Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đảng cộng sản việt nam là một bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạ...

Tài liệu đảng cộng sản việt nam là một bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệ thống chính trị

.DOCX
5
259
72

Mô tả:

Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra quyết định chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệ thống chính trị, là đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được ghi nhận tại Điều 4 - Hiến pháp năm 1992: “ Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Sở dĩ Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị bởi vì: Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam gồm những người tiên tiến được vũ trang bởi thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phân tích một cách khoa học, khách quan điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, Đảng có khả năng vạch ra đường lối, chính sách đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả những chính sách, đường lối ấy trong thực tiễn. Thứ hai, Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức được Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà lãnh đạo thiên tài của cách mạng Việt Nam trực tiếp sáng lập và rèn luyện. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành quan trọng trong kho tàng tri thức lý luận của Đảng. Tư tưởng của Người là một di sản quý báu về lý luận cách mạng mà ngày nay Đảng ta được kế thừa và phát huy. Thứ ba, Đảng cộng sản là lực lượng có khả năng tổ chức, tập hợp to lớn. Bằng khả năng và uy tín của mình, Đảng có thể huy động, tập hợp nhân dân thực hiện các mục tiêu, đường lối mà Đảng đã đề ra. Khả năng tổ chức và lãnh đạo của Đảng đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam. Thứ tư, Đảng cộng sản Việt Nam luôn kiên định với mục tiêu đấu tranh vì sự nghiệp hoà bình, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tiến bộ trên thế giới. Điều này đã tạo ra uy tín quốc tế rộng lớn của Đảng ta, điều này giúp cho Đảng nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các chính đảng từ phía phong trào cộng sản và công nhân trên quốc tế, điều này góp phần củng cố vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng trong nước. Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với các thiết chế khác trong hệ thống chính trị bằng những phương pháp nhất định. Nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội đã được đề ra cụ thể từ Đại hội Đảng lần VI và được tiếp tục khẳng định tại Đại hội Đảng VII, VIII, IX, X gồm: Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. + Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trong từng thời kỳ phát triển trên tất cả các lĩnh vực. + Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập hệ thống dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. + Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ, phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội. + Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các Đảng viên và tổ chức Đảng bằng cách giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. + Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các Đảng viên, tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc. Đồng thời Đảng tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện các đường lối, chính sách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân để xay dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật @Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) cũng nhấn mạnh: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị mà trọng tâm là đối với Nhà nước còn chậm và lúng túng. Cụ thể như sau: Một là, vẫn còn tình trạng cấp uỷ bao biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo đối với hoạt động của hệ thống chính trị trên một số lĩnh vực. Chậm ban hành những quy định cụ thể về phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; về mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Hai là, còn thiếu những quy định cụ thể bảo đảm thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng, công tác cán bộ đổi mới chậm; chất lượng công tác tư tưởng, tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Chậm cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho từng chức danh cụ thể ở các cấp, các ngành. Chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ còn nhiều hạn chế; chính sách đãi ngộ với cán bộ còn bất cập. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, trọng dụng người có đức, có tài, thay thế kịp thời những người yếu kém về phẩm chất và năng lực. Ba là, chưa thực sự coi trọng đổi mới phong cách, lề lối làm việc; tình trạng họp hành nhiều, nói chưa đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu gương mẫu còn diễn ra ở nhiều nơi. Ngoài ra - Phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ chiến tranh và quản lý tập trung quan liêu, bao cấp còn ảnh hưởng đến ngày nay. - Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo công cuộc đổi mới, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế… là vấn đề mới mẻ, chưa có thực tiễn trong nước và trên thế giới, đòi hỏi phải tìm tòi, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. - Lý luận về Đảng cầm quyền, về phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một Đảng cầm quyền còn nhiều vấn đề chưa làm rõ, nhận thức còn khác nhau. - Những hạn chế trong tổ chức bộ máy và yếu kém trong đội ngũ cán bộ đã tác động tiêu cực, cản trở việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. - Chậm ban hành đầy đủ, đồng bộ các quy chế, quy định về sự lãnh đạo và phối hợp công tác giữa các tổ chức đảng với các tổ chức trong hệ thống chính trị. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với công việc của hệ thống chính trị là công việc hệ trọng, đòi hỏi phải chủ động tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm, vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, ừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp ngành. Vì vậy, trong việc đổi mới hệ thống chính trị, vấn đề trọng tâm và phức tạp nhất là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan