Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá chất lượng cấp nước và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các công...

Tài liệu đánh giá chất lượng cấp nước và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh sơn la

.PDF
125
5
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI VI TRƯỞNG THÀNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CẤP NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: CẤP THOÁT NƯỚC MÃ SỐ: 60 58 02 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DƯƠNG THANH LƯỢNG Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin dành sự biết ơn sâu sắc đối với thầy, người hướng dẫn khoa học GS. TS Dương Thanh Lượng đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp tác giả hoàn thành luận văn "Đánh giá chất lượng cấp nước và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Sơn La". Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Đào tạo đại học và sau đại học, Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy lợi, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin cảm tạ tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình, bè bạn, đồng nghiệp đã chia sẻ khó khăn, động viên, giúp đỡ học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Do hạn chế về trình độ cá nhân, thời gian và tài liệu, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi các thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý chân tình của các thầy cô và đồng nghiệp quan tâm tới vấn đề này. Hà nội, ngày tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Vi Trưởng Thành BẢN CAM KẾT Tên đề tài luận văn: “Đánh giá chất lượng cấp nước và đề xuất giải phápnâng cao hiệu quả các công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Sơn La” Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu luận văn là công trình của cá nhân học viên, được làm dựa trên các số liệu, tư liệu được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà nước … Những kết quả nghiên cứu không sao chép từ bất kỳ nguồn thông tin nào khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, chịu bất kỳ các hình thức kỷ luật nào của Nhà trường. Hà nội, ngày tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Vi Trưởng Thành MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. BẢN CAM KẾT .......................................................................................................................... BẢNG THUẬT NGỮ VÀ CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT ......................................................... MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................... 1 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2 IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................ 2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 3 1.1.Tình hình nghiên cứu các phương pháp và công cụ đánh giá chất lượng cấp nước. ....... 3 1.1.1.Tình hình nghiên cứu quốc tế. ................................................................................... 3 1.1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................................. 6 1.2. Yêu cầu cấp thiết về đánh giá chất lượng cấp nước. .................................................... 10 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH CNTTNT. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CẤP NƯỚC ................................................................................................ 15 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Sơn La ....................................... 15 2.1.1. Các yếu tố và điều kiện phát triển .......................................................................... 16 2.1.2. Tài nguyên rừng...................................................................................................... 19 2.1.3. Dân số và nguồn nhân lực ...................................................................................... 19 2.2. Các thể chế hiện hành liên quan. ................................................................................. 20 2.2.1. Luật ......................................................................................................................... 20 2.2.2. Nghị định của chính phủ......................................................................................... 20 2.2.3. Quyết định của Thủ tướng ...................................................................................... 20 2.2.4. Chỉ thị, quyết định của Bộ NN&PTNT .................................................................. 21 2.2.5. Chỉ thị, quyết định của các bộ ngành...................................................................... 21 2.2.6. Quyết định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng nước. ........................................ 21 2.2.7. Các hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ, quản lý. ........................................................ 22 2.3. Hiện trạng hoạt động. Giới thiệu đánh giá chất lượng cấp nước bằng phần mền SigmaLite 2.0. .......................................................................................................................... 22 2.3.1. Hiện trạng hoạt động.................................................................................................. 22 2.3.2. Giới thiệu thành phần của quy trình đánh giá bằng phần mềm SigmaLite 2.0.......... 38 2.3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá (Performance Indicators - PI): .......................................... 39 2.3.2.2. Thông tin về bối cảnh hệ thống cấp nước (Context Information): ...................... 55 2.3.3. Các giá trị biến số . ................................................................................................. 60 2.4. Những vấn đề tồn tại cần phải giải quyết. ................................................................... 68 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH CNTTNT TỈNH SƠN LA ........................................................................................ 71 3.1. Các giải pháp về kỹ thuật. ............................................................................................. 71 3.1.1. Về quy hoạch: ......................................................................................................... 71 3.1.2. Về khảo sát và thiết kế:........................................................................................... 75 3.1.3. Về công tác thẩm tra thẩm định: ............................................................................. 75 3.2. Các giải pháp về quản lý. .............................................................................................. 75 3.3. Các giải pháp về cơ chế, chính sách. ............................................................................ 76 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 82 1. Kết luận chung : ............................................................................................................... 82 2. Những đóng góp mới của luận văn .................................................................................. 84 3. Kiến nghị: ........................................................................................................................ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 86 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 87 BẢNG THUẬT NGỮ VÀ CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới HTX Hợp tác xã ICORLD International Commission on Large Dams Hội đập lớn thế giới IPTRID International Program for Technology and Research in Irrigation and Drainage Chương trình quốc tế về công nghệ và nghiên cứu hệ thống tưới và tiêu IWMI International Water Management Institute Hội quản lý nước thế giới IRTC Irrigation Training and Research Center Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu (Trường Đại học Bách khoa California) IWA International Water Associations Hiệp hội nước quốc tế PI Performance Indicators Các chỉ tiêu đánh giá RAP Rapid Appraisal Process Quy trình đánh giá nhanh WB World Bank Ngân hàng thế giới ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á IWA International Water Association Hiệp hội dùng nước quốc tế JBIC Japan Bank for International Cooperation Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản MCM Million Cubic Meters 106m3 BWU Benchmarking Water Utillities Chuẩn đánh giá ngành dịch vụ nước WUAs Water User Associations Hiệp hội những người dùng nước CNTTNT công trình cấp nước tập trung nông thôn 1 MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn là chương trình mục tiêu quốc gia và cũng là mục tiêu thiên niên kỷ Chính phủ Việt Nam cam kết với nhân dân và cộng đồng quốc tế. Chương trình được thực hiện qua các giai đoạn đã góp phần cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, trong đó cấp nước sinh hoạt đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Cùng với các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình, các công trình cấp nước tập trung nông thôn không ngừng được quan tâm phát triển. Công trình cấp nước tập trung nông thôn ngày càng được mở rộng nhờ kiểm soát tốt hơn cả về số lượng và chất lượng, đồng thời thuận lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên, công tác quản lý vận hành khai thác đang gặp nhiều thách thức dẫn đến các công trình cấp nước tập trung nông thôn ở nhiều địa phương trong tỉnh chưa phát huy hết được những ưu điểm mà đang bộc lộ những hạn chế cả về hiệu quả và tính bền vững, thậm chí đã có nhiều công trình hư hỏng, huỷ liệt không thể sử dụng được. Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trong nông thôn, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Sơn La đang là một yêu cầu thực sự cấp thiết. Đó cũng chính là lý do học viên đã lựa chọn đề tài luận văn “Đánh giá chất lượng cấp nước và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Sơn La”. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu nhằm các mục tiêu chủ yếu sau: - Mô tả hiện trạng quản lý khai thác, vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung nông thôn. - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện cơ chế quản lý khai thác, vận hành và 2 bảo dưỡng để công trình CNTTNT hoạt động hiệu quả và bền vững. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có dựa trên các tiêu chí sau: - Hiệu quả. - Hiệu suất. - Tác động. - Tính bền vững. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài của luận văn sẽ thực hiện các nội dung sau: - Nghiên cứu vận dụng, kế thừa một số phương pháp và công cụ đánh giá hiệu quả của hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn, đưa ra các chỉ số đánh giá về phản ánh hoạt động thực tại của hệ thống nghiên cứu. - Mô tả hiện trạng hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn. Đánh giá chất lượng cấp nước. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn tỉnh Sơn La. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được các nội dung để ra của đề tài, dự định sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra để thu thập thông tin và dữ liệu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. - Phương pháp kế thừa. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Tình hình nghiên cứu các phương pháp và công cụ đánh giá chất lượng cấp nước. 1.1.1.Tình hình nghiên cứu quốc tế. Trong những đầu năm thập kỷ 1990, Hiệp hội cấp nước quốc tế (IWSA) đã lựa chọn chủ đề về chỉ số thực hiện đánh giá công trình cấp nước trong một chương hội nghị. Chủ đề này dường như không được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, ba, bốn năm sau, một cuộc trao đổi chủ đề này đã được tổ chức trong khuôn khổ IWSA với khoảng 150 thành viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, và chỉ rõ rằng chỉ số thực hiện đánh giá công trình cấp nước và thất thoát nước là hai chủ đề quan tâm lớn nhất trong phạm vi hệ thống phân phối và dẫn nước. Sự phát triển nhanh chóng đó đáng phải suy nghĩ. Không lệ thuộc vào bản chất (tư nhân hay nhà nước) và phạm vi địa lý, tất cả các ngành nước tuân theo một lô gics quản lý, mà triết lý của chúng có thể bắt đầu như sau: Thỏa mãn nhiều hơncho số khách hàng và số đối tượng nhiều hơn, với việc sử dụng tốt nhất các tài nguyên sẵn có (Faria và Alegre, 1996). Trong phạm vi ngành nước, điều này tương đương với hiệu quả lớn hơn và hiệu suất lớn hơn của quản lý. Kỹ thuật quản lý đã thay đổi trên khắp thế giới và ngày nay dường như trở thành một điều công nhận chung là sự thực hiện quy trình quản lý hướng mục tiêu là một bước đi cần thiết cho sự thành công của hầu hết các công ty. Cách tiếp cận này đòi hỏi sự thiết lập mục tiêu rõ ràng để đạt đươc trong phạm vi thời hạn đưa ra, so sánh giữa mục tiêu và kết quả, sửa chữa nguyên nhân gây chệch hướng để hiệu quả có thể tốt hơn. Chỉ số thực hiện là một công cụ khá mạnh trong bối cảnh này, vì chúng đề cập đến các phương tiên đánh giá rõ ràng và có chất lượng. Một số công ty đã nhận ra rằng nếu so sánh họ với những công ty tốt nhất và xác định đúng các nguyên nhân của những sự khác nhau thì họ có thể cải thiện cách thực hiện của họ một cách đáng kể. Điều này cho thấy Chuẩn đánh 4 giá xuất hiện như thế nào và đã được sử dụng thành công trong nhiều ngành công nghiệp. Chuẩn đánh giá cũng đang trở thành phổ biến trong ngành cấp nước và rõ ràng là sự so sánh giữa các công ty khác nhau đòi hỏi phải sử dụng các chỉ số thực hiện được tiêu chuẩn hóa. Đánh giá hệ thống cấp nước theo "Chuẩn đánh giá". Sự triển khai và ứng dụng trong Chỉ số thực hiện ngày nay là chủ đề nóng bỏng trong các cuộc họp của ngành nước thế giới. Trong thực tế, việc dùng các quy trình đánh giá thực hiện tiêu chuẩn trở thành một yếu tố then chốt thúc đẩy nâng cao việc thực hiện, nhận ra được những hoạt động gì có thể sẽ được cải thiện, tạo ra một số cạnh tranh và để trợ giúp trong việc thiết lập những hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của các đối tượng dùng nước. * Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá PI (Performance Indicators) của Hiệp hội nước quốc tế (IWA). Hiệp hội nước quốc tế là hiệp hội quốc tế lớn nhất trong ngành nước với sự tham gia của khoảng 130 quốc gia. Gần đây đã phát triển hệ thống PI cho dịch vụ nước mà hiện nay đang trở thành những tham chiếu trong ngành công nghiệp nước. Hệ thống này là một công cụ quản lý kịp thời và có sức mạnh cho ngành dịch vụ nước, độc lập với sự phát triển, khí hậu, địa lý và đặc trưng văn hoá của vùng. Nó nhằm bao quát đầy đủ hàng loạt các chỉ số thực hiện PI về: quản lý, tài nguyên nước, nhân lực, điều kiện tự nhiên, hoạt động, chất lượng dịch vụ và tài chính. Nó hướng đến trở thành một ngôn ngữ PI bao trùm đầy đủ hàng loạt các vấn đề trong quản lý. Hệ thống PI của IWA gồm có tài nguyên nước, tổ chức nhân sự, điều kiện tự nhiên, hành động, chất lượng dịch vụ và chỉ số tài chính. Nó cũng bao gồm sự xác định thông tin về hiện trạng dịch vụ cấp nước, hiện trạng hệ thống và hiện trạng vùng. Dự án của IWA về PI đã bắt đầu khá lâu từ trước năm 1997. Công việc này đã được tiến hành qua hơn 20 hội nghị khoa học và kỹ thuật ở Châu Âu, Bắc Mỹ, và Châu Phi và với sự bảo trợ của hơn 100 nhà quản lý, hoạt động và nghiên cứu có kinh nghiệm trong hơn 50 quốc gia từ năm châu lục. Trong tháng 7 năm 2000 tổ chức này đã đưa ra Các chỉ số thực hiện cho những dịch vụ cấp nước trong tài liệu của IWA. Tài liệu này 5 như một công cụ quản lý hữu ích trong ngành kinh doanh nước tại bất cứ giai đoạn phát triển nào và không phụ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu và văn hoá. Tài liệu này gồm một quyển sách 160 trang và một đĩa CD-ROM chứa đựng phần mềm SIGMA Lite (có tải từ địa chỉ http://www.sigmalite.com/) Hệ thống PI của IWA đang trở thành một tài liệu tham chiếu trong ngành công nghiệp nước. Nhiều công ty đang dùng nó trực tiếp như một công cụ quản lý bên trong. Trong những trường hợp khác, nó là điểm bắt đầu cho cách tiếp cận đánh giá thực hiện được đưa ra bởi Đan Mạch, Séc, Úc, Đức, Nam Phi, Thụy Điển và Bồ Đào Nha, thường dưới dạng đã được sửa chữa và thay đổi. * Bộ công cụ Chuẩn đánh giá của Ngân hàng thế giới. Trước đây PI được coi là công cụ mạnh cho những các cơ quan tài chính, như là một phương tiện cho việc đánh giá những ưu tiên đầu tư, lựa chọn dự án và đầu tư tiếp theo. Trên thực tế, những cơ quan như Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Châu Á dường như nhận thức đầy đủ về thực tế này và đã bắt đầu triển khai và sử dụng PI từ lâu. Các chỉ số dịch vụ nước và nước thải là một công bố của ngân hàng thế giới nhằm vào các chỉ số dịch vụ nước và nước thải và là một trong các công bố có liên quan đến chủ đề này. Gần đây Ngân hàng thế giới đã xuất bản một hệ thống những chỉ số mới nhằm hỗ trợ cho các chuẩn đánh giá. Chuẩn đánh giá ngành dịch vụ nước và vệ sinh BWSU (The Benchmaking Water and Sanitation Utilities), được thiết kế chủ yếu cho phát triển vùng, nhằm trang bị và chia sẻ những thông tin thực hiện giữa các ngành dịch vụ và giữa các quốc gia bằng việc tạo ra một hệ thống liên kết trên trang Web thông qua sự nỗ liên kết toàn cầu. BWSU bao gồm 27 chỉ số về việc tiêu thụ nước, giá và nhân lực, chất lượng dịch vụ, thanh toán và thu thập, thực hiện tài chính và đầu tư vốn. Với mục đích trợ giúp người sử dụng trong việc so sánh giá trị PI, ba yếu tố giải thích (quy mô ngành dịch vụ, phạm vi phục vụ và quy mô của khu vực tư nhân liên quan) cũng được cung cấp trên trang web: www.worldbank.org/html/fpd/water /topic/uom_bench.html. 6 Năm 1997 Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã so sánh một cách chặt chẽ về việc thực hiện của 50 dịch vụ nước của vùng châu Á Thái Bình Dương. Báo cáo được chia làm ba phần: phần I: mô tả về ngành; phần II: mô tả vùng; phần III: mô tả dịch vụ của nước và đô thị. Một thủ tục phân tích đa chiều đã được triển khai: mỗi chỉ số được phân tích riêng lẻ cho tập hợp nhiều ngành, về mặt phân tích xu thế và mỗi công ty, thành phố được đưa ra và phân tích qua hàng loạt chỉ số. Thông tin gồm có cả thông tin giải thích và những chỉ số. * Tháng 9 năm 2001 FAO và trung tâm đào tạo nghiên cứu tưới (IRTC) Trường Đại học tổng hợp kỹ thuật California (Cal Poly) đã thiết kế và giới thiệu phần mềm đánh giá công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn theo các tiêu chí công trình hiện đại (RAP). Phần mềm này đã được tổ chức FAO và ngân hàng thế giới (WB) giới thiệu và ứng dụng để đánh giá công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn của nhiều nước trên thế giới và khu vực như Australia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca… và cũng đã được giới thiệu ở Việt Nam năm 2002. 1.1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1.Bộ chỉ số đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ngày 14 tháng 4 năm 2008 Bộ Nông nghiệp và PTNT ra Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ban hành Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, với 14 chỉ số ở 2 cấp độ - Ngành và Chương trình để áp dụng trên toàn quốc. Ngày 22 tháng 10 năm 2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT ra Quyết định số 2507/2012/QĐ-BNN điều chỉnh Bộ chỉ số đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, với 8 chỉ số để áp dụng trên toàn quốc. Công cụ đánh giá: Phần mềm Wesmapper. UNICEF và CERWASS cùng với các tổ chức có liên quan, bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia, Tổng Cục Thống kê, Bộ Y Tế, Ngân hàng Thế giới, 7 DANIDA, AusAid, chính phủ Luxembourg và công ty phần mềm VIDAGIS, cùng hợp tác phát triển một hệ thống toàn diện về giám sát cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn. Hệ thống này nhằm giải quyết tất cả những vấn đề đang tồn tại chồng chéo và cho phép các nhà quản lý chính quyền ở mọi cấp có thể lập những kế hoạch trên cơ sở những dữ liệu chuẩn và được so sánh chính xác. Phần mềm có tên là WESMAPPER được công ty VIDAGIS phát triển dựa trên môi trường ArcGIS Engine 9.1, cơ sở dữ liệu sử dụng format personal geodatabase của ESRI. CSDL GIS của hệ thống bao gồm: • CSDL hành chính toàn quốc chi tiết đến cấp xã của Việt nam • Thông tin cấp nước, vệ sinh trường học, trạm y tế • Thông tin cấp nước tập trung, cấp nước nhỏ lẻ • Các thông tin về nhân sự • CSDL chỉ số quản lý Cập nhật dữ liệu, báo cáo: Nhờ có công nghệ GIS, WESMapper cung cấp cho người sử dụng giao diện nhập dữ liệu tiện lợi và dễ dùng. Các đối tượng trên bản đồ được hiển thị theo các định dạng riêng biệt. Các thông tin cần được cập nhật: • Thông tin cấp nước, vệ sinh trường học, trạm Y tế • Công trình cấp nước tập trung • Công trình cấp nước nhỏ lẻ • Thông tin về Chất lượng nước theo tiêu chuẩn đã ban hành của Bộ Y tế, vận hành hệ thống, bảo hành bảo trì. • chính. Các báo cáo được tạo ra, và có thể quản lý theo từng cặp đơn vị hành 8 Màn hình DataEntry-Nhập dữ liệu Cập nhật chỉ số WesMapper định nghĩa được chỉ số mới, bao gồm tên chỉ số, các định nghĩa, khái niệm liên quan đến chỉ số, Đơn vị toán và cách tính giá trị cho chỉ số. Điều này đặc biệt có ích cho việc thiết lập một chỉ số mới dựa trên các thông tin đầu vào, và có lợi cho việc tạo các báo cáo thông kê đầu ra một cách tùy biến. Các chỉ số được phân thành các nhóm chỉ số và việc cập nhật chỉ số là hết sức đơn giản. Hệ thống cho phép in các báo cáo thống kê đầu ra theo chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang, với nội dung là các chỉ số đã được chọn, có thể kết xuất ra các mẫu Excel để tiện lợi cho việc chỉnh sửa sau này. Khai báo các bộ mẫu thông tin nhập dữ liệu: Đối với tập thông tin đầu vào của WESMapper là rất lớn và ở nhiều lĩnh vực khác nhau như vậy, thì việc tạo ra các mẫu thông tin để cập nhật và hiển thị là rất quan trọng đối với người sử dụng và cho từng địa phương. WESMapper cung cấp cho người dùng khả năng tự tạo ra các mẫu đó và lưu lại thành các tệp khác nhau để dùng lại nhiều lần. Các Bản đồ, biểu đồ: WESMapper có khả năng đưa ra các loại bản đồ khác nhau, dựa trên thông tin mà cơ sở dữ liệu nó đang có. Các thông tin hiển thị trên bản đồ có thể thay đổi tùy biến về mặt số lượng và cách hiển thị 9 Biểu đồ chất lượng nước bằng đánh giá nồng độ các chất hóa học theo độ sâu Cơ chế bảo mật, an toàn: Mỗi người sử dụng có một tên truy cập và mật khẩu khác nhau, được cấp các quyền sử dụng khác nhau, vì vậy chỉ có ai có quyền thì mới sử dụng được hệ thống này, điều này là cần thiết để tránh các sự truy cập trái phép. Ngoài ra, WESMapper còn cung cấp khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu, để tránh sảy ra mất mát hay hỏng hóc dữ liệu. Giao diện đa ngữ WESMapper có giao diện hiển thị được trên rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Vì vậy nó có thể được áp dụng ở nhiều nơi, và nhiều nước trên thế giới. 1.1.2.2. Hệ cơ sở dữ liệu đánh giá ngành cấp nước và vệ sinh môi trường quốc gia của Cục quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế. Mục tiêu Mục tiêu chính của quá trình đánh giá ngành Nước sạch và VSMT ở Việt Nam là để thu thập, phân tích thông tin và lập ra các báo cáo dựa vào bằng chứng thường xuyên về việc thực hiện các hoạt động của toàn thể ngành nước sạch và VSMT nhằm hỗ trợ việc ra quyết định, lập các quy hoạch, kế hoạch và chương trình thích hợp. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: • Tạo ra công cụ dựa vào bằng chứng để hỗ trợ các quyết định hướng tới việc tăng cường đầu tư, nhằm đạt được các mục tiêu nước sạch và VSMT trên toàn quốc, mục tiêu thiên niên kỷ MDG, cũng như là các mục tiêu của Thập kỷ hành động, và tính đến Năm Quốc tế về Vệ sinh; 10 • Chứng minh nước sạch, VSMT, sức khỏe và phát triển kinh tế có mối quan hệ với nhau như thế nào; • Hỗ trợ các sáng kiến quy hoạch quốc gia và sáng kiến đổi mới chính sách; • • Hướng dẫn các chương trình hỗ trợ kỹ thuật; Sử dụng làm nền tảng nhằm hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin thông qua một CSDL dựa trên trang Web quản lý thông tin thu được để phân tích ngành. Phạm vi đánh giá Phạm vi của quá trình đánh giá là hoạt động của toàn thể ngành nước sạchvà VSMT trên phạm vi toàn quốc và chi tiết đến cấp vùng và cấp tỉnh thành khi có dữ liệu. Quá trình đánh giá bao gồm các vấn đề nước sạch, VSMTvà các vấn đề sức khỏe, môi trường, kinh tế-xã hội liên quan tới đường nước ở các khu vực đô thị và nông thôn cũng như các vấn đề tổng thể như sự tổ chức của ngành, những hạn chế đối với phát triển ngành,các vấn đề quản lý và thể chế, vận hành và bảo dưỡng v.v… Ngoài ra, theo hiểu biết của tác giả luận văn, còn có Đánh giá lĩnh vực cấp nước và VSMT của Cục quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế; Kiểm kê các công trình cấp nước sạch tập trung của Bộ Tài chính theo Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính. 1.2. Yêu cầu cấp thiết về đánh giá chất lượng cấp nước. Chiến lược quốc gia Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 được phê duyệt tại quyết định số:104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng chính phủ đã xác định rõ mục tiêu: - Mục tiêu đến năm 2020 : tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã. 11 - Mục tiêu đến năm 2010 : 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh số lượng 60 lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới được các cấp các ngành quan tâm đặc biệt. Thông qua các chương trình, dự án đã và đang được triển khai thực hiện ở tỉnh như: Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình nước sạch Xây dựng nông thôn mới... đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, phát triển kinh tế gắn liền bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hướng tới một xã hội phát triển bền vững. Chương trình Xây dựng nông thôn mới đề ra mục tiêu chính là: cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng. Đặc biệt, như ở tỉnh Sơn La hiện nay, do mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, thói quen sử dụng không đúng cách về thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón của người nông dân đang là “hiểm họa khôn lường” đối với sự an toàn cho nguồn nước ngầm. Sơn La hiện có tổng diện tích hơn 1 triệu 417 nghìn ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 261,4 nghìn ha (chiếm khoảng 18%). Thuốc diệt cỏ do người sản xuất sử dụng với tốc độ gia tăng nhanh, khối lượng thuốc diệt cỏ được sử dụng năm 2012 gấp 36,3 lần năm 2006. Tốc độ gia tăng hằng năm đều ở mức ba con số. Theo “Báo cáo dự án điều tra, đánh giá tình hình quản lý sử dụng, tác động và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hóa chất diệt cỏ trên địa bàn tỉnh năm 2012” của Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng chất diệt cỏ đã sử dụng trong năm 2012 được thống kê cụ thể như sau: Tổng lượng thuốc diệt cỏ sử dụng trên 127.000 ha ngô vào khoảng 255,2-765,6 tấn; 44.000 ha lúa dùng 26,49 - 59,61tấn; 13.000 ha đất trồng cây công nghiệp hằng năm (mía, lạc, đậu tương…) sử dụng khoảng 66,52-139,71 tấn; 15.000 ha đất trồng cây lâu năm (chè, cà phê, cao su…) dùng khoảng 105,28 - 203,04 (tấn); 17.000 ha đất trồng cây ăn quả (cam, xoài, nhãn,…) dùng từ 119,66-256,41 tấn. Cũng 12 theo báo cáo này, kết quả lấy mẫu, phân tích chất lượng đất cho thấy: dư lượng thuốc diệt cỏ trong đất tại Sơn La với mẫu đất sau khi phun 10 phút có nồng độ vượt giới hạn cho phép 4,3 lần. Như vậy, với tập quán canh tác của người dân, việc sử dụng và lạm dụng thuốc trừ cỏ hiện nay đã và đang phát sinh các tác động tiêu cực đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng. Một lượng đáng kể không được cây trồng tiếp nhận, sẽ lan truyền và tích lũy ngấm trong đất hòa trộn với mạch nước ngầm, làm suy thoái chất lượng môi trường nước, gây yếm khí ở các lớp nước dưới đất. Như vậy, có thể nhận thấy mối nguy hại lớn nhất xâm nhập vào hệ thống cấp nước và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng là do có sự biến động hoặc thay đổi của chất lượng nguồn nước (vật lý, hóa học, vi sinh, phóng xạ) mà hệ thống xử lý nước sinh hoạt chưa đáp ứng kịp thời hoặc do lỗi trong khâu vận hành bảo dưỡng hệ thống cấp nước làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sau xử lý hay những nguyên nhân khách quan khác. Trong những năm qua thực hiện mục tiêu Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT, tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả nhất định. Theo báo cáo tỷ lệ số dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh là 80%. Số dân nông thôn được cấp nước đạt QC 02 cuối năm 2013 là 27,5 %, Số trường học có nhà tiêu và nước hợp vệ sinh là 90%. (Báo cáo số:1377/BC-BNN-TCTL ngày 28 tháng 4 năm 2014 về kết quả thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2013). Theo báo cáo Chi Cục Thủy lợi, tính đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 1516 công trình (báo cáo Trung tâm NSVSMT là 615, tổng hợp của đoàn từ các huyện là 1461). Trong 1461 công trình có 97% khai thác nước mặt từ các mó nước, khe suối (Bảng 1.1) 13 Bảng 1.1 Kết quả khảo sát thống kê hiện trạng công trình chung toàn tỉnh Sơn La TT Huyện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Quỳnh Nhai Phù Yên Mộc Châu Yên Châu Mai Sơn Sốp Cộp Thuận Châu Sông Mã Mường La Bắc Yên TP. Sơn La Tổng Số lượng công trình theo nguồn Trung tâm Huyện Chi Cục NSVSMTNT 146 116 86 183 183 158 80 196 70 87 86 50 160 110 28 74 80 73 257 238 39 172 170 52 133 171 21 138 136 20 31 30 18 1461 1516 615 Nguồn: Các huyện,Chi cục thủy lợi, Trung tâm NSVSMTNT Sơn La, năm 2013 Hiện trạng hoạt động của các CTCNNT Theo Báo cáo của Trung tâm Nước sạch - VSMTNT, hiện có khoảng 6 % công trình không hoạt động; 16 % số công trình đạt hiệu suất < 40% và 65 % công trình đạt hiệu suất trên 75 %, còn lại 13% số công trình đạt hiệu suất 100% và trên 100%. Theo Báo cáo của Chi Cục thủy lợi số công trình hoạt động tốt chiếm 74, 3 %; xuống cấp 16 % và hư hỏng 9,7 %. Tổng hợp các nguồn số liệu của các huyện (với số liệu của 786 công trình) có đến 90,6 % số công trình hoạt động tốt (hiệu suất đạt trên 70 %) Xem Bảng 1.2. 14 Bảng 1.2. Hiệu suất hoạt động của các CTCNNT tỉnh Sơn La TT Huyện Số công trình 1 2 3 Số người được cấp nước Thiết kế Thực tế Hiệu suất sử dụng (6=5/4; %) 4 5 6 Bắc Yên 138 56715 50130 Mai Sơn 63 23696 23918 Mộc Châu 79 6616 6616 Mường La 43 12197 12028 Phù Yên 183 15476 13255 Quỳnh Nhai 101 30261 29420 Sông Mã 133 47478 42310 Sốp Cộp 73 63981 26554 Thuận Châu 112 40376 33080 TP.Sơn La 30 9984 7846 Yên Châu 44 11286 9616 Tổng 786 292606 233672 Nguồn: Chi cục thủy lợi Sơn La và các huyện báo cáo, năm 2013 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 88.39 100.94 100.00 98.61 85 97.22 89.11 41.50 81.93 78.59 85.20 79.86 Trong đó hiệu suất khai thác thấp nhất là ở huyện Sốp Cộp (41,5%) và cao nhất là ở huyện Mai Sơn và Yên Châu (hơn 100%). Từ các báo cáo trên cho thấy số liệu có sự khác biệt rất lớn, thiếu độ tin cậy, hiệu quả hoạt động của các CTCNNT rất đáng lo ngại. Tỷ lệ các công trình không hoạt động là khá lớn . Tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCNNT hiện có là nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay. Nên việc đánh giá chất lượng cấp nước của các CTCNNT hiện có là hết sức cần thiết. Như vậy mới có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động tốt để hoàn thành mục tiêu Chiến lược quốc gia Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan