Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến n...

Tài liệu đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010

.PDF
200
311
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐOÀN THỊ YẾN ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 56 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hiển HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Vũ Quang Hiển. Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Đoàn Thị Yến i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 7 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục .............................................. 7 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung .................... 7 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông .................. 12 1.2. Nhóm công trình đề cập đến sự nghiệp giáo dục Thái Nguyên ........... 17 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về Thái Nguyên có liên quan đến giáo dục nói chung ........................................................................................ 17 1.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến giáo dục phổ thông ở Thái Nguyên ..................................................................... 20 1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết...................................................................................... 24 1.3.1. Nhận xét về các công trình nghiên cứu ....................................... 24 1.3.2. Những vấn đề luận án đi sâu nghiên cứu .................................... 26 Tiểu kết........................................................................................................ 26 Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 .................................................................................... 27 2.1. Những yếu tố tác động đến sự nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh Thái Nguyên và chủ trƣơng của Đảng bộ ................................................... 27 2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 27 2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ ............................................................. 40 2.2. Chỉ đạo thực hiện ................................................................................. 49 2.2.1. Chỉ đạo xây dựng đội nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ....... 51 ii 2.2.2. Chỉ đạo phát triển quy mô, mạng lƣới trƣờng lớp ...................... 56 2.2.3. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ............. 60 2.2.4. Chỉ đạo nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy và học ................... 64 Tiểu kết........................................................................................................ 68 Chƣơng 3. LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 .................................................... 70 3.1. Yêu cầu mới đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông và những chủ trƣơng mới của Đảng bộ ............................................................................. 70 3.1.1. Những yêu cầu mới ..................................................................... 70 3.1.2. Chủ trƣơng mới của Đảng bộ...................................................... 76 3.2. Chỉ đạo hiện thực hóa chủ trƣơng của Đảng bộ .................................. 85 3.2.1. Chỉ đạo nâng cao chất lƣợng, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ............................................................................... 86 3.2.2. Chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống trƣờng lớp theo hƣớng đa dạng hóa, chuẩn hóa và xã hội hóa ....................................................... 90 3.2.3. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học theo hƣớng kiên cố hóa và hiện đại hóa ....................................................... 95 3.2.4. Chỉ đạo nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ........................ 99 Tiểu kết...................................................................................................... 105 Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............................. 107 4.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên .................. 107 4.1.1. Ƣu điểm..................................................................................... 107 4.1.2. Hạn chế ..................................................................................... 125 4.2. Một số kinh nghiệm ........................................................................... 133 4.2.1. Vận dụng chủ trƣơng, chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc phù hợp với địa phƣơng ...................................................................... 134 4.2.2. Quan tâm phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh ............................................................................. 136 4.2.3. Quán triệt sâu rộng quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội ................................................................................... 138 iii 4.2.4. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ............................................................................................... 140 4.2.5. Quan tâm việc học đi đôi với hành ........................................... 141 Tiểu kết...................................................................................................... 143 KẾT LUẬN ................................................................................................... 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 149 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 164 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCHTW : Ban Chấp hành Trung ƣơng CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDPT : Giáo dục phổ thông NXB : Nhà xuất bản HĐND : Hội đồng Nhân dân THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông PTCS/PTTH : Phổ thông cơ sở/Phổ thông trung học UBND : Ủy ban Nhân dân v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con ngƣời. Giáo dục không chỉ là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra mạnh mẽ, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lƣợng sản xuất thì giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam, GDPT là bậc học có vai trò tiếp nối bậc học mầm non và mở đầu cho các bậc học kế tiếp, mang ý nghĩa là bậc học “bản lề” của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên. GDPT là nền tảng văn hóa của một nƣớc, là sức mạnh tƣơng lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất trọng yếu cho sự phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa [6]. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế nhƣ hiện nay thì vai trò của giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có khả năng tiếp thu, sử dụng công nghệ mới để phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Với ý nghĩa đó, Đảng Cộng sản Việt Nam coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, từ đó, đầu tƣ cho giáo dục đƣợc coi là đầu tƣ cho sự phát triển. Tỉnh Thái Nguyên thuộc khu vực trung du Bắc Bộ, đƣợc tái lập vào năm 1997 (tách ra từ tỉnh Bắc Thái). So với các địa phƣơng trong khu vực, tỉnh Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục: là trung tâm đào tạo đứng thứ 3 của cả nƣớc sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; có vị trí kề sát Thủ đô; có thành phố công nghiệp Thái Nguyên đƣợc hình thành sớm (1962). Bên cạnh những thuận lợi kể trên, tỉnh Thái Nguyên có những khó khăn nhất định của một địa phƣơng miền núi. Đó là: yếu tố địa hình, thổ nhƣỡng phức tạp; đồng bào các dân tộc thiểu số (chiếm 24.49% dân số toàn tỉnh) sống chủ yếu ở miền núi, vùng cao (Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa và một 1 phần của huyện Phú Lƣơng) với điều kiện còn nhiều khó khăn nhƣ giao thông cách trở, đi lại không thuận tiện; tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện sống, sinh hoạt quá đơn sơ; trình độ học vấn còn thấp và không đồng đều… Thực hiện chủ trƣơng phát triển giáo dục của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiều chủ trƣơng, biện pháp nhằm củng cố, đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục địa phƣơng (trong đó có GDPT). Do vậy, từ năm 1997 đến năm 2010, ngành giáo dục của Thái Nguyên luôn giữ vị trí đi đầu trong khu vực trung du Bắc Bộ, là 1 trong 15 đơn vị giáo dục phát triển của cả nƣớc. Những thành quả đó đang góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng bộ tỉnh đề ra là phấn đấu để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt đƣợc, sự nghiệp giáo dục Thái Nguyên vẫn còn nhiều bất cập. Trong điều kiện Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, khi yêu cầu về nguồn lao động chất lƣợng cao ngày càng cấp thiết, đòi hỏi ngành giáo dục phải giải quyết bài toán về chất lƣợng giáo dục thì cần phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân. Cuộc đổi mới phải bắt đầu từ đổi mới cơ chế chính sách trong phát triển giáo dục; chƣơng trình, sách giáo khoa; đội ngũ giáo viên; phƣơng pháp dạy - học. Nhƣng từ nhận thức đến thực tiễn mỗi địa phƣơng có những điểm khác nhau, do những điều kiện lịch sử chi phối. Việc nghiên cứu, tổng kết sự lãnh đạo của mỗi đảng bộ địa phƣơng trong quá trình thực hiện chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục không chỉ góp phần làm rõ sự vận động lịch sử đã và đang diễn ra trên địa bàn mỗi tỉnh, đúc rút kinh nghiệm của mỗi đảng bộ địa phƣơng mà còn có thể cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vấn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với sự phát triển giáo dục của đất nƣớc. Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010” làm Luận án Tiến sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến năm 2010, từ đó bƣớc đầu rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn, làm cho sự nghiệp GDPT của Thái Nguyên phát triển hơn trong thời gian tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích hệ thống những yếu tố tác động đến sự nghiệp GDPT của tỉnh Thái Nguyên nhƣ: đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên; thực trạng của GDPT tại thời điểm tái lập tỉnh (1997); chủ trƣơng phát triển GDPT của Đảng Cộng sản Việt Nam. Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng chủ trƣơng, chính sách của Đảng để chỉ đạo phát triển sự nghiệp GDPT trong những năm 1997 - 2010. Nhận xét những ƣu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong những năm 1997 - 2010; từ đó tổng kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hơn chủ trƣơng về phát triển GDPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những chủ trƣơng và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp GDPT. Quá trình chỉ đạo thực hiện thực chủ trƣơng của Đảng bộ về GDPT thông qua hoạt động của các cấp bộ đảng, chính quyền, ban ngành chức năng ở địa phƣơng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: từ năm 1997 đến năm 2010, qua 03 nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên: nhiệm kỳ XV (1997 - 2000), nhiệm kỳ XVI (2001 - 2005), nhiệm kỳ XVII (2006 - 2010). 3 Về không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các huyện: Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên. Ngoài ra, luận án còn đề cập thêm tình hình GDPT của một số tỉnh trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc để có thêm số liệu so sánh với GDPT của tỉnh Thái Nguyên. Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp GDPT; quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển sự nghiệp GDPT trên các lĩnh vực: đào tạo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng quy mô, mạng lƣới trƣờng lớp; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học; chỉ đạo nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Luận án chỉ tập trung làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với GDPT bao gồm: giáo dục tiểu học (đƣợc thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5); giáo dục THCS (đƣợc thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9); giáo dục THPT (đƣợc thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến lớp 12); không bao gồm hệ bổ túc (hệ B) trƣớc kia, nay là Giáo dục thƣờng xuyên). Theo điều 30 của Luật giáo dục năm 2005, cơ sở GDPT ngoài trƣờng tiểu học, trƣờng THCS, trƣờng THPT, trƣờng phổ thông có nhiều cấp học còn có trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hƣớng nghiệp nên luận án bƣớc đầu có đề cập khái quát đến thực trạng của các trung tâm này. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục. 4.2. Nguồn tài liệu Nguồn tư liệu thành văn: Văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc bao gồm: các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, thông tƣ, chƣơng trình… 4 Văn kiện của các cấp đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên (Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT) bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, thông tƣ, chƣơng trình, đề án… Các sách, báo, tạp chí đã xuất bản; luận văn, luận án, đề tài liên quan đến giáo dục. Nguồn tư liệu thực tế: Luận án sử dụng tài liệu khảo sát thực tiễn qua phỏng vấn một số giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của một số trƣờng phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án đƣợc tiến hành dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu chung của khoa học lịch sử nhƣ: phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lô-gic. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, khảo sát thực địa. Trong đó: Phƣơng pháp lịch sử nhằm trình bày bối cảnh, chủ trƣơng và biện pháp, quá trình thực thi gắn với kết quả cụ thể về phát triển sự nghiệp GDPT ở tỉnh Thái Nguyên trong những khoảng thời gian khác nhau. Phƣơng pháp lô-gic nhằm làm rõ mối liên hệ giữa chủ trƣơng, biện pháp với quá trình thực hiện; từ đó khái quát những ƣu điểm, hạn chế, đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp GDPT trong những năm 1997 - 2010. Cùng với các phƣơng pháp trên, luận án còn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đã đặt ra. 5. Những đóng góp của luận án Làm rõ những yếu tố tác động đến sự nghiệp GDPT của tỉnh Thái Nguyên trong những năm 1997 - 2010. Phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên quán triệt, vận dụng chủ trƣơng, chính sách của Đảng về GDPT vào thực tiễn địa phƣơng từ năm 1997 đến năm 2010 qua hai khoảng thời gian 1997 - 2005 và 2006 - 2010. 5 Phân tích quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trên các lĩnh vực nhƣ: xây dựng, đào tạo đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục; nâng cao chất lƣợng dạy và học trong các nhà trƣờng. Nhận xét ƣu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến năm 2010, từ đó đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn. Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trƣơng về phát triển GDPT, nhằm tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên; góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ đổi mới. Tập hợp, chọn lọc và hệ thống hóa một cách cơ bản các tài liệu về chủ trƣơng, biện pháp của Đảng bộ đối với sự nghiệp GDPT của tỉnh Thái Nguyên, qua đó, góp phần vào công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phƣơng thời kỳ đổi mới. 6. Kết cấu của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án đƣợc chia thành 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chƣơng 2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2005 Chƣơng 3. Lãnh đạo đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2006 đến năm 2010 Chƣơng 4. Nhận xét và một số kinh nghiệm 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Giáo dục là lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội. Phát triển GD&ĐT luôn đƣợc Đảng quan tâm hàng đầu trọng sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH. Do vậy, việc nghiên cứu GD&ĐT nói chung và GDPT nói riêng là một trong những vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học, các cơ quan quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục đã đƣợc công bố, có thể khái quát và phân chia thành các nhóm công trình khoa học sau: 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung Keri faces (2011) trong công trình Learning futures, education, technology and social change [171] nghiên cứu về tác động của những biến đổi công nghệ kỹ thuật số đối với giáo dục. Từ đó, tác giả khẳng định: Giáo dục trên khắp thế giới đang cần đƣợc biến đổi để thích ứng với một nền kinh tế tri thức toàn cầu trong tƣơng lai. Biến đổi đó phải đƣợc bắt đầu từ biến đổi trƣờng học. Mô hình trƣờng học trong tƣơng lai không phải chỉ đơn giản là một trƣờng học đƣợc trang bị tốt để chinh phục các công nghệ kỹ thuật, để cung cấp cách tiếp cận mới, để dự án công việc, lập kế hoạch thời gian và chƣơng trình giảng dạy; mà đó là một trƣờng học đƣợc công nhận vai trò nhƣ một không gian để xây dựng xã hội tƣơng lai. Nói cách khác, trƣờng học trong tƣơng lai phải đƣợc công nhận là nơi mà các học sinh, giáo viên và cộng đồng rộng lớn hơn có thể đến với nhau để hiểu làm thế nào để sống tốt và sáng suốt hơn với những tính năng công nghệ mới nổi của xã hội. Và trọng tâm của trƣờng học là coi trọng dân chủ với cách sống mới. Keri faces chỉ ra những điều kiện để cho phép một trƣờng tƣơng lai nhƣ: cách quản lý và trách nhiệm đối với các trƣờng học; chƣơng trình đào tạo mang tính địa phƣơng; xây dựng tài nguyên mạng và đa dạng hóa loại hình trƣờng học; mối liên quan giữa vấn đề giáo dục với nơi cƣ trú, kinh tế, giao thông và môi trƣờng sống; giấy chứng nhận để đánh giá khả năng; chính sách bảo vệ trẻ 7 em; chính sách về đào tạo giáo viên và xây dựng một chƣơng trình giáo dục với sự tham gia của đối tác; xây dựng trƣờng đại học cộng tác để dân chủ hóa sự nghiên cứu; xây dựng chuẩn đạo đức đối với việc sử dụng giáo dục kỹ thuật số và công nghệ sinh học. Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước của các tác giả Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu [49] là công trình phân tích một cách có hệ thống tƣ tƣởng Đặng Tiểu Bình về trí thức, nhân tài, về tôn trọng và phát triển nhân tài, về GD&ĐT phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong quá trình cải cách, mở cửa. Tác giả nhấn mạnh việc Trung Quốc luôn coi GD&ĐT phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, công tác nhân tài là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, coi đó là kế lớn trăm năm để chấn hƣng đất nƣớc. Nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản trong tƣ tƣởng Đặng Tiểu Bình về GD&ĐT phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và nhân tài đất nƣớc đƣợc làm rõ, làm cơ sở cho Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện đƣờng lối, chính sách cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Lê Thị Ái Lâm trong công trình Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - kinh nghiệm Đông Á [60] trình bày vai trò và giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông qua GD&ĐT ở một số nƣớc Đông Á. Từ đó, tác giả đƣa ra một số lƣu ý, kinh nghiệm cần tham khảo học tập đối với Việt Nam từ bài học Đông Á. Từ những công trình trên cho thấy, trƣớc những thay đổi trong xu thế phát triển của kinh tế, khoa học công nghệ trên thế giới, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng. Các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò không thể phủ nhận của giáo dục trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng. Nghiên cứu về tình hình, thực trạng giáo dục Việt Nam có những công trình nhƣ: 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945 - 1995) của của Bộ GD&ĐT [11]; Từ bộ Quốc gia đến Bộ Giáo dục và Đào tạo 8 (1945 - 1995) của các tác giả Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đƣờng (chủ biên) [3]; Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử của Viện Khoa học giáo dục [168]; Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam của tác giả Lê Văn Giạng [39]; Lịch sử giáo dục Việt Nam của tác giả Bùi Minh Hiền [57], Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945 1990) của Phạm Minh Hạc (chủ biên) [40]… Những công trình trên khái quát đƣợc sự hình thành, phát triển của nền giáo dục Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Qua nội dung phản ánh trong những công trình trên cho thấy: thành tựu của giáo dục Việt Nam là đáng tự hào, không thể phủ nhận, song, giáo dục của Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập so với nền giáo dục trong khu vực và thế giới. Vì vậy, GD&ĐT nói chung và GDPT nói riêng ở Việt Nam cần phải đƣợc đổi mới. Công cuộc đổi mới GD&ĐT càng trở nên cấp thiết khi Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Bởi đây là thời kỳ đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao để có thể làm chủ công nghệ hiện đại. Nghiên cứu về GD&ĐT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH có những công trình tiêu biểu nhƣ: Những công trình của GS Phạm Minh Hạc: Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [41]; Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa [42]; Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI [44] không chỉ nêu bật tính chất, vai trò, nguyên lý, mục tiêu, bản chất mà còn phân tích, luận giải những nhận thức mới về giáo dục con ngƣời Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Đó là bƣớc vào thế kỷ XXI, cùng vấn đề thời đại nhƣ hoà bình, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn cầu hoá, bảo vệ môi trƣờng, quy mô và chất lƣợng dân số thì tất cả các quốc gia, lãnh thổ đều đặt vấn đề con ngƣời, chiến lƣợc con ngƣời, nguồn nhân lực chất lƣợng cao là đòn bẩy của các vấn đề kinh tế - xã hội. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, yêu cầu của việc phát 9 triển nguồn nhân lực là phải chuẩn bị một nguồn nhân lực phục vụ cả 3 nền kinh tế: kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức. Theo GS Phạm Minh Hạc, điểm chốt lại về phát triển con ngƣời Việt Nam trong thế kỷ XXI cần tập trung vào xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Xây dựng con ngƣời của thế kỷ XXI phải đƣợc bắt đầu từ nhà trƣờng. Muốn vậy, trƣớc hết phải xây dựng các nhà trƣờng để nhà trƣờng là nơi đào tạo những con ngƣời văn minh. Liên quan đến nội dung này, Luận án Tiến sĩ Triết học Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Thanh [108] đề cập đến vai trò của sự phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện CNH, HĐH. Qua đó, tác giả đƣa ra các định hƣớng phát triển nguồn nhân lực phù hợp với Việt Nam. Từ đó, tác giả đi đến khẳng định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu để phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng bảo đảm. Trong công trình Phát triển giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng của tác giả Nghiêm Đình Vỳ [170] khẳng định: nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH cần phải đổi mới cơ cấu tổ chức và hoàn thiện hệ thống GD&ĐT; nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục và tăng cƣờng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục. Trong công trình “Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giải pháp” [68] đã phân tích quan điểm quan trọng coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về GD&ĐT của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, các tác giả nhấn mạnh: cần phải nhận thức đúng một số quan điểm cơ bản về GD&ĐT ở Việt Nam; đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới GD&ĐT phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Tác giả Trần Khánh Đức trong công trình Giáo dục và đào tạo: phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI [38] đề cập và phân tích khá sâu sắc 10 tình hình GD&ĐT nguồn nhân lực; vai trò của GD&ĐT đối với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI; từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm thúc đẩy, đổi mới GD&ĐT đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Tác giả Trần Quốc Toản trong công trình Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế [140] tập trung nghiên cứu và làm rõ bản chất của giáo dục, hoạt động giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế; luận giải cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn sự tác động của kinh tế thị trƣờng, cơ chế thị trƣờng đối với sự phát triển GD&ĐT; nghiên cứu thực trạng phát triển GD&ĐT Việt Nam trong qúa trình đất nƣớc chuyển đổi sang thể chế kinh tế thị trƣờng; kinh nghiệm quốc tế về phát triển GD&ĐT trong các nền kinh tế thị trƣờng khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất hệ thống đồng bộ các định hƣớng nội dung, giải pháp đổi mới và phát triển GD&ĐT; đổi mới nhận thức - tƣ duy, cơ chế quản lý nhà nƣớc, cơ chế tự chủ của các cơ sở GD&ĐT, đào tạo và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Trong công trình Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, Một số kinh nghiệm của thế giới, tác giả Tạ Ngọc Tấn [107] phân tích những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển GD&ĐT nguồn nhân lực, nhân tài của một số nƣớc trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam trong thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT để phát triển nguồn nhân lực, nhân tài phục vụ đất nƣớc. Tác giả Bùi Mạnh Nhị trong bài viết Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam [69] trình bày một cách có hệ thống về GD&ĐT ở Việt Nam trong những thập kỷ qua, nhất là từ khi đổi mới đất nƣớc, nêu lên những thành tựu và hạn chế chính; từ đó xác định phƣơng hƣớng, yêu cầu, đề xuất một số vấn đề về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ở Việt Nam. Qua tổng quan các công trình trên cho thấy trƣớc sức ép của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, đổi mới giáo dục là yêu cầu tất yếu để xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao. 11 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông Trong công trình 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông của tác giả Võ Thuần Nho (chủ biên) [70], ngoài nội dung đề cập đến sự phát triển của ngành giáo dục trong thời kỳ chuyển biến cách mạng với những số liệu thống kê về số lƣợng học sinh, giáo viên, loại hình trƣờng lớp, tác giả trình bày những nét chủ yếu về chủ trƣơng, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với giáo dục qua các giai đoạn của cách mạng. Từ những nội dung đề cập trong công trình trên cho thấy, GD&ĐT luôn đƣợc Đảng coi trọng, đầu tƣ. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ phát triển; giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nƣớc và toàn dân; mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Công trình Cải cách và chấn hưng giáo dục của tác giả Hoàng Tụy (chủ biên) [146] đã tập trung vào những vấn đề nổi cộm, mang tính thời sự đƣợc chắt lọc từ những diễn đàn: đổi mới tƣ duy giáo dục; cải tổ hệ thống quản lý giáo dục; vấn đề thi cử, dạy thêm, học thêm...Tác giả của các bài viết trong cuốn sách này hầu hết là những nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo đang làm việc tại Việt Nam và nƣớc ngoài. Nội dung của cuốn sách đã cung cấp những kiến thức về hiện trạng giáo dục ở Việt Nam; những nghiên cứu, ý kiến trao đổi, những kiến nghị, đề xuất để cải cách, chấn hƣng giáo dục. Ở nội dung cung cấp những kiến thức về hiện trạng giáo dục ở Việt Nam có những bài viết về GDPT tiêu biểu nhƣ: “Một số vấn đề cấp thiết của giáo dục hiện nay” (tr.11-21) của GS - TSKH Lê Ngọc Trà (Viện trƣởng viện nghiên cứu giáo dục) khái quát về những bất cập của giáo dục Việt Nam đó là: chƣơng trình, nội dung khó và quá tải, học sinh phải học quá nhiều; lối dạy học nhồi nhét kiến thức, áp đặt, không phát huy óc sáng tạo, lối học vẹt khá phổ biến, thi cử không hợp lý; bệnh chạy theo thành tích, chạy theo chỉ tiêu; sự bất cập của hệ thống giáo dục so với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong thế kỷ XXI). Tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình 12 trạng trên là do: sự lạc hậu về kinh tế; tâm lý, quan niệm của xã hội, gia đình, phụ huynh; sự mở rộng về diện, số lƣợng của giáo dục vƣợt quá khả năng kiểm soát của ngành, sự bảo đảm tài chính của nhà nƣớc. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra một số vấn đề cần giải quyết ở cấp độ vĩ mô và những vấn đề cụ thể nhƣ thiết kế lại chƣơng trình GDPT, cải cách hệ thống thi cử; thực hiện quốc sách giáo dục về giáo dục thẩm mỹ. Trong bài viết “Về đánh giá chất lượng văn hóa giáo dục phổ thông” (tr.37 - 41), nhà giáo Hàn Liên Hải chỉ ra yêu cầu việc nhận định cho đúng chất lƣợng văn hóa của GDPT Việt Nam là việc làm cần thiết, phải làm ngay, không đƣợc né tránh. Tác giả chỉ ra nguyên nhân chất lƣợng yếu kém trong chất lƣợng văn hóa của GDPT Việt Nam ngoài chƣơng trình, đội ngũ, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, phƣơng pháp dạy học còn bởi trách nhiệm của các nhà quản lý và hoạch định kế hoạch giáo dục (đây là nguyên nhân chủ yếu). Trong bài viết “Đổi mới giáo dục phổ thông: Nửa năm nhìn lại bậc tiểu học” của tác giả Đặng Huỳnh Mai (tr.47 - 53), nguyên Thứ trƣởng Bộ GD&ĐT trên cơ sở phân tích công cuộc đổi mới giáo dục có khẳng định công cuộc đổi mới giáo dục thành công hay thất bại phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ giáo viên và sự chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trƣờng. GS Nguyễn Cảnh Toàn - nguyên Thứ trƣởng Bộ GD&ĐT trong bài viết “Xóa nạn dạy thêm, học thêm như thế nào” (tr.88 - 92) chỉ ra nguyên nhân trực tiếp của nạn dạy thêm, học thêm là do bộ đề thi của Bộ Đại học (cũ) dẫn tới học tủ, từ đó dẫn đến luyện thi, dạy thêm, học thêm. (Nguyên nhân này đã bị bãi bỏ nhƣng hậu quả để lại bám rất chắc). Ngoài ra, còn do tâm lý của phụ huynh, tâm lý của xã hội. Từ cách phân tích đó, tác giả đƣa ra nhận định: muốn xóa bỏ nạn dạy thêm, học thêm tràn lan phải triệt phá nguyên nhân gây ra nó, mà bƣớc chuẩn bị trực tiếp là cần sớm thành lập đại học từ xa một cách có chất lƣợng. 13 Tác giả Dƣơng Thế Hùng trong bài viết “Học sinh lớp 5 nhưng không biết chữ” (tr.123 - 126) đã chỉ ra nguyên nhân của hiện tƣợng học sinh lớp 4, 5 của tỉnh Đồng Tháp không biết chữ là do hệ quả của căn bệnh thành tích tích tụ nhiều năm. Phản hồi bài viết đó, nhà giáo Đặng Huỳnh Mai (Thứ trƣởng Bộ GD&ĐT), trong bài viết “Hãy gánh lấy trách nhiệm về phía mình” (tr.129 - 130) chỉ ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là do hậu quả của việc dạy đồng loạt, đọc đồng thanh; sự chậm đổi mới của công tác quản lý dẫn đến sự lựa chọn của giáo viên theo hƣớng tiêu cực. Từ đó, tác giả nhận định: các nhà quản lý giáo dục tiểu học hãy gánh lấy trách nhiệm về phía mình để dành sự thuận lợi, những điều kiện tốt nhất cho học sinh. Ở nội dung cung cấp những ý kiến trao đổi, những kiến nghị, đề xuất để cải cách, chấn hƣng giáo dục, có những công trình tiêu biểu: “Đề án cải cách giáo dục” của tác giả Nguyễn Khắc Viện (tr.297 301) đƣa ra đề xuất: bên cạnh 2 môn cơ bản là Văn, Toán, cần đƣa môn kỹ thuật vào chƣơng trình cơ bản. Cần mở thêm nhiều cơ sở học tập các loại ngành nghề để từ trƣờng phổ thông tỏa ra rất nhiều con đƣờng đi tới ngành này, nghề nọ. Giảm nhẹ chƣơng trình bắt buộc, phát triển tự học để tránh học vẹt, học thuộc lòng. Trong bài viết “Cần có một nền học cho ta, của ta” (tr.302 - 312), GS Phan Đình Diệu, đƣa ra đề xuất: sắp xếp lại cấp học phổ thông (kết hợp bậc học tiểu học và THCS thành cấp học giáo dục phổ cập, bậc học THPT để riêng thành một cấp học); chƣơng trình học của cấp học phổ cập gồm phần tiếng Việt (ngôn ngữ nói và viết, văn thơ nghệ thuật, văn hóa dân tộc); phần kiến thức nhập môn cơ bản về khoa học và kỹ thuật; phần kiến thức về đạo đức công dân Trong bài viết “Cần khẩn trương hiện đại hóa giáo dục” của tác giả Hoàng Tụy (tr.320 - 326), ngoài việc chỉ ra cách đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, tác giả còn nhấn mạnh: muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục cần phải sửa đổi chế độ lƣơng vì lƣơng không ra lƣơng thì tất yếu dẫn đến giáo dục không ra giáo dục. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan