Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng lãnh đạo phong trào công nhân và công đoàn trong cuộc kháng chiến chống thự...

Tài liệu đảng lãnh đạo phong trào công nhân và công đoàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954)

.DOCX
103
50
141

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH sử NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN TRONG cuôc KHÁNG CHIÉN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -1954) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Ngưòi hướng dẫn khoa học PGS. TS VŨ QUANG VINH HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Những thành công và những đóng góp có được của đề tài ngoài cố gắng và nỗ lực của bản thân còn có sự động viên khích lệ, giúp đỡ của nhiều người.Vì vậy, em xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo, các anh chị, các bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ ttong việc sưu tầm tìm tài liệu và quá trình hoàn thành khóa luận. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Quang Vinh người đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ em từ khi hình thành đến khi hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã có cố gắng nhưng chắc chắn khóa luận của em còn nhiều những hạn chế, khiếm khuyết.Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Phượng LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Quang Vinh .Các thông tin và số liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực. Các luận điểm, dữ liệu, được trích dẫn đầy đủ. Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Phượng MỤC LỤC Chương I: ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN ĐẤU TRANH, XÂY DựNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (9/1945-12/1946)....................................................................................7 1.1. Sự ra đời giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn cách mạng Việt Nam... 7 1.2. Đảng lãnh đạo phong ừào công nhân và công đoàn sau Cách mạng Tháng Tám(9/1945-12/1946)........................................................................................14 Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN , ĐƯA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN PHÁT TRIỂN VŨNG CHẮC GÓP PHẦN QUAN TRONG TRONG CÔNG cuộc KHÁNG CHIẾN CHỐNG THựC DÂN PHÁPTHẮNG LỢI (12/1946 - 7/1954)...............................................................................................................37 2.1. Đảng lãnh đạo phong trào công nhân và công đoàn trong những năm đàu kháng chiến (12/1946-12/1947).........................................................................37 2.2. Đảng lãnh đạo phong ừào công nhân và công đoàn vùng tự do (19481954). ............................................................................................................................48 2.3 Đảng lãnh đạo phong trào công nhân và công đoàn vùng bị tạm chiếm(19481954)...................................................................................................................64 Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM................79 3.1 Nhận xét......................................................................................................79 3.2 Một số kinh nghiệm...................................................................................80 KẾT LUẬN........................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................98 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trải qua mấy chục năm phát triển, giai cấp công nhân Việt Nam đã lớn mạnh và có vai trò to lớn trong tiến trình cách mạng nước ta; thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân là người lãnh đạo, đồng thời cũng là một trong những lực lượng cơ bản, chủ yếu của cách mạng và thực sự là lực lượng đi đầu trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Chính vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân ”[15,tr.22]. Trong suốt quá trình hoạt động, Hồ Chí Minh đã rất chú trọng đến giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn.Người đặt nền móng cho việc hình thành lí luận, nội dung hoạt động , mô hình và tổ chức cho việc tổ chức công đoàn cách mạng theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin ở Việt Nam “ Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong gần 7 thập kỉ qua cho thấy sự phát triển vững mạnh của phong trào công nhân và công đoàn dưới sự lạnh đạo của Đảng là một yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo cho mọi thẳng lợi Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào công nhân và công đoàn phát triển mạnh mẽ trở thành nòng cốt cho phong trào cách mạng nhân dân. Vì vậy , nghiên cứu về sự lãnh đạo cúa Đảng đối với phong trào công nhân và công đoàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954) có ý nghĩa đóng góp về mặt khoa học lịch sử và thực tiễn . Trong bối cảnh hiện nay, giai cấp công nhân trên toàn thế giói nói chung, giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của họ; trong sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vấn đề thòi sự cấp bách và lâu dài của Đảng và Nhà nước ta đề ra. Trên cơ sở Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương 1 Đảng khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Kết luận số 79-KL/TW, ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị khoá XI về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW.Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương Đảng(khóa VII) đã xác định: “Giai cấp công nhân Việt Nam thấm nhuần chủ nghĩa Mác- lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thông qua Đảng tiên phong của mình thực hiện sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước; là hạt nhân của lien minh công -nông-trí thức và khối đại đoàn kết dân tộc của nước ta .”[46, tr.97]. Tổng bí thư Đỗ Mười đã chỉ rõ: “Phải coi vấn đề xây dựng giai cấp công nhân và công tác công đoàn là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng trong thời kì phát triển mới, bởi vì chỉ có giai cấp công nhân mới trưởng thành về chính trị , có trình độ tổ chức,kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cao”[46,tr.31].Như vậy, quan điểm nhất quán của Đảng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng giai cấp công nhân và công đoàn về mọi mặt. Với ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn nêu trên hy vọng sẽ làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào công nhân và công đoàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ đó rút ra một số kinh nghiệm , góp phần nhỏ bé vào việc xây dưng giai cấp trong công nhân và tổ chức công đoàn trong thòi kì công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước hiện nay. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Đảng lãnh đạo phong trào công nhân và công đoàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954)” làm khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Khi tìm hiểu về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tôi thấy trên 2 bình diện chung của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, có rất nhiều công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước ở những mức độ khác nhau, đề cập đến phong trào công nhân và công đoàn. Trong đó đáng chú ý là: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I (Nxb Sự Thật, Hà Nội,1981); Sơ thảo Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1 (Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội,1974); Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1945-1954, (Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1987); Sơ thảo Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (Nxb Lao động , Hà Nội, 1984). Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công đoàn đã có những tác phẩm tổng kết hoạt động thực tiễn có liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào công nhân và công đoàn trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Những tác phẩm này, ngoài việc cung cấp những tư liệu quý, còn có ý nghĩa gợi mở ý tưởng cho việc nghiên cứu đề tài. Tiêu biểu là những tác phẩm: Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập n (Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1975); Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, tập 1 (Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội,1974); Hoàng Quốc Việt: Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam (Nxb Lao động, Hà Nội, 1970). Trên các tạp chí như: Học tập, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Đảng,Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chỉ Công đoàn... có nhiều bài viết đề cập vói những góc độ khác nhau vè sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào công nhân và công đoàn trong kháng chiến chống Pháp. Trong hệ thống công đoàn Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tói từng phạm vi nhất định đối với phong ừào công nhân và công đoàn trong kháng chiến chống Pháp như: Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn trong sự 3 nghiệp giải phóng dân tộc (Nxb Lao Động, Hà Nội, 1993); Lịch sử phong trào công nhân và tổ chức câng đoàn Hà Nội (Liên hiệp Công đoàn Hà Nội,1988); Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Vĩnh Phú ( Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phú, 1993); Phong trào công nhân và công đoàn Quảng Nam Đà Nang (Nxb Đà Nang, 1987); Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Lai Châu ( Nxb Lao động Hà Nội 1991); Công đoàn Việt Nam, những chặng đường lịch sử(Nxb Lao động,Hà Nội, 1992); Thực trạng giai cấp công nhân và giải phóng công đoàn (Nxb Lao động Hà Nội,1993); Hồ Chí Minh với công nhân và công đoàn Việt Nam (Nxb Lao động, Hà Nội, 1995)... Phần lớn các công trình kể ừên đều lấy phong trào công nhân làm đối tượng nghiên cứu, sự lãnh đạo của Đảng đối với công nhân, công đoàn chỉ được đề cập 1 cách hạn hẹp, hoặc dừng lại ở mức công bố tư liệu. Tuy nhiên trong số đó cũng có 1 số công trình đề cập tới từng khía cạnh nhất định trong phạm vi từng tỉnh, từng ngành về sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào công nhân và công đoàn ừong kháng chiến chống Pháp.Vì vậy, đây chính là những vấn đề khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu: Mục đích: • Đúc kết kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, tổ chức, triển khai, phát triển phong trào công nhân, công đoàn của Đảng trong thời kì 19451954; gợi mở 1 số ý kiến đóng góp vào việc thực hiện đường lối công vận ưong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Phạm vỉ nghiên cứu cửa đề tài: Khóa luận tập trung nghiên cứu, trình bày về chủ đề Đảng lãnh đạo phong ừào công nhân và công đoàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời gian là từ 23-9-1945, tức là thời điểm Nam Bộ kháng chiến, đến 7-1954, 4 thời điểm hiệp định Giơnevơ được kí kết. Nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào công nhân và công đoàn 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Nguồn tư liệu: Ngoài việc trân ttọng và kế thừa những công trình khoa học đã được công bố, tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu, sưu tầm khai thác tư liệu ở Viện Lịch sử Đảng, thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, thư viện quốc gia, thư viên Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận còn quán triệt quan điểm lí luận , thực tiễn hiện nay của Đảng về lãnh đạo phong trào công nhân, công đoàn trong sự nghiệp đổi mới đất nước, thể hiện trong các văn kiện Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII của Đảng; trong các tác phẩm : Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội của Tổng bí thư Đỗ Mười (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1996); Nhiệm vụ của Công đoàn trong giai đoạn hiện nay của Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Tư (Nxb Lao động, Hà Nội, 1996)... Từ các nguồn tài lệu trên, đề tài có điều kiện đi sâu, thể hiện 1 cách có hệ thống và toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng đối vói phong trào công nhân và công đoàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 5 Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các vấn đề trên, đề tài kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp lịch sử và logic; các phương pháp khác của khoa học lịch sử như phân loại tư liệu , phân kì lịch sử, cấu trúc hệ thống, đối chiếu, so sánh , thống kê định lượng...về mặt lí luận, Đe tài dụa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cách mạng dân tộc và dân chủ, về chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc...làm định hướng cho việc nghiên cứu. Đê tài lấy việc nghiên cứu so sánh đối chiếu các đường lối chủ trương về công tác công vận của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 9 năm kháng chiến chống Pháp làm cơ sở căn bản để phân tích đánh giá sự chuyển đổi cả về số lượng, chất lượng của phong trào công nhân và công đoàn. Đồng thời chính từ sự nghiên cứu từng phát triển của phong trào công nhân và công đoàn để rút ra kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng đối vói phong trào công nhân và công đoàn và mối quan hệ giữa Đảng, giai cấp, dân tộc trong kháng chiến. 5. BỐ cuc khóa luân: • • Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương lỉĐảng lãnh đạo phong trào công nhân và công đoàn trong đẩu tranh xây dưng, bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946). Chương 2:Đảng lãnh đạo phong trào công nhân và công đoàn, đưa phong trào công nhân và công đoàn phát triển vững chắc góp phần quan trọng trong công cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp thẳng lợi(12/1946- 7/1954). Chương 3ỉ một sổ nhận xét và một sổ kinh nghiệm. Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN ĐẤU TRANH, XÂY DựNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (9/1945-12/1946) 1.1 Sự ra đời giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn cách mạng Việt Nam 1.1.1 Sự ra đời giai cấp công nhân Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, biến Việt Nam, Lào, Campuchia thành thuộc địa của đế quốc Pháp. Sau khi thiết lập bộ máy cai trị thực dân Pháp đã tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên khoáng sản, bóc lột sức lao động rẻ mạt, biến nước ta thành thị trường đầu tư tư bản - tiêu thụ hàng hóa ế thừa và nơi bành trướng thế lực của đế quốc Pháp ở vùng Viễn Đông. Từ 1897 đến năm 1930, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam: cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất diễn ra từ năm 1987 đến năm 1914; cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 diễn ra từ năm 1918 đến 1930. Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Phápđã tác động sâu sắc đến xã hội Việt Nam, đặc biệt là đưa đến sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và trưởng thành nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1918-1930).Chế độ thuộc địa nửa phong kiến và các hình thức bóc lột tàn bạo của chế độ thực dân tư bản, kết hợp với sự bóc lột hà khắc như chế độ phong kiến thòi trung cổ đã đề nặng lên giai cấp công nhân Việt Nam.Vì vậy, ngay từ đầu, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Trải qua 1 thời gian các cuộc đấu tranh của họ mới mang tính giai cấp và từ đó xuất hiện những liên minh, những tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị là 1 sự tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, tuy mang danh là 1 nước thắng trận, nhưng đế quốc Pháp bị thiệt hại rất nhiều cho nên đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa làn thứ 2, nhằm vơ vét tài nguyên, nhân lực về xây dựng chính quốc. Nhiều nghành công nghiệp như khai thác mỏ, giao thông, đồn điền, dệt, may.. .đã phát triển, kéo theo đó là sự hình thành nhanh chóng các đô thị, các trung tâm công nghiệp. Đến năm 1930, các đô thị Hồng Gai, Đông Triều, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,Vinh, Đà Nang, Sài Gòn- Chợ Lớn, các đồn điền miền Đông Nam Bộ... đã trở thành những nơi tập trung hàng vạn công nhân. Cho đến những năm 1924-1925, giai cấp công nhân Việt Nam đã phát triển lên 24-16 vạn ngưòi, chiếm trên 1% dân số. Đến thời điểm này, chúng ta có thể khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã hình thành, trở thành một giai cấp thực sự, có vai trò ngày càng quan trọng trong lịch sử. Cùng với đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng như: hình thành trước giai cấp tư sản dân tộc; tuy ít về số lượng (chiếm trên 1% dân số lúc đó) nhưng tính tập trung cao; có liên hệ chặt chẽ vói giai cấp nông dân và các tầng lớp khác; chịu 2 tầng áp bức là tư bản thực dân và phong kiến, cùng chịu cảnh nước mất nhà tan; đại diện cho 1 phương thức sản xuất mới... Những đặc điểm đó giúp cho giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng nước ta. Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp công nhân đã có các cuộc đấu tranh chống thực dân phong kiến.Đó là cuộc đấu tranh tuy mạnh, nhưng còn tản mạn và tự phát. Phần lớn các cuộc đấu ừanh đó thiếu sự tổ chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền lợi kinh tế, quyền sống trước mắt và tiến hành bằng các hình thức đấu tranh là bỏ việc về quê, lãn công với mục tiêu đòi tăng lương, chống đánh đập. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân trên các tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, dệt sợi Nam Định, kẽm Cao Bằng.. .Song cũng có 1 số cuộc đấu tranh hòa mình vào phong trào dân tộc như: để ủng hộ nghĩa quân Yên Thế của Đe Thám, công nhân đã tham gia bắt cóc các tên thực dân cấp cao ở Bắc Kỳ, giúp nghĩa quân có điều kiện “thương lượng” với kẻ thù; trong cao trào yêu nước và dân chủ những năm 1925-1926, công nhân đã tham gia các cuộc đấu tranh ở Sài Gòn... Tình hình đã đổi khác kể từ khi Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập (tháng 3-1919), đặc biệt khi tổ chức quốc tế Công hội Đỏ ra đời thu hút phần lớn phong trào công nhân quốc tế chống tư bản, chống công đoàn vàng trong tay các đảng xã hội dân chủ cải lương và cơ hội, thực sự khẳng định tính chất xã hội chủ nghĩa của phong ừào... Cũng từ năm 1919, nhiều cuộc bãi công của công nhân đã có tính chất quốc tế, tính giai cấp nâng cao. Đó là cuộc bãi công của công nhân thủy thủ trên tàu Sacnô ở Hải Phòng (cuối năm 1919), của công nhân thủy thủ trên 8 tàu thuộc hãng Hàng hải Pháp(tháng 3-1920)... Khi Chính phủ cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu(Trung Quốc) thực hiện chính sách “Liên Nga, liên cộng, phù trợ công nông” thì chuyển biến của phong trào công nhân nước ta càng mạnh. Số lượng các cuộc bãi công ngày một tăng và quan trọng hơn là bãi công đã có tính chất chính trị, có tổ chức lãnh đạo. Nếu như năm 1927 có 7 cuộc bãi công thì tới năm 1929 có đến 24 cuộc, năm 1930 là 30 cuộc vói số lượt ngưòi tham gia lên đến hơn 32.000 ngưòi. Như vậy, đến năm 1925, giai cấp công nhân Việt Nam đã hình thành và phát triển, từ những cuộc đấu tranh đầu tiênđã hình thành những cơ sở công hội sơ khai của giai cấp công nhân Việt Nam có từ 2 nguồn: nguồn thứ nhất là từ phong trào công nhân quốc tế, nhất là ảnh hưởng của phong trào công nhân , Công đoàn Pháp, công nhân - công hội Trung Quốc; nguồn thứ 2 là từ phong trào công nhân trong nước mà điển hình là Công hội Ba Son, cùng có tổ chức tương tế, ái hữu. Đó là những điều kiện thực tiễn, những cơ sở vật chất đầu tiên cho việc thành lập tổ chức Công hội Đỏ Việt Nam sau này. 1.1.2 Sự ra đời của tổ chức công đoàn cách mạng Việt Nam(28-7-1929) Qúa trình hình thành và ra đời của tổ chức Công đoàn cách mạng Việt Nam gắn liền với những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc trong những năm đầu thế kỉ XX. Chính người đã đặt nền móng về tư tưởng , lí luận và tổ chức cho sự ra đời tổ chức quàn chúng của giai cấp công nhân Việt Nam. Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Luân Đôn và đã tham gia Công đoàn hải ngoại ở Anh. Cuối năm 1918, Ngưòi trở về Pháp,tham gia Đảng xã hội Pháp rồi trở thành đoàn viên của tổ chức công đoàn kim khí thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Pháp (CGT). Năm 1920, sau khi tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều bài viết trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ nói về sự càn thiết phải thành lập tổ chức công hội ở Việt Nam. Năm 1922, người đã bồi dưỡng và giúp cho Nguyễn Tạo và Bùi Lâm thành lập công đoàn của thủy thủ Việt Nam tại Mácxây, Lơ Havơrơ. Tiếp đó, ngưòi từ Pháp qua Đức, sang Nga và về Trung Quốc, Người đã tìm hiểu, nghiên cứu về tổ chức công đoàn và khẳng định: việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền để thành lập các tổ chức công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai. Ngoài việc nghiên cứu công đoàn các nước châu Âu, Nguyễn Ái Quốc còn nghiên cứu công đoàn các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ... từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể giúp cho việc thành lập tổ chức công đoàn cách mạng ở Việt Nam. Qua hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã đề ra những cơ sở lí luận cho tổ chức công hội. Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” bao gồm những bài giảng của người cho các lớp học đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu; được bộ tuyên truyền Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản năm 1927, Người đãnói đến tính chất, nhiêm vụ của tổ chức công hội và nhấn mạnh: “công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp quốc dân, giúp cho thế giới”. Đồng thời Người khẳng định “công hội là cơ quan của công nhân để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa”. Thông qua nhiều thư và những báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản cũng như Quốc tế công hội Đỏ, Người đã nó rất nhiều đến sự cần thiết của việc xây dựng tổ chức công đoàn cách mạng. Cũng trong năm 1927, Người đã giúp đỡ cho đồng chíLương Bẳng thành lập “Hải viễn công hội” hoạt động trên tuyến đường hàng hải Hồng Kông- Hải Phòng. Như vậy, trong quá trình chuẩn bị về mặt tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập một chính đảng vô sản cũng là quá trình lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc đặt nền móng tư tưởng, lí luận và tổ chức cho sự ra đời của công đoàn cách mạng Việt Nam. Từ năm 1925, sau khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập, dưói sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc, nhiều cán bộ Cách mạng đã trở về nước và hoạt động trong phong trào công nhân. Đó là cách tốt nhất, là con đường chủ yếu để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong trào công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân và tổ chức Công hội phát triển. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương những nơi có cơ sơ của mình thì lập ra các hội quần chúng, như hội hiếu hỉ, hội tương tế, hội chơi họ.. .từ đó chuyển dần sang công hội. do vậy,đến năm 1927, ở miền Bắc đã có nhiều nơi có tổ chức công hội như trung tâm công nghiệp Vinh - Bến Thủy, tiếp đó là ở Nhà máy ôtô Avia (Hà Nội), các nhà máy chai, sợi, xi măng (Hải Phòng), ở khu Hồng Gai- Đông Triều (Quảng Ninh). Ở Nam Kì công hội cũng đã hình thành ở Sài Gòn và nhiều đồn điền ở miền Đông Nam Kỳ. Tất cả như những đợt sóng nhỏ liên kết lại thành một tổ chức, một khối thống nhất cho sự ra đời tổ chức quần chúng thống nhất của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong hai năm 1927, 1928 và nửa đàu năm 1929, phong ừào cách mạng nước ta nói chung và phong trào công nhân nói riêng, đã phát triển mạnh mẽ, dẫn đến một kết quả là ở Việt Nam đã hình thành ra ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng(6-1929), An Nam Cộng sản Đảng(8-1929) và Đông Dương cộng sản Liên đoàn(9-1929). Sự ra đời và hoạt động tích cực của ba tổ chức cộng sản đã bước đầu đáp ứng tích cực phong trào cách mạng và phong trào công nhân.Nhờ đó mà tổ chức công hội càng phát triển mau lẹ, nhất là ở các tỉnh miền Bắc nơi có nhiều trung tâm công nghiệp và tập trung một số lượng lớn giai cấp công nhân. Trên cơ sở tổ chức công hội ở các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, Đông Dương Cộng sản Đảng đã nhanh chóng xây dựng tổ chức công hội ở nhiều tỉnh, thành phố , nhất là ở Hà Nội, Nam Định, Hòn Gai, Đông Triều. Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác vận động công nhân và tăng cường sức mạnh cho tổ chức Công hội, Ban Chấp Hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng, quyết định triệu tập đại hội thành lập Tổng công hội Đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28-71929, tại số nhà 15-Hàng Nón -Hà Nội. Tham dự đại hội có đại biểu các tổng công hội tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng , Đông Triều, Mạo Khê. Đại Hội đã bầu ra Ban Chấp Hành lâm thòi Tổng công hội Đỏ Bắc Kỳ, do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Uỷ viên Ban Chấp hành lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đứng đầu, Đại hội thông qua chương trình, Điều lệ và ra báo Lao động cùng tạp chí Công Hội Đỏ làm cơ quan ngôn luận của mình. Sự kiên ra đời của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ nói riêng và ngày thành lập Công đoàn cách mạng Việt Nam nói chung có ý nghĩa to lớn trong lịch sử phong trào công nhân Việt Nam. Đó là kết quả tất yếu trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, là thắng lợi của đường lối công vận của Đảng ta, đánh dấu một bước ngoặt về sự chuyển biến từ tự phát lên tự giác của giai cấp công nhân, đánh dấu sự trưởng thành về chất lượng của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. 1.2. Đảng lãnh đạo phong trào công nhân và công đoàn sau Cách mạng Tháng Tám(9/1945-12/1946) 1.2.1. Hoàn cảnh mói của phong trào công nhân và công đoàn sau Cách mạng Tháng Tám 1.2.1.1. Những thuận lợi cơ bản Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lọi.Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.MỞ ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Kỷ nguyên độc lập, giai cấp công nhân và nhân dân lao động được làm chủ xã hội và tạo những tiền đề cần thiết tiến lên một xã hội không có người áp bức, bóc lột. Cảm nhận được ý nghĩa đó , hơn lúc nào hết giai cấp công nhân và nhân dân lao động cả nướcnâng cao tinh thần đoàn kết một lòng, sẵn sàng chiến đấu hi sinh đến cùng để giữ vững nền độc lập non trẻ vừa giành được. Thuận lợi hết sức cơ bản nữa là nhân dân ta có đội tham mưu của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản, Đứng đầu đội tiền phong của giai cấp công nhân là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đảng ta từ hoạt động bí mật ra trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền.Chính quyền mang bản chất của giai cấp công nhân. Vì chính quyền đó do dân cử ra. Do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo; tư tưởng ; quan điểm của giai cấp công nhân được quán triệt nhằm đem lại lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Xét trên bình diện quốc tế cũng có nhiều thuận lợi chi phối đến tình hình Cách mạng Việt Nam, đến phong trào công nhân và công đoàn.Đó là lực lượng cách mạng thế giới có xu thế phát triển lớn mạnh gấp nhiều lần so với trước chiến tranh thế giới thứ 2.Trước hết là sự lớn mạnh của Nhà nước Xô Viết và sự ra đòi của hàng loạt của các nước dân chủ nhân dân. Phong trào giải phóng thuộc địa ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa phát triển mạnh mẽ, nhất là ở Châu Á . Phong ttào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và phong trào công nhân thế giới phát triển họp thành sức mạnh to lớn dồn dập tiến công vào các thế lực đế quốc và phản động thế giới đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình cách mạng Việt Nam và phong trào công nhân Việt Nam. Tình hình quốc tế nói trên là một trong những căn cứ để Đảng định ra đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến. Những thuận lợi chung, cơ bản nói trên chi phối sâu sắc đến phong trào công nhân và công đoàn trong những năm sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi. Xét riêng về nội tại giai cấp công nhân, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đưa giai cấp công nhân từ chỗ không có tư liệu sản xuất trở thành chủ thể của xã hội.Điều này tạo ra bước ngoặt lịch sử quan trọng về vị trí của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam, tạo ra thế và lực để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo toàn dân dẹp thù trong. Gi ặc ngoài. Giữ vững độc lập tự do, hạnh phúc cho dân tộc mà Cách mạng tháng Tám đã đem lại. Đối với tổ chức công đoàn, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám xác lập vị trí họp pháp của công đoàn trong pháp luật của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Đây là điều kiện đặc biệt thuận lợi và có ý nghĩa quan trọng để công đoàn thực sự trở thành trung tâm tập hợp, đoàn kết đông đảo công nhân, lao động đấy tranh, xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng trong những năm 1945-1946. I.2.I.2. Những khó khăn, thử thách Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nói trên, chính quyên cách mạng nói chung, phong ừào công nhân và công đoàn nói riêng còn phải đương đầu với vô vàn khó khăn gay gắt, thử thách nặng nề. Vào thời điểm sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, nước ta vẫn đứng trước khó khăn về ngoại xâm và nội phản. Miền Bắc(từ vĩ tuyến 16 trở ra): 20 van quân Trung Hoa dân quốc kéo vào nước ta theo sau là các Đảng phái tay sai như Việt Nam Quốc Dân Đảng(Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội(Việt Cách) hòng giành lại chính quyền. Ở Miền Nam(từ vĩ tuyến 16 ttở vào nam) quân Anh kéo vào, dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng. Trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, theo lệnh Anh chống cách mạng. Có thể nói, chưa bao giờ ừên đất nước ta lại có nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo, xảo quyệt và nhiều thế lực, đảng phái phản động như trong những năm 1945-1946. Trong khi đó, về quan hệ quốc tế, cah mạng Việt Nam chưa nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của bạn bè thế giới. Cùng với những khó khăn ừên chính quyền cách mạng còn non yếu và thiếu kinh nghiêm lãnh đạo, quản lí nhà nước.Lực lượng vũ trang còn non yếu. Hậu quả nặng nề của nạn đói 1945 chưa khắc phục được thì nạn lụt lớn làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc BỘ.Sau lụt lại hạn hán kéo dài làm 50% ruộng đất bị bỏ hoang, mùa màng mất mát nặng, khiến nạn đói mới có nguy cơ lại đến, đe dọa hàng triệu sinh mệnh. về tình hình công nghiệp, trong hơn 80 năm đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách bòn rút nguyên liệu của nước ta để cung cấp cho nền công nghiệp chính quốc; bóc lột công nhân rẻ mạt của ta để thu nhiều lợi nhuận; trút sang nước ta những thiết bị cũ kĩ dư thừa của công nghiệp chính quốc. Do vậy, sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, Nhà nước cách mạng của ta chỉ tiếp thu được một nền công nghiệp nhỏ yếu và què quặt. Cả nước không có một cơ sở luyện kim, chế tạo máy móc và hóa chất nào đáng kể. Riêng miền Bắc, có trên dưới 100 nhà máy lớn nhỏ với số công nhân viên chức khoảng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan