Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ quận 4, thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác xây dựng đảng giai đoạn ...

Tài liệu Đảng bộ quận 4, thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác xây dựng đảng giai đoạn 1995 2005

.PDF
121
1
101

Mô tả:

MỤC LỤC DẪN LUẬN ............................................................................................................ tr.4 NỘI DUNG ................................................................................................... .. ... tr.10 Chương 1: Tình hình công tác xây dựng Đảng tại Đảng bộ Quận 4 giai đoạn trước năm 1995 1.1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Đảng bộ Quận 4.................... .…… tr.10 1.1.1. Lược sử vùng đất Quận 4 ................................................................... . ... tr.10 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của Đảng bộ Quận 4 ..................................... . ... tr.11 1.2. Công tác xây dựng Đảng tại Đảng bộ Quận 4 trước năm 1995 .............. .. ... tr.18 1.2.1. Đặc điểm tình hình Quận 4 giai đoạn 1975 – 1995 ......................... . ... tr.18 1.2.2. Những kết quả bước đầu trên các mặt công tác cụ thể ...................... . .... tr.22 1.2.3. Những mặt hạn chế, tồn tại................................................................. . ... tr.29 * Tiểu kết Chương I ......................................................................................... . ... tr.31 Chương II: Quá trình lãnh đạo công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Quận 4 giai đoạn 1995 – 2005 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng và quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995 – 2005 ... tr.34 2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng .......................... . ... tr.34 2.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng giai đoạn 1995 – 2005. ................................................................................................... .. ... tr.37 2.1.3. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng giai đoạn 1995 – 2005. ........................................................................................... . ... tr.41 2.2. Chủ trương của Đảng bộ Quận 4 về xây dựng Đảng giai đoạn 1995 – 2005 .... tr.45 2.2.1. Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng ........................ . ... tr.46 2.2.2. Củng cố hệ thống tổ chức Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ ........................................................................................................... . . .. tr.47 2.2.3. Tích cực chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ........................................ . ... tr.48 2.2.4. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ............................................................................................. . …tr.49 2 2.2.5. Tiếp tục đổi mới nâng cao trình độ tổ chức, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của cấp ủy Đảng từ Quận đến cơ sở ............................ tr.50 2.2.6. Tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng ...... . ... tr.50 2.2.7. Coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ đảng .............. . ... tr.51 2.2.8. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân . .. tr.51 2.3. Những giải pháp của Đảng bộ Quận 4 trong quá trình lãnh đạo công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995-2005 .................................................................... .. ... tr.53 2.3.1. Đổi mới công tác chính trị tư tưởng về nội dung và hình thức ......... . ... tr.54 2.3.2. Củng cố và nâng cao chất lượng công tác xây dựng tổ chức Đảng ... . ... tr.59 2.3.3. Tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác cán bộ đảng viên ....................... . ... tr.60 2.3.4. Từng bước nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng ..... . ... tr.62 2.3.5. Củng cố, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Đảng .................. . ... tr.66 * Tiểu kết Chương II ....................................................................................... .... tr.69 Chương III: Kết quả, bài học kinh nghiệm và những giải pháp cụ thể 3.1.Nhận xét chung .......................................................................................... . ... tr.73 3.1.1.Kết quả đạt được ................................................................................. . ... tr.73 3.1.2.Nguyên nhân của kết quả đạt được ..................................................... . ... tr.78 3.1.3.Tác động xã hội của công tác xây dựng Đảng đối với chuyển biến các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội trong thời kỳ này.................................................... . ... tr.78 3.1.4.Những tồn tại cần khắc phục ......................................................... ……. tr.80 3.1.5. Nguyên nhân của những mặt tồn tại .................................................. . ... tr.83 3.2.Bài học kinh nghiệm và những giải pháp ................................................. . ... tr.83 3.2.1. Những bài học kinh nghiệm .......................................................... ……...tr.83 3.2.2. Một số đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng ................................................................................................................ ... tr.86 * Tiểu kết Chương III .................................................................................. .. . . ... tr.92 KẾT LUẬN ................................................................................................ . .. . ... tr.95 PHỤ LỤC ..................................................................................................... …..tr.100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ tr.112 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Quy luật này hình thành ngay từ khi vận động thành lập Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của Đảng. Quy luật này không chỉ phản ánh tính đặc thù của cách mạng Việt Nam, mà điều cần nhấn mạnh là với quy luật này, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp và dân tộc được khẳng định ngay từ khi Đảng ra đời và ngày càng được củng cố vững chắc trong suốt tiến trình lịch sử. Do đó, về khách quan, Đảng không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân, mà còn đại biểu lợi ích cho toàn thể nhân dân và các dân tộc Việt Nam. Quy luật này là sự tổng kết từ thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Điều đó không chỉ tạo nền móng ban đầu mà còn trở thành quy luật của quá trình xây dựng Đảng ta. Ở thời kỳ nào cũng đòi hỏi phải xây dựng Đảng vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị và tổ chức. Riêng với đặc điểm, tình hình xã hội Việt Nam, giai cấp công nhân còn nhỏ bé, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân trong Đảng. Lịch sử xây dựng Đảng ở nước ta cho thấy Đảng ta thật sự là đội tiên phong lãnh đạo chính trị từng trải và dày dạn kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm và kiên trì đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa MácLênin, chống chủ nghĩa xét lại, các trào lưu cơ hội chủ nghĩa, thật sự là đội ngũ kiên cường, hy sinh chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhằm thực hiện câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Văn minh có thể hiểu là trí tuệ. Đảng phải là đảng của trí tuệ tiên phong ngang tầm thời đại thì mới đưa dân tộc vững bước tiến vào thế kỷ XXI, mới giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa, mới giành thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng phải là 4 Đảng đạo đức theo gương đạo đức Hồ Chí Minh thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng bộ Quận 4 – thành phố Hồ Chí Minh từ sau Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ VII (tháng 2 năm 1996) đến nay đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ Quận đã đề ra. Giai đoạn 1995-2005, Quận 4 đã có nhiều thay đổi khá toàn diện và sâu sắc. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và ngày càng trong sạch vững mạnh; phương thức lãnh đạo không ngừng được cải tiến và nâng cao chất lượng. Ban Chấp hành Đảng bộ xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo thực hiện cụ thể, biết khai thác, phát huy lợi thế của quận, trong chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, năng động, sáng tạo, kiên trì mục tiêu đã đề ra với quyết tâm cao. Việc đẩy mạnh chương trình chỉnh trang kiến thiết đô thị và tích cực chăm lo các vấn đề văn hóa – xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng đang tạo ra những điều kiện tiền đề và động lực phát triển đi lên của quận. Tuy nhiên, Đảng bộ Quận 4 cũng còn một số mặt tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong quá trình lãnh đạo của mình như: số cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh hàng năm tuy có tăng lên nhưng vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của cơ sở Đảng vẫn chưa phát huy đúng mức; một số cấp uỷ cơ sở chưa duy trì nền nếp sinh hoạt đúng theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung sinh hoạt chi bộ còn nghèo nàn; một số cán bộ đảng viên tự phê bình và phê bình còn yếu; vẫn còn một bộ phận đảng viên không tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm; công tác luân chuyển, bố trí cán bộ ở cơ sở bị hụt hẫng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác phát triển Đảng còn nặng về số lượng hơn chất lượng…. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 4 nhiệm kỳ IX, ra sức xây dựng, phát triển Quận 4 “giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nghĩa tình” tiến lên thành quận trung tâm của thành phố thì việc tăng cường và đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng thật sự là vấn đề có tính cấp thiết. 5 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay vẫn chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu về “Đảng bộ Quận 4 - thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995 2005” một cách hệ thống. Công tác xây dựng Đảng bộ Quận 4 chỉ thể hiện một cách riêng lẻ trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Quận 4 các khoá VI, VII, VIII, IX và các báo cáo chuyên đề khác. Một số công trình nghiên cứu, biên soạn về lịch sử Quận 4 có đề cập một mức độ liên quan đến Đảng bộ và ít nhiều đề cập từng mặt công tác xây dựng Đảng như : - Quận 4 – mảnh đất, con người và truyền thống – xuất bản năm 2000. - Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quận 4 – xuất bản năm 2007. - Dự thảo Lịch sử Đảng bộ Quận 4 giai đoạn 1975 – 2010. Trên cơ sở kế thừa những thành quả đó, đề tài “Đảng bộ Quận 4 - thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995 - 2005” nghiên cứu về quá trình lãnh đạo công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Quận 4, trên cơ sở đó, nêu lên những nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại; đồng thời nêu lên những kiến nghị, đề xuất để phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những mặt hạn chế và đề ra phương hướng trong giai đoạn tiếp theo. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của đề tài “Đảng bộ Quận 4 - thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995-2005” là trình bày một cách hệ thống quá trình lãnh đạo công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Quận 4 - thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, nêu lên những kiến nghị, đề xuất trong việc lãnh đạo công tác xây dựng Đảng giai đoạn tiếp theo. Nhiệm vụ của đề tài “Đảng bộ Quận 4 - thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995 - 2005” là: 6 - Trình bày khái quát về quá trình lãnh đạo công tác xây dựng Đảng tại Đảng bộ Quận 4 giai đoạn trước năm 1995. - Trình bày thực trạng về quá trình lãnh đạo công tác xây dựng Đảng tại Đảng bộ Quận 4 giai đoạn 1995 - 2005. - Nhận xét, đánh giá kết quả đạt được và những mặt hạn chế; rút ra những bài học kinh nghiệm; đề xuất những giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu Đề tài “Đảng bộ Quận 4 - thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995 - 2005” dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Vận dụng phương pháp lịch sử, đề tài trình bày một cách khoa học, trung thực theo trình tự thời gian các văn kiện, nghị quyết của Đảng bộ Quận 4 về công tác xây dựng Đảng vững mạnh cả về ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức. Vận dụng phương pháp logic, phương pháp luận sử học mácxít, đề tài bám sát các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng bộ Quận 4 để phân tích, tổng hợp, so sánh, đưa ra những nhận xét đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm, giải pháp trong thời gian sắp tới. Ngoài các phương pháp trên, tác giả còn vận dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp… nhằm bổ trợ cho quá trình nghiên cứu. 5. Giới hạn của đề tài: Đề tài “Đảng bộ Quận 4 - thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995-2005” chỉ tập trung nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng, về mặt không gian, đề tài chỉ giới hạn tại Đảng bộ Quận 4, về mặt thời gian, đề tài chỉ đề cập trọng tâm đến công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995-2005. 6. Đóng góp mới của đề tài: Hiện nay, chưa có một đề tài nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Quận 4 đối với công tác xây dựng Đảng. Do vậy, trên cơ sở tập hợp, phân tích, đánh giá, 7 đưa ra những giải pháp cụ thể, đề tài này sẽ trình bày một cách hệ thống, logic quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Quận 4 đối với công tác xây dựng Đảng qua từng thời kỳ, thể hiện qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng bộ Quận 4, các báo cáo chuyên đề của các cấp uỷ Đảng…. đồng thời qua đó, nêu lên những kết quả đạt được cũng như những mặt tồn tại cần khắc phục trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên những nhận xét, đánh giá chủ quan của bản thân và đề ra những giải pháp phù hợp. 7. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn Tình hình mới đòi hỏi Đảng ta phải trưởng thành hơn; những thành tựu đổi mới cũng gắn liền với sự trưởng thành của Đảng; những tồn tại trên nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải giải quyết; những tệ nạn, suy thoái đòi hỏi phải khắc phục, làm cho Đảng phải ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ mới. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Do đó, đề tài “Đảng bộ Quận 4 - thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995-2005” đã góp phần làm rõ thêm tính đúng đắn của cơ sở lý luận về công tác xây dựng Đảng, khẳng định tính cấp thiết của sự tự đổi mới, tự chỉnh đốn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đề tài đã đóng góp một cái nhìn tổng quan về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Quận 4 từ giai đoạn 1995-2005, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn tiếp theo nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ, giúp cho công tác lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ đạt được nhiều thành công trên con đường xây dựng Quận 4 “giàu đẹp – văn minh - hiện đại – nghĩa tình”, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 8. Kết cấu của đề tài: Đề tài “Đảng bộ Quận 4 - thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995-2005” ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 03 chương, 07 mục. 8 Chương I trình bày khái quát về tình hình công tác xây dựng Đảng tại Đảng bộ Quận 4 giai đoạn trước năm 1995. Chương II trình bày về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Quận 4 đối với công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1995-2005. Chương III trình bày nhận xét, bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp, kiến nghị. Bản đồ hành chính Quận 4 CHƯƠNG I TÌNH HÌNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TẠI ĐẢNG BỘ QUẬN 4 GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1995 __________ 1.1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Đảng bộ Quận 4 1.1.1. Lược sử vùng đất Quận 4 Lịch sử hình thành mảnh đất và con người trên địa bàn Quận 4 gắn liền với lịch sử khai phá vùng đất phía Nam của người Việt bắt đầu từ cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Những cái tên Rạch Bàng, Xóm Chiếu xuất hiện khá sớm nói lên khá rõ điều kiện tự nhiên và ngành nghề chủ yếu của cư dân Quận 4. Các chúa Nguyễn thi hành chính sách khuyến khích những người có khả năng mộ dân vào khai phá vùng đất Nam bộ, phát triển kinh tế, Sài Gòn - Gia Định sớm trở thành trung tâm thương mại ở Đàng trong. Thời kỳ lãnh binh Nguyễn Cư Trinh (1716-1767) ở Gia Định đã cho bắc một số cây cầu bằng gỗ để phục vụ nhiệm vụ quân sự và nhu cầu đi lại của nhân dân. Cây cầu lớn nhất được làm bằng các “danh mộc” được nhân dân gọi là cầu Ông Lãnh để ghi nhớ công lao của người cho bắc cây cầu. Sau hơn 7 thập kỷ phát triển, Gia Định đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá lớn nhất ở xứ Đàng trong, đó là điều kiện để các chúa Nguyễn chọn làm đất dấy nghiệp để khai thác sức người sức của chống lại phong trào Tây Sơn và tập đoàn phong kiến chúa Trịnh ở Đàng ngoài. Năm 1802, Nguyễn Ánh thống nhất đất nước và dời đô về Phú Xuân. Vùng đất Sài Gòn - Gia Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của xứ Đàng trong. Các ngành nghề thủ công và hoạt động thương mại của vùng Xóm Chiếu, Khánh Hội có điều kiện phát triển, bến sông Sài Gòn là nơi buôn bán tấp nập nhất ở Gia Định thời đó. Từ khi thực dân Pháp xâm lược Nam kỳ (1859), tốc độ đô thị hoá của Sài Gòn được đẩy nhanh hơn, kinh tế xã hội cũng có những biến đổi sâu sắc. Năm 1860, thực dân Pháp đã mở cảng Sài Gòn cho các tàu buôn của nhiều nước qua lại và hai năm sau, năm 1863 đã tiến hành xây dựng bến cảng Nhà Rồng với quy mô 11 lớn. Khu vực xóm Chiếu, Khánh Hội trở thành cửa ngõ lớn để giao lưu buôn bán quốc tế của Sài Gòn và Nam bộ. Cảng Sài Gòn là một trong những cơ sở kinh tế, công nghiệp – thương mại lớn được thực dân Pháp xây dựng sớm nhất ở Việt Nam. Cùng với việc xây dựng cảng là xây dựng hệ thống kho bãi và một số công xưởng, xí nghiệp tạo thành một khu vực chuyên môn hoá về kinh tế giao thông đường thủy, sự phát triển ấy đã thu hút một số lớn lao động đô thị và trở thành một trong những nơi hình thành đội ngũ công nhân sớm nhất ở Việt Nam. Đó là sự biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội của vùng đất Xóm Chiếu, Khánh Hội. Từ những cánh đồng cỏ lác, nơi sinh cơ lập nghiệp của những người nông dân và người thợ đan chiếu, vùng Xóm Chiếu, Khánh Hội đã được chuyển đổi thành một khu vực bến cảng với hệ thống kho bãi, xí nghiệp và trở thành cửa ngõ phía đông của Sài Gòn, nơi đóng vai trò chủ yếu trong việc giao thương hàng hoá giữa Sài Gòn, Nam bộ với các vùng khác trong nước và quốc tế. Xóm Chiếu, Khánh Hội đã trở thành xóm thợ của những người phu khuân vác, những công nhân nhà máy và những người thợ thủ công. Đó là sự thay đổi theo chiều hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá trên địa bàn Quận 4 trong quá trình lịch sử từ ngày hình thành đô thị Sài Gòn đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của Đảng bộ Quận 4 1.1.2.1. Sự hình thành những chi bộ cộng sản đầu tiên Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917 là sự kiện chấn động thế giới: lần đầu tiên xuất hiện một đất nước do giai cấp vô sản nắm chính quyền. Sự kiện dội vào Việt Nam qua những lính thợ người Việt bị Pháp bắt tham gia chiến tranh thế giới trở về, trong đó có vai trò rất đặc biệt là Tôn Đức Thắng, người công nhân Việt Nam đã tham gia kéo cờ trên hạm đội Hắc Hải, ủng hộ cách mạng vô sản. Tôn Đức Thắng đã vận động sáng lập “Công hội đỏ” ở Ba Son, phát triển tổ chức xuống địa bàn Khánh Hội, thâm nhập vào cảng Sài Gòn và các xí nghiệp lớn như FACI. 12 Cùng thời gian này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) xây dựng tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, cử các hội viên về Sài Gòn bắt liên lạc với tổ chức “Công hội đỏ” của Tôn Đức Thắng để truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã được thành lập tại Sài Gòn - Gia Định và hoàn thành sứ mạng lịch sử to lớn là đưa chủ nghĩa Mác và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đến với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và người yêu nước. [31,tr.36,37] Sau khi Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập ở Hà Nội (6-1929), các đồng chí Ngô Gia Tự, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Lê Văn Lương, Nguyễn Trọng Nhã, Võ Phong lần lượt được cử vào Sài Gòn để phát triển tổ chức Đảng. Các đồng chí Hạ Bá Cang, Lê Văn Lương đã phát triển cơ sở Đảng trong công nhân như cảng Sài Gòn, nhà máy FACI ở Khánh Hội, hãng dầu Nhà Bè, nhà máy đèn Chợ Quán, xây dựng chi bộ Đảng ở cảng Sài Gòn và nhà máy FACI (Khánh Hội), trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trên địa bàn này. Cuối năm 1929, An Nam cộng sản đảng được thành lập và xây dựng cơ sở Đảng ở cảng Sài Gòn, hãng FACI, hãng dầu Nhà Bè, hãng Rượu Bình Tây, nhà máy Ba Son… An Nam cộng sản Đảng còn thiết lập một trạm giao liên được ngụy trang dưới hình thức một quán cơm bình dân tại chợ Xóm Chiếu1. Trạm giao liên Xóm Chiếu là đầu mối tiếp nhận các tài liệu, sách báo cách mạng từ Hồng Kông, từ Pháp vào Nam kỳ qua cảng Sài Gòn. [70, tr.41,42,44] Sau Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930), ở Khánh Hội, các chi bộ của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng ở Bến Cảng cũng được hợp nhất thành một chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Các chi bộ của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng ở hãng FACI và cảng Sài Gòn cũng được hợp nhất2. Từ đây các chi bộ ở Khánh Hội trực thuộc sự chỉ đạo của Lâm thời chấp ủy thành phố Sài Gòn và trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Khánh Hội. Hai chi bộ Cộng sản ở Bến cảng 1 Nằm trên đường Hoàng Diệu, đoạn giữa đường Đoàn Văn Bơ và Lê Quốc Hưng ngày nay. Người trực tiếp phụ trách trạm giao liên này là Huy (bí danh của Lý Tự Trọng). 2 Bí thư là Phạm Ký, các đảng viên gồm Phạm Kim Sơn, Lê Văn Lương, Lê Quang Sung… 13 và FACI là những hạt giống đỏ được gieo vào mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh, đó cũng là những chi bộ tiền thân của Đảng bộ vùng Khánh Hội sau này. [70, tr.47,48] 1.1.2.2. Quá trình phát triển của các chi bộ cộng sản trên địa bàn Quận 4 trong giai đoạn 1930 – 1945 Sau khi hợp nhất các chi bộ của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng, Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập do đồng chí Ngô Gia Tự làm Bí thư. Thành ủy Sài Gòn do đồng chí Nguyễn Văn Lợi làm Bí thư trực tiếp lãnh đạo khoảng 20 chi bộ trên địa bàn thành phố, các chi bộ công nhân ở Khánh Hội, Xóm Chiếu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy. [70, tr.48,49,50] Thời kỳ 1936 – 1939, phong trào đấu tranh của công nhân dưới sự lãnh đạo của các chi bộ ở Bến Cảng và Khánh Hội diễn ra rất phong phú, đa dạng, sôi nổi và rộng khắp, số lượng cơ sở chính trị, quần chúng nòng cốt của đảng được mở rộng; mặt khác, qua phong trào, các chi bộ đã trưởng thành và xây dựng thêm được nhiều cơ sở chính trị trong công nhân và nhân dân lao động. [70, tr.78,79,81] Sau cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ (11-1940), từ cuối năm 1941 cho đến 1943 ở Nam kỳ không có cơ quan Xứ ủy, không có Thành ủy Sài Gòn và hầu như hoàn toàn mất liên lạc với Trung ương. Các chi bộ, các đảng viên của Đảng bộ Sài Gòn phải hoạt động độc lập, tự tìm cách tồn tại trong lòng quần chúng. Ở Khánh Hội, thời kỳ này chỉ còn 2 đảng viên, không đủ để lập một chi bộ nên phải sinh họat ghép với chi bộ của Ba Son. [70, tr.93] Đến đầu năm 1945, Đảng bộ Sài Gòn đã cơ bản được phục hồi với hàng trăm đảng viên, các chi bộ xí nghiệp được củng cố, các đoàn thể quần chúng cũng được xây dựng lại và bắt đầu phát huy tác dụng vận động quần chúng. Ở địa bàn Khánh Hội, đến tháng 5-1945 đã xây dựng lại được 3 chi bộ FACI, chi bộ Bến Cảng và chi bộ Vĩnh Khánh với khoảng 20 đảng viên. Các chi bộ ở Khánh Hội chịu sự chỉ đạo của khu Sài Gòn và của Ban cán sự Thành. Các chi bộ ở hãng FACI và bến Cảng nắm tinh thần 2 cơ bản của Nghị quyết Trung ương lần thứ 8, đó là chuẩn bị mọi 14 mặt và phát động quần chúng tham gia khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945. [70, tr.94,95] 1.1.2.3. Quá trình phát triển của Đảng bộ Khánh Hội (Hộ 3) trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Theo cách tổ chức hành chánh của chính quyền thực dân lúc đó, địa bàn Khánh Hội – Quận 4 ngày nay gọi là Hộ 3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ở Khánh Hội có đặc điểm của cuộc đấu tranh trong vùng địch chiếm đóng, lấy đấu tranh chính trị là chính, hầu như không có điều kiện xây dựng lực lượng võ trang và đấu tranh võ trang quy mô lớn. Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở đây cũng phải tổ chức thật gọn nhẹ để có thể thích ứng với yêu cầu tồn tại của từng điều kiện, từng thời kỳ [70,tr.104]. Nhìn từ góc độ trưởng thành về tổ chức Đảng thì trong cả cuộc kháng chiến chống Pháp, ở địa bàn Khánh Hội phát triển qua các giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là năm đầu của cuộc kháng chiến (23/9/1945 – 12/1946): thời gian này chưa có điều kiện để phát triển về tổ chức và số lượng vì phải bước vào cuộc kháng chiến một cách quá gấp rút, kể cả các tổ chức quần chúng cũng không có điều kiện củng cố. Trong điều kiện rất ít đảng viên, các chi bộ ở Khánh Hội vẫn lãnh đạo được phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động phát triển, đóng góp phần công sức và thành tích vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến ở Sài Gòn Chợ Lớn. Điều ấy chứng tỏ tổ chức đảng đã bắt rễ sâu vào quần chúng lao động và công nhân, yếu tố căn bản để Đảng tồn tại và trưởng thành trong những thời kỳ sau. [70, tr.118] Giai đoạn thứ hai là từ khi Thành ủy đã cho tổ chức cơ quan lãnh đạo cấp Hộ ủy (Hộ 3): trong thời gian tranh thủ sách lược hòa hoãn từ tháng 3/1946 đến tháng 10/1946, Thành ủy đã chỉ đạo cho các chi bộ tích cực xây dựng lực lượng, củng cố và phát triển các tổ chức cách mạng và xây dựng lực lượng võ trang. Các chi bộ và công đoàn trên địa bàn Khánh Hội tích cực phát triển đoàn viên công đoàn và phát triển cơ sở Đảng. Cơ sở Đảng ở Khánh Hội về lực lượng và tổ chức nhìn chung còn hạn chế về số lượng và điều kiện hoạt động: chỉ có hai chi bộ FACI và bến Cảng là được duy trì thường xuyên. Đầu năm 1947, Hộ ủy Hộ 3 do đồng chí Kiên làm Bí 15 thư, chú trọng phát triển Đảng mới trên các địa bàn chưa có đảng viên như: khu Vĩnh Hội, khu cầu Cống, khu Xóm Chiếu, khu Hãng phân, Hãng thuốc lá Bastos,… Thời kỳ này, sự lãnh đạo của Thành ủy, Hộ ủy thường xuyên bị gián đoạn, các đảng viên hoạt động độc lập là chính, tự xoay sở để tồn tại và tự xây dựng cơ sở chính trị. Mặc dù tình hình khó khăn như vậy nhưng chi bộ vẫn vận động và tổ chức được các cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Khánh Hội - Xóm Chiếu. [70, tr.126,127] Giai đoạn thứ ba là Đảng bộ Khánh Hội phát triển tổ chức gắn với phát triển phong trào đấu tranh của nhân dân: Từ năm 1951, chiến trường Nam bộ đương đầu với khó khăn vừa do thiên tai, vừa do quân địch gây ra. Riêng trên địa bàn Khánh Hội, cơ quan chỉ đạo của đảng bị phá vỡ nhiều lần, các chi bộ đều bị thiệt hại nhưng không có điều kiện củng cố, hàng loạt cơ sở cách mạng trong công nhân và nhân dân lao động bị phá vỡ. Trước tình hình đó, Đặc khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn chủ trương thay đổi phương châm công tác, sắp xếp lại tổ chức Đảng trực thuộc thành hai Ban Cán sự: Ban cán sự 1 phụ trách các quận nội thành, Ban cán sự 2 phụ trách các huyện ngoại thành [70,tr.143]. Hộ ủy Hộ 3 được khôi phục do đồng chí Định làm Bí thư. Hộ ủy Hộ 3 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự 2. Đến tháng 11/1951, Đặc khu ủy chủ trương tổ chức gọn nhẹ hơn nữa bộ máy của Đảng, quyết định không lập Đảng bộ vùng mà tập trung vào xây dựng, kiện toàn chi ủy cấp Hộ của 4 quận nội thành là 1, 2, 3, 4, đồng thời đặt các ngành như công an, quân sự, tài chính… thuộc sự chỉ đạo của hệ thống ngành dọc để lãnh đạo về chuyên môn và về Đảng. Thực chất của chủ trương này là tạm thời không tổ chức Đảng ủy mà chỉ có các chi bộ trực thuộc các Ban cán sự [70, tr.148]. Khi đó ở Khánh Hội vẫn có 3 chi bộ vùng. Cuối năm 1952, Hội nghị toàn cán bộ Đảng bộ Hộ 3 được triệu tập ở Long An để kiểm điểm tình hình, rút kinh nghiệm và bàn phương hướng hoạt động mới. Hội nghị đã cử ra Hộ ủy mới do đồng chí Đoàn Cao Hồng làm Bí thư. Hội nghị ra nghị quyết với quyết tâm trở lại bám địa bàn, bám dân gây dựng lại phong trào [70,tr. 149]. Thực hiện chủ trương này, đến giữa năm 1953 Hộ ủy đã xây dựng thêm được 8 chi bộ mới, cụ thể là: ở vùng B 16 thêm được 3 chi bộ là: Tiền phong, Chợ Cháy, Chợ Xóm Chiếu. Vùng A và C xây dựng thêm 5 chi bộ là: Hãng Phân, Xích lô đạp, Cầu Cống, Điểm Hoa viên, Phu bến Tàu (sau đó có thêm chi bộ Vận khai quan thuế). Đây là thời kỳ mà cơ sở Đảng ở Khánh Hội có sự phát triển mạnh về tổ chức trong thời điểm mà tình hình toàn Đảng bộ thành phố đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do Hộ ủy đã vận dụng một cách sáng tạo phương châm đấu tranh hướng vào các mục tiêu bênh vực quyền lợi thiết thực về dân sinh, dân chủ của nhân dân, trên cơ sở thực sự tin tưởng dân, dựa vào dân, từ đó được nhân dân lao động ủng hộ. Đó là yếu tố quan trọng nhất để Đảng bộ có thể đứng vững và chỉ đạo phong trào cách mạng trong đô thị do địch kiểm soát chặt chẽ. 1.1.2.4. Quá trình phát triển và trưởng thành của Đảng bộ Khánh Hội (Hộ 3) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) Thực hiện sự chỉ đạo của Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, tháng 12/1954, Hộ ủy 33 tổ chức Hội nghị ở Phước Vân (Long An), chính thức thành lập Quận ủy 6 thay cho Hộ ủy 34. Sau cuộc họp đó, Quận ủy mới cùng với số đảng viên được Khu ủy tăng cường nhanh chóng về bám địa bàn [70,tr.173,174]. Đến cuối năm 1956, Quận 6 đã có 14 chi bộ đảng, mỗi chi bộ có từ 3 đến 5 đảng viên. Số đoàn viên thanh niên cũng có trên 500. Từ giữa năm 1956, Quận 6 được nhập với Quận 1 thành Liên Quận 1- 45. Quận 4 chính thức có tên gọi từ thời điểm này. Cuối năm 1957, Quận 4 tách ra, nhưng năm 1958 lại nhập với Quận 2 thành Liên quận 2 – 4. Mặc dù tổn thất nghiêm trọng, đảng viên cán bộ bị bắt, chi bộ và các tổ chức quần chúng bị vỡ, song quần chúng được trui rèn, giáo dục và trưởng thành trong nhiều năm đấu tranh vẫn vững vàng, vì thế phong trào đấu tranh vẫn liên tiếp nổ ra.[70,tr.201,202,206] 3 Bí danh là Công ty Hộ 3 do đồng chí Phan Kiệm (Năm Thành, Năm Vân) làm Bí thư Từ năm 1953, chính quyền ngụy đã chia Sài Gòn-Chợ Lớn ra thành 7 quận, Quận 6 bao gồm địa bàn Quận 4 lúc đó. Ban Chấp hành Quận ủy gồm Phan Kiệm (Bí thư), Tư Nghiệp, Năm Thái, Hai Của (Đoàn Văn Bơ), Sanh là Quận ủy viên. Sáu tháng sau, Khu ủy đưa đồng chí Tư Đông, Khu ủy viên về làm Bí thư Quận ủy, thay đồng chí Phan Kiệm được rút về Khu ủy. Số đảng viên của quận khoảng 30 đồng chí. 5 Bí thư của Liên Quận 1- 4 là đồng chí Đoàn Văn Bơ (Tư Đông). 4 17 Đến giữa năm 1965, để phù hợp với tình hình có nhiều chuyển biến mới của cách mạng, Quận 4 vẫn nằm trong Liên quận 2 - 4, nhưng mỗi quận lập ra Ban cán sự riêng6. Tháng 10/1967, Trung ương Cục tổ chức lại chiến trường, Thành lập 5 phân khu, hình thành 5 mũi tiến ông vào thành phố. Quận 4 nằm trong Phân khu 3 gồm Nhà Bè, Quận 7, Quận 8, Quận 4 và Quận 27. Lực lượng còn lại thuộc các quận ở nội thành được tổ chức thành Phân khu 6 [70, tr.250]. Tháng 7/1968, Bộ chỉ huy Miền quyết định các phân khu giao trả lại địa bàn các quận nội thành cho Phân khu 6. Thành ủy Sài Gòn - Gia Định được lập lại. Theo chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn, Ban cán sự Quận 4 nằm trong Liên quận nội thành 2 – 4 – 5. Đến tháng 3/1969 Thành ủy Sài Gòn - Gia Định quyết định giải tán Liên quận 2 - 4 - 5 và lập lại Liên quận 2 - 4 như cũ8. Giữa năm 1974, Ban Thường vụ Thành ủy quyết định tách liên quận. Quận ủy Quận 4 được thành lập lại, làm nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng trên địa bàn cho đến ngày giải phóng9. [70,tr.280,284] Sau giải phóng, theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và của Thành ủy về việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đảng bộ Quận 4 tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất10 kiện toàn lại Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới gồm 25 đồng chí, do đồng chí Đặng Gia Lợi (Ba Bá) làm Bí thư. Giai đoạn từ năm 1977 đến năm 2005, Đảng bộ Quận 4 đã trải qua 7 kỳ Đại hội, các đồng chí Đặng Gia Lợi, Lê Văn Thành, Lê Minh Nhựt, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trương Minh Nhựt lần lượt giữ cương vị Bí thư Quận ủy. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ Quận 4 luôn quan tâm củng cố và kiện toàn hệ thống chính trị, tăng cường bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt phát huy năng lực và nhiệt tình trách nhiệm, từng bước nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới. Từ đó, góp 6 Đồng chí Trang Tấn Khương là Bí thư Liên Quận 1- 4. Bí thư Ban cán sự Quận 4 là đồng chí Tư Hải. Bí thư Phân khu ủy là đồng chí Chín Cần (tức Khẩn). Bí thư Quận ủy là đồng chí Vũ Hồng (Hai Phong). 8 Bí thư là đồng chí Trang Tấn Khương (Sáu Tín), Phó Bí thư là đồng chí Tư Hải, đồng chí Tám Nga phụ trách thanh niên (tên công khai là tổ chức Xuyên Việt). 9 đồng chí Lê Văn Thành làm Bí thư, Quận ủy có các đồng chí Lê Minh Nhựt, Trang Thanh Tân. 10 vòng 1, từ ngày 01 đến 04/11/1976; vòng 2 vào tháng 3/1977. 7 18 phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng, nhất là cơ sở theo hướng nâng cao trình độ năng lực, tăng cường trách nhiệm phẩm chất của đội ngũ cán bộ đảng viên. 1.2. Công tác xây dựng Đảng tại Đảng bộ Quận 4 trước năm 1995 1.2.1. Đặc điểm tình hình Quận 4 giai đoạn 1975 – 1995 Thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn để các tầng lớp nhân dân vượt qua nhiều khó khăn mới trong kiến thiết và phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng chế độ mới trong độc lập tự do. Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân hăng hái, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nằm trong hệ thống chính trị đồng bộ của đất nước, Đảng bộ cùng các tầng lớp nhân dân lao động Quận 4 và toàn thành phố thực sự làm chủ phố phường, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết, phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, ra sức xây dựng cuộc sống mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi chung và riêng, sau ngày giải phóng Quận 4 cũng gặp nhiều khó khăn không nhỏ. Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất phải đóng cửa vì thiếu nguyên vật liệu; một số chủ cơ sở có tâm lý lo sợ đã bỏ chạy ra nước ngoài; hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt; đa số nhà cửa trong quận là nhỏ bé, sập sệ, đường xá, cầu cống rất nhỏ hẹp và xuống cấp nghiêm trọng. Tình hình xã hội trở nên phức tạp khi số người thất nghiệp ngày càng tăng do các cơ sở sản xuất phải đóng cửa và số binh lính, sĩ quan, nhân viên của chế độ cũ không có việc làm; tệ nạn xã hội như mại dâm, du đãng, lưu manh, ma túy, cờ bạc vẫn còn tồn tại tương đối nhiều; thêm vào đó, một số binh lính, sĩ quan trong quân đội Sài Gòn ngoan cố không chịu ra trình diện vẫn tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những nhân tố trên đã làm cho tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội của Quận 4 trong những ngày đầu sau giải phóng trở nên bất ổn. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ Đảng và chính quyền cách mạng còn thiếu và chưa có kinh nghiệm quản lý, hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ cơ sở cấp phường, khóm. 19 Được sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy và Ủy ban Quân quản Thành phố, trong những tháng đầu sau giải phóng, Đảng bộ và chính quyền cách mạng Quận 4 đã tập trung thực hiện những nhiệm vụ trước mắt sau đây: - Nhanh chóng ổn định tình hình chính trị; truy quét tàn binh địch, trấn áp bọn phản cách mạng, thiết lập trật tự trị an ở địa phương. - Xây dựng chính quyền cách mạng, chủ yếu là chính quyền cách mạng ở cơ sở và các đoàn thể quần chúng. - Từng bước khôi phục các hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, cứu tế đồng bào thiếu đói, giãn dân, thực hiện ổn định dân cư. Ngay sau khi hệ thống tổ chức Đảng được kiện toàn, Đảng bộ các Quận đã dành nhiều thời gian để bàn chương trình công tác của Đảng bộ mình. Căn cứ vào tình hình cụ thể và các nghị quyết, chỉ thị của Thành ủy, Đảng bộ Quận 4 đã tập trung sự lãnh đạo vào những công tác trọng tâm là: khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, tập trung nỗ lực ổn định trật tự xã hội, khôi phục và phát triển kinh tế, phát huy quyền làm chủ tập thể của đảng viên, cán bộ và quần chúng nhân dân xây dựng và bảo vệ chế độ mới. Về mặt tổ chức, giai đoạn 1975 – 1995, Đảng bộ Quận 4 trải qua 6 kỳ Đại hội: Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 4 lần thứ I, vòng 1 diễn ra từ ngày 01/11 đến 04/11/1976, vòng 2 diễn ra vào tháng 3/1977, tham dự Đại hội có 137 đại biểu. Đại hội đã kiện toàn lại Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới gồm 25 ủy viên, do đồng chí Đặng Gia Lợi (Ba Bá) làm Bí thư và đồng chí Lê Văn Thành (Bảy Thành) làm Phó Bí thư. Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 4 lần thứ II diễn ra từ ngày 26/11 đến ngày 29/11/1979, tham dự Đại hội có 184 đại biểu chính thức và 9 đại biểu dự khuyết. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ II (1980-1982) gồm 29 ủy viên, trong đó có 1/3 là uỷ viên mới; đồng chí Đặng Gia Lợi làm Bí thư Quận uỷ; các đồng chí Lê Văn Thành, Lê Đình Vũ được bầu làm Phó Bí thư. Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 4 lần thứ III, diễn ra vào ngày 10/5/1983, tham dự Đại hội có 176 đại biểu chính thức và 14 đại biểu dự khuyết. Đại hội đại 20 biểu Đảng bộ Quận 4 đã bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ (1983-1985) gồm 33 ủy viên. Ban Thường vụ Quận ủy có 11 ủy viên, do đồng chí Đặng Gia Lợi làm Bí thư Bí thư Quận ủy; đồng chí Lê Văn Thành làm Phó Bí thư Quận ủy; đồng chí Đặng Quốc Hải làm Thường trực Quận ủy. Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 4 lần thứ IV diễn ra từ ngày 05/10 đến ngày 09/10/1986, tham dự Đại hội có 183 đại biểu chính thức. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ quận nhiệm kỳ 1986-1989 gồm 33 ủy viên ủy viên. Trong phiên họp đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu ra Ban Thường vụ gồm 12 đồng chí. Đồng chí Lê Văn Thành được bầu làm Bí thư Quận ủy; các đồng chí Đặng Quốc Hải, Nguyễn Thị Thanh Tâm được bầu làm Phó Bí thư Quận ủy và bầu ra Ủy Ban kiểm tra Quận ủy do đồng chí Quách Toàn Quang làm Chủ nhiệm. Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 4 lần thứ V diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 30/3/1989, tham dự Đại hội có 185 đại biểu chính thức và 20 đại biểu dự khuyết. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ V gồm 34 ủy viên; Ban Thường vụ Quận ủy gồm 11 ủy viên. Đồng chí Lê Minh Nhựt được bầu giữ chức vụ làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Tâm và đồng chí Nguyễn Thành Tài được bầu làm Phó Bí thư. Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 4 lần thứ VI, vòng 1 diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 19/4/1991, vòng 2 diễn ra từ ngày 18/11 đến ngày 21/11/1991, tham dự Đại hội có 202 đại biểu. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ khóa VI (nhiệm kỳ 1991-1996) gồm 29 ủy viên; Ban Thường vụ gồm 9 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Tâm được bầu làm Bí thư Quận ủy; các đồng chí Quách Toàn Quang và Nguyễn Thành Tài được bầu làm Phó bí thư. Về tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên Theo chỉ đạo của Thành ủy, Quận 4 đã xây dựng và ổn định nhanh, gọn tổ chức Đảng cơ sở. Đến cuối năm 1975, Quận 4 đã có tổ chức Chi bộ ở các phường và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; có Đảng ủy cơ sở ở cơ quan chính quyền, Công an Quận và Quân đội. Sang năm 1976 xây dựng thêm các chi bộ thuộc khối sản xuất công nghiệp và chi bộ hành chính sự nghiệp. Trong 6 tháng cuối năm 1975
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất