Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác vận động ngƣời việt nam ở nƣớc n...

Tài liệu đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác vận động ngƣời việt nam ở nƣớc ngoài từ năm 2001 đến năm 2015

.PDF
198
135
52

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MAI QUỐC DŨNG ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MAI QUỐC DŨNG ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS Trần Trọng Thơ 2. TS Nguyễn Thị Hồng Mai HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Mai Quốc Dũng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .......................... 7 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan và nội dung luận án tập trung nghiên cứu ................................................. 22 CHƢƠNG 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2001 - 2005) .................................................. 26 2.1. Những yếu tố tác động đến công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh .................... 26 2.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài (2001 - 2005) ....................... 55 2.3. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài (2001 - 2005) ....................... 60 CHƢƠNG 3: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI (2006 - 2015) ......... 75 3.1. Những yêu cầu mới tác động đến công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài ......................................................................... 75 3.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài (2006 - 2015) ....................... 84 3.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2006 - 2015) ............................................................................... 90 CHƢƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................................. 122 4.1. Một số nhận xét............................................................................ 122 4.2. Một số kinh nghiệm ..................................................................... 139 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................... 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 156 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội NVNONN : Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân VNCH : Việt Nam cộng hòa XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đến nay có khoảng 4.500.000 người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) có cuộc sống ổn định và hòa nhập sâu hơn vào xã hội các nước sở tại, có vai trò quan trọng trong việc quảng bá văn hoá, hình ảnh, con người Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam với các nước. Ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, thành đạt trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa - xã hội; một số người tham gia chính trường nước sở tại. NVNONN có tiềm lực về kinh tế, tri thức với gần 500.000 người có trình độ đại học trở lên, có tinh thần tự tôn dân tộc, hướng về cội nguồn. Đa số, NVNONN tin tưởng, ủng hộ chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo hướng về quê hương, Tổ quốc. Trong thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc củng cố và phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có NVNONN càng trở nên quan trọng. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “NVNONN là bộ phận không tách rời, là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước” và “công tác đối với NVNONN là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân”. Cụ thể hóa Nghị quyết số 36-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg ngày 6-6-2008, yêu cầu: “Các bộ, ban, ngành và địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức, xác định công tác đối với NVNONN là trách nhiệm của chính mình”. 2 Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác NVNONN, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) luôn xác định công tác vận động NVNONN là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Từ đó, Đảng bộ TP.HCM đã đề ra những chủ trương về vận động, tranh thủ NVNONN và tìm tòi những bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Công tác vận động NVNONN của Đảng bộ TP.HCM đã đạt nhiều kết quả tích cực trong lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ. Hằng năm, thành phố nhận được hơn 50% lượng kiều hối và là địa phương có số lượng doanh nhân, chuyên gia, trí thức NVNONN đông nhất cả nước, góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của thành phố và của cả nước. Tuy nhiên, công tác vận động NVNONN của Đảng bộ TP.HCM chưa khai thác tối đa và hiệu quả tiềm lực. Số lượng và chất lượng đóng góp của NVNONN đối với TP.HCM chưa nhiều, các doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn đầu tư, kinh doanh, sản xuất, chưa có nhiều người ở lại làm việc lâu dài. Tâm lý e dè, thiếu niềm tin vào chính sách vẫn còn. Thực tế cho thấy chính sách, cơ chế về công tác vận động NVNONN đã ban hành chưa đồng bộ, việc thực thi chính sách của các cơ quan quản lý, trong nhiều trường hợp còn chưa đúng với tinh thần “cởi mở, thông thoáng” nên đã gây lên những lực cản, thậm chí làm mất lòng tin của NVNONN đối với các cơ quan công quyền. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính rườm rà, phiền nhiễu cũng là rào cản lớn đối với sự nhiệt tình đóng góp của NVNONN. Từ thực trạng trên, cần một nghiên cứu, tổng kết, đánh giá toàn bộ quá trình lãnh đạo, thực hiện chính sách đối với công tác vận động NVNONN của Đảng bộ TP.HCM, chỉ ra thành công, hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ TP.HCM trong công tác vận động NVNONN, đồng thời, thông qua nghiên cứu tại một địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị, văn hóa, có số đông NVNONN và thân nhân NVNONN là TP.HCM sẽ cung cấp những cơ sở khoa học nhằm góp phần tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác vận động NVNONN ở tầm vĩ mô, để từ đó hoạch định chính 3 sách về công tác này, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Với lý đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2001 đến năm 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình Đảng bộ TP.HCM lãnh đạo công tác vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2015, đúc kết một số kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo vận động NVNONN của Đảng bộ TP.HCM hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề đã được giải quyết, những nội dung mà luận án tập trung nghiên cứu. - Phân tích các nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ TP.HCM về công tác vận động NVNONN. - Trình bày, phân tích các chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ TP.HCM về công tác vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2015. - Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ TP.HCM lãnh đạo công tác vận động NVNONN, từ đó nêu rõ nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó. Đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần nâng cao sự lãnh đạo của Đảng bộ TP.HCM đối với công tác vận động NVNONN hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Các chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ TP.HCM đối với công tác vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2015. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2015. Luận án lấy mốc thời gian từ năm 2001 là năm đầu thế kỷ XXI, năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VII, kết thúc năm 2015 là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IX. Về không gian: Luận án nghiên cứu công tác vận động NVNONN trên địa bàn TP.HCM. Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ TP.HCM chỉ đạo thực hiện công tác vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2015, trên một số nội dung sau: xây dựng và ban hành các chủ trương về vận động NVNONN; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền đến NVNONN; công tác thu hút và phát huy tiềm năng của NVNONN trên hai phương diện chính là tri thức và kinh tế; công tác hỗ trợ NVNONN ổn định cuộc sống; tăng cường hoạt động của Ủy ban về NVNONN TP.HCM. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. ở l luận Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, công tác quần chúng, đoàn kết dân tộc. 4.2. Nguồn tài liệu Văn kiện của Đảng và Nhà nước bao gồm: các nghị quyết, chỉ thị, luật, nghị định, kế hoạch, thông tư, chương trình. Văn kiện của Đảng bộ, chính quyền TP.HCM (Tỉnh ủy, UBND, các sở, ban, ngành) bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương trình, thông tư, đề án. Các sách, báo, tạp chí đã xuất bản; luận văn, luận án, đề tài viết về NVNONN đã bảo vệ thành công. 5 4.3. Phư ng ph p nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chủ yếu, đồng thời, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, như phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp. Phương pháp lịch sử được sử dụng để trình bày quá trình lãnh đạo công tác vận động NVNONN của Đảng bộ TP.HCM. Phương pháp lôgíc được dùng để làm rõ mối liên hệ giữa các quan điểm, chủ trương với quá trình chỉ đạo thực hiện, những kết quả đạt được, từ đó, khái quát những ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ TP.HCM lãnh đạo công tác vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2015. Các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, nhằm làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà luận án đặt ra. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Đóng góp về khoa học Luận án hệ thống hóa các chủ trương, làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ TP.HCM về công tác vận động NVNONN, góp phần làm rõ và làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về công tác vận động NVNONN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế. Luận án đã bước đầu nêu lên những nhận xét, đánh giá về các ưu điểm, hạn chế, phân tích nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm bổ ích từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ thành phố về công tác vận động NVNONN từ năm 2001 đến năm 2015. Luận án cung cấp những cơ sở thực tiễn có thể được dùng làm những luận cứ khoa học cho việc xây dựng chủ trương, biện pháp chỉ đạo công tác vận động NVNONN của Đảng bộ TP.HCM. Luận án góp phần làm phong phú, toàn diện và sâu sắc thêm lịch sử 6 Đảng bộ TP.HCM trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 5.2. Đóng góp về thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo ở TP.HCM và khu vực Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các cấp ủy đảng và chính quyền TP.HCM có thể tham khảo, vận dụng vào thực tiễn trong lãnh đạo công tác vận động NVNONN ngày càng đạt kết quả cao hơn. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trên những cấp độ khác nhau, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề NVNONN được công bố. Có thể khái quát và phân loại thành các nhóm công trình sau đây: 1.1.1. Nhóm công trình khoa học nghiên cứu chung về ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài Cuốn sách “Về người Việt Nam định cư ở nước ngoài” của tác giả Nguyễn Ngọc Hà, 1990 [61]. Tác giả khái quát về NVNONN (tập trung ở các nước tư bản chủ nghĩa) từ quá trình hình thành, nguồn gốc xã hội, tâm tư nguyện vọng, thực trạng đời sống tinh thần đến một số vấn đề văn hóa, xã hội tồn tại cần giải đáp; về tình hình các phong trào Việt kiều, những tổ chức và hoạt động chính trị phản động lưu vong người Việt Nam đối với NVNONN và phong trào Việt kiều. Cuốn sách “Thuyền nhân Việt Nam định cư hay hồi hương” của tác giả Vũ Ngọc Bình, 1996 [31]. Cuốn sách đề cập đến vấn đề về người tị nạn trên thế giới, về thuyền nhân Việt Nam và quá trình ra đi cũng như hồi hương của họ, về luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam đối với thuyền nhân. Cuốn sách đã thống kê nhiều số liệu về người tị nạn trên thế giới và thuyền nhân Việt Nam; phân tích các chương trình hành động toàn diện, chương trình ra đi có trật tự. Đặc biệt, những số liệu về người Việt Nam vượt biên bằng đường biển, số người hồi hương, số người còn trong các trại tị nạn, số người được đi định cư ở nước thứ ba từ năm 1975 đến 1996 được thể hiện khá đầy đủ. Cuốn sách “Người Việt Nam ở nước ngoài” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn, 1997 [43]. Trên cơ sở phân tích tình hình của NVNONN trong 8 những năm 90 của thế XX ở nhiều khía cạnh như: Sự phân bố địa bàn sinh sống, vấn đề pháp lý của NVNONN và đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của họ, tác giả đã dựng lại khá toàn diện quá trình hình thành cộng đồng NVNONN từ sự kiện hoàng tử Lý Long Tường có mặt trên đất nước Cao Ly đến những người Việt ở lại các nước sở tại sau khi các nước XHCN ở Đông Âu, Liên Xô sụp đổ và những thế hệ thứ 1, thứ 2, thứ 3… sinh ở nước ngoài, những số liệu, phân bố địa bàn cư trú của NVNONN cũng được tác giả đề cập tới. Cuốn sách “Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có Việt kiều” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn, 2005 [44]. Cuốn sách nghiên cứu về lịch sử hình thành, quá trình biến động và phân bố dân cư của NVNONN dưới góc độ về pháp lý, văn hóa, xã hội. Cuốn sách “Người Việt ở Thái Lan - Campuchia - Lào” của tác giả Nguyễn Quốc Lộc, 2006 [73]. Tác giả đã phân tích, làm rõ quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam ở ba quốc gia Thái Lan, Campuchia và Lào, đồng thời nghiên cứu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của những cộng động người Việt ở ba quốc gia này từ khi hình thành cho đến năm 2005, những đóng góp của họ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Cuốn sách “Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam” của tác giả Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana, 2006 [95]. Cuốn sách đề cập đến quá trình nhập cư của cộng đồng người Việt Nam vào Vương quốc Thái Lan; phong trào đấu tranh của Việt kiều Thái Lan giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; chính sách của Chính phủ Thái Lan đối với cộng đồng NVNONN; Việt kiều hồi hương trong những năm đầu 60 thế kỷ XX; lối sống hoà đồng xã hội của người Việt ở Thái Lan. Cuốn sách “Vai trò của Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam - Lào” của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, 2008 [128]. Các tác 9 giả đã dựng lại quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Lào; phân tích thực trạng của cộng đồng người Việt hiện nay trên các lĩnh vực và vai trò của cộng đồng người Việt trong hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam - Lào. Cuốn sách “Cộng đồng và trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ 21” của tác giả Nguyễn An Hà (chủ biên), 2011 [60]. Cuốn sách phản ánh quá trình hình thành và phát triển đội ngũ trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu như: Ba Lan, Séc, Hungary; nêu rõ những tác động của chính sách nhập cư; tình hình kinh tế - xã hội các nước sở tại và quan hệ đối ngoại của Việt Nam tới cộng đồng và trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu. Luận án “Quá trình hình thành phát triển cộng đồng người Việt ở Thái Lan” của tác giả Hà Nguyên Khoa, 2016 [72]. Luận án nghiên cứu toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về cộng người Việt ở Thái Lan qua hai giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 và từ năm 1946 đến đầu thế kỷ XXI. Luận án đánh giá về sự đóng góp của cộng đồng người Việt đối với Thái Lan và mối quan hệ Thái Lan Việt Nam, đồng thời đưa ra những đề xuất với cơ quan hữu quan trong việc hoạch định những chính sách phù hợp với cộng đồng NVNONN, trong đó có Việt kiều ở Thái Lan. Chuyên đề nghiên cứu “Các nguồn lực từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài” thuộc đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KHXH-02-03 do tác giả Vũ Hy Chương chủ trì, 1999 [40]. Chuyên đề đã khái lược cơ bản về cộng đồng NVNONN, trong đó xác định quá trình đóng góp của cộng đồng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, xác định hai nguồn lực chính là nguồn lực chất xám và nguồn lực kinh tế. Bài “Người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và hướng về quê hương” của tác giả Nguyễn Đình Bin, 2003 [26]. Bài viết đã phân tích làm rõ quá 10 trình hình thành và tình hình cộng đồng người NVNONN trong đó tập trung ở một số nước phương Tây, Liên Xô cũ và Đông Âu. Bài “Huy động trí tuệ của Việt kiều và người nước ngoài” của tác giả Trần Kim Dung, 2003 [59]. Tác giả khẳng định nguồn nhân lực được đào tạo là nhu cầu cấp thiết của quá trình toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, việc sử dụng nguồn nhân lực từ Việt kiều và người nước ngoài là giải pháp quan trọng bù đắp sự thiếu hụt lao động chất lượng cao. Nguồn nhân lực này không cần đầu tư lớn về tiền bạc và thời gian đào tạo mà có thể tham gia ngay vào hoạt động kinh tế. Tác giả xác định nguồn lao động này có nhiều ưu thế về trình độ, khả năng tiếp cận khoa học, đa dạng ngành nghề, sử dụng ngôn ngữ phong phú… so với lao động trong nước, đồng thời, khẳng định tình cảm của kiều bào luôn hướng về quê hương và sẵn sàng đóng góp trí tuệ để xây dựng đất nước. Bài “Tiềm năng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” của tác giả Nguyễn Phú Bình, 2004 [149]. Bài viết làm rõ sự phát triển và tình hình NVNONN về số lượng, phân bố, thành phần; tiềm năng kinh tế, chính trị, tri thức khoa học và công nghệ; ghi nhận những thành tích đóng góp của kiều bào trong những năm kháng chiến, xây dựng đất nước cũng như trong công cuộc đổi mới. Bài “Bước đầu nghiên cứu cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, 2011 [90]. Bài viết đã phân tích khái quát lịch sử 5 luồng di cư của người Việt Nam, luồng di cư thứ nhất: từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIX; luồng di cư thứ hai: từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; luồng di cư thứ ba: sau ngày 30-4-1975, đây là luồng di cư lớn nhất, tạo nên sự thay đổi sâu sắc về số lượng, thành phần, tính chất, địa bàn sinh sống của cộng đồng NVNONN; luồng di cư thứ tư: từ năm 1980 đến 1991, người Việt Nam đến các nước xã hội chủ nghĩa theo diện học tập, lao động và một số người ở lại; luồng di cư thứ năm: từ năm 1992 đến năm 2010, người Việt Nam đi lao động, học tập các nước trên thế giới. 11 Bài “Một số đóng góp của Việt kiều ở Pháp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược” của tác giả Trần Thị Vui, 2015 [139]. Tác giả đã trình bày những hoạt động phong phú của phong trào Việt kiều yêu nước ở Pháp từ những cuộc mít tinh, biểu tình phản chiến đến hoạt động quyên góp vật chất ủng hộ Chính phủ cách mạng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đặc biệt, thời kỳ kháng chiến chống quốc Mỹ xâm lược và thống nhất Tổ quốc, Việt kiều Pháp đã tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh ở trong nước và hỗ trợ hiệu quả cho Đoàn ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn đàm phán Hiệp định Pari. Bài “Kiều bào Việt Nam hướng về Tổ quốc trong cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền (1945-1946)” của tác giả Trần Thị Vui, 2016 [141]. Tác giả đã trình bày những hoạt động hướng về Tổ quốc giai đoạn 1945 - 1946 của kiều bào Việt Nam ở 5 nước: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp. Phong trào yêu nước của kiều bào trong giai đoạn này có hoạt động đặc biệt khác với các giai đoạn khác là ở: Lào, Camphuchia, Thái Lan, kiều bào thành lập những lực lượng Việt kiều cứu quốc, quyên góp tiền, mua vũ khí, tòng quân về nước đấu tranh cùng với Chính quyền cách mạng. Dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau của nhiều chuyên ngành khoa học: Lịch sử, Triết học, Xã hội học,... các công trình khoa học trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành, phát triển cộng đồng NVNONN, nguyên nhân hình thành của cộng đồng được trình bày tương đối toàn diện, từ nguyên nhân kinh tế đến những biến động chính trị trong lịch sử, đã làm thay đổi về số lượng đến chất lượng của cộng đồng kiều bào. Các công trình nghiên cứu cũng phân tích sự phát ở thế hệ kiều bào được sinh ra tại các nước sở tại và người Việt Nam đi xuất khẩu lao đông, du học ở giai đoạn sau năm 1975 và thời kỳ đổi mới. Các công trình phân tích những đặc điểm về tâm lý, địa vị pháp lý, đời sống văn hóa, hoạt động kinh tế và giáo dục, đào tạo của kiều bào, từ đó, đã 12 làm rõ những tiềm lực của cộng đồng NVNONN có thể đóng góp cho đất nước, đồng thời cũng phân tích những vấn đề như: những khó khăn trong đời sống của kiều bào, một bộ phận kiều bào còn bị tác động, lôi kéo của các thế lực phản động. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác vận động ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc, từ quan điểm nhất quán đó, Đảng đã ban hành nhiều văn kiện quan trọng đối với NVNONN. Những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác vận động NVNONN được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, thể hiện qua các công trình như sách, bài viết, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu các cấp. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài: thực tiễn và một số cơ sở lý luận” của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, 2003 [98]. Công trình đã đề cập đến cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của công tác đối với NVNONN. Công trình đã phân tích và làm rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà đối với công tác NVNONN trước năm 2003; phân tích những vấn đề như: hợp tác với các nước sở tại để bảo vệ lợi ích hợp pháp của Việt kiều, duy trì bản sắc văn hóa và dạy tiếng Việt cho thế hệ Việt kiều trẻ, đảm bảo quyền lợi cho kiều bào trong lĩnh vực tư pháp, thu hút nguồn lực của NVNONN trong sự nghiệp phát triển đất nước. Công trình cũng đã nêu một số hạn chế trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác vận động NVNONN đảm bảo thực chất, hài hòa giữa thu hút và hỗ trợ, để bà con sẵn sàng tự nguyện đóng góp vật chất và tri thức vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương, đất nước. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đáp ứng yêu cầu của tình 13 hình mới do tác giả Trần Trọng Toàn làm chủ nhiệm, 2008 [92]. Đề tài đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác về NVNONN hiện nay, trong đó đã nêu rõ những tồn tại và hạn chế đã làm giảm tính tích cực của đường lối, chính sách, là một trong nhiều nguyên nhân tác động đến hiệu quả công tác NVNONN. Đề tài đưa ra những kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác về NVNONN trong tình hình mới. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phát huy vai trò của các tổ chức đảng và đảng viên trong công tác vận động, tập hợp, giáo dục và quản lý lưu học sinh Việt Nam du học tự túc ở ngoài nước” của Đảng ủy ngoài nước, 2010 [58]. Đề tài đề cập đến hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác tập hợp, vận động, giáo dục và quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài; thực trạng và giải pháp trong công tác tập hợp, vận động, tuyên truyền và giáo dục chính trị, tư tưởng cho lưu học sinh Việt Nam du học tự túc; thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam du học tự túc; vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội thanh niên, sinh viên trong việc tập hợp, đoàn kết lưu học sinh Việt Nam du học tự túc; hoạt động của các tổ chức kinh tế - xã hội trong việc đưa học sinh đi du học tự túc. Đề tài đưa ra một số giải pháp phòng, chống việc lôi kéo, tác động của các thế lực thù địch đối với lưu học sinh Việt Nam du học tự túc. Cuốn sách “Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Trần Thị Vui, 2017 [143]. Tác giả đã phân tích, làm rõ quá trình hình thành và phát triển cộng đồng NVNONN; những đóng góp của kiều bào trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Cuốn sách phân tích những bước chuyển căn bản quan điểm, chủ trương của Đảng qua 3 giai đoạn: trước năm 1986, từ năm 1986 đến 1993, từ năm 1993 đến 2016. Từ sự dè dặt, cảnh giác, các chính sách chủ yếu tập trung ở bộ phận Việt kiều có lịch sử yêu nước gắn 14 với công cuộc đấu tranh giành độc lập đã thay đổi sang quan điểm toàn diện hơn, xác định NVNONN là bộ phận không tách rời, là vốn quý của dân tộc. Đối tượng kiều bào được mở rộng, công tác vận động đa dạng, cởi mở trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, những vấn đề mang tính lịch sử ra đi của kiều bào được xem xét thấu đáo trên cơ sở hòa hợp dân tộc xóa bỏ định kiến vì một Việt Nam đoàn kết, thống nhất và phát triển. Luận văn “Chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Bảo Chung, 2008 [41]. Luận văn phân tích chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với NVNONN ngoài từ năm 1986 đến năm 2008, thể hiện rõ nét qua hai nghị quyết chuyên đề là Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 36-NQ/TW. Những chính sách của Việt Nam đã tác động lớn đến tâm tư, nguyện vọng của kiều bào và làm sâu sắc tinh thần hòa hợp, đoàn kết dân tộc, bà con kiều bào phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng đất nước do Đảng khởi xướng, đồng thời sẵn sàng chung tay, đóng góp phát triển đất nước. Bên cạnh những điểm tích cực trong công tác NVNONN giai đoạn trước 2008, luận văn đưa ra những kiến nghị để tiếp tục tăng cường công tác vận động NVNONN trong giai đoạn tiếp theo. Luận văn “Thu hút đầu tư của Việt kiều vào phát triển kinh tế Hà Nội” của tác giả Trần Thị Minh Trâm, 2009 [89]. Từ sự phân tích các nhân tố tác động tới thu hút đầu tư của Việt kiều vào phát triển đất nước, tác giả trình bày những đặc điểm kinh tế xã hội của Hà Nội ảnh hưởng tới thu hút đầu tư của Việt kiều, những đặc điểm thuận lợi, khó khăn, thành công, hạn chế và nguyên nhân của quá trình thu hút đầu tư của Việt kiều trên phương diện kiều hối, các dự án đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thương mại, công tác thu hút đầu tư của Việt kiều vào phát triển kinh tế giai đoạn trước năm 2008. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp định hướng cho giai đoạn 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 15 Luận văn “Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ đổi mới” của tác giả Phạm Văn Hùng, 2011 [64]. Luận văn nghiên cứu sự đóng góp của NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước thời kỳ đổi mới trên các phương diện: kinh tế; khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo; văn hóa; chính trị. Từ những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước như: xây dựng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tác thông tin, tuyên truyền; thực hiện kịp thời chính sách khen thưởng, tác giả đề xuất những nhóm giải pháp như: xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước phù hợp với sự nghiệp đổi mới; việc thực hiện các công tác liên quan đến NVNONN kịp thời đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng của kiều bào; thu hút và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân, trí thức Việt kiều trong công cuộc xây dựng đất nước. Bài “Làm tốt công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” của tác giả Nguyễn Chiến Thắng, 2004 [93]. Bài viết đã khái quát những chính sách của Nhà nước đối với NVNONN giai đoạn trước năm 2004; về công tác tổ chức, bộ máy thực hiện chính về NVNONN. Bài “Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài và những bài học thực tế”, 2005 [27] và bài “Những chuyển biến tích cực trong công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2005”, 2006 [28] của tác giả Nguyễn Phú Bình. Tác giả phân tích quan điểm nhất quán của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về NVNONN qua các thời kỳ và kết quả thực hiện; chỉ ra những mặt hạn chế tồn tại, đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác NVNONN. Bài “Thu hút kiều bào, khơi thông nguồn lực Việt”, của tác giả Nguyễn Thanh Hải, 2007 [63]. Tác giả xác định tiềm năng từ kiều bào là rất lớn, các chính sách đã tạo ra nhiều điều kiện để bà con về quê làm ăn, kết quả thu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan