Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ thành phố thủ dầu một lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống ...

Tài liệu Đảng bộ thành phố thủ dầu một lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị từ năm 2005 đến năm 2015

.PDF
57
1
85

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC (2015 – 2016) ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC (2015 – 2016) ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 Sinh viên thực hiện: Trần Bảo Quốc Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: D14LS02; khoa Lịch sử; Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Sư phạm lịch sử Người hướng dẫn: Ths. Phạm Hồng Kiên UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: (1) Tên đề tài: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 (2) Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện: Stt Tên sinh viên Lớp 1 TRẦN BẢO QUỐC D14LS02 2 TRẦN TRỌNG HIẾU D14LS02 Liên hệ 01657338179 [email protected] 0974334195 [email protected] (3) Người hướng dẫn: Ths. Phạm Hồng Kiên 2. Mục tiêu đề tài: Thứ nhất, phân tích hệ thống đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội của thành phố Thủ Dầu Một tác động đến quá trình thực hiện đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn. Thứ hai, đề tài tập trung tìm hiểu đường lối, chủ trương của Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một về phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố từ năm 2005 đến 2015. Quá trình Đảng bộ và chính quyền thành phố Thủ Dầu Một cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị. Thứ ba, thu thập tài liệu, nêu rõ thành quả đạt được cũng như hạn chế của công tác trên. Qua trình bày quá trình thực hiện, đề tài phân tích kết quả đạt được, lấy đó làm cơ sở để phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, nhận xét và rút ra những kinh nghiệm của công tác này. Thứ tư, đề ra một số giải pháp và kiến nghị cho công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một trong giai đoạn kế tiếp. 3. Tính mới và sáng tạo: Bước đầu tổng kết quá trình Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị từ năm 2005 đến năm 2015; Làm rõ những yếu tố tự nhiên, dân cư, xã hội tác động đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực thành phố Thủ Dầu Một; Phân tích, làm rõ vai trò của các cấp bộ Đảng ở cơ sở trong quá trình lãnh, chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực . Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần vào công tác tổng kết quá trình lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ thành phố; là cơ sở khoa học để các cấp bộ Đảng ở tỉnh Bình Dương, cũng như Đảng và Nhà nước để có những điều chỉnh, bổ sung chính sách đối với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời góp phần làm rõ chủ trương đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Đảng trong thời kỳ CNH, HĐH; Khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả qua thực tiễn tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Qua đó, làm rõ hơn về vai trò Đảng bộ thành phố trong việc cụ thể hóa đường lối phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ tỉnh; 4. Đóng góp về mặt kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Bổ sung nguồn tư liệu cho vấn đề nghiên cứu trên, làm tư liệu học tập cho sinh viên và những đọc giả quan tâm đến vấn đề về lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương và cụ thể hơn là về công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một. 5. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày 28 tháng 3 năm 2016 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài Trần Bảo Quốc NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Đề tài: Đảng bộ Thủ Dầu Một lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2005 đến 2015 là một đề tài mới, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, khi nghiên cứu đề tài này thành công sẽ có những đóng góp (1) Làm rõ những yếu tố tự nhiên, dân cư, xã hội tác động đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực thành phố Thủ Dầu Một; (2) Làm rõ vai trò của các cấp bộ Đảng ở cơ sở trong quá trình lãnh, chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực . (3) Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần vào công tác tổng kết quá trình lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ thành phố; là cơ sở khoa học để các cấp bộ Đảng ở tỉnh Bình Dương, cũng như Đảng và Nhà nước để có những điều chỉnh, bổ sung chính sách đối với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. (4) Khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả qua thực tiễn tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Qua đó, làm rõ hơn về vai trò Đảng bộ thành phố trong việc cụ thể hóa đường lối phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ tỉnh. (5) Là một loại tài liệu tham khảo cho những đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị thành phố Thủ Dầu Một. Trong quá trình thực hiện nhóm nghiên cứu đã thực sự nỗ lực hoàn thành những nhiệm vụ rất cơ bản, với kết quả hết sức khiêm tốn, có những phần thật sự chưa đạt được yêu cầu, do nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan. Rất mong được quý Thầy, cô tham gia phản biện xem xét, đánh giá khách quan. Ngày 28 tháng 3 năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn ThS Phạm Hồng Kiên UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Trần Bảo Quốc Sinh ngày: 15 tháng 03 năm 1991 Nơi sinh: Bình Phước Lớp: D14LS02 Khóa: 2014-2018 Khoa: Sử Địa chỉ liên hệ: Khoa sử, trường Đại học Thủ Dầu Một Điện thoại: 01657338179 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: khoa học xã hội và nhân văn Khoa: Sử Kết quả xếp loại học tập: khá * Năm thứ 2: Ngành học: khoa học xã hội và nhân văn Khoa: Sử Kết quả xếp loại học tập: khá III. DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Trần Bảo Quốc 2. Trần Trọng Hiếu Ngày 28 tháng 3 năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài:............................................................................................................ 3 2. Mục tiêu đề tài:................................................................................................................ 5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và lịch sử nghiên cứu vấn đề và những vấn đề tập trung nghiên cứu trong đề tài:............................................................6 4. Nội dung nghiên cứu:....................................................................................................12 CHƯƠNG 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐTHỦ DẦU MỘT TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010..............................................................................13 1.1. Khái niệm và các yếu tố tác động đến công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị đối với thành phố Thủ Dầu Một trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa....................................................................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực...................................................................................13 1.1.2. Quan niệm về hệ thống chính trị...........................................................................14 1.1.3. Các yếu tố tác động đến công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị đối với thành phố Thủ Dầu Một trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa………………..........................................................................................................16 1.1.3.1. Về điều kiện tự nhiên.....................................................................................16 1.1.3.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................17 1.2 . Nhận xét công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một nhiệm kỳ VIII (2000 – 2005).....................................................18 1.2.1. Một số kết quả đạt được.......................................................................................18 1.2.2. Một số hạn chế.....................................................................................................20 1.2.3. Nguyên nhân........................................................................................................ 20 CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (2005-2015).............................................22 2.1. Chủ trương Đại hội lần IX của thành phố Thủ Dầu Một về công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị (2005-2010)..................................................................22 2.2. Đánh giá về công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của thành phố Thủ Dầu Một nhiệm kỳ IX ( 2005-2010)...................................................................23 2 2.2.1. Một số kết quả đạt được.......................................................................................23 2.2.2. Một số hạn chế..................................................................................................... 28 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế..........................................................................28 2.3. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị nhiệm kỳ lần X (2010-2015) của Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế................................................................................29 2.3.1. Kết quả đạt được về công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của thành phố Thủ Dầu Một (2010-2015)......................................................................31 2.3.2. Một số hạn chế của Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một về công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị giai đoạn (2010-2015)....................................34 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế...........................................................................................35 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG, MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP.......36 3.1. Đánh giá chung........................................................................................................... 36 3.1.1. Nguồn nhân lực Đảng bộ các cấp.........................................................................36 3.1.2. Nguồn nhân lực của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị............................39 3.1.3. Một số đánh giá....................................................................................................43 3.2. Một số kinh nghiệm của Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một về phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị từ (2005 – 2015)....................................................................46 3.3. Một số giải pháp đề xuất.............................................................................................46 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................49 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để cấu thành lực lượng sản xuất xã hội, quyết định sức mạnh và là động lực thúc đẩy phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.Lịch sử cho thấy không một nước nào công nghiệp hóa thành công mà không chú trọng phát triển nguồn nhân lực.Trong giai đoạn hiện nay, khi nhân loại đã bước vào nền kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ ngày càng xâm nhập sâu và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng.Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi địa phương trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong thời kỳ phát triển xã hội theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa có một số học thuyết quản lý đã đề cao sự phát triển của khoa học kỹ thuật coi đó là một trong những động lực cho sự phát triển. Những học thuyết này không thể đạt được hiệu quả tiến bộ bền vững nếu thiếu sự đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.Phát triển nguồn nhân lực đã và đang trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất của những người làm công tác quản lý, các cấp lãnh đạo. Nguồn nhân lực là nguồn lực to lớn của mỗi Quốc gia và địa phương là yếu tố quan trọng và quyết định của lực lượng sản xuất và là động lực thúc đẩy phát triển . Bắt đầu từ cơ sở lý luận là những quan điểm về nguồn nhân lực, dựa trên những thành tựu mới của khoa học đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu trong những năm gần đây đề cập và làm sáng tỏ những khía cạnh về sự phát triển đồng thời xác định phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu cuối cùng. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, chính sách phát triển nguồn nhân lực được chú trọng hàng đầu. Nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn. Do đó để tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão của thế giới, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, Đảng ta đã xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là nhân tố cơ bản cho sự phát triển bền vững. 4 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng đặt mục tiêu: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức"1. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một trong những việc quan trọng cần thực hiện đó là vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Nhất là “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn;”2 Đại hội lần thứ IX, Đảng bộ tỉnh Bình Dương xác định, một trong những khâu đột phá đó là: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới”3. Là một thành phố trung tâm của tỉnh Bình Dương và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với diện tích 118,67 km2 và dân số 271.165 người (2014). Thành phố Thủ Dầu Một có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước. Nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh sẵn có, những năm qua thành phố Thủ Dầu Một đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải... Với mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Định hướng đến năm 2020 thành phố Thủ Dầu Một sẽ là đô thị loại I. Để tạo bước chuyển mang tính đột phá, các cấp bộ Đảng và chính quyền thành phố Thủ Dầu một đã đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đội ngũ nguồn nhân lực trẻ, chăm lo xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tập trung đào tạo cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị. Thành phố Thủ Dầu Một đã tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút nguồn nhân lực bên ngoài, các dự án quốc tế, các tổ chức liên tỉnh nhằm phục vụ công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương. Nhờ có những nỗ lực trên đội ngũ cán bộ thành phố 1 Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb, CTQG, Hà Nội, 2006, tr187 2 Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb, CTQG, Hà Nội, 2011, tr.216. 3Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX.Lưu tại Lưu trữ Tỉnh ủy Bình Dương, tr98. 5 Thủ Dầu Một đã từng bước đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn hiện nay, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương. Nhìn lại, quá trình triển khai công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một, trong thời gian qua để đánh giá lại kết quả đạt được và hạn chế nhằm tìm ra nguyên nhân thành công cũng như chưa đạt được từ đó rút ra kinh nghiệm và đề ra những giải pháp cho những năm tiếp theo cần được tiến hành. Chính vì những lý do trên đã thôi thúc nhóm tác giả chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu về “Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị từ năm 2005 đến năm 2015”. 2. Mục tiêu đề tài: Thứ nhất, phân tích hệ thống đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội của thành phố Thủ Dầu Một tác động đến quá trình thực hiện đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn. Thứ hai, đề tài tập trung tìm hiểu đường lối, chủ trương của Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một về phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố từ năm 2005 đến 2015. Quá trình Đảng bộ và chính quyền thành phố Thủ Dầu Một cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị. Thứ ba, thu thập tài liệu, nêu rõ thành quả đạt được cũng như hạn chế của công tác trên. Qua trình bày quá trình thực hiện, đề tài phân tích kết quả đạt được, lấy đó làm cơ sở để phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, nhận xét và rút ra những kinh nghiệm của công tác này. Thứ tư, đề ra một số giải pháp và kiến nghị cho công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một trong giai đoạn kế tiếp. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và lịch sử nghiên cứu vấn đề và những vấn đề tập trung nghiên cứu trong đề tài: v Đối tượng nghiên cứu: 6 Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một về phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị từ năm 2005 đến năm 2015 và thực tiễn công tác này trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ở các cấp bộ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội. v Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi giới hạn về không gian : Đảng bộ, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội thuộc thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Phạm vi giới hạn về thời gian : từ năm 2005 đến năm 2015. vNguồn tư liệu: Chủ yếu dựa vào hệ thống các văn kiện, nghị quyết của BCH Trung ương Đảng, các văn bản của Nhà nước, các Nghị quyết, Chỉ thị, báo cáo của Tỉnh ủy, các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, và thành phố Thủ Dầu Một; các đề án, các báo cáo tổng kết hàng năm, tổng kết giai đoạn, quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của thành phố các công trình khoa học liên quan đến phát triển, đào tạo nguồn nhân lực; kết quả điều tra thực tế; các bài báo, tạp chí liên quan được đăng tải trên báo Trung ương, địa phương, trên các trang web của các cơ quan, các tổ chức… v Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra, tác giả sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát, điều tra xã hội học... để làm nổi bật thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị ở thành phố Thủ Dầu Một dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố. v Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Trong quá trình thực hiện đề tài “Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị từ năm 2005 đến năm 2015”, nhóm tác giả chúng tôi được thừa hưởng rất ít các kết quả nghiên cứu cụ thể nào về phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị ở tỉnh Bình Dương nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng. Tuy nhiên, ở nhiều khía cạnh khác nhau các nhà nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề có liên quan đến đề tài như: 7 Vấn đề này có thể tìm thấy trong các báo cáo thường niên của Sở Nội Vụ, Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Giáo dục - đào tạo và các trường Trung học chuyên nghiệp… trên địa bàn tỉnh Bình Dương và thành phố Thủ Dầu Một. Trong các bản Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương ở các ngành, lĩnh vực... Ở đó, đều đề cập đến chủ trương phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh ủy, các đề án, mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Uỷ ban nhân dân tỉnh, kết quả triển khai thực hiện hàng năm, những hạn chế cần khắc phục, mục tiêu cho năm tiếp theo. Đây chính là nguồn tư liệu gốc cho việc thực hiện luận án. Tuy nhiên, những tài liệu trên cần có sự so sánh, đối chiếu và hệ thống hoá theo từng vấn đề. Ngoài những báo cáo hàng năm của các cơ quan trên, còn có những nguồn tư liệu như Báo cáo tình hình thực hiện đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ, của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, thành ủy Báo cáo tình hình thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực của Sở Nội vụ, phòng nội vụ. Dù không thường xuyên và không được tiến hành đều hàng năm nhưng những báo cáo trên đã cung cấp các số liệu cơ bản, đề cập đến những nguyên nhân thành công và hạn chế của công tác đào tạo cho từng đối tượng nguồn nhân lực. Tuy vậy, khi sử dụng cần có sự so sánh, đối chiếu và hệ thống hoá theo từng vấn đề, tức là phải áp dụng phương pháp sử liệu để xử lý những văn bản này nhằm cung cấp những số liệu cho đề tài Năm 2011, trong tác phẩm Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975-2010), nhà xuất bản chính trị Quốc gia, nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Đáng, Nguyễn Văn Bình, .v.v. đã phối hợp với Ban thường vụ tỉnh ủy Bình Dương đưa ra những nhận định đánh giá và kết quả đạt được trong 35 năm . Trong đó, trình bày sự lãnh, chỉ đạo của thành phố trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của tỉnh Bình Dương nói chung. Trong sách, Bình Dương hội nhập-bài học thành công, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (2008) đã tập hợp các bài viết nhận định, đánh giá của các lãnh đạo Tỉnh qua đó đã làm rõ tầm quan trọng của yếu tố con người với sự phát triển của tỉnh Bình Dương cùng với các chiến lược đào tạo, thu hút , nâng cao nguồn nhân lực. 8 Trong cuốn Lịch sử và địa lý tỉnh Bình Dương, nhà xuất bản Dân trí (2006), chủ biên Trần Hiếu cùng nhóm tác giả đã nêu khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế và định hướng phát triển của thành phố Thủ Dầu Một. Vấn đề trên còn được đăng tải trên cổng thông tin điện tử như: trên cổng thông tin của Viện khoa học giáo dục Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Lộc đã viết về vấn đề “ Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam”. Đề cập đến vấn đề trên cũng có một số bài nghiên cứu, bài báo được đăng tải trên báo trung ương và địa phương như: Trong bài, Đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt cấp xã ở Bình Dương, http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Canbo/2011/4438/Dao-tao-nguon-nhan-luc-chu-chot-cap-xa-o-Binh-Duong.aspx, tác giả Võ Châu Loan (2011), đã khái thực hiện Chiến lược cán bộ theo Nghị quyết TW3 khóa VIII, đối với cấp xã ở Bình Dương, nêu lên một số thành tựu và hạn chế, từ đó tác giả đề ra 7 giải pháp để tiếp tục làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã trong thời gian tới. Dưới tiêu đề, Bình Dương nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, TTXVN (2013), đã nêu kết quả của hai năm tỉnh Bình Dương thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cũng như một số khó khăn của Chương trình, từ đó bài viết nêu lên 8 nhóm giải pháp do UBND tỉnh Bình Dương đề ra. Cùng chủ đề trên, bài viết Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tập trung những ngành cần làm, tác giả T. Thảo- K. Hà; bài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:Cần nhiều giải pháp đồng bộ, trên Báo Bình Dương (2013), đã nêu lên thực trạng việc thiếu lao động có chất lượng ở Bình Dương, từ đó đề xuất việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải đi vào thực chất, với nhiều giải pháp đồng bộ. Bài viết, Chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương, (2013) và bài Cách làm “đặc trưng’thu hút nguồn nhân lực, http://baobinhduong.vn/cach-lam-dac-trung-thuhut-nguon-nhan-luc-a103854.html, của tác giả Tường Vi (2014), đã khái quát đến 2014 có 30 tỉnh thành liên kết cung ứng lao động và Bình Dương, đồng thời cũng phân tích những hạn chế cần phải khắc phục. Cùng chủ đề này, bài viết, Bình Dương đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tác giả Lê Linh- Nguyễn Đạo (2014), đã nêu thực trạng nguồn nhân lực có tay nghề ở Bình Dương còn thấp, nguồn nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông, từ đó các 9 tác giả đã nêu ra những việc Bình Dương cần phải làm trong thời gian tới là tập trung quy hoạch, xây dựng trường nghề, xây dựng chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Với loạt bài viết tham dự Hội thảo phát triển thị trường sức lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, do Cơ quan Liên hiệp kinh tế- kỹ thuật- môi trường miền Nam, tổ chức năm 2011, bài viết Thực trạng và các dự báo về việc thu hút và sử dụng nguồn lao động ở tỉnh Bình Dương, tác giả Phan Thanh Sơn, đã đánh giá vai trò của các tổ chức quần chúng đặc biệt là Công đoàn trong thu hút và sử dụng nguồn lao động ở Bình Dương, nêu lên thực trạng phát triển thị trường lao động ở Bình Dương và từ đó tác giả đã đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường sức lao động tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Cùng vấn đề về thị trường sức lao động ở Bình Dương, tác giả Nguyễn Công Hưng với bài viết, Thị trường sức lao động và những vấn đề đặt ra đối với tỉnh Bình Dương;bài Phát triển thị trường lao động ở Bình Dương và một số giải pháp, của tác giả Nguyễn Hữu Thảo; bài Chính sách phát triển thị trường lao động ở Singapore- Bài học kinh nghiệm đối với Bình Dương, các tác giả đã đề cập chủ yếu đến lý luận về thị trường sức lao động, thực trạng, giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở Bình Dương, cũng như Bình Dương muốn phát triển thị trường sức lao động bền vững cần phải học hỏi chính sách về thị trường sức lao động của Singapore. Nhóm bài viết đăng tải trên các Tạp chí có, bài Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả Nguyễn Chí Hải- Hạ Thị Thiều Dao (2010), các tác giả đã khái quát đặc điểm nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương và những vấn đề đặt ra, từ đó đề ra những giải pháp cơ bản để phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng vấn đề trên, tác giả Nguyễn Văn Hiệp- Đinh Thị Hoa (2014) có bài viết Bình DươngNơi đang cần nguồn nhân lực có trình độ cao, các tác giả đã khái quát về vùng đất bình Dương giàu tiềm năng, khái quát lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bình Dương đã khai mở, từ đó đó các tác giả đã nên ra những lĩnh vực cần ưu tiên để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. Cùng vấn đề này tác giả Phạm Hồng Kiên có các bài viết đăng trên Tạp 10 chí Lịch sử Đảng như: Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực (2001 – 2015). Bài viết đã khái quát được quá trình tỉnh Bình Dương ngay từ khi tái lập tỉnh đã rất chú trọng đến công cuộc phát triển nguồn nhân lực, coi phát triển giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ dân trí là nền tảng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo hướng CNH, HĐH cũng như kết quả đạt được và một số giải pháp thiết thực nhằm đẩy nhanh, mạnh hơn nữa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian sắp tới. Bài viết khác của tác giả, Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị ở tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp cũng đã nêu bật được tầm quan trọng vị trí, vai trò của cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương ngay từ khi tái lập tỉnh đã vận dụng tư tưởng của Người để phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị qua đó đạt được nhiều kết quả, đóng góp rất nhiều vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh trong giai đoạn CNH, HĐH. Tác giả còn đề ra nhiều biện pháp rất khả thi, sát với thực tế mà Đảng bộ tỉnh Bình Dương có thể áp dụng vào công cuộc phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn sắp tới. Đối với đề tài luận văn có: Lương Thị Hải Thảo (2006) Luận văn thạc sỹ Triết học, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bình Dương. Đề tài tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trẻ.Nêu đặc điểm và những yếu tố tác động, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trẻ ở nước ta hiện nay.Trình bày quan điểm và phương hướng bồi dưỡng, phát huy nhân lực trẻ.Nêu lên một số giải pháp chủ yếu góp phần hệ thống hóa các thành quả nghiên cứu lý luận của những người đi trước về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực trẻ.Khái quát thực trạng nguồn nhân lực trẻ ở tỉnh Bình Dương và tình hình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh. Đề xuất phương hướng và những giải pháp, đặc biệt là giải pháp về giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nguồn nhân lực trẻ ở tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh của Phạm Đức Trình (2011), Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tác giả đã ra cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực, thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn 11 nhân lực trong các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương, từ đó tác giả đề ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Trong khối tài liệu này, đáng chú ý nhất là Bản Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương đến năm 2020 có tính đến 2030, của Viện Nghiên cứu chiến lược phát triển- Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam (Bộ KH&ĐT), đã nêu lên đặc điểm kinh tế, xã hội, đặc điểm phát triển nhân lực, thực trạng đào tạo nhân lực 2006-2010, nhận định những yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020, từ đó đề ra dự báo về cung cầu nhân lực, đồng thời Bản Quy hoạch đã đề ra các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương, trong đó có giải pháp về huy động nguồn lực; đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực; giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực; cuối cùng đã xác định các chương trình, dự án cần ưu tiên. Có thể nhận thấy, còn ít các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và công phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Dương. Đa phần, các vấn đề về nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương còn nằm ở tư liệu gốc, trong các báo cáo của các ban ngành, trong các đề án, dự án quy hoạch của tỉnh. Bên cạnh đó, nhóm tác giả chúng tôi còn dựa vào những nghị quyết ,văn kiện, quyết định và báo cáo Thành ủy về phát triển nguồn nhân lực các cấp của Đảng bộ Thành phố Thủ Dầu Một. Có thể nhận thấy, còn ít các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và công phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Thủ Dầu Một. Đa phần, các vấn đề về nguồn nhân lực thành phố Thủ Dầu Một còn nằm ở tư liệu gốc, trong các báo cáo của các phòng ban ngành, trong các đề án, dự án quy hoạch của tỉnh và thành phố.Xuất phát từ những vấn đề trên, trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất, hệ thống lý luận, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị ở thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2005 đến năm 2015. 12 Thứ hai, phân tích quá trình thực hiện, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của Đảng bộ và chính quyền thành phố Thủ Dầu Một. Thứ ba, rút ra những bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của Đảng và chính quyền thành phố Thủ Dầu Một. Thứ tư, một số kiến nghị và yêu cầu đặt ra trong thời gian tới , qua đó đề xuất giải pháp cho vấn đề trên. 4. Nội dung nghiên cứu: Quá trình triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng về công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của Đảng bộ và chính quyền thành phố Thủ Dầu. Một trên các mặt: + Nguồn nhân lực Đảng bộ các cấp + Nguồn nhân lực chính quyền các cấp + Nguồn nhân lực Các tổ chức chính trị- xã hội các cấp. Đề tài tập trung đi sâu vào tìm hiểu quá trình cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một, phương pháp tiến hành, biện pháp thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một; kết quả đạt được; so sánh với mục tiêu đề ra và thực tiễn của vấn đề trên để tìm ra nguyên nhân cũng như hạn chế của công tác này, lấy đó làm cơ sở để đối chiếu với lý luận nhằm tìm ra những giải pháp và kiến nghị thích hợp cho công tác này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất