu...........................................................................9 Bảng 2. 3 Bảng quy định các giá trị qi , B Pi.................................................................13 Bảng 2. 4 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO % bão hòa.........................14 Bảng 2. 5 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số p H .............................15 Bảng 2. 6 Bảng đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI.........................................16 Bảng 3. 1 Kết quả phân tích nhiệt độ của nước............................................................17 Bảng 3. 2 Kết quả phân tích độ pH của nước................................................................17 Bảng 3. 3 Kết quả phân tích độ màu của nước..............................................................18 Bảng 3. 4 Kết quả phân tích độ mặn của nước..............................................................19 Bảng 3. 5 Kết quả phân tích độ đục của nước.............................................................. 21 Bảng 3. 6 Kết quả phân tích TSS của nước.................................................................. 22 Bảng 3. 7 Kết quả phân tích DO của nước................................................................... 23 Bảng 3. 8 Kết quả phân tích tổng Amoni của nước..................................................... 24 Bảng 3. 9 Kết quả phân tích PO43" của nước................................................................ 25 Bảng 3. 10 Kết quả phân tích COD của nước.............................................................. 26 Bảng 3. 11 Kết quả phân tích BOD5 của nước............................................................. 28 Bảng 3. 12 Kết quả phân tích Coliform của nước........................................................ 29 Bảng 3. 13 Tổng hợp kết quả phân tích nước trung bình tại các lồng bè......................30 Bảng 3. 14 Kết quả tính toán chỉ số WQI nước tại các lồng bè đợt 1.......................... 31 Bảng 3. 15 Kết quả tính toán chỉ số WQI nước tại các lồng bè đợt 2 .......................... 32 Bảng 3. 16 Kết quả tính toán chỉ số WQI nước tại các lồng bè đợt 3 .......................... 33 Bảng 3. 17 Kết quả tính toán chỉ số WQI nước tại các lồng bè đợt 4 .......................... 34 Hình 1. 1 Cá chết trên sông Chà Và vào tháng 9 năm 2015..........................................7 Hình 2. 1 Vị trí lấy mẫu..................................................................................................9 Hình 3. 1 Sự biến thiên nhiệt độ theo vị trí và thời gian...............................................18 Hình 3. 2 Sự biến thiên pH theo vị trí và thời gian.......................................................19 Hình 3. 3 Sự biến thiên độ màu theo vị trí và thời gian............................................... 20 Hình 3. 4 Sự biến thiên độ mặn theo vị trí và thời gian............................................... 21 Hình 3. 5 Sự biến thiên độ đục theo vị trí và thời gian................................................ 23 Hình 3. 6 Sự biến thiên TSS theo vị trí và thời gian.................................................... 24 Hình 3. 7 Sự phân bố DO theo thời gian và vị trí........................................................ 25 Hình 3. 8 Sự phân bố Amoni theo thời gian và vị trí.................................................. 26 Hình 3. 9 Sự phân bố Phosphat theo thời gian và vị trí............................................... 27 Hình 3. 10 Sự phân bố COD theo thời gian và vị trí.................................................... 28 Hình 3. 11 Sự phân bố BOD5 theo thời gian và vị trí................................................... 30 Hình 3. 12 Sự phân bố coliform theo thời gian và vị trí............................................... 31 1 Lý do chọn đề tài Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của con người, là thành phần thiết yếu không thể thiếu trong sự sống, tồn tại và phát triển của sinh vật. Ngày nay, tài nguyên nước đang chịu sức ép nặng nề do biến đổi của khí hậu. Bên cạnh đó là các yếu tố như: Tốc độ gia tăng dân số, sự bùng nổ và phát triển công nghiệp, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội... là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước mặt nói riêng ngày càng trầm trọng. Qúa trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh thì nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng. Vì vậy, nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt. Ô nhiễm nguồn nước đang là mối lo ngại quan tâm trên toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm nước mặt. Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình phát triển nhanh trong khu vực, một trong những thách thức lớn được đặt ra với Việt Nam là vấn đề môi trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này Việt Nam đã ban hành luật bảo vệ môi trường, tuy nhiên trên thực tế còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà việc thực hiện luật môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường nước vẫn và đang diễn ra, gây ra nhiều bức xúc tại các khu đô thị, khu công nghiệp và cho đời sống xã hội. Làng bè Long Sơn là tên gọi chung cho khu vực làng chài nổi trên khúc sông uốn quanh đảo Long Sơn, xưa nay được xem là vựa hải sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nghề nuôi trồng thủy hải sản ở đây có từ rất sớm, phát triển dọc theo dòng sông Dinh và sông Chà Và, kéo dài ra tận cửa biển. Trong đó, nhiều nhất là nuôi hào, cá chim, cá bớp, cá chẻm, tôm sú,... cho giá trị kinh tế cao và chất lượng thịt thơm ngon. Bên cạnh những lợi ích đó, những lồng bè nuôi trồng thủy hải sản này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường nước. Vì vậy việc khảo sát, đánh giá chất lượng nước tại đây là cần thiết, giúp chúng ta biết được hiện trạng cũng như ảnh hưởng của nó tới môi trường nước, từ đó có những giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường, và sức khỏe của người dân nơi đây. Vì vậy với sự cần thiết đó, em đã lựa chọn đề tài: Đánh giá chất lượng nước của một số lồng bè trên sông Chà Và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 2 Mục tiêu của đề tài + Phân tích, đánh giá chất lượng nước của một số lồng bè trên sông Chà Và. + Đánh giá mức độ ô nhiễm, ảnh hưởng của việc nuôi trồng thủy hải sản đến môi trường. + Xác định được những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển nuôi cá lồng bè tại sông Chà Và, thành phố Vũng Tàu. + Đề xuất một số phương án quản lý phù hợp, giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông Chà Và theo hướng hiệu quả và bền vững. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC n g h iê n c ứ u 1.1 Địa giới hành chính Long Sơn trước là một xã đảo. Từ năm 2002, cây cầu Bà Nanh được xây nối liền xã đảo và đất liền. Tại đây có một họ đạo gọi là Đạo Ông Trần phát triển khá bền vững. • Phía Đông giáp sông Dinh • Phía Bắc giáp xã Tân Hải - huyện Tân Thành • Phía Nam và phía Tây giáp biển Long Sơn có diện tích 92 km2, trong đó có đến 54 km2 là đất liền, còn lại là đất mặn. Xã được bao bọc bởi kênh rạch, sông biển. Xã đảo Long Sơn gồm một đảo chính nằm men theo triền của núi Nứa, đoạn cuối của dãy núi Phước Hòa đâm ra biển và đảo nhỏ là đảo Gò Găng. Đảo Long Sơn có hệ sinh thái rất đa dạng. Đỉnh núi chỗ rộng nhất khoảng 2 km, có nhiều cột đá vươn lên trời và nhiều hòn đá hình thù kỳ lạ. Núi có 3 đỉnh: Đỉnh Bà Trao cao 138 m, đỉnh Hố Rồng cao 120 m và đỉnh Hố Vông cao 100 m. Từ các đỉnh có thể nhìn thấy biển rộng mênh mông và thành phố Vũng Tàu xinh đẹp. Dưới chân núi là khu rừng sác đặc trưng của vùng đất ngập mặn với nhiều loài hải sản phong phú. Trên đảo còn có một hồ nước ngọt rộng lớn. Khu vực này vẫn còn những cây to, có tuổi thọ hàng trăm năm. 1.2 Chế độ khí hậu Đảo Long Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương. Nhiệt độ trung bình khoảng 27°C. Sự thay đổi nhiệt độ của các tháng trong năm không lớn. Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.370 - 2.850 giờ và phân phối đều các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600 mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm và 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm. Nơi đây có vùng biển rộng và khá sâu, thủy triều lên hàng ngày, khí hậu ôn hòa và ít có bão. 1.3 Hoạt đông kinh tế-văn hóa-xã hội Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, nhân dân Long Sơn bắt tay vào cải tạo và xây dựng lại quê hương. Đến nay, đời sống kinh tế - xã hội của Long Sơn đã có nhiều thay đổi vượt bậc: - Kinh tế: Nghề nuôi trồng thủy hải sản ở đây có từ rất sớm, phát triển dọc theo dòng sông Dinh và sông Chà Và, kéo dài ra tận cửa biển. Trong đó, nhiều nhất là nuôi hào, cá lồng bè, sò huyết... cho giá trị kinh tế cao và chất lượng thịt thơm ngon. Trong dự án phát triển kinh tế của thành phố Vũng Tàu, cụm đảo Long Sơn - Gò Găng sẽ được đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ cung ứng tàu biển, bảo đảm vành đai bảo vệ an toàn, thông suốt từ cảng biển Vũng Tàu - Long Sơn theo đường sông Lòng Tàu vào thành phố Hồ Chí Minh và đi các tuyến khác trong vùng Nam bộ. - Du lịch: Từ khi những cây cầu nối đất liền ra đảo hoàn thành và đưa vào sử dụng, làng chài Long Sơn ngày càng gần hơn với du khách. Khởi phát, một vài hộ dùng bè của mình làm điểm đón khách tham quan và thưởng thức hải sản. Sau phát triển thành các nhà hàng nổi tên tuổi, có thể kể đến như: Nhà hàng làng bè Long Sơn, bè hào Đực Nhỏ, bè hào Hải Lưu... chủ yếu được dựng bằng gỗ, trên lợp lá dừa, dưới là những thùng “phuy” dập dềnh sông nước. Nhà hàng có vách không dựng kín, gió thốc vào mát rượi. Bên trong có bàn ghế ngồi ăn tươm tất, trên cột treo những chiếc nơm cá lủng lẳng. Ngoài hành lang còn có võng giăng tòn teng... gợi lên một cảm giác dung dị cho du khách thoải mái ăn uống và nghỉ ngơi - Văn hóa: Đảo Long Sơn còn nhiều công trình kiến trúc cổ, lưu giữ những phong tục tập quán xưa khá độc đáo. Di tích Nhà Lớn là một địa điểm đặc biệt trên đảo, năm 1991 đã được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Nhà Lớn Long Sơn còn gọi đền Ông Trần, là một quần thể kiến trúc cổ bề thế, uy nghi. Nhà Lớn là nơi tập trung sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân trên đảo. Khu nhà là một tập hợp nhiều công trình như dãy nhà phố, chợ, lầu dài, nhà máy đèn... “Đạo Ông Trần” ở Long Sơn mang biểu trưng của nhiều tôn giáo khác nhau: đạo Phật, đạo Nho, đạo thờ ông bà tổ tiên... Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu - người có công khai phá vùng đất hoang vu này. Lúc sinh thời, ông thường hay ở trần và đi chân đất nên người dân địa phương gọi thân mật là ông Trần. Đặc biệt, tín ngưỡng “đạo Ông Trần” không có kinh, chuông mõ, cũng không ăn chay hay kiêng kỵ, chỉ có lời dạy của ông Trần được truyền khẩu trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một chuyện khá thú vị của “đạo Ông Trần” là tục lệ tổ chức ma chay, cưới hỏi, lễ lạt rất đơn giản và tiết kiệm. 1.4 Môi trường nước sông Chà Và Mấy năm gần đây, nguồn nước ở sông Chà Và đang bị ô nhiễm nặng, đặc biệt ở xã Long Sơn, phường 12, thành phố Vũng Tàu. Nguyên nhân ô nhiễm được các cơ quan chức năng đánh giá là do thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã đầu tư phát triển nuôi lồng bè rất nhanh và phần lớn là tự phát, không phép và không theo quy hoạch. Chính quyền cũng như ngành chức năng chưa có sự phối hợp trong quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch nên chưa thiết lập được các hộ dân thành các tổ kiểm tra, giám sát, cảnh báo để xử lý nhanh trường hợp xả thải gây ô nhiễm nguồn nước. Các hộ dân, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thu gom rác thải sinh hoạt về bờ chôn lấp để hạn chế các tác nhân gây mầm bệnh cho thủy sản. Bên cạnh đó, một số cơ sở chế biến hải sản dù đã xây khu xử lý nước thải nhưng lại không vận hành, vẫn lén lút xả thải ra cống số 6 gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước. Chính vì điều này đã làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước nơi đây trở nên ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Điều đó được thể hiện qua việc hàng năm có nhiều đợt cá chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho người dân. Cụ thể trong tháng 6 năm 2012 đã xảy ra vụ cá chết hàng loạt làm cho 39 hộ bị thiệt hại với tổng số tiền khoảng 24.660.340.000đ. Vào tháng 9-2015, cá chết hàng loạt làm cho các hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và lao đao với số tiền thiệt hại lên tới hàng chục tỷ đồng [Hình 1.1]. Và gần nhất là vào tháng 8 năm 2016, cá nuôi trong nhiều lồng bè tại khu vực số 8, sông Chà Và lại chết trắng bụng, với số lượng hàng chục ngàn con cá chim, cá bớp [10]. Hình 1.1: Cá chết trên sông Chà Và vào tháng 9 năm 2015 [11] Để khắc phục tình trạng ô nhiễm ở sông Chà Và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các sở, ban, ngành triển khai nhiều biện pháp thực hiện. Theo đó, đối với Sở TN&MT đã phối hợp với Viện Môi trường và thành phố Hồ Chí Minh khảo sát, đo đạc, tính toán khu chế biến hải sản tại xã Tân Hải so với 22 cơ sở đang hoạt động để xác định mức ô nhiễm nhằm cải tạo phục hồi môi trường khu chứa nước thải Cống số 6, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn lập phương án bố trí, sắp xếp, di dời các cơ sở nuôi lồng bè vào uy hoạch nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và; phối hợp với các địa phương rà soát hiện trạng sử dụng đất để xây dựng các khu chế biến hải sản tập trung ở Đất Đỏ và Xuyên Mộc để di các cơ sở chế biến hải sản tại xã Tân Hải về các khu chế biến này. Đồng thời, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện những doanh nghiệp vi phạm về xả thải để kịp thời xử lý ...Tuy nhiên, đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được khắc phục triệt để [10]. CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Môi trường nước Sông Cà Và tại Xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 6/2017. Tần suất lấy mẫu: 1 lần/1 tháng Địa điểm: Lồng bè trên sông Chà Và, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 2.3 Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu, khảo sát lưu vực sông Chà Và (dòng chảy, khí hậu, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội) nhằm làm cơ sở đánh giá chất lượng môi trường nước của một số lồng bè trên sông Chà Và. - Tìm hiểu về diện tích nuôi trồng, số loài, mật độ cá, chế độ sục khí... có tác động đến chất lượng nước. - So sánh các thông số quan trắc với tiêu chuẩn Việt Nam để đánh giá chất lượng nước. 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp thu thập số 1iệu - Thu thập tài liệu và tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên kinh - tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Thu thập tài liệu văn bản có liên quan. 2.4.2 Phương pháp 1ấy mẫu và chuyển hóa mẫu a. Tầm quan trọng của việc 1ấy mẫu Kết quả phân tích cuối cùng không chỉ phụ thuộc vào kết quả trong phòng thí nghiệm mà còn phụ thuộc vào ngay từ lúc lấy mẫu, cách bảo quản, khi chuyên chở và lưu trữ mẫu. Nếu lấy mẫu không đúng quy cách dẫn đến kết quả sau này sẽ sai. Để tránh được điều này đòi hỏi người kỹ thuật viên phải tuân thủ đúng quy tắc lấy mẫu. Việc lấy mẫu phải thận trọng đảm bảo giữ được đặc tính của nước tại nơi khảo sát. b. Chọn chỗ ấy mẫu Chỗ lấy mẫu phải chọn phù hợp với mục đích của việc phân tích và dựa trên sự nghiên cứu khảo sát địa hình của vùng. Vì vậy mẫu nước được lấy sẽ nằm trong những lồng bè nuôi trồng thủy hải sản. Vị trí lấy mẫu được chọn ở 5 lồng bè khác nhau trải dọc theo sông Chà Và, kí hiệu: VT1, VT2, VT3, VT4, VT5 được thể hiện trong hình 2.1. Hình 2.1: Vị trí lấy mẫu Đặc điểm nước ở các vị trí khác nhau thì khác nhau, do các lồng bè có diện tích, loài nuôi, cũng như điều kiện nuôi thủy hải sản là khác nhau. Đặc điểm của các vị trí được thể hiện trong bảng 2.1 : Bảng 2.1 Đặc điểm vị trí lấy mẫu Vị trí 1ấy mẫu Diện tích Loài VT1 1000 m2 Tôm sú, cá bớp, hàu VT2 500m2 Cá chim, cá bớp, hàu VT3 700m2 Cá chẻm, hàu VT4 700m2 Cá chẻm, cá bớp VT5 1000 m2 Tôm sú, cá bớp c. Thiết bị và dụng cụ 1ấy mẫu Đối với mẫu nước bề mặt, để phân tích hóa học chỉ cần nhúng một bình miệng rộng xuống ngay dưới mặt nước. Nếu cần lấy mẫu ở độ sâu nhất định thì nhất thiết phải dùng batomet, bơm hoặc máy lấy mẫu tự động. Khi lấy mẫu lớp nước bề mặt để phân tích vi sinh có thể dùng bình lấy mẫu như khi lấy mẫu nước uống. Những bình này có dung tích ít nhất 250 ml và có nút vặn, nút thủy tinh nhám hoặc các loại nút khác có thể khử trùng được và bọc trong giấy nhôm. Nếu nút vặn thì miếng cao su silicon phải chịu được nhiệt độ khử trùng trong nồi hấp ở 121 °C hoặc 160°C. Nếu sự ô nhiễm từ tay có thể ảnh hưởng thì buộc bình vào que hoặc dùng kẹp. Dụng cụ phải được khử trùng sạch sẽ trước khi lấy để đảm bảo các yêu cầu: - Không làm nhiễm bẩn, mất chất phân tích. - Phù hợp với đối tượng mẫu và phù hợp với dạng mẫu thực tế. - Không có tương tác với các chất mẫu khi chuyên chở và bảo quản. - Nút chai nên bằng nhựa hoặc thủy tinh. Chai lấy mẫu phải dán nhãn, ghi ngày giờ, địa điểm lấy mẫu. d. Cách 1ấy mẫu Kỹ thuật lấy mẫu nước đóng vai trò quyết định đến việc phân tích, nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước. Lấy mẫu đúng kỹ thuật sẽ nhận được kết quả chính xác, lấy mẫu không đúng kỹ thuật sẽ xảy ra sai số khi phân tích. Khi lấy mẫu cần mang các dụng cụ bảo hiểm cần thiết như gang tay, khẩu trang, giày ống.. Tráng rửa bình lấy mẫu bằng nước chuẩn bị lấy 2-3 lần rồi nhúng bình ngập trong vùng nước cần lấy cách mặt nước khoảng 20 cm sau cho mẫu vào đầy bình đậy nắp liền. Đối với mẫu nước dùng để xác định vi sinh thì không nên lấy đầy chai vì sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh trong nước. e. Bảo quản mẫu Cố định mẫu: Trong phân tích để đảm bảo kết quả cuối cùng được chính xác thì một số thành phần, chỉ tiêu cần được cố định ngay khi vừa lấy mẫu xong, nếu không trong thời gian vận chuyển từ nơi lấy mẫu về phòng thí nghiệm một số chỉ tiêu sẽ bị thay đổi. Các điều kiện bảo quản mẫu được mô tả trong bảng 2.2: STT Thông số Loại bình chứa Cách bảo quản Phương pháp xác định 1 pH P,G Bảo quản lạnh Đầu dò pH electrode 2 Nhiệt độ P,G Bảo quản lạnh Nhiệt kế 3 Độ màu P,G Bảo quản lạnh Pt-Co-Scale 4 Độ mặn P,G Bảo quản lạnh Máy khúc xạ kế 5 Độ đục P,G Bảo quản lạnh Đo bằng đầu dò 6 TSS P,G Bảo quản lạnh Đo bằng đầu dò 7 DO P,G Bảo quản lạnh Đo bằng đầu dò 8 Amoni P,G Bảo quản lạnh Pesulfate digestion method 9 PÕ7 P,G Bảo quản lạnh Ascorbic acid 10 COD P,G Bảo quản lạnh Dichromate/H2SO4 11 bod5 P,G Bảo quản lạnh TCVN 6001-1:2008 12 Coliform P,G Bảo quản lạnh TCVN 6187-1:2009 Ghi chú: P-chai n lưa, G-chai thủy tinh. Việc phân tích nên thực hiện càng sớm càng tốt, đối với các ion dễ bị oxi hóa hay bị khử, và nhất là các khí hòa tan nên xét nghiệm ngay khi mang về phòng thí nghiệm nếu không có thiết bị thử nghiệm tại chỗ. Sự hoạt động của vi sinh vật cũng ảnh hưởng nhiều đến tính chất của mẫu nước trong thời gian lưu trữ. f. Phương pháp xác định *Xác định BOD5 (TCVN 6001:2008) - Cách tiến hành: + Xử lý sơ bộ mẫu: Khi lấy mẫu về giữ mẫu ở 4°C, phải phân tích mẫu trước 24 h sau khi lấy mẫu. Trung hòa mẫu: nếu pH của mẫu không nằm trong khoảng từ 6 - 8 cần trung hòa mẫu bằng dung dịch HCl 0,5 M hoặc dung dịch NaOH 20 g/l. + Phân tích mẫu: Với mẫu môi trường: • Lấy chính xác một thể tích mẫu đã được xử lý sơ bộ vào bình pha loãng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan