Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hu...

Tài liệu đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

.PDF
98
1
76

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐINH DUY KHÁNH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Dung NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đinh Duy Khánh i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Dung giảng viên học viện Nông Nghiệp Việt Nam - người đã hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình trong thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa quản lý đất đai đã giảng dạy, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Hoa Lư, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng thống kê huyện Hoa Lư, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, cán bộ địa chính và các hộ gia đình thuộc các xã Ninh Mỹ, Ninh Giang, của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp tài liệu của địa phương, và cá nhân của các hộ gia đình để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đinh Duy Khánh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... ix THESIS ABSTRACT ..................................................................................................xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 1 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ....... 2 1.4.1. Những đóng góp mới ..................................................................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa khoa học........................................................................................... 3 1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4 2.1. NGHIÊN CỨU TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI .............................................................................. 4 2.1.1. Tích tụ và tập trung ruộng đất ở một số nước châu Âu, châu Mỹ ................... 4 2.1.2. Tích tụ và tập trung ruộng đất ở một số nước châu Á ..................................... 6 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM ................................................................................................... 8 2.2.1. Các chính sách pháp luật liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam................................................................................ 8 2.2.2. Tích tụ ruộng đất ở Việt Nam ...................................................................... 12 2.3. TỔNG QUAN VỀ DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP ........... 13 2.3.1. Vấn đề manh mún ruộng đất ........................................................................ 13 2.3.2. Cơ sở thực tiễn của việc dồn điền đổi thửa................................................... 19 2.3.3. Những yếu tố liên quan đến đồn điền đổi thửa ............................................. 20 iii 2.3.3. Tình hình nghiên cứu đồn đổi ruộng đất ở Việt Nam ................................... 22 2.3.4. Thực trạng dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình ......... 24 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 27 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................................... 27 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 27 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 27 3.4. NỘI DUNG NGHİÊN CỨU ........................................................................ 27 3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện hoa lư, tỉnh Nınh Bình.............. 27 3.4.2. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện............................ 27 3.4.3. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn các xã nghiên cứu............. 27 3.4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa ................................................................. 27 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 28 3.5.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ....................................................... 28 3.5.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................ 28 3.5.3. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp............................................................ 28 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu............................................................... 29 3.5.5. Phương pháp so sánh ................................................................................... 29 3.5.6. Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ................................................................................... 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 32 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH ...................................................................................... 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................... 32 4.1.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................. 37 4.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ........................................................ 39 4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất và thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Hoa Lư ........................................................................................................ 41 4.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .................................. 43 4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ............................................................................................. 44 4.3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN CÁC XÃ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 49 iv 4.3.1. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã Ninh Mỹ và Ninh Giang ................................................................................................. 49 4.3.2. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp tại xã Ninh Mỹ và xã Ninh Giang ................................................................ 52 4.3.3. Ảnh hưởng của DĐĐT đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................... 60 4.3.4. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai .......................................................................................................... 69 4.3.5. Ảnh hưởng của đồn điền đổi thửa đến thu nhập và cơ cấu lao động ............. 71 4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU KHI DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ..... 76 4.4.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ....................................................................... 76 4.4.2. Giải pháp về giao thông, thủy lợi ................................................................. 77 4.4.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa...................................... 77 4.4.4. Giải pháp về đầu tư mở rộng sản xuất .......................................................... 78 4.4.5. Giải pháp về môi trường .............................................................................. 79 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 80 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 80 5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 82 v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình biến động về số lượng và quy mô trang trại nông nghiệp ở một số nước Châu Âu ...............................................................................5 Bảng 2.2. Tình hình tích tụ đất ở một số nước Châu Á ..............................................8 Bảng 3.1. Thực trạng manh mún đất đai năm 2010 ................................................15 Bảng 4.1. Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng đất năm 2015 Huyện Hoa Lư ........................................................................................ 42 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở các xã huyện Hoa Lư ...................46 Bảng 4.3. Kết quả dồn đổi ruộng đất theo nhóm thửa ở huyện Hoa Lư ....................47 Bảng 4.4. Kết quả dồn điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu...................................... 50 Bảng 4.5. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi trước và sau dồn điền đổi thửa ............ 52 Bảng 4.6. Sự thay đổi cơ cấu đất trồng trước và sau dồn điền đổi thửa .................... 54 Bảng 4.7. Sự thay đổi năng suất cây trồng trước và sau dồn điền đổi thửa ...............54 Bảng 4.8. Một số mô hình sản xuất tổng hợp sau dồn điền đổi thửa ........................55 Bảng 4.9. Mức độ đầu tư trong sản xuất .................................................................. 58 Bảng 4.10. Tác động của đồn điền đổi thửa đến mức cơ giới hoá .............................. 58 Bảng 4.11. Giá trị và cơ cấu sản xuất của các hộ trước và sau DĐRĐ ....................... 59 Bảng 4.12. Hiệu quả sử dụng đất một số cây trồng chính của 2 xã nghiên cứu ..........61 Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế bình quân của mô hình Lúa - Cá sau dồn điền đổi thửa ....... 63 Bảng 4.14. Hiệu quả mô hình chuyên nuôi thả cá ...................................................... 64 Bảng 4.15. Mức đầu tư phân bón trong thâm canh cây trồng tại địa phương ..............66 Bảng 4.16. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh cây trồng tại địa phương ..............................................................................................68 Bảng 4.17. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở 2 xã nghiên cứu ........................................................................70 Bảng 4.18. Mức thu nhập bình quân của các loại hộ trước và sau dồn điền đổi thửa ........71 Bảng 4.19. So sánh cơ cấu lao động các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa ............... 73 vi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy mô sản xuất nông nghiệp các vùng ..................................................... 16 Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ....................................... 32 Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 huyện Hoa Lư ............................................. 41 Hình 4.3. Đất trồng lúa trước khi dồn điền đổi thửa huyện Hoa Lư ............................ 44 Hình 4.4. Đất trồng khoai lang sau khi dồn điền đổi thửa huyện Hoa Lư .................... 45 Hình 4.5. Bê tông hóa hệ thống thủy lợi sau dồn điền đổi thửa................................... 53 Hình 4.6. Trang trại tổng hợp của gia đình ông Nguyễn Đăng Ninh (xã Ninh Mỹ ) ....... 56 Hình 4.7. Cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn ............................................................57 Hình 4.8. Dồn điền đổi thửa đã gia tăng trang trại nuôi vịt .........................................60 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CC : Cơ cấu CNH-HĐH : Công nghiệp hoá- hiện đại hoá ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng DĐĐT : Dồn điền đổi thửa DT : Diện tích GO : Giá trị sản xuất HTX : Hợp tác xã IC : Chi phí trung gian LĐ : Lao động MI : Thu nhập hỗn hợp NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TBKT : Tiến bộ kỹ thuật UBND : Uỷ ban nhân dân VA : Giá trị gia tăng XHCN : Xã hội chủ nghĩa viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đinh Duy Khánh Tên đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”. Ngành: Quản lý Đất đai Mã số: 62 85 01 03 Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá ảnh hưởng công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của dồn điền đổi thửa nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất của huyện, các văn bản về đất đai, các chủ trương, chính sách về khuyến khích đầu tư sản xuất và các báo cáo về dồn điền đổi thửa của các xã, các báo cáo liên quan khác. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu + Xã Ninh Mỹ: nằm ngay trung tâm huyện lại là xã giáp danh với thành phố Ninh Bình có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội Có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ nên cơ cấu kinh tế và cây trồng phát triển mạnh, có động lực mạnh về dồn điền đổi thửa, dồn điền đổi thửa đã ảnh hưởng mạnh đến phát triển kinh tế xã hội. Có xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa mạnh. + Xã Ninh Giang: Nằm ở phía Bắc của huyện, địa hình bằng phẳng, có hệ thống thủy lợi thuận lợi cho mô hình chính là 2 vụ lúa và lúa cá. Xã này đang phát triển hiệu quả mô hình đất trũng Lúa - Cá. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp Khảo sát thực địa, điều tra về tình hình sử dụng đất sau khi đồn điền đổi thửa. Số hộ điều tra phỏng vấn 100 hộ nông dân, trên địa bàn 02 xã nghiên cứu thông qua các bảng mẫu hỏi. Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. ix Phương pháp so sánh Từ các kết quả thu thập được so sánh về những ảnh hưởng của dồn điền đổi đến số thửa, diện tích,cơ cấu cây trồng... trước và sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa. Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. - Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường Kết quả chính và kết luận - Huyện Hoa Lư nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Ninh Bình, có địa hình phân làm 2 vùng (vùng núi đá vôi phía Tây và vùng đồng bằng phía Đông Bắc, Đông Nam). Tăng trưởng kinh tế năm 2016, nông nghiêp chiếm 12,97%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 66,03%; dịch vụ chiếm 21%. Với dân số là 67.599 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,65%, mật độ dân số trung bình là 641 người/km2. - Kết quả công tác DĐĐT trên địa bàn huyện: Trước DĐĐT toàn huyện có 150.275 thửa, bình quân 8,6 thửa/ hộ, sau DĐĐT toàn huyện chỉ còn 67.871 thửa bình quân 3,9 thửa/ hộ giảm 54,84 % số thửa so với trước DĐĐT. Sau khi triển khai DĐĐT, số hộ có nhiều thửa nhất từ 4- 5 thửa/hộ là 7.598 hộ, chiếm 42,42% tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp, từ 2 – 3 thửa/hộ là 6.034 hộ, chiếm 33,69 % tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp, số hộ có 1 thửa là 4.278 hộ chiếm 23,89 %. - Kết quả thực hiện DĐĐT trên địa bàn các xã nghiên cứu: Đối với diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp xã Ninh Mỹ trước DĐĐT là 240,36 ha, sau DĐĐT là 255,4 ha tăng 15,1 ha, xã Ninh Giang trước DĐĐT là 308,5 ha, sau DĐĐT là 348,4 ha tăng 39,9 ha. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của 1 hộ xã Ninh Mỹ trước dồn đổi là 1.641 m2/hộ, sau DĐĐT là 1.743 m2 /hộ tăng 103 m2; xã Ninh Giang trước dồn đổi là 1.740 m2/hộ, sau dồn đổi là 1.965 m2/hộ tăng 225,1 m2. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp tại xã Ninh Mỹ và xã Ninh Giang như diện tích đất giao thông đều tăng so với trước DĐĐT, mức tăng là 12,8 % (xã Ninh Mỹ), 15,75% (xã Ninh Giang); đất thuỷ lợi của xã Ninh Mỹ giảm 11,33 %, xã Ninh Giang giảm 10,75 %. Dồn điền đổi thửa thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi mô hình sản xuất tác động đến mức độ cơ giới hoá và thay đổi cơ cấu ngành nghề. Ảnh hưởng của DĐĐT đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế thu được trên cùng một đơn vị diện tích ta thấy lãi thu được tăng hơn so với trước và mức lợi nhuận/ đồng vốn cũng tăng so với trước DĐĐT (từ 0,61% lên đến 0,90%). Sau x DĐĐT ruộng đất, huyện Hoa Lư được coi là điểm phát triển mô hình kinh tế trang trại, đặc biệt là mô hình tổng hợp. Ảnh hưởng của đồn điền đổi thửa đến thu nhập và cơ cấu lao động như ở cả 3 loại hộ khá, trung bình và nghèo, mức thu nhập của hộ sau DĐĐT đều tăng so với trước DĐĐT. Tuy nhiên mức tăng thu nhập của các hộ khá (xã Ninh Mỹ tăng 3,85%, xã Ninh Giang tăng 3,33%) và trung bình (xã Ninh Mỹ tăng 1,05%, xã Ninh Giang tăng 2,82%) đều tăng, tỷ lệ hộ nghèo của các xã đều giảm (Ninh Giang giảm 4,90%, xã Ninh Mỹ giảm 6,15%). - Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau khi DĐĐT trên địa bàn huyện cần đồng bộ thực hiện các giải pháp sau: Giải pháp về nguồn nhân lực; Giải pháp về giao thông, thủy lợi; Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa; Giải pháp về đầu tư mở rộng sản xuất; Giải pháp về môi trường. xi THESIS ABSTRACT Author: Dinh Duy Khanh Thesis title: Evaluate the effect of land consolidation on agricultural land use in Hoa Lu district, Ninh Binh province. Major: Land Management Code: 60 85 01 03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives - Evaluate the impact of land consolidation on agricultural land use in Hoa Lu district, Ninh Binh province. - Propose some solutions to improve the efficiency of land consolidation to promote agricultural production development. Method of secondary data collection Data on natural and socio-economic conditions, current land use status of the district, land documents, guidelines and policies on production investment promotion and reports on land consolidation of communes, and other related reports. Study site selection method Ninh My commune locates in the center of the district, is adjacent to Ninh Binh city with favorable location for socio-economic development. It has flat terrain, fertile soil, therefore economic structure and crops develop strongly. Ninh My has strong motivation for land consolidation. Land consolidation has strongly influenced socio-economic development. There is a tendency to develop strong agricultural commodity production. + Ninh Giang commune locates in the north of the district, flat topography, favorable irrigation system for the main types are 2 crops of rice and rice-fish. This commune is effectively developing the rice-fish lowland. Method of primary data collection Field survey, survey of land use status after land consolidation. Number of surveyed households are 100, in 2 communes of study area through questionnaires. Data processing method Collected data is processed by Excel software. Comparative method The results obtained is compared in the effects of the land consolidation to the number of plots, area, and crop structure... before and after the land consolidation. xii Method of determination the criteria system to assess the efficiency of agricultural land use - Economic efficiency - Social efficiency - Environmental efficiency. Main results and conclusions Hoa Lu district is located in the northeast of Ninh Binh province. Its terrain is divided into two areas (the limestone mountains in the west and the plains in the northeast and southeast). Economic growth in 2016: agriculture accounted for 12.97%; industry - construction 66.03%; services account for 21%. Population was 67,599 people, the natural population growth rate was 0.65%, the average population density was 641 people / km2. Results of land consolidation in the district: Before land consolidation, the whole district had 150,275 plots with the average of 8.6 plots per household. After the land consolidation, there were only 67,871 plots on the average of 3.9 plots per household, decreased by 54.84% compared with pre-land consolidation. After the implementation of land consolidation, the number of households with the highest number of 4-5 plots was 7,598 households, accounting for 42.42% of the total number of households having agricultural land; 6,034 households had from 2 to 3 plots, accounting for 33.69% of total households having agricultural land, the number of households with 1 plot was 4,278, accounting for 23.89%. Results of implementation of land consolidation in studied communes: the area of agricultural production land in Ninh My commune was 240.46 ha before land consolidation, and 255.4 ha after land consolidation, increased 15.1 hectares, Ninh Giang commune had 308.5 hectares before land consolidation, and 348.4 ha after land consolidation, increased 39.9 hectares. On average, the average agricultural land of a Ninh My household before swap was 1,641m2/ household, after land consolidation was 1,743 m2/household, increased 103m2; In Ninh Giang commune, before swap was 1,140 m2 /household, after land consolidation was 1,965 m2/household, increased 225.1 m2. The effect of land consolidation on agricultural land use in the study area: - The economic efficiency gained on the same unit area showed that the profit gained was higher than before and the profit margin / capital also increased compared to the pre-land consolidation (from 0.61% to 0, 90%). After the land consolidation, Hoa Lu district was considered as the development point of the farm economy model, especially the integrated model. xiii - In two communes, the area for traffic increased compared to pre-land consolidation, the increase was 12.8% (Ninh My commune), 15.75% (Ninh Giang commune); Irrigation land of Ninh My commune decreased by 11.33%, Ninh Giang commune increased 10.75%. - People have boldly converted their purpose to aquaculture, or rice-fish model for high economic efficiency. Of the two communes studied, the larger area of aquaculture was Ninh Giang with 45.25 ha (an increase of 19.5 ha compared with the previous consolidation) while Ninh My commune had 42.75 ha (an increase of 10.30 ha) ... In order to improve the efficiency of agricultural land use after land consolidation in the district, it is necessary to synchronously implement the following solutions: Transportation and irrigation solutions; Solutions on the market of commodity farm product; Solutions for investment in production expansion; Environmental Solutions. xiv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, trong sản xuất nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất sản xuất nông nghiệp là nhân tố quyết định để phát triển nông nghiệp trong mọi thời kì với mọi quốc gia. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tài nguyên đất đai có hạn. Bởi vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và bền vững là một đòi hỏi cấp thiết không chỉ riêng cho quốc gia nào. Sự manh mún ruộng đất đã làm giảm hiệu quả sản xuất, hạn chế đầu tư, hạn chế áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quản lý tài nguyên đất đai. Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, là tỉnh sớm triển khai việc giao đất cho hộ gia đình theo Nghị định 64 của Chính phủ, đã thực hiện phương châm công bằng xã hội, ruộng tốt cũng như ruộng xấu, ruộng xa cũng như ruộng gần được tính chia đều trên một nhân khẩu cho các gia đình, dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân tán manh mún, gây nên những khó khăn trong quản lý và sử dụng .Quyết định số 115/QĐ-UB ngày 15/12/1992 của UBND Tỉnh Hà Nam Ninh đã triển khai trên toàn tỉnh. Theo Quyết định trên, đất sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là đất lúa được phân đều cho các hộ nông dân dựa trên số nhân khẩu, trên nguyên tắc công bằng “có xấu, có tốt, có cao, có thấp, có gần, có xa”. Hệ quả là sau khi chia giao ruộng, bình quân mỗi hộ nông dân nhận trên dưới 10 mảnh ruộng.Sau khi thực hiện luật đất đai 2003 trên địa bàn tỉnh đã tiến hành dồn điền đổi thửa nhưng chưa triệt để và chưa đạt hiệu quả cao. Do manh mún về đất đai nên đầu tư cho sản xuất bị hạn chế, nhất là trên những thửa ruộng quá nhỏ, dẫn tới năng suất, hiệu quả không cao. Trước tình trạng đó, UBND tỉnh Ninh Bình Công văn số 230/UBND-VP3 ngày 2/8/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp; tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất trên địa bàn toàn 1 tỉnh. Nhằm tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh phát triển các cánh đồng mẫu lớn có giá trị kinh tế cao đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Hoa Lư là huyện thuần nông thuộc tỉnh Ninh Bình. Những năm trước đây sản xuất nông nghiệp tại địa phương có quy mô nhỏ, phân tán, thu nhập thấp. Do những chính sách, cơ chế về đất đai phù hợp, đến nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi, phát triển; đã hình thành vùng chuyên canh, tập trung. Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của việc dồn điền đổi thửa tới việc sản xuất nông nghiệp trong cả nước nói chung và sản xuất nông nghiệp ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Xuất phát từ thực tế trên, dưới sự hướng dẫn của thày giáo PGS.TS Nguyễn Văn Dung, được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Đất Đai – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” nhằm góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn để thúc đẩy tiến trình dồn điền đổi thửa và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoa Lư nói riêng và của tỉnh Ninh Bình nói chung. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đánh giá ảnh hưởng công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của dồn điền đổi thửa nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian nghiên cứu: Các xã thuộc khu vực đồng bằng của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. - Thời gian nghiên cứu: 2011 – 2015. Đề tài tập trung nghiên cứu 2 xã đại diện cho kết quả dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện là xã Ninh Mỹ và xã Ninh Giang. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.4.1. Những đóng góp mới Đánh giá tình hình thực hiện quá trình dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để bổ sung thêm cơ sở thực tiễn cho huyện Hoa Lư trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của huyện. 2 1.4.2. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học nghiên cứu về dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững. 1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn Giúp cho các nhà quản lý, quản lý về đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển bền vững. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGHIÊN CỨU TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Tích tụ và tập trung ruộng đất là một yêu cầu đặt ra trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của các nước. Tập trung ruộng đất của các trang trại quy mô nhỏ thành những trang trại quy mô lớn, tạo điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất sinh học, năng suất lao động, tăng khối lượng và tỷ suất nông sản hàng hóa, giảm chi phí sản xuất và giá thành nông sản. Vì vậy, việc tích tụ ruộng đất trong quá trình công nghiệp hóa hầu như đã trở thành quy luật, diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chủ trương, biện pháp và mức độ tích tụ ruộng đất ở mỗi quốc gia không giống nhau. 2.1.1. Tích tụ và tập trung ruộng đất ở một số nước châu Âu, châu Mỹ Các nước Âu Mỹ bình quân ruộng đất trên đầu người khá cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu lao động công nghiệp nhiều, chính quyền khuyến khích việc đẩy nhanh tốc độ tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô trang trại bằng các chế độ và chính sách cụ thể, khuyến khích sản xuất kinh doanh của các trang trại lớn. Tuy nhiên để tránh tích tụ ruộng đất quá lớn trong tổng địa phương, một số nước như Pháp, Anh có biện pháp quản lý thông qua hội đồng quy hoạch đất đai của tỉnh, huyện, với hội đồng quản trị gồm những đại diện nông dân địa phương, những chuyên viên ruộng đất và hai ủy viên Chính phủ. Hội đồng này mua đất trên thị trường tạo ra quỹ đất dự trữ và bán lại công khai cho các hộ nông dân mua đất theo giá thị trường. Kể từ sau cách mạng nông nghiệp lần thứ 2 cuối thế kỷ 19 đầu hế kỷ 20, một loạt các trang trại nhỏ, manh mún năng suất thấp đã bị loại bỏ thay thế vào đó là các trang trại quy mô vừa năng suất lao động cao. Ví dụ ở Pháp năm 1950 có xấp xỉ 2,29 triệu nông hộ với quy đất 14 ha/hộ, đến năm 1993 chỉ còn 0,8 triệu hộ với quy mô 35 ha/hộ. Ở nước Mỹ năm 1950 với quy mô bình quân 86 ha/hộ đến năm 1992 chỉ còn 1,92 triệu hộ với quy mô 198 ha/hộ. Tiến trình tích tụ ruộng đất và vốn nhanh chóng của các nông hộ ở các nước phát triển chủ yếu là nhờ thành tựu khoa học công nghệ phát triển trong quá trình cơ giới hoá nông nghiệp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. 4 Bảng 2.1. Tình hình biến động về số lượng và quy mô trang trại nông nghiệp ở một số nước Châu Âu Số lượng, quy mô Số trang trại (1.000) Diện tích bình quân (ha) Năm 1955 1960 1970 1987 Tên nước Pháp 2.885 1.588 1.263 982 Đức 2.051 1.709 1.075 983 Anh 543 467 327 254 Hà Lan 349 308 181 128 Pháp 14 19 23 29 Đức 11 10 14 15 Anh 36 41 55 71 7 9 12 16 Hà Lan Nguồn: Nguyễn Đình Bồng (2012) Ngoài ra có một số nghiên cứu khác trong các nước phát triển về quá trình tập trung hay phân hoá quy mô nông hộ trong đó có quy mô ruộng đất. Quy mô ruộng đất được thể hiện qua kinh tế quy mô trong nông nghiệp ở hai khía cạnh: + Sự phù hợp giữa quy mô các nguồn lực (đất đai, đàn gia súc, vốn, lao động và công nghệ) và khả năng quản lý sử dụng các nguồn lực trong nông hộ. Theo khái niệm này, quy mô kinh tế được mở rộng nhằm hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của nông sản. Các chi phí có thể được giảm nhờ tăng quy mô bao gồm: chi phí quản lý trang trại, chi phí áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chi phí tư vấn, đào tạo,… + Sự phù hợp giữa quy mô các mảnh thửa trong trồng trọt và các đàn gia súc trong chăn nuôi với khả năng đầu tư thâm canh và áp dụng hiệu quả khoa học tiến bộ kỹ thuật. Phương thức tăng quy mô ô thửa có thể hỗ trợ quá trình đầu tư, thâm canh, cơ giới hoá qua đó có thể làm tăng hiệu quả sản xuất/1 đơn vị diện tích. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng quá trình tập trung thâm canh trên đây chỉ phát huy tác dụng khi sản xuất hàng hoá phát triển. Nói cách khác quy mô của các ô thửa, đàn gia súc,... phụ thuộc vào quy mô sản xuất, trình độ sản xuất và khả năng đầu tư của nông hộ. Trong trường hợp lao động dư thừa và sản xuất có nhiều rủi ro, người nông dân nhỏ thường chọn giải pháp đầu tư vào lao động hơn là đầu tư vào các nguồn lực khác và vì thế họ ít quan tâm đến việc dồn 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất