Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại campuc...

Tài liệu đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại campuchia ( 1970 1975)

.PDF
117
316
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** NGUYỄN NGỌC TOÁN ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC TẾ VỀ QUÂN SỰ TẠI CAMPUCHIA (1970 –1975) LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** NGUYỄN NGỌC TOÁN ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC TẾ VỀ QUÂN SỰ TẠI CAMPUCHIA (1970 –1975) Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số : 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hồ Khang HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Hồ Khang. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung Luận văn này của mình. Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2015 Tác giả Nguyễn Ngọc Toán LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS Hồ Khang – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, người đã tận tụy hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn Đảng ủy, Chỉ huy Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ và đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác, thực hiện Luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa và các thầy cô Khoa Lịch sử đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2015 Tác giả Nguyễn Ngọc Toán MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC TẾ VỀ QUÂN SỰ TẠI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1970 ĐẾN NĂM 1971 ...................................16 1.1. Khái quát sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại Campuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ....16 1.1.1. Yêu cầu liên minh chiến đấu và quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Campuchia ..............................................................................................16 1.1.2. Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại Campuchia trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp .......20 1.2. Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại Campuchia trong những năm đầu khi Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia (1970-1971).......................................................................................24 1.2.1. Tính toán chiến lược, kế hoạch quân sự của Mỹ và chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam ..................................................................................24 1.2.2. Đảng chỉ đạo từng bước đánh bại các cuộc tiến công của Mỹ, mở rộng vùng giải phóng, đưa cách mạng Campuchia tiến lên ...............................35 Tiểu kết chƣơng ...................................................................................................45 Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC TẾ VỀ QUÂN SỰ TẠI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1972 ĐẾN NĂM 1975 ..................................................47 2.1. Những nhân tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam ...............................................................................................................47 2.1.1. Tình hình chiến trường Đông Dương và Campuchia ...............................47 2.1.2. Đông Dương và Campuchia trong tính toán chiến lược của Mỹ trong giai đoạn mới ............................................................................................51 1 2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam .........................55 2.2.1. Chủ trương của Đảng ...............................................................................55 2.2.2. Chỉ đạo thực hiện .....................................................................................59 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................71 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .....................................73 3.1. Nhận xét .........................................................................................................73 3.1.1. Thành tựu..................................................................................................73 3.1.2. Về hạn chế ................................................................................................80 3.2. Kinh nghiệm ..................................................................................................84 3.2.1. Phải luôn nhận thức vai trò quan trọng của sự liên minh đoàn kết chiến đấu ba nước trong sự nghiệp cách mạng ở Đông Dương .........................85 3.2.2. Phải luôn tuân thủ những nguyên tắc có tính bất biến trong việc giúp đỡ lực lượng cách mạng Campuchia. .........................................................89 3.2.3. Phải luôn chú trọng công tác tham mưu, nhạy bén tình hình, biết phát huy tác dụng của hậu phương, hậu cần tại chỗ đưa cách mạng hai nước đi đến thắng lợi cuối cùng. ........................................................................92 Tiểu kết chƣơng ...................................................................................................96 KẾT LUẬN ..............................................................................................................98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................100 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hai nước Việt Nam, Campuchia ngay từ thuở “hồng hoang” đã được định sẵn trên bán đảo Đông Dương, hình thành một mối quan hệ lịch sử đặc biệt về địa lý. Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ không gian sinh tồn, phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, hai nước đã nương tựa, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Việt Nam khởi nguồn từ nền “văn minh sông Hồng”, trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã lập nên một nước Việt Nam độc lập, vẹn toàn lãnh thổ, trải dài từ Bắc xuống Nam, từ địa đầu Lũng Cú đến đất mũi Cà Mau, vươn xa ra Biển Đông rộng lớn, bao la. Vốn là dân tộc hiền hòa, yêu chuộng hòa bình, nhưng do vị trí địa chiến lược nên dân tộc Việt Nam luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó. Do đó, lịch sử triền miên phải trải qua những cuộc chiến tranh giữ nước, giải phóng dân tộc. Xuôi về phía Tây Nam là Vương quốc Chùa Tháp-Campuchia, đất nước có quá khứ cũng đầy biến động trong sự vận động chung của lịch sử các quốc gia dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Suốt diễn trình lịch sử ấy, hai nước Việt Nam – Campuchia đã có những nét tương đồng về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, tạo dựng mối liên hệ mật thiết, tình đoàn kết keo sơn gắn bó. Chính sự liên minh, đoàn kết hai nước là nguyên nhân căn bản góp phần vào thắng lợi chung trong sự nghiệp giành và giữ nền độc lập dân tộc của nhân dân ba nước Đông Dương, điển hình là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những đế chế hùng cường lúc bấy giờ. Ngược dòng thời gian vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do đặc thù vị trí địa chính trị, kinh tế, văn hóa, hai nước Việt Nam-Campuchia có cùng một kẻ thù, chung một nguyện vọng đấu tranh giải phóng dân tộc, nên nhân dân hai nước “đồng cam cộng khổ” liên kết với nhau một cách tự nhiên để chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, những phong trào yêu nước liên tiếp nổ ra lại dần đi vào thất bại, chưa kết được thành phong trào rộng lớn, đặc biệt là thiếu một đường lối chính trị đúng đắn, chưa phù hợp với thời đại, nên không phát động được mọi tầng lớp nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đến tháng 10 năm 1930, đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương 3 (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng Nhân dân Campuchia ngày nay) đã đáp ứng nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đấu tranh giành độc lập dân tộc, đánh dấu sự hình thành liên minh đoàn kết chiến đấu giữa cách mạng ba nước. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia ngày càng tăng cường đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung. Trên tinh thần liên minh đoàn kết đó, ngay tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951) đã xác định: “Nhiệm vụ của cách mạng ba dân tộc nói chung vẫn là chống đế quốc nhưng cũng có nhiều điểm cụ thể khác nhau” [132, tr.156], đồng thời ở mỗi nước sẽ thành lập một chính đảng cách mạng riêng, phù hợp với hoàn cảnh từng nước để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi. Tới tháng 3 năm 1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme yêu nước (Ítxarắc), Mặt trận Lào tự do, họp và quyết định thành lập “Khối liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào” dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tương trợ, giúp đỡ nhau kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Trên cơ sở ấy, trong giai đoạn từ 1951-1954, quân và dân Việt Nam tình nguyện sang giúp nhân dân Campuchia kháng chiến, kề vai sát cánh cùng Quân đội giải phóng Ítxarắc chiến đấu chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, giành nhiều thắng lợi to lớn. Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của nhân dân Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (năm 1954) thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào. Sau Hiệp định Giơnevơ, hòa bình được lập lại trên đất nước Campuchia, chính phủ Vương quốc Campuchia do Nôrôđôm Sihanúc làm Thủ tướng (từ năm 1960 là Quốc trưởng) tuyên bố đi theo con đường hòa bình, độc lập, trung lập. Sự lựa chọn này tạo thuận lợi cho việc duy trì và bảo vệ nền hòa bình trên bán đảo Đông Dương. Song, việc Campuchia đi theo con đường hòa bình, độc lập, trung lập đã khiến đế quốc Mỹ phải thực hiện âm mưu khác với Việt Nam và Lào, từ dùng sức ép chính trị, thông qua viện trợ kinh tế, quân sự đến đảo chính lật đổ Nhà nước trung lập, tiến 4 hành can thiệp quân sự vào Campuchia. Ngày 18 tháng 3 năm 1970, đế quốc Mỹ đã hậu thuẫn cho LonNol-Xirích Matắc (thành viên trong Chính phủ Vương quốc Campuchia) tiến hành đảo chính lật đổ Quốc trưởng Sihanúc, thành lập chính phủ mới do Cheng Heng làm Quốc trưởng, LonNol làm Thủ tướng, dọn đường cho hành động can thiệp quân sự thô bạo sang Campuchia, lôi kéo nước này vào “quỹ đạo chiến tranh” mà Mỹ đưa ra. Hành động “tự làm theo ý mình” của Mỹ đã gây ra cảnh ly tán, tang thương, chết chóc cho những người dân vô tội, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhân dân Campuchia, đồng thời gây ra chiến tranh trên toàn bán đảo Đông Dương. Được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và lực lượng cách mạng Campuchia, ngày 23 tháng 3 năm 1970, Quốc trưởng Sihanúc đọc “Bản tuyên bố kháng chiến” gồm 5 điểm1, kêu gọi nhân dân Campuchia kiên quyết đứng lên giải phóng ách độc tài của LonNol do Mỹ hậu thuẫn, đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược Đông Dương, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Trong hoàn cảnh đế quốc Mỹ lật đổ Chính phủ Sihanúc và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, đồng thời đáp lại lời kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Campuchia, ngày 4 tháng 4 năm 1970, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Điện số 99 cho Trung ương Cục miền Nam, yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường “nghiên cứu tổ chức, bố trí lại lực lượng cho thích hợp với tình hình mới, bảo đảm đẩy mạnh tiến công ở miền Nam, giúp cách mạng Campuchia có hiệu lực, vừa mạnh, vừa vững chắc, chủ động và lâu dài” [34]. Một đất nước vừa mới bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Pháp, còn nghèo nàn lạc hậu, lại đang bị chia cắt làm hai; một dân tộc vẫn đang ngày đêm đứng lên đánh Mỹ xâm lược, những mong hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Dân tộc ấy, mọi thứ vật chất thiếu thốn, chỉ có ý chí và lòng quyết tâm giải phóng, thống nhất đất nước luôn sục sôi. Với tinh thần “giúp bạn là mình tự giúp mình”, các cán 1 Tuyên bố 5 điểm (ngày 23 tháng 3 năm 1970): Giải tán chính phủ phản động Lonnol và hai viện Quốc hội Campuchia Nhân dân Campuchia kiên quyết đứng lên chống lại bọn phản động cho đến thắng lợi cuối cùng Thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc Campuchia Thành lập Quân đội giải phóng dân tộc Campuchia Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia. 5 bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ, giúp đỡ cách mạng Campuchia toàn diện mọi mặt, cùng quân đội và nhân dân Campuchia kề vai chiến đấu, giành được nhiều chiến thắng, lập nhiều chiến công, góp phần đánh bại chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Campuchia; đồng thời hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công ấy, trong giai đoạn 1970–1975 đã nảy sinh những mâu thuẫn bất đồng không đáng có giữa cách mạng hai nước. Cách mạng hai nước có những biểu hiện chủ quan, chưa nhạy bén, không nhận định đúng bản chất của lực lượng PônPốt Yêngxary nên đã mất cảnh giác gây thiệt hại về người và của, làm rạn nứt tình đoàn kết, quan hệ giữa cách mạng Campuchia-Việt Nam. Đây là một bài học xương máu quý báu cho cách mạng hai nước. Nhằm làm sáng tỏ vai trò to lớn của Đảng Lao động Việt Nam; đúc rút những kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam trong những năm tháng gian khổ, thiếu thốn mọi mặt khi làm nhiệm vụ quốc tế trên đất nước Campuchia; vận dụng những bài học ấy trong tình hình mới, nên chúng tôi chọn “Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại Campuchia (19701975)” làm đề tài Luận văn. 2. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu về liên minh đoàn kết chiến đấu của cách mạng hai nước Việt Nam, Campuchia giai đoạn 1970–1975 nói chung và vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn đó nói riêng là đề tài hay và nhận được sự quan tâm nhất định của các học giả, các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại nên hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ khai thác đến những khía cạnh nhỏ. Các công trình ấy, đa phần nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam và giải quyết một phần nhỏ của sự liên minh đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia (hoặc của nhân dân ba nước Đông Dương), về sự thất bại của Mỹ trong việc mở rộng chiến tranh ra chiến trường Đông Dương. Thậm chí đã 6 có nhiều công trình nghiên cứu về sự đoàn kết, tương trợ của quân và dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia vào giai đoạn 1979–1989 khi Quân tình nguyện Việt Nam giúp đất nước Chùa Tháp hồi sinh, thoát khỏi nạn diệt chủng, nhưng riêng giai đoạn 1970-1975 có rất ít. Các công trình tiêu biểu như: 2.1. Công trình nghiên cứu trong nước Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước-thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu công phu, toàn diện, khoa học, khách quan của tập thể các nhà khoa học đầu ngành, có sự đóng góp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của lão thành cách mạng và các tướng lĩnh quân đội tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Công trình ấy đã chỉ ra những giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng thời đúc rút tám bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng Việt Nam, trong đó nhấn mạnh: có được thành công đó là sự đoàn kết liên minh với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia (bài học thứ sáu). Trên cương vị là cơ quan khoa học đầu ngành về lịch sử quân sự của quân đội, một trung tâm lịch sử quân sự của đất nước, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng quy tụ nhiều nhà khoa học uy tín, giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu lịch sử quân sự. Riêng về nghiên cứu về sự ủng hộ, giúp đỡ hay mối quan hệ, tình đoàn kết Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1970-1975 đã có một vài công trình có nhắc đến, như: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Những sự kiện quân sự, Nxb QĐND, 2001: trong đó đề cập đến các sự kiện quân sự quan trọng diễn ra từ năm 1970-1975 khẳng định có sự liên minh đoàn kết chiến đấu của cách mạng 2 nước. Công trình Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb QĐND, 2001: đã tái hiện lại các chiến dịch, trận đánh tiêu biểu có sự phối hợp chiến đấu của quân và dân hai nước Việt Nam-Campuchia như Chiến dịch Đông Bắc Campuchia, Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Chenla 2, Chiến dịch Ăngco Chay… Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Campuchia (1978-1989), Nxb QĐND, 2010: đề cập đến quá 7 trình Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, hồi sinh lại đất nước, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng. Tuy nhiên, ngay trong phần mở đầu, các tác giả cũng phác họa vài nét về sự liên minh đoàn kết chiến đấu của nhân dân 2 nước từ khi có Đảng lãnh đạo. Đặc biệt, công trình tiêu biểu nhất là Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, gồm 9 tập – xuất bản lần 2 năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội: Trong tập VI, tập VII và tập IX, các tác giả đã phần nào khái lược chung nhất về sự phối hợp của các lực lượng vũ trang nhân dân 2 nước, cùng nhau đánh đuổi kẻ thù chung; qua đó rút ra tính chất, đặc điểm và bài học về sự liên minh đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung, nhân dân hai nước Việt NamCampuchia nói riêng. Đại tướng Văn Tiến Dũng, một vị tướng lĩnh xuất sắc của Quân đội, là một nhà chiến lược, một người lãnh đạo đầy tinh thần Cách mạng tiến công. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (11/1953 – 5/1978). Bởi vậy, cuốn sách Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb QĐND, 2005 của Đại tướng đã giúp các học giả trong và ngoài nước hiểu sâu sắc thêm nhiều vấn đề lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới nhãn quan của một vị tướng chỉ huy. Trong đó, riêng về việc phối hợp chiến đấu của quân và dân ba nước Đông Dương được ông viết chi tiết thể hiện qua từng trận đánh, đầy mưu lược. Các chiến thắng từ những cuộc phản công đánh bại các cuộc hành quân “Toàn thắng 1-71”, “Chen la 2”… đã góp phần quan trọng đánh bại học thuyết Níchxơn và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, tạo điều kiện để nhân dân ba nước tiến lên giành thắng lợi năm 1975 khi thời cơ đến. Trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng và chỉ đạo cách mạng miền Nam một cách cụ thể, sáng tạo (trong đó có cả lực lượng Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia), qua đó góp phần đưa cuộc kháng chiến của nhân 8 dân Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng đến thắng lợi hoàn toàn. Công trình Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975) do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Lịch sử Đảng biên soạn, được Nxb CTQG xuất bản (lần 2) năm 2015, là công trình nghiên cứu khách quan, khoa học, cụ thể trình bày rõ những nét chính trong chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp phong trào cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi. Trong đó, chỉ rõ Đảng đã nhanh chóng chuyển hướng chỉ đạo, chủ động phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia, đập tan kế hoạch mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương của đế quốc Mỹ, góp phần đưa đến thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ba nước. Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Nxb CTQG, một công trình khoa ho ̣c đ ồ sộ, một bộ chính sử oanh liệt về một miền đấ t rấ t giàu truyền thố ng cách ma ̣ng và lich ̣ sử - văn hoá, về một giai đoa ̣n lich ̣ sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời đa ̣i Hồ Chí Minh. Công trình ấy đã thu hút đươ ̣c sự tham gia của nhi ều nhà khoa ho ̣c đ ầu ngành, cán bộ lãnh đạo cách mạng qua các thời k ỳ, các cựu chiến binh, các nhân chứng lịch sử đã từng tr ực tiếp tham gia chiến đấ u , có mặt trong những thời khắc oanh li ệt làm nên chiến công vang dội của Nam B ộ thành đồng năm xưa. Đây thực sự là một tác phẩ m lớn , chứa đựng nhiều tư liệu lich ̣ sử quý báu , phản ánh đ ầy đủ t ầm vóc của sự ngh iệp kháng chiến chố ng đế quố c Mỹ đầy ác liệt, cam go và phức ta ̣p, sự hiến dâng công sức, máu xương của đồng bào khắ p c ả nước trên chiến trường Nam B ộ. Trong đó, công trình (phản ánh đầy đủ trong chương Tám) đã nêu bật thế chiến lược “Đông Dương là một chiến trường”, sự liên minh đoàn kết chiến đấu nhân dân ba nước, đứng lên đánh kẻ thù chung là tất yếu khách quan, cách mạng ba nước từng bước giành được thắng lợi liên tiếp, chuyển thế bị động sang thế phản công và chủ động, buộc các lực lượng Mỹ và đồng minh Mỹ ở Đông Dương lùi sâu về phòng ngự. Chính sự liên minh đoàn kết nhân dân ba nước góp phần đưa đến thắng Mỹ ở các chiến trường. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam và Campuchia cùng nhân dân Lào nói chung giành được thắng lợi đó một phần là do vai trò của Khu V và Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn, … tất cả đều được tái hiện ở các khía cạnh khác nhau trong 9 hai công trình như: Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1989), Khu 5 – 30 năm chiến tranh giải phóng, (tập 3) và Lịch sử Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, 1999. Ngoài ra, công trình của tác giả Phạm Đức Thành (1995), Lịch sử Campuchia, Nxb Văn hóa Thông tin: là một công trình nghiên cứu công phu về đất nước Campuchia qua các thời kỳ lịch sử, tuy nhiên chỉ dừng lại ở những nét khái quát chung nhất. Trong giai đoạn 1970-1975, tác giả cũng dành một chương (chương VII) viết về cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Campuchia, nhưng chưa thật sâu sát. Riêng tác giả Trần Trọng Trung (2005), với công trình Nhà Trắng với cuộc chiến tranh Việt Nam. Nxb CTQG: khẳng định việc Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia là một nước cờ sai lầm, nó làm cho Mỹ càng bị sa lầy, chia rẽ. Cùng nhiều công trình nghiên cứu lịch sử của các địa phương, đơn vị trong 30 năm chiến tranh giải phóng, hoặc trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ… 2.2. Công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài Chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn chống đế quốc Mỹ xâm lược (19541975), luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu và học giả nước ngoài, mà chủ yếu là học giả người Mỹ. Họ nhìn nhận cuộc chiến này ở những khía cạnh khác nhau, bằng những luận cứ và phương pháp khoa học, các nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định khác nhau làm phong phú thêm những khía cạnh, góc nhìn lịch sử về một giai đoạn Mỹ gây ra chiến tranh ở Việt Nam. Riêng trong giai đoạn Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh can thiệp sang Campuchia cũng có nhiều công trình khảo cứu viết về nó, đa phần các học giả đều nhận định, đây là một sai lầm của Mỹ, khiến kinh tế Mỹ thêm suy kiệt, khiến nhân dân Mỹ thêm chia rẽ. Giôdép Amtơ, Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb QĐND, 1985. Dù là một luật sư và làm trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng Amtơ luôn quan tâm đến đối ngoại và hòa bình, ông từng làm giám đốc tổ chức “Quỹ tổ chức nghiên cứu hòa bình”. Bằng lập luận logic của một luật sư, lại có điều kiện tiếp xúc với nhiều tài liệu, những bài phát biểu của giới chức chính quyền Nhà Trắng, công trình của ông chứa đựng những cái nhìn khách quan, có đưa vào những bài phát biểu, ý kiến của quan 10 chức chính quyền Mỹ tham gia vào chiến tranh Việt Nam để đưa ra những nhận định của mình. Ông dành riêng một phần (phần Ba) của cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam của Níchxơn trong đó có đề cập chi tiết đến sự kiện Mỹ tham gia can thiệp quân sự sang Campuchia (nêu bật những thất bại như cuộc hành quân Chenla 2, rồi tội ác của không quân Mỹ khi ném bom vào Campuchia...). Sau cùng, ông đưa ra những “phán quyết” của ông với danh nghĩa là một công dân, với ông, chiến tranh Việt Nam đã thất bại ngay từ khi mới được bắt đầu, cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đavít Risớt Panmơ, Tiếng kèn gọi quân, Nxb Thông tin lý luận (1987). Một quân nhân Mỹ đã từng có mặt trong chiến tranh Việt Nam, với cương vị là đại tá chỉ huy Sư đoàn thiết giáp số 2 của Lục quân cơ giới Mỹ. Dưới cách nhìn của một người lính tham chiến, được quan sát trực tiếp và có trong tay những tư liệu cần thiết, tác giả đã nêu lên được một phần sự thất bại toàn diện của đế quốc Mỹ trong cuộc đụng đầu lịch sử này. Trong những phần viết về cuộc chiến tranh Mỹ mở rộng sang Campuchia, Đavít dưới con mắt của người cầm quân, ông mô tả những sự kiện lịch sử cụ thể, qua đó xâu chuỗi lại và đưa ra những nhận định của mình. Trang 290, ông viết “chỉ trong hai tháng (5-7/1970), lực lượng Mỹ - Sài Gòn đã hoàn thành 12 cuộc hành quân vượt biên. Bất kể những lời lên án gay gắt của các nhân vật chống chiến tranh tại Hoa Kỳ, các cuộc hành quân đã thắng lợi dù không giáng được cho đối phương một đòn quyết định… Nhưng còn mục tiêu mà Hoa Kỳ đặt ra: khuyến khích một sự dàn xếp thông qua thương lượng thì chưa thực hiện được”. Tác giả còn nhận định “trong tìm kiếm hòa bình, Tổng thống Níchxơn đã buộc phải làm những việc mà trước đây Tổng thống Giônxơn đã từ chối không làm khi tìm ra một chiến lược hữu hiệu. Sự nghiên cứu hòa bình, mỉa mai thay lại bắt đầu bằng chính sự nghiên cứu chiến tranh” (trang 298). Dưới nhãn quan của các nhà sử học (người Mỹ), có thể kể đến các công trình nghiên cứu: Pitơ A. Pulơ (1986), Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Níchxơn, Nxb Thông tin Lý luận: tác giả dành một chương (chương XIX) nói về quá trình 11 Mỹ can thiệp vào đất nước Campuchia, tuy nhiên sự can thiệp này đã gây ra những tranh cãi trong giới cầm quyền Nhà Trắng, đồng thời khẳng định đó là “một tấm gương sáng nhất” của học thuyết Níchxơn trên thực tế. Maicơn Mắclia (1990), Việt Nam cuộc chiến tranh mười ngàn ngày, Nxb Sự thật: Trong chương XVIII, tác giả viết về những mâu thuẫn của nước Mỹ trong việc “đẩy nhanh việc rút quân”. Thay vì rút quân trong danh dự Mỹ lại tiến hành cuộc ném bom “thực đơn” vào Campuchia, tiến hành hỗ trợ cho thế lực thân Mỹ, là LonNol đảo chính lật đổ Sihanúc và đưa ra những luận điệu nhằm trấn an dư luận, nhưng cuối cùng những mâu thuẫn bất đồng ấy vẫn bùng phát dữ dội “chưa từng có kể từ sau nội chiến” Mỹ. Naigiơ Cathônơ (Nigel Cawthorne) (2007), Chiến tranh Việt Nam được và mất (hay những bài học về chiến tranh Việt Nam), (bản dịch Việt ngữ) Nhà sách Văn hóa Việt: Tác giả đã khắc họa phần nào sự tàn khốc của cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Đối với đất nước Campuchia sự tàn khốc ấy cũng không ngoại lệ khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra khắp Đông Dương, tiến hành ném bom trên đất nước Campuchia, điều này vấp phải sự phản ứng quyết liệt của Liên Xô, Pháp và nhân dân tiến bộ Mỹ. Gioócgiơ Hering, Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, Nxb CTQG, 1998. Hering, giáo sư sử học, được tiếp cận nhiều tài liệu của Lầu Năm góc, Thư viện Tổng thống Mỹ, ông có những nhận định khách quan về cuộc chiến Mỹ tiến hành ở Việt Nam và mở rộng sang Campuchia, chỉ rõ sai lầm của Tổng thống Níchxơn khi sẵn sàng làm công việc mạo hiểm vì những kết quả chưa biết ra sao. “Hành động của Mỹ ở Campuchia đã góp phần vào một trong những tấn thảm kịch lớn của lịch sử thế giới cận đại” (trang 304). Tất cả các công trình nói trên, thực sự rất phong phú đa dạng, đã phần nào khắc họa được tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam nói riêng và nhân dân 3 nước Đông Dương nói chung. Những thành quả cách mạng đã đạt được của nhân dân 3 nước Đông Dương chứng minh cho đường lối đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam, của sự liên minh, đoàn kết chiến đấu nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung. Tuy nhiên, sẽ là một “lỗ hổng” lớn trong việc nghiên 12 cứu quá trình hình thành và phát triển tinh thần đoàn kết quốc tế của hai nước Việt Nam-Campuchia và sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia giai đoạn 1970-1975, khi chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống và có những cái nhìn khách quan về giai đoạn này. Điều này là cơ sở, động lực để chúng tôi thực hiện công trình này. 3. Mục đích, nhiệm vụ 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa chủ trương, đường lối lãnh đạo và làm rõ vai trò quan trọng của Đảng Lao động Việt Nam, đúc rút những kinh nghiệm trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự giúp cách mạng Campuchia giai đoạn 1970-1975. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Bám sát diễn trình lịch sử, luận văn làm rõ tính chất khốc liệt của cuộc chiến tranh. Khôi phục lại một cách tương đối, khách quan, toàn diện quá trình Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo Quân tình nguyện, Chuyên gia quân sự làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia (1970-1975). Trình bày quá trình Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giúp đỡ mọi mặt đưa cách mạng Campuchia đi lên giành thắng lợi. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại Campuchia (1970-1975). 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Về đối tượng Đối tượng là sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ quân sự đối với cách mạng Campuchia. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận văn xác định giai đoạn 1970-1975 là chính, cụ thể là khi Mỹ hỗ trợ LonNol tiến hành đảo chính lật đổ Quốc trưởng Sihanúc (18/3/1970) cho tới khi Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng (17/4/1975). Đây là giai đoạn cam go, 13 đầy thử thách khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, biến Đông Dương thành một chiến trường, can thiệp thô bạo vào chủ quyền, lãnh thổ Campuchia, chà đạp lên nền độc lập dân tộc của nhân dân Campuchia. Về không gian: Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại Campuchia. (Riêng nhiệm vụ quốc tế về quân sự ở đây không chỉ là sự phối hợp tác chiến mà còn là viện trợ vũ khí, trang thiết bị quân sự; giúp xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng; xây dựng chính quyền vùng giải phóng; đồng thời bảo đảm hậu cần cho các đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ trên đất Campuchia). 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Tư liệu Được thu thập xử lý trong quá trình nghiên cứu gồm: Các tài liệu của Đảng các cấp, cụ thể là của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Miền, Quân ủy Miền. Các bài nói, viết, các bức thư, chỉ thị, báo cáo, nghị quyết, kế hoạch tác chiến… được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc Phòng, Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng. Đây xác định là tài liệu gốc. Các công trình nghiên cứu, biên niên sự kiện có liên quan đã được biên soạn, công bố. Đặc biệt, một số tài liệu, hồi ký của những người từng tham gia cuộc chiến tranh trong giai đoạn 1970-1975 của cả hai phía để có cái nhìn khách quan hơn về sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện giúp đỡ quân sự đối với cách mạng Campuchia. Trong đó có những nhà quân sự cấp cao của hai bên từng trực tiếp tham gia điều hành cuộc chiến như: tác phẩm của Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam-Văn Tiến Dũng, Hồi ký Sihanúc, Hồi ký Níchxơn (Tổng thống thứ 37 của Mỹ, điều hành chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1969-1974), Hồi ký Kissinger (trên cương vị là một cố vấn an ninh quốc gia Mỹ (1969-1975), đồng thời từng là ngoại trưởng Mỹ (1973-1977), người có nhiều ảnh hưởng đến cuộc chiến ở Việt Nam nói riêng, Đông Dương nói chung). 14 5.2. Phương pháp Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu kết hợp với phương pháp lôgic. Ngoài ra, các phương pháp so sánh, thống kê, phân tích tổng hợp cũng được sử dụng nhằm làm bật quá trình lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam với việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế, giúp đỡ cách mạng Campuchia về quân sự trong giai đoạn 1970-1975. 6. Đóng góp 6.1. Về tư liệu Sưu tầm và hệ thống hóa tư liệu từ nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau, nhiều tư liệu gốc từ những trung tâm lưu trữ lớn của Nhà nước, Bộ Quốc Phòng về sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ về quân sự đối cách mạng Campuchia giai đoạn 1970 – 1975. 6.2. Về nội dung Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp người đọc hiểu rõ hơn vai trò to lớn của Đảng, hiểu rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt, giữa quân đội hai nước; góp phần vào công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quân sự, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt NamCampuchia thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược. Luận văn cung cấp thêm những luận cứ khoa học; đúc kết một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đội ngũ cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, đồng thời vận dụng những kinh nghiệm ấy trong tình hình mới. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam đối với thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại Campuchia từ năm 1970 đến năm 1971. Chương 2. Sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đối với thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại Campuchia từ năm 1972 đến năm 1975. Chương 3. Nhận xét và một số kinh nghiệm 15 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC TẾ VỀ QUÂN SỰ TẠI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1970 ĐẾN NĂM 1971 1.1. Khái quát sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại Campuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1.1.1. Yêu cầu liên minh chiến đấu và quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Campuchia Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, với vị trí liền kề sông núi. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia đã có mối quan hệ giao lưu, gắn bó mật thiết với nhau, hai dân tộc cùng dựng nước, giữ nước và ngày nay đang trên đường phát triển kinh tế xã hội. Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Đông Dương, các quốc gia trên bán đảo Đông Dương không bắt kịp với xu thế của lịch sử (đã phát triển sang giai đoạn mới) để đổi mới, canh tân đất nước, giữ gìn nền độc lập, tự chủ, khiến đất nước nhanh chóng bị rơi vào tay thực dân phương Tây. Đây cũng là xu thế khó tránh khỏi lúc đó (thực dân phương Tây có sự lớn mạnh của khoa học kỹ thuật và quân sự đã nhanh chóng chia nhau chiếm các nước trên thế giới làm thuộc địa). Khởi đầu là việc Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ (1858), nhanh chóng chiếm trọn các tỉnh Nam Bộ của Việt Nam, sau đó tràn sang xâm chiếm Vương quốc Campuchia (1863), rồi tiến đánh Trung Bộ, Bắc Bộ hoàn thành xâm lược Việt Nam (1884) và cuối cùng xâm chiếm Lào (1893). Từ đó, số phận của nhân dân ba nước Đông Dương đã gắn liền làm một, đều chịu cảnh thân phận nô lệ của thực dân Pháp. Tuy nhiên, với lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự tôn dân tộc và tinh thần đấu tranh cách mạng, có chung một kẻ thù nên ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhân dân hai nước Việt Nam, Campuchia nói riêng và cả nhân dân Lào nói chung đã cùng nhau đứng lên tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan