Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá các yếu tố rủi ro lên hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội của dự án ...

Tài liệu đánh giá các yếu tố rủi ro lên hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội của dự án thuỷ điện dak mi 4 tỉnh quảng nam

.PDF
107
2
78

Mô tả:

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------------------------- NGUYỄN THANH MINH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ RỦI RO LÊN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐAK MI 4 TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, 6/2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THỐNG CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1 TS. CAO HÀO THI CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2 TS. TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 26 tháng 7 năm 2008. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC Tp. HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2008 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: NGUYỄN THANH MINH Phái: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 24/11/1981 Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 01706426 I- TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ RỦI RO LÊN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐAK MI 4 TỈNH QUẢNG NAM II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: − Phân tích tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư; − Phân tích kinh tế; − Phân tích tác động của các yếu tổ rủi ro lên hiệu quả dự án; − Đánh giá tác động của lạm phát lên các chỉ tiêu tài chính của dự án. III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21/01/2008 IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/6/2008 V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS NGUYỄN THỐNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CN BỘ MÔN QL CHUYÊN NGÀNH PGS. TS Nguyễn Thống Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua. Ngày … tháng … năm 2008 TRƯỞNG PHÒNG ĐT-SĐT TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH i LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Quản Lý Công Nghiệp Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh tận tình giảng dạy bằng kiến thức sâu rộng và lòng nhiệt tình trong suốt thời gian Học viên theo học tại Trường. Xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Thống đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt thời gian học viên thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Chú Nguyễn Tiến Cầm – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), Chú Nguyễn Văn Đạt – Phó tổng giám đốc IDICO, Anh Lê Tuấn Hải – Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ (TĐTM), Anh Bùi Văn Thịnh – Trưởng phòng dự án TĐTM, Anh Nguyễn Thanh Tùng – Đại diện khu vực phía nam Việt Nam Smec International Pty Ltd, Anh Nguyễn Thanh Bình – Chuyên viên phòng kỹ thuật IDICO đã nhiệt thành giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết để hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn vì sự quan tâm, động viên và giúp đỡ về mọi mặt của gia đình và bạn bè. Học viên Nguyễn Thanh Minh ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu của đề tài là thẩm định dự án thủy điện Đak Mi 4 và đánh giá tác động của các yếu tố rủi ro lên hiệu quả dự án. Nghiên cứu này được thực hiện theo 2 giai đoạn: Trước tiên, “phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm” được sử dụng để thẩm định hiệu quả tài chính và kinh tế của dự án, kết quả thẩm định như sau: − Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư: NPV (Net Present Value) = 1.743,14 tỉ VNĐ; IRR (Internal Rate of Return) = 11.52%; B/C (Benefit Cost Ratio) = 1.52 − Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư: NPV = 799.87 tỉ VNĐ; IRR = 13.19%; B/C = 1.38 − Kết quả phân tích kinh tế: NPV = 1,112.29 tỉ VNĐ; IRR = 13.16%; B/C = 1.35 Từ kết quả trên tác giả đi đến kết luận dự án đáng giá bởi vì NPV>0, IRR>WACC (Weighted Average Cost of Captital) và B/C>1. Tiếp theo, đánh giá các yếu tố rủi ro lên hiệu quả dự án được thực hiện lần lượt các bước như sau: i) thu thập số liệu sơ cấp bằng “phương pháp chuyên gia” nhằm xác định các yếu tố rủi ro; ii) phân tích độ nhạy để xác định các yếu tố quyết định; iii) thiết lập và chạy mô phỏng Monte – Carlo; và cuối cùng iv) phân tích kết quả. Phân tích rủi ro được thực hiện bằng các mô hình toán học trên bảng tính Excel và mô phỏng Monte – Carlo được thực hiện thông qua phần mềm Crystal Ball. Các biến giả thiết trong mô hình phân tích là tổng vốn đầu tư, sản lượng điện và giá bán điện, các chỉ tiêu được dự báo là NPV, IRR và B/C. Kết quả sau 50.000 lần mô phỏng cho thấy dự án an toàn bởi vì có 99% khả năng đạt được một NPV>0. iii ABSTRACT The objective of this study is to appraise Dak Mi 4 hydroelectricity project and to evaluate the impact of the risk factors on the project effect. This study is carried out with two steps: Firstly, “the discounted cash flow method” is used to appraise financial and economic effect of the hydroelectricity project, the result of appraisement is as follows: − The results of financial analysis in according to viewpoint of bank are NPV (Net Present Value) = VND1,743.14 billion; IRR (Internal Rate of Return) = 11.52%; B/C (Benefit Cost Ratio) = 1.52 − The results of financial analysis in according to viewpoint of investor are NPV = VND799.87 billion; IRR = 13.19%; B/C = 1.38 − The results of economic analysis are NPV = VND1,112.29 billion; IRR = 13.16%; B/C = 1.35 As the results, we conclude that: the hydroelectricity project is worth. Secondly, evaluating the impact of the risk factors on the project effect is realized in succession the following steps: first, collecting primary data which are realized by “expert method” in order to determine risk factors; second, sensitivity analysis in order to determine the important factors; third, establishing and running the Monte – Carlo simulation; and finally, analysing the results. Risk analysis is evaluated by mathematical models on Excel spreadsheet and Monte – Carlo simulation by Crystal Ball software. The assumption variables in the model are invesment, electricity production and selling price; and the forcasted variables are NPV, IRR, B/C ratio. The results of 50,000 trials in the simulation analysis indicated that the project is safety because of 99 percent probability to get positive NPV. iv MỤC LỤC CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU..............................................................................................1 1.1. Cơ sở hình thành đề tài....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................2 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................3 2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................3 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3 2.2.1. Phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm ........................................................3 2.2.2. Chỉ tiêu phân tích kinh tế, tài chính...........................................................3 2.3. Phân tích tài chính ...........................................................................................5 2.4. Phân tích kinh tế - xã hội.................................................................................6 2.5. Phân tích rủi ro ................................................................................................7 2.5.1. Phân tích độ nhạy.......................................................................................7 2.5.2. Phân tích tình huống ..................................................................................8 2.5.3. Phân tích rủi ro bằng mô phỏng.................................................................8 2.5.4. Phân tích tác động của lạm phát ................................................................9 2.6. Công cụ hỗ trợ phân tích ...............................................................................11 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU DỰ ÁN .......................................................................12 3.1. Giới thiệu .......................................................................................................12 3.2. Nhiệm vụ của công trình ...............................................................................12 3.3. Sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng công trình .........................................12 3.4. Thông số và đặc trưng cơ bản của dự án.......................................................13 3.5. Cơ cấu nguồn vốn..........................................................................................15 3.6. Lợi ích và chi phí trong thời kỳ phân tích dự án ...........................................16 3.6.1. Lợi ích của dự án .....................................................................................16 3.6.2. Chi phí của dự án.....................................................................................16 v 3.6.3. Tổng mức đầu tư dự án............................................................................17 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ..............................................................18 4.1. Phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư ............................................18 4.1.1. Mục tiêu ...................................................................................................18 4.1.2. Cơ sở phân tích ........................................................................................18 4.1.3. Phân tích hiệu ích tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư .......................19 4.2. Phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư..............................................20 4.2.1. Mục tiêu ...................................................................................................20 4.2.2. Cơ sở phân tích ........................................................................................20 4.2.3. Phân tích hiệu ích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư ..........................21 4.3. Kết luận..........................................................................................................21 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI..................................................23 5.1. Mục tiêu.........................................................................................................23 5.2. Cơ sở phân tích ..............................................................................................23 5.2.1. Xác định các hệ số chuyển đổi giá ..........................................................23 5.2.2. Xác định giá kinh tế của các yếu tố nhập lượng và xuất lượng...............24 5.2.3. Xây dựng ngân lưu kinh tế ......................................................................25 5.3. Đánh giá hiệu ích kinh tế...............................................................................25 5.4. Kết luận..........................................................................................................26 CHƯƠNG 6 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ RỦI RO...............................................27 6.1. Nhận dạng các yếu tố rủi ro...........................................................................27 6.2. Phân tích độ nhạy ..........................................................................................28 6.3. Phân tích tình huống......................................................................................32 6.4. Phân tích rủi ro bằng mô phỏng ....................................................................33 6.5. Phân tích tác động của lạm phát ....................................................................36 6.5.1. Xác định tỉ lệ lạm phát dự kiến................................................................36 6.5.2. Cơ sở phân tích chỉ tiêu tài chính dưới tác động của lạm phát................37 6.5.3. Phân phối xác suất của biến giả thiết.......................................................39 6.5.4. Kết quả phân tích .....................................................................................39 vi 6.6. Kết luận..........................................................................................................41 CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................43 7.1. Kết luận..........................................................................................................43 7.2. Kiến nghị .......................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................45 PHỤ LỤC .................................................................................................................46 vii DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU A. Danh mục bảng biểu Bảng 3.1. Các thông số và đặc trưng cơ bản của công trình thủy điện Đak Mi 4 ....13 Bảng 3.2. Phân bổ vốn chủ đầu tư và vốn vay theo năm (tỉ VNĐ) ..........................16 Bảng 3.3. Dự toán tổng mức đầu tư của dự án (triệu VNĐ).....................................17 Bảng 4.1. Phân bổ vốn tài chính theo các năm xây dựng (tỉ VNĐ)..........................19 Bảng 4.2. Kết quả phân tích hiệu ích tài chính (tổng đầu tư) ...................................19 Bảng 4.3. Phân bổ vốn tài chính và lãi xây dựng theo năm XD (tỉ VNĐ) ...............21 Bảng 4.4. Kết quả phân tích hiệu ích tài chính (chủ đầu tư).....................................21 Bảng 4.5. So sánh kết quả và phương pháp phân tích hiệu quả tài chính.................22 Bảng 5.1. Phân bổ vốn kinh tế theo các năm xây dựng (tỉ VNĐ).............................25 Bảng 5.2. Kết quả phân tích kinh tế ..........................................................................26 Bảng 6.1. Bảng tổng hợp kết quả thu thập dữ liệu sơ cấp ........................................27 Bảng 6.2. Kết quả phân tích độ nhạy (biến vốn đầu tư) ...........................................28 Bảng 6.3. Kết quả phân tích độ nhạy (biến sản lượng điện).....................................29 Bảng 6.4. Kết quả phân tích độ nhạy (biến giá bán điện) .........................................30 Bảng 6.5. Kết quả phân tích độ nhạy (biến chi phí O&M) .......................................30 Bảng 6.6. Kết quả PTĐN 2 chiều trong phân tích tài chính (tổng đầu tư) ...............31 Bảng 6.7. Kết quả PTĐN 2 chiều trong phân tích tài chính (chủ đầu tư).................31 Bảng 6.8. Kết quả PTĐN 2 chiều trong phân tích kinh tế ........................................32 Bảng 6.9. Kết quả phân tích tình huống....................................................................33 Bảng 6.10. Phân phối xác suất của các biến giả thiết ...............................................34 Bảng 6.11. Bảng thống kê kết quả phân tích rủi ro (PTTC-TĐT) ............................34 Bảng 6.12. Bảng thống kê kết quả phân tích rủi ro (PTTC-CĐT)............................35 Bảng 6.13. Bảng thống kê kết quả phân tích rủi ro (PTKT) .....................................35 Bảng 6.14. Tỉ lệ lạm phát trong nước từ năm 1995 đến 2007 ..................................36 Bảng 6.15. Tỉ lệ lạm phát Hoa Kỳ từ năm 2000 đến 2007 .......................................37 Bảng 6.16. Tỉ giá hối đoái danh nghĩa (VNĐ/USD).................................................38 viii Bảng 6.17. Chi phí đầu tư xây dựng công trình (danh nghĩa)...................................38 Bảng 6.18. Phân phối xác suất của biến giả thiết (trường hợp lạm phát) .................39 Bảng 6.19. Kết quả phân tích rủi ro (trường hợp lạm phát)......................................40 B. Danh mục hình vẽ Hình 6.1. Biểu đồ tần suất của chỉ tiêu NPV (trường hợp lạm phát)........................40 Hình 6.2. Biểu đồ tần suất của chỉ tiêu B/C (trường hợp lạm phát) .........................41 Hình 6.3. Biểu đồ tần suất của chỉ tiêu IRR (trường hợp lạm phát) .........................41 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua có những bước phát triển mạnh mẽ, với mức tăng trưởng tổng sản phẩm Quốc gia (GDP) bình quân từ năm 20002005 đạt 8,4% [11]* và chỉ tiêu mức tăng GDP 8,5%-9%/năm giai đoạn 2006-2010 và cao hơn [5]. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Bộ Công nghiệp dự báo nhu cầu điện ở nước ta tăng ở mức 17%/năm (phương án cơ sở), 20%/năm (phương án cao) trong giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22%/năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến [5]. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay đã phản ánh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá của đất nước bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với định hướng phát triển cở sở hạ tầng như mạng lưới giao thông, cung cấp điện, nước… Với đặc điểm địa hình, khí tượng thủy văn, tiềm năng thủy điện của Việt Nam rất lớn và sau nhiều năm phát triển, tỉ trọng đóng góp từ thủy điện chiếm 40% cơ cấu nguồn điện. Tuy nhiên, do thủy điện phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên vào các mùa khô hạn (từ tháng 3 đến tháng 5) tình trạng thiếu hụt nguồn điện thường xảy ra [12]. Ngoài ra, một nguyên nhân không nhỏ góp phần làm cho tình trạng thiếu điện ngày càng trầm trọng hơn đó chính là chậm trễ tiến độ so với kế hoạch. Sự chậm trễ này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do năng lực các nhà thầu thi công yếu, thiếu vật liệu thi công (do thiếu vốn), bản vẽ thi công chậm được cung cấp, tổng dự toán chưa được phê duyệt [13]… Dự án thủy điện Đak Mi 4 (có công suất 190MW) được hình thành cũng không nằm ngoài định hướng phát triển trên, dự án này nằm trong hệ thống quy hoạch phát * Mục tài liệu tham khảo thứ 11 2 triển điện năng trên hệ thống sông Vũ Gia - Thu Bồn tỉnh Quảng Nam, khi dự án hoàn thành sẽ cho sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 1 tỉ kWh [14]. Những vấn đề khó khăn nêu trên sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với chủ đầu tư dự án, và việc dự báo, định lượng được những yếu tố rủi ro sẽ góp phần thành công đáng kể vào hiệu quả dự án. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá các yếu tố rủi ro lên hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội của dự án thủy điện Đak Mi 4 tỉnh Quảng Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu − Thẩm định hiệu quả tài chính và kinh tế của dự án; − Đánh giá tác động của các yếu tố rủi ro lên hiệu quả dự án. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Các số liệu kỹ thuật, đo lường, địa chất của dự án được các chuyên viên của Công ty tư vấn xây dựng điện 2 thu thập và xử lý theo tiêu chuẩn ngành. Luận văn này sử dụng các số liệu trên để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng, chủ đầu tư có thể tham khảo kết quả của nghiên cứu này trong công tác lập kế hoạch quản lý dự án thủy điện Đak Mi 4 trong giai đoạn xây dựng và quản lý vận hành trong tương lai. 3 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Với mục tiêu nêu trên nên nội dung của luận văn tập trung giải quyết các vấn đề như sau: • Phân tích tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư; • Phân tích kinh tế; • Phân tích tác động của các yếu tổ rủi ro lên hiệu quả dự án; • Đánh giá tác động của lạm phát lên các chỉ tiêu tài chính của dự án. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sử dụng cho nghiên cứu này là phương pháp phân tích suy diễn. Dữ liệu đầu vào thu thập được cùng với cơ sở lý thuyết, công cụ hỗ trợ phù hợp để phân tích đưa ra kết quả là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án. Sau đó dựa trên các mục tiêu và tiêu chí đã đề ra để đưa ra kết luận và kiến nghị cho kết quả phân tích đạt được. 2.2.1. Phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm Phân tích dự án theo phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm là quá trình phân tích “động”, được thực hiện bằng việc chuyển đổi các giá trị của lợi ích và chi phí tài chính phát sinh tại các thời điểm trong tương lai về thời điểm hiện tại, tạo ra “hiện giá dòng tiền tệ”. 2.2.2. Chỉ tiêu phân tích kinh tế, tài chính 2.2.2.1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại NPV Giá trị NPV được tính toán bằng cách quy đổi toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ phân tích thành một giá trị tương đương ở hiện tại (Nguyễn Thống, 2007). 4 n Công thức: NPV = ∑ CFt (1 + i) − t (2.1) t =0 Trong đó: CFt: giá trị tiền tại thời điểm t (+ chỉ thu nhập, - chỉ đầu tư); i: suất chiết khấu; n: thời gian khai thác dự án. Æ Dự án đáng giá khi NPV > 0 2.2.2.2. Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại Suất thu lợi nội tại IRR là một suất thu lợi, mà khi dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính quy đổi dòng tiền về giá trị hiện tại sẽ bằng không (Nguyễn Thống, 2007). n −t Công thức: NPV = ∑ CFt (1 + IRR) = 0 (2.2) t =0 Trong đó: CFt: giá trị tiền tại thời điểm t (+ chỉ thu nhập, - chỉ đầu tư); n: thời gian khai thác dự án. Æ Dự án đáng giá khi suất thu lợi không nhỏ hơn suất thu lợi hấp dẫn tối thiểu MARR (Minimum Attractive Rate of Return) 2.2.2.3. Tỉ số lợi ích - chi phí Tỉ số lợi ích – chi phí B/C của một dự án được xác định một cách tổng quát như là tỉ số của giá trị tương đương của lợi ích trên giá trị tương đương của chi phí dự án (Nguyễn Thống, 2007). Công thức: B / C = NPV ( B) NPV ( I + O + M ) Trong đó: B: chuỗi giá trị của lợi ích đối với người sử dụng; I: chuỗi giá trị đầu tư; (2.3) 5 O: chuỗi giá trị chi phí vận hành; M: chuỗi giá trị chi phí bảo hành. Æ Dự án đáng giá khi B/C >1 2.3. Phân tích tài chính Trong phân tích tài chính của một dự án thường thực hiện theo 2 quan điểm: − Phân tích tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng); − Phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư (quan điểm cổ đông). Phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư là một phân tích tài chính với quan điểm nhà đầu tư xem như đã có sẵn nguồn vốn để thực hiện dự án (không phải vay từ các nguồn khác nhau). Điều này có nghĩa là trong phân tích này không có dòng tiền lãi vay và trả nợ vay trong số liệu phân tích (Nguyễn Thống, 2007). Tỉ suất chiết khấu if% được sử dụng trong phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư là tỉ suất chiết khấu bình quân gia quyền WACC (Weighted Average Cost of Captital) cho các nguồn vốn (Quyết định 2014/QĐ-BCN). If = I csh I I csh % + v I v %(1 − t %) I I (2.4) Trong đó: Icsh: tổng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tư dự án; Iv: tổng vốn vay trong tổng vốn đầu tư dự án; I: tổng vốn đầu tư dự án; Icsh%: tỉ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu; Iv%: tỉ suất sinh lợi của vốn vay; t%: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư là một phân tích trong đó chủ đầu tư phải vay vốn với một tỉ lệ nhất định với các điều kiện về lãi suất và thời gian trả nợ khác nhau để thực hiện dự án. Do đó, trong phân tích này các chi phí trả lãi được 6 xem như chi phí dự án và kế hoạch trả nợ gốc lẫn lãi sẽ được đưa vào dòng tiền phân tích tài chính. Suất chiết khấu sử dụng trong phân tích này là suất chiết khấu yêu cầu của chủ đầu tư (Nguyễn Thống, 2007). 2.4. Phân tích kinh tế - xã hội Phân tích kinh tế là việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư đối với nền kinh tế. Kết quả phân tích kinh tế là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép hoặc không cho phép đầu tư dự án hoặc quyết định cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư cho dự án (bù lãi suất, cấp bổ sung ngân sách, ưu đãi về thuế, và các chính sách hỗ trợ khác) nhằm khuyến khích thực hiện dự án. Phân tích kinh tế dự án nhằm đánh giá lần lượt các chỉ tiêu NPV, IRR và B/C. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án được xác định trên cơ sở dòng tích lũy kinh tế của các năm trong đời sống dự án và tỉ suất chiết khấu kinh tế ik%=10% (Quyết định 2014/QĐ-BCN). Giá kinh tế của tất cả các thành phần nhập lượng và xuất lượng trong thời gian xây dựng dự án được tính toán và chuyển đổi từ giá tài chính. − Đối với thành phần nhập lượng được nhập khẩu có hệ số chuyển đổi là CFCFI = P e / P S , với Pe được xác định theo công thức sau: P e = W S .P S + W d .P d (2.5) (Glenn P. Jenkins, Arnold C. Harberger, 1995) Trong đó: Pe: giá kinh tế; Ps: giá cung; Pd: giá cầu; Ws: sự thay đổi về số lượng cung hay lượng cung tăng thêm; Wd: sự thay đổi về số lượng cầu hay lượng cầu của các nhà sản xuất khác bị dự án chiếm chỗ, và tổng hai trọng số này phải bằng 1 (Ws+Wd=1); 7 − Đối với thành phần vận chuyển nội địa và gia công lắp đặt thiết bị trong nước và nước ngoài thì P S = P m và P d = P m .(1 + t ) với Pm là giá thị trường và t là thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT). − Hệ số chuyển đổi giá thị trường Em của ngoại hối (USD) sang giá kinh tế Ee của ngoại hối được tham khảo theo “Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thủy điện Srok-Phu-Mieng”. Hệ số Ee/Em=1.035 (ngoại hối có một phí thưởng 3.5% trội hơn giá thị trường chính thức). − Hệ số chuyển đổi giá của các nhập lượng phi ngoại thương được tính toán theo công thức (2.5). − Hệ số chuyển đổi giá bán điện được xác định theo công thức (2.5) 2.5. Phân tích rủi ro Rủi ro là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo kế hoạch. Trong quá trình lập và thẩm định dự án, chúng ta luôn phải ước tính về các hoạt động hay các kết quả của dự án trong tương lai, và các hoạt động hay các kết quả này luôn tồn tại những yếu tố ngẫu nhiên, bất định. Vì vậy, cần phải tiến hành phân tích rủi ro để xem xét sự thay đổi của kết quả dự án khi các yếu tố ảnh hưởng đến dự án thay đổi. Trong phân tích rủi ro, ta thường tiến hành thực hiện các phân tích sau: − Phân tích độ nhạy; − Phân tích tình huống; − Phân tích rủi ro bằng mô phỏng. 2.5.1. Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy là phương pháp khảo sát lần lượt sự thay đổi của từng yếu tố đầu vào lên kết quả dự án thông qua sự thay đổi các giá trị chỉ tiêu đánh giá dự án. Từ kết quả phân tích này sẽ xếp hạng theo thứ tự mức độ nhạy của từng yếu tố đầu vào 8 lên chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án. Kết quả này sẽ dùng trong việc lựa chọn các biến đầu vào trong phân tích rủi ro. 2.5.2. Phân tích tình huống Khác với phân tích độ nhạy, trong phân tích tình huống có xem xét sự biến đổi đồng thời của các số liệu đầu vào lên kết quả của chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án. Một số tình huống thường được phân tích là tình huống tốt nhất, tình huống thường xảy ra (kỳ vọng) và tình huống xấu nhất. Trong mỗi tình huống sẽ xác định tổ hợp các biến đầu vào có ảnh hưởng tốt nhất, hoặc thường xảy ra nhất, hoặc có ảnh hưởng xấu nhất đến kết quả của dự án. 2.5.3. Phân tích rủi ro bằng mô phỏng Trong hai phương pháp nói trên khi mô tả sự biến đổi giá trị đầu vào đều dựa trên mức độ thay đổi “áp đặt” trước. Trong thực tế, biến đầu vào thường là các biến ngẫu nhiên do đó mô phỏng kết quả đầu ra dưới dạng biến ngẫu nhiên là hợp lý hơn. Các quy luật xác suất của biến đầu vào sẽ được xác định dựa trên: − Số liệu quan trắc trong quá khứ; − Phương pháp chuyên gia. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng kiểm định thống kê để đánh giá quy luật thống kê của biến sử dụng. Phương pháp mô phỏng kết quả giá trị của biến nghiên cứu đầu ra thường sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Thực hiện phương pháp mô phỏng bao gồm các bước sau: − Xác định các biến rủi ro và gán cho nó một phân bố xác suất thích hợp; − Xây dựng một mô hình mô phỏng (đây là mô hình toán học trình bày mối quan hệ giữa biến đầu vào và biến đầu ra thể hiện cho kết quả dự án); − Thực hiện mô phỏng; − Phân tích kết quả (Nguyễn Thống, 2007). 9 2.5.4. Phân tích tác động của lạm phát 2.5.4.1. Mục tiêu Phân tích ảnh hưởng của lạm phát nhằm mục đích đánh giá những khó khăn khả năng thanh toán, khả năng trả nợ trong suốt thời kỳ được đánh giá. Ngoài ra, nó cho phép đánh giá mức độ nhạy cảm có thể có của dự án đối với tỉ lệ lạm phát (Glenn P. Jenkins, Arnold C. Harberger, 1995). 2.5.4.2. Tác động của lạm phát lên các chỉ tiêu tài chính của dự án Tác động của lạm phát lên các chỉ tiêu tài chính bao gồm các tác động trực tiếp do những thay đổi trong tài trợ đầu tư và lãi suất danh nghĩa, các tác động liên quan đến thuế bao gồm chi phí lãi vay và khấu hao và tác động lên tỉ giá hối đoái trên thị trường. • Tác động đối với tài trợ đầu tư Lạm phát làm gia tăng chi phí đầu tư công trình và qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn tài trợ đầu tư. Mức gia tăng được tính toán cụ thể đối với từng khoản mục đầu tư phân bổ trong thời kỳ xây dựng dự án theo công thức sau: Pi t = Prt × I t (2.6) Trong đó: Pti: giá danh nghĩa của chi phí đầu tư năm thứ t; Ptr: giá thực của chi phí đầu tư năm thứ t; It: chỉ số mặt bằng giá tại thời kỳ t. (Glenn P. Jenkins, Arnold C. Harberger, 1995) • Tác động đối với lãi suất vay Lạm phát luôn luôn làm giảm giá trị trong tương lai của các khoản trả nợ vốn vay lẫn thanh toán lãi suất thực của vốn vay. Để tránh việc này cần phải tăng lãi suất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan