Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh bình định lãnh đạo đấu tranh chống phá chính sách “bình định” của m...

Tài liệu đảng bộ tỉnh bình định lãnh đạo đấu tranh chống phá chính sách “bình định” của mỹ và chính quyền việt nam cộng hòa từ năm 1961 đến năm 1973

.PDF
262
56
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐINH VĂN TRỌNG ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁ CHÍNH SÁCH “BÌNH ĐỊNH” CỦA MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1973 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội-2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐINH VĂN TRỌNG ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁ CHÍNH SÁCH “BÌNH ĐỊNH” CỦA MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1973 Chuyên ngành: Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS TRẦN NGỌC LONG 2. TS. NGUYỄN QUANG LIỆU Hà Nội-2017 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo đấu tranh chống phá chính sách “bình định” của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ năm 1961 đến năm 1973 này là của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 4 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận án Đinh Văn Trọng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu 6 6 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách “bình định” và đấu tranh chống phá “bình định” nói chung 6 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về Đảng lãnh đạo đấu tranh chống phá “bình định” 19 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu 24 1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 24 1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 25 Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁ “BÌNH ĐỊNH” CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1965 27 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống phá chính sách “bình đinh” 27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và truyền thống yêu nước, cách mạng của nhân dân Bình Định 27 2.1.2. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chủ trương của Đảng, Khu ủy 5 30 2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo chống phá “bình định” của Đảng bộ tỉnh Bình Định từ năm 1961 đến năm 1965 2.2.1. Chủ trương chống phá “bình định” 46 46 2.2.2. Đảng bộ tỉnh Bình Định chỉ đạo đấu tranh chống phá chính sách “bình định” * Tiểu kết 52 61 Chƣơng 3. ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁ CHÍNH SÁCH “BÌNH ĐỊNH” (1965 - 1973) 63 3.1. Tình hình mới và chủ trƣơng đẩy mạnh đấu tranh chống phá “bình định” (1965 - 1968) 63 3.1.1. Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chủ trương của Đảng, Khu ủy 5 63 3.1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định (1965 - 1968) 72 3.2. Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo đấu tranh chống phá chính sách “bình định” (1969 - 1973) 85 3.2.1. Âm mưu của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và chủ trương của Đảng, Khu ủy 5 3.2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định * Tiểu kết Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 4. 1. Nhận xét 85 96 112 114 114 4.1.1. Ưu điểm 114 4.1.2. Hạn chế 128 4.2. Một số kinh nghiệm * Tiểu kết 134 146 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 169 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 1- ACL: Ấp chiến lược 2- NXB CTQG, HN: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 3- NXB QĐND, HN: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 4- NXB ST, HN: Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 5- VNCH: Việt Nam Cộng hòa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3. 1. Thành tích hoạt động các mặt năm 1967 tại các địa phương của tỉnh Bình Định 84 Bảng 3. 2. Kết quả giành dân phá kẹp năm 1970 của Đảng bộ và quân dân tỉnh Bình Định 108 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ luôn coi “bình định” là một trong những chính sách chiến lược cơ bản hàng đầu và được thực hiện nhất quán, xuyên suốt cả cuộc chiến. “Bình định” được tiến hành bằng việc sử dụng tổng hợp các thủ đoạn, biện pháp: chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục,… trong đó, chính trị và quân sự vừa là mục tiêu chiến lược, vừa là biện pháp chủ yếu và được sử dụng thường xuyên nhằm thực hiện mục đích cốt lõi là chiếm đất, giành dân, kiểm soát địa bàn, phá hoại hậu phương và căn cứ cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Các chương trình, kế hoạch, biện pháp hành động của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) nhằm “bình định” miền Nam Việt Nam được triển khai liên tục, quyết liệt trong từng thời kỳ, thích ứng với mỗi chiến lược chiến tranh dưới những tên gọi khác nhau. Trong những năm 1954 - 1960 là chương trình “Tố Cộng, Diệt Cộng” nhằm đàn áp phong trào quần chúng, trả thù những người kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ sở cách mạng; xúc tiến kế hoạch lập “khu Dinh điền”, “khu Trù mật” để nắm dân. Từ năm 1961, Mỹ đẩy mạnh hoạt động can thiệp quân sự vào miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), thì đồng thời cũng chính thức đưa ra chương trình “bình định” (hay chương trình “bình định nông thôn”). Mở đầu cho chương trình này là kế hoạch Stalây - Taylo nhằm “bình định” miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng bằng nhiều biện pháp, trong đó “Ấp Chiến lược” (ACL) là biện pháp chủ yếu nhất và được nâng lên thành “quốc sách”. Bước sang giai đoạn “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH thực hiện chương trình “Phát triển cách mạng” (1965 - 1967), đưa chính sách “bình định” lên ngang với biện pháp quân sự “tìm diệt”; xây dựng “làng kiểu mẫu”; lập các đoàn cán bộ xây dựng nông thôn mà thực chất là các đội “bình định” do Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trực tiếp huấn luyện đưa về thôn, xã mở các đợt hoạt động để tái thiết lập nông thôn. Trong giai đoạn “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1975) là Kế hoạch “Bình định cấp tốc” (1968 - 1 1970), coi “bình định” là trụ cột, là xương sống và được tiến hành nhiều đợt liên tiếp. Đây là thời kỳ Mỹ và chính quyền VNCH đẩy chương trình “bình định” lên đến nấc thang cao nhất, quyết liệt nhất và được họ đánh giá là có kết quả nhất, giành được quyền kiểm soát phần lớn nông thôn Nam bộ, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đẩy được lực lượng cách mạng ra xa quần chúng nhân dân. Bình Định là tỉnh nằm trong vùng duyên hải Nam Trung bộ có vị trí chiến lược rất quan trọng, là cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng Nam Trung bộ với các tỉnh Tây Nguyên đến các nước Lào và Campuchia; là nơi có sân bay, bến cảng lớn. Đặc biệt là có tuyến Quốc lộ 19, một trong những cửa ngõ quan trọng nhất đi lên Tây Nguyên và cũng là trục cơ động chủ lực của cả 2 phía trong các chiến dịch tiến công và phản công. Vì vậy mà tỉnh Bình Định cũng là một trong những trọng điểm triển khai chính sách “bình định” của Mỹ và Chính quyền VNCH. Đối phương đã không ngừng thực hiện mọi âm mưu, thủ đoạn tàn bạo và thâm độc để “bình định”, lấn chiếm địa bàn chiến lược quan trọng này. Trong quá trình đấu tranh chống phá tiến tới làm phá sản chính sách “bình định” của Mỹ và chính quyền VNCH, quân và dân Bình Định đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách; sử dụng linh hoạt và sáng tạo các phương thức, từng bước làm thất bại các kế hoạch, chương trình “bình định” của địch. Từ nhiều năm qua, phong trào đấu tranh chống phá “bình định” diễn ra ở địa phương này, giai đoạn 1961 - 1973 đã thu hút sự chú ý, quan tâm tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Vấn đề này được đề cập từng phần, theo từng góc độ khác nhau hoặc là lồng ghép trong các công trình nghiên cứu lịch sử kháng chiến của Quân Khu 5 và của các địa phương. Dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống. Chính vì vậy mà nghiên cứu sinh quyết định chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo đấu tranh chống phá chính sách “bình định” của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ năm 1961 đến năm 1973” để làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2 2.1. Mục đích: Luận án nhằm làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định đối với cuộc đấu tranh chống phá chính sách “bình định” từ năm 1961 đến năm 1973; qua đó rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau: Phân tích làm nổi rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống phá chính sách “bình định” của Mỹ và chính quyền VNCH. Hệ thống hóa các chủ trương, biện pháp chỉ đạo cụ thể của các cấp ủy Đảng ở Bình Định đối với cuộc đấu tranh chống phá “bình định” của Mỹ và chính quyền VNCH từ năm 1961 đến năm 1973. Tái hiện quá trình quân và dân Bình Định hiện thực hóa chủ trương chống phá “bình định”. Nhận xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống phá “bình định” và rút ra một số kinh nghiệm lịch sử có thể vận dụng trong tình hình hiện nay. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Bình Định đối với cuộc đấu tranh chống phá chính sách “bình định” của Mỹ và chính quyền VNCH tại địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 1961 đến năm 1973. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Định thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Về thời gian: Từ năm 1961, khi đế quốc Mỹ bắt đầu triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở tỉnh Bình Định đến năm 1973 - khi quân Mỹ cơ bản rút khỏi địa bàn này. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu phạm vi thời gian có thể mở rộng thời gian về trước hoặc về sau khi cần thiết để làm rõ tính liên tục. 3 Phạm vi nội dung: Nghiên cứu chủ trương của Đảng, Khu ủy Khu 5, trong đó tập trung chủ yếu vào chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định đối với cuộc đấu tranh chống phá “bình định”. Từ đó, nhận xét, đánh giá một số ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân những ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống phá “bình định” của các cấp bộ Đảng ở tỉnh Bình Định, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm từ trong quá trình đó. 4. Cơ sở lý luận và thực tiễn, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn: Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên nền tảng quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh nhân dân. Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chống phá “bình định” của các cấp bộ Đảng ở tỉnh Bình Định được phản ánh trong các nghị quyết, văn bản báo cáo, các bảng biểu thống kê lưu trữ của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng có liên quan. 4.2. Nguồn tài liệu: Văn kiện Đảng toàn tập. Tác phẩm của các nhà kinh điển. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, tài liệu tổng kết của Đảng, Nhà nước, Khu ủy Khu 5 đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia 2, thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học quân sự Quân Khu 5, Trung tâm lưu trữ Quân Khu 5, Trung tâm lưu trữ tỉnh Bình Định, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định, Ban Tuyên giáo và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định,... Công trình nghiên cứu của các cấp Ban ngành ở Trung ương, địa phương và tỉnh Bình Định; các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về Lịch sử phong trào đấu tranh chống phá “bình định” của Mỹ và chính quyền VNCH. 4 Các công trình Lịch sử Đảng bộ Quân Khu 5, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định, Lịch sử Đảng bộ các huyện - thị xã, thành phố,... Các bài viết về phong trào chống phá “bình định” của các nhà nghiên cứu đăng trên các Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Lịch sử Quân sự,... 4.3. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận án, NCS sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu; đồng thời kết hợp sử dụng một số phương pháp liên ngành khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điền dã, phỏng vấn,... 5. Đóng góp của luận án Luận án khai thác và hệ thống hóa được nguồn tư liệu phong phú, có độ tin cậy, trong đó có nhiều tư liệu mới được công bố về quá trình các cấp bộ Đảng ở tỉnh Bình Định lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống phá “bình định”. Luận án làm rõ hơn âm mưu và thủ đoạn của Mỹ, chính quyền VNCH trong quá trình thực thi chính sách “bình định” tại tỉnh Bình Định; đồng thời góp phần khẳng định sự vận dụng sáng tạo chủ trương chống phá “bình định” của các cấp bộ Đảng ở tỉnh Bình Định trong những năm 1961 - 1973. Bước đầu luận án đưa ra một số nhận xét đánh giá khách quan về những ưu điểm, hạn chế nổi bật và chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống phá “bình định”; đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm từ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đó. 6. Bố cục của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,... nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương, cụ thể: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Chủ trương và sự chỉ đạo đấu tranh chống phá “bình định” của Đảng bộ tỉnh Bình Định từ năm 1961 đến năm 1965 Chương 3. Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo đẩy mạnh đấu tranh chống phá chính sách “bình định” (1965 - 1973) Chương 4. Nhận xét và một số kinh nghiệm 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu Phong trào đấu tranh chống phá chính sách “bình định” ở miền Nam Việt Nam từ nhiều năm nay đã là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhà khoa học trong và ngoài nước. Mặc dù vậy cho đến nay vẫn chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về quá trình một số Đảng bộ địa phương, trong đó có Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo đấu tranh chống phá chính sách “bình định” từ năm 1961 đến năm 1973, nhất là tiếp cận dưới góc độ Lịch sử Đảng. Và vấn đề này chỉ mới được phản ánh, đề cập khái lược trong các công trình nghiên cứu, trong đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách “bình định” và đấu tranh chống phá “bình định” nói chung Năm 1976, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội (NXB ST, HN) cho ra mắt bạn đọc cuốn sách: Tội ác xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam của 2 tác giả Phạm Văn Bạch và Nguyễn Thành Vĩnh. Nội dung cuốn sách đã tập trung làm rõ nguồn gốc tội ác chiến tranh của Mỹ; đồng thời cho thấy Mỹ càng leo thang chiến tranh càng chồng chất tội ác, trong đó có tội ác “trời không dung, đất không tha” thông qua chính sách “bình định” được thực hiện ở miền Nam Việt Nam. Nội dung cuốn sách làm rõ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm dùng 2 biện pháp chiến tranh chủ yếu là càn quét để tiêu diệt các lực lượng cách mạng và dồn dân vào các “ACL” nhằm “bình định” miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng theo kế hoạch của Stalây - Taylo. Thực chất của việc dồn dân vào các “ACL” là biện pháp cực kỳ tàn ác của bọn thực dân, nhằm tiêu diệt các lực lượng cách mạng, thực hiện âm mưu thâm độc “tát nước để bắt cá”, “tách nhân dân miền Nam Việt Nam ra khỏi cách mạng”. Đặc biệt hơn nội dung cuốn sách còn cho thấy khi bước sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “bình định nông thôn” là biện pháp chiến lược chủ yếu được Mỹ và chính quyền tay sai sử dụng để đàn áp phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam, trong đó chính 6 sách “bình định” chính là công cụ chiến tranh được Mỹ sử dụng để đánh thẳng vào các cơ sở của cách mạng, nhằm tiêu diệt tận gốc phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam, cắm sâu chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ đến tận thôn xã, buộc nhân dân miền Nam Việt Nam phải quy phục dưới sự thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ thông qua chính quyền Sài Gòn. Tuy nhiên, đây là một công trình nghiên cứu chuyên khảo nặng về tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam nên những nội dung liên quan đến tội ác chiến tranh được đề cập nhiều; còn những nội dung về chính sách “bình định” và hoạt động đấu tranh chống phá “bình định” của quân và dân miền Nam Việt Nam chỉ được phục dựng ở những ví dụ điển hình và chưa đầy đủ. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động này mới chỉ được đề cập thoáng qua. Năm 1997, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội (NXB QĐND, HN) cho ra mắt bạn đọc cuốn sách: Chiến tranh nhân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, chuyên đề: Chống phá bình định giành dân và giữ dân trên địa bàn Khu 5. Nội dung cuốn sách đi sâu phản ánh cuộc đấu tranh sôi nổi của quân và dân Khu 5 chống lại âm mưu càn quét lấn chiếm, gom dân lập “ACL”, “khu Dinh điền” và “khu Trù mật” của Mỹ và chính quyền VNCH. Nội dung cuốn sách cũng cho thấy lúc đầu phong trào có tính chất tự phát nhưng sau đó có sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương nên đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một phong trào đấu tranh đều khắp trên tất cả các địa bàn trọng điểm của Khu 5 và thu được nhiều thắng lợi lớn. Tuy nhiên, do phạm vi không gian rộng cả Khu 5 nên chưa đi sâu nghiên cứu ở một tỉnh cụ thể. Vả lại, do đối tượng nghiên cứu nên sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng ở địa phương mới chỉ được trình bày mờ nhạt và chưa có tính hệ thống. Năm 2000, NXB QĐND, HN cho ra mắt bạn đọc cuốn sách: Phong trào chống phá bình định nông thôn ở Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969 - 1972) của tác giả Hà Minh Hồng. Bằng những nguồn tư liệu phong phú, tác giả đã phục dựng diễn biến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của 7 quân và dân Nam bộ, giai đoạn 1969 - 1972 dưới góc độ trận tuyến “bình định” trên một loạt các nội dung như: Địch bình định trên diện rộng và cuộc đấu tranh chống phá bình định ở Nam bộ những năm 1969 - 1970; địch đẩy mạnh bình định theo chiều sâu và cuộc đấu tranh chống phá bình định ở Nam bộ từ đầu năm 1971 đến đầu năm 1972, từ đó rút ra một số nhận xét, đánh giá về phong trào đấu tranh này. Nhận xét về trận tuyến chống “bình định” ở Nam bộ, giai đoạn 1969 - 1972, tác giả cho rằng: chống phá “bình định” nông thôn ở Nam bộ là trận tuyến khó khăn và phức tạp nhất trong giai đoạn 1969 - 1972, vì thời kỳ này địch dồn toàn bộ lực lượng vào thực hiện chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” với biện pháp chiến lược là “bình định nông thôn” bằng nhiều chiêu thức, vừa tàn bạo, vừa thâm độc, xảo quyệt, tinh vi, kết hợp cả những biện pháp bạo lực với các biện pháp kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý với mục tiêu là giành giật lấy dân, cô lập và tiêu diệt lực lượng cách mạng còn lại ở từng địa phương trên toàn chiến trường miền Nam Việt Nam. Từ sự phân tích đó, tác giả chỉ ra những phương thức để tiến hành chiến tranh chống phá “bình định” giành thắng lợi, như vấn đề bám trụ và “bí quyết” ba bám; tích cực xây dựng lực lượng, cơ sở cách mạng; toàn dân tham gia chiến tranh du kích; diệt ác, phá bộ máy kìm kẹp, phá “ACL”, giành quyền làm chủ cho nhân dân. Đây là nguồn tài liệu có giá trị, tuy nhiên, về không gian cuốn sách nghiên cứu trên toàn miền Nam Việt Nam, chưa đi sâu nghiên cứu ở một tỉnh cụ thể; về thời gian, chỉ giới hạn ở một giai đoạn ngắn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1969 đến năm 1972. Năm 2006, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội (NXB CTQG, HN) cho xuất bản cuốn sách: Phong trào đấu tranh chống phá “Ấp Chiến lược” của Mỹ ngụy ở miền Nam Việt Nam (1963 - 1964) của tác giả Nguyễn Công Thục. Nội dung cuốn sách đã tập trung làm rõ khái niệm, nội dung và cách thức triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với quốc sách “ACL” là xương sống; đồng thời trình bày diễn biến của phong trào đấu tranh chống phá “ACL” của quân dân miền Nam Việt Nam trên các địa bàn trọng điểm trong suốt thời gian 2 năm 1963 và 1964, từ đó rút ra ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của phong trào đấu 8 tranh. Đây là nguồn tư liệu, mặc dù chưa đầy đủ nhưng rất quan trọng trong nghiên cứu về chống phá “bình định” trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên, về không gian, cuốn sách nghiên cứu trên toàn miền Nam Việt Nam chứ chưa đi vào tìm hiểu ở một địa bàn cụ thể; còn về thời gian, chỉ giới hạn trong 2 năm 1963 và 1964. Cuốn: Lịch sử phong trào đấu tranh chống phá bình định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập 1: 1954 - 1960 của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, NXB QĐND, HN, 2014 là một công trình chuyên khảo về chính sách “bình định” và đấu tranh chống chính sách “bình định”, trong đó cho thấy rằng suốt quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ luôn coi “bình định” là chính sách chiến lược cơ bản hàng đầu và thực hiện nhất quán, xuyên suốt gắn liền với chủ nghĩa thực dân mới. “Bình định” được tiến hành bằng việc sử dụng tổng hợp các thủ đoạn, biện pháp: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,... trong đó, chính trị vừa là mục tiêu chiến lược hàng đầu, vừa là biện pháp chủ yếu và sử dụng thường xuyên, nhằm thực hiện mục đích cốt lõi là chiếm đất, giành dân, kiểm soát địa bàn, phá hoại hậu phương và căn cứ cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Cuốn sách tập trung làm rõ một số vấn đề cụ thể về việc đế quốc Mỹ thay chân Pháp áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam và phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam chống phá kế hoạch “Tố Cộng, Diệt Cộng”, kế hoạch dồn dân lập “khu Dinh điền” và “khu Trù mật”; đồng thời làm rõ những biện pháp chiến lược cơ bản của Mỹ và chính quyền VNCH giai đoạn 1954 1960, góp phần quan trọng vào việc chuyển thế cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ giữ gìn lực lượng sang tiến công. Đây là nguồn tư liệu có giá trị, tuy nhiên, cuốn sách chỉ là công trình chuyên khảo nghiên cứu về cuộc đấu tranh chống phá chính sách “bình định” của quân dân miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1960; bởi vậy các chương trình, kế hoạch, biện pháp tiến hành “bình định nông thôn” của Mỹ và VNCH từ năm 1961 đến năm 1973 vẫn chưa được đề cập đến một cách thấu đáo. 9 Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, một số công trình của nước ngoài viết về cuộc chiến tranh Việt Nam cũng có đề cập; đặc biệt đáng chú ý hơn cả có một số cuốn như: Defeating communist in surgency. The lesons of Malaya and VietNam (Đánh bại sự nổi dậy của Cộng sản. Bài học của Malaya và Việt Nam) của R.Thompson, NXB New York - Wasshington Seond Printing, 1967. Trong cuốn sách, tác giả đã giành hẳn một chương để trình bày mục đích, biện pháp và quá trình tiến hành chương trình “bình định nông thôn” (cụ thể là chương trình “ACL”) ở Malaya và miền Nam Việt Nam, từ đó đưa ra những so sánh và lý giải những nguyên nhân thất bại của chương trình này ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, khi lý giải về sự thất bại của chương trình “ACL” ở miền Nam Việt Nam, tác giả lại có cái nhìn phiến diện, cho rằng nguyên nhân thất bại là do vai trò của Ngô Đình Nhu quá nôn nóng thúc ép thực hiện chương trình này, ông ta áp đặt kiểm soát chính trị từ trên xuống chứ không phải giành được sự ủng hộ từ dân chúng nên phải chịu trách nhiệm chính về các xu hướng cực quyền và phát xít của chính quyền Ngô Đình Diệm. Cuốn: Cuộc chiến tranh dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam (1950 - 1975) của Giáo sư Sử học George C.Herring xuất bản tại Mỹ năm 1981 đã lên án giới cầm quyền Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược hao người, tốn của và kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tại chương 3, về nội dung hợp tác có mức độ giữa Kennedy và Ngô Đình Diệm (1961 - 1963), tác giả viết: Chương trình Ấp Chiến lược được Mỹ và chính quyền tay sai quảng cáo rùm ben cũng chỉ đem lại kết quả chút ít. Về lý luận, chương trình này nhằm tránh việc di dân ồ ạt khỏi nơi đất tổ thiêng liêng, một điểm yếu của chương trình “Dinh điền” lạc hậu trước đây. Năm 1988, NXB Randomm House, Mỹ cho ra mắt bạn đọc cuốn A Bright Shinning Lie (Lời nói dối hào nhoáng) của Niel Sheehan. Cuốn sách này được phát hành ở Mỹ, Canada và được đánh giá là cuốn sách hay nhất về đề tài chiến tranh Việt Nam và bán chạy nhất nước Mỹ thời điểm lúc bấy giờ. Sách dày 862 trang, khổ lớn với nhiều bức ảnh tư liệu lịch sử có giá trị liên quan đến quá trình triển khai chính sách “bình định” ở miền Nam Việt Nam. 10 Chương mở đầu của cuốn sách mang tựa đề “Đám tang”. Người nằm trong cỗ quan tài của “đám tang” đó là một nhân vật đặc biệt - Tướng John Paul Vann, một chuyên gia - cố vấn cấp cao về “bình định” ở miền Nam Việt Nam. Thông qua việc mô tả “đám tang” John Paul Vann, cuốn sách đã giúp người đọc hiểu rõ hơn quá trình thai nghén và triển khai chính sách “bình định” của Mỹ ở Nam Việt Nam; lý giải nguyên nhân thất bại của chính sách đó. Cũng thông qua lễ tang của Cố vấn “bình định” John Paul Vann với sự hiện diện của nhiều nhân vật “chóp bu” của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc từng dính líu vào cuộc chiến tranh Việt Nam, tác giả cuốn sách vạch trần những bất đồng, mâu thuẫn đã và đang giằng xé nước Mỹ do chính cuộc chiến tranh đó gây ra. Hai mươi năm sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, tháng 4 năm 1995, Nhà xuất bản Random House đã cho ra mắt bạn đọc Mỹ cuốn sách: Nhìn lại quá khứ tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara. Nhìn lại quá khứ tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam là cuốn sách mà Robert S. McNamara nói “tôi định không bao giờ viết ra”. Và ông đã lý giải điều này là vì cảm thấy đau lòng khi chứng kiến sự chỉ trích cay độc và thậm chí là sự khinh miệt của rất nhiều người Mỹ nhận xét về các thể chế chính trị và những người lãnh đạo. Trong cuốn sách của mình, lần đầu tiên sau gần 30 năm im lặng, kể từ khi rời khỏi Lầu Năm góc, McNamara công khai thừa nhận rằng: “Chúng tôi ở trong các chính quyền Kennedy và Johnxon, tham gia vào các quyết định về Việt Nam... Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp”[86; tr.12]. Trong những sai lầm đó, theo Robert S. McNamara là có sai lầm về triển khai chính sách “bình định” miền Nam Việt Nam. Ông cho rằng mục đích của chính sách “bình định” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là: nhằm tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng đối với chính quyền Sài Gòn, nhưng điều cốt yếu là để đánh bại được Việt cộng. Ngoài ra, Ông còn nói rõ một thực trạng đau lòng cho chính quyền nước Mỹ là: khi Mỹ cố gắng thúc đẩy nhanh tiến độ của các cuộc “bình định” tại miền Nam Việt Nam thì chúng chỉ càng bị thất bại nhanh chóng [86, tr. 243 - 244]. 11 Năm 2007, NXB Công an nhân dân cho xuất bản cuốn sách:“Hồ sơ chiến tranh Việt Nam - Tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược thời Nixon” của tác giả Kimball. Đây là cuốn sách được coi là tập ký sự “Bạch cung bí sử” thời Richard M. Nixon làm chủ Nhà Trắng. Nội dung của cuốn sách được tác giả biên tập dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ, bao gồm tài liệu thành văn và bản ghi âm của Nhà Trắng được tiết lộ hoặc bị rò rỉ từ giữa những năm 1970 và năm 1998. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu cuốn sách cho rằng: dưới thời Nixon cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam được đẩy lên mức độ tàn khốc nhất. Mỹ sẽ cố sức củng cố và tăng cường quân đội và chính quyền bù nhìn như một mục tiêu trước mắt, chúng sẽ duy trì quân đội Hoa Kỳ ở một mức độ cần thiết và một thời gian cần thiết; tiếp tục chiến lược “càn quét và giữ đất”, củng cố các bố trí phòng thủ; tiếp tục nắm giữ các vị trí chiến lược ở miền Nam Việt Nam; xúc tiến chương trình “bình định” để kiểm soát nhân dân và lãnh thổ; tìm cách làm suy yếu các lực lượng quân sự và chính trị của đối phương; gây khó khăn cho đối phương; tạo các điều kiện để Mỹ có thể dần dần rút quân đội Mỹ trong lúc vẫn duy trì sức mạnh của quân đội bù nhìn; và trên cơ sở đó, tìm kiếm một giải pháp chính trị, cho phép Mỹ kết thúc chiến tranh trong lúc vẫn duy trì chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt Nam đến một chừng mực nào đó và dưới một hình thức nào đó; lập ra một miền Nam Việt Nam “trung lập”. Năm 2008, NXB CTQG, HN cho phát hành cuốn: “Về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam qua hồ sơ tình báo tuyệt mật phương Tây”. Nội dung cuốn sách không trình bày bao quát toàn bộ cuộc chiến tranh ở Việt Nam mà chỉ “giở lại” những trang hồ sơ đã được giải mật để đưa ra những tư liệu về người thật, việc thật. Từ trang 23 đến trang 103, cuốn sách đã tập trung lý giải rất nhiều nội dung liên quan đến chính sách “bình định” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam như: chính sách về thực thi “ACL”, giải đáp câu hỏi “ACL” là gì?; mục đích; cách thức cũng như quy trình xây dựng “ACL” ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Đặc biệt hơn, khi lý giải về sự thất bại của chương trình “ACL” của Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam, giai đoạn 1961 đến năm 1963, tác giả cuốn sách cho rằng: Nguyên nhân chính của sự thất bại quốc sách “Ấp 12 Chiến lược” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là do sự bất lực của chính quyền Việt Nam Cộng hòa”, vì các “Ấp Chiến lược” ở miền Nam Việt Nam thời kỳ này chính quyền Việt Nam Cộng hòa làm một cách chẳng có lớp lang gì cả và các hoạt động quân sự không được thiết kế để hậu thuẫn đắc lực cho chương trình này [81, tr. 51]. Liên quan đến vấn đề này, một số luận án tiến sĩ, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học trong nước cũng có đề cập. Trong đó, đáng chú ý là luận án Tiến sĩ Lịch sử: Phong trào đấu tranh chống, phá Ấp Chiến lược ở miền Đông Nam bộ (1961 - 1965) của Huỳnh Thị Liêm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Bằng những nguồn tư liệu phong phú, tác giả đã dày công nghiên cứu, dựng lại và làm rõ phong trào đấu tranh chống phá, “ACL” của quân dân miền Đông Nam bộ trong giai đoạn đấu tranh sôi động và quyết liệt đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền tay sai. Qua công trình này, có thể thấy rõ mục đích của việc gom dân lập “ACL” của Mỹ ở các tỉnh miền Đông Nam bộ nói riêng và trên toàn miền Nam Việt Nam nói chung là nhằm “tát nước bắt cá”, chia rẽ quần chúng nhân dân với cán bộ cách mạng, thực hiện mưu đồ cô lập và tiêu diệt lực lượng cách mạng, nhằm áp đặt chủ nghĩa thực dân mới lên toàn miền Nam Việt Nam, đây là nguồn tư liệu có giá trị để nghiên cứu sinh thực hiện luận án. Tuy nhiên, về thời gian công trình chỉ nghiên cứu trong giai đoạn ngắn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến năm 1965; về không gian, công trình nghiên cứu chỉ giới hạn trên phạm vi các tỉnh miền Đông Nam bộ. Trên 3 số liên tiếp (105, 106 và 107) của Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Giáo sư Trần Văn Giàu có các bài viết: Chính sách “bình định” của Mỹ - ngụy trong thời kỳ Chiến tranh cục bộ. Sự thất bại của nó; Chính sách “bình định” của Mỹ - ngụy ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn “Chiến tranh một phía” từ năm 1954 đến năm 1960. Năm 1976, tác giả Phạm Quang Toàn có bài: Hậu quả 20 năm “bình định” tàn bạo và thâm độc của Mỹ - ngụy đối với nông thôn miền Nam Việt Nam, số 171,... 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất