Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ liên khu iii lãnh đạo phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân...

Tài liệu đảng bộ liên khu iii lãnh đạo phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân pháp ( 1946 1954)

.PDF
141
223
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THẢO ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO PHỤ NỮ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________________________________________ NGUYỄN THỊ THẢO ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO PHỤ NỮ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1954) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03.15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Thức HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, công trình nghiên cứu là do bản thân thực hiện; các thông tin và số liệu trong luận văn có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo trung thực và tin cậy; những đánh giá và kết luận trong luận văn chƣa từng công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thảo LỜI CẢM ƠN Luận văn đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Trần Văn Thức, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam; với sự tạo điều kiện của Khoa Lịch sử Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp,Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Trung tâm Lƣu trữ Bộ Quốc phòng, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Thƣ Viện Quốc gia Việt Nam, Thƣ Viện Quân đội; trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả nhận đƣợc sự quan tâm động viên của gia đình, sự hậu thuẫn từ đồng đội, bạn bè. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn Trần Văn Thức; tôi cũng gửi lời cảm ơn Khoa Lịch sử Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Phòng Thông tin- Tƣ liệu, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam,Trung tâm Lƣu trữ Bộ Quốc phòng, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Thƣ Viện Quốc gia Việt Nam, Thƣ Viện Quân đội và đồng đội, bạn bè; cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc gửi đến những ngƣời thân của tôi. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………...1 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III ĐỐI VỚI PHONG TRÀO PHỤ NỮ TỪ NĂM 1946 -1950………………………………...9 1.1. Các yếu tố tác động và chủ trƣơng của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào phụ nữ…………………………………………………………………9 1.1.1. Các yếu tố tác động tới chủ trương của Đảng bộ Liên khu III………….9 1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Liên khu III về phong trào phụ nữ………….25 1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Liên khu III……………………………29 1.2.1.Củng cố tổ chức, tham gia các hoạt động xây dựng đời sống, kinh tế phục vụ kháng chiến và từng bước tham gia kháng chiến………………………….29 1.2.2.Hoạt động trên mặt trận đấu tranh vũ trang, bước đầu tham gia công tác binh địch vận, tiếp tục củng cố xây dựng Hội………………………………..35 Tiểu kết Chƣơng 1……………………………………………………………………42 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III ĐẨY MẠNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO PHỤ NỮ TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1954…………………………………………...45 2.1. Những yêu cầu mới của Đảng bộ Liên khu III……………………………………45 2.1.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng về phong trào phụ nữ……………45 2.1.2.Chủ trương của Đảng bộ Liên khu III về phong trào phụ nữ……………51 2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Liên khu III…………………………….55 2.2.1.Tham gia ủng hộ các chiến dịch lớn trên chiến trường, tăng gia sản xuất, tiếp tục bao vây phá hoại kinh tế địch, làm nòng cốt trong các cuộc vận động thi đua………………………………………………………………………………….55 2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động du kích, công tác binh địch vận và chống bắt lính, đấu tranh chống âm mưa phá Hiệp định Giơnevơ………………………………59 Tiểu kết Chƣơng 2……………………………………………………………………65 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM……………………………………….67 3.1. Nhận xét………………………………………………………………………….67 3.1.1. Ưu điểm………………………………………………………………..67 3.1.2. Hạn chế………………………………………………………………..72 3.2. Kinh nghiệm……………………………………………………………………..76 3.2.1.Sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III là nhân tố quyết định quá trình phát triển của phong trào phụ nữ trên địa bàn……………………………….76 3.2.2. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ phụ nữ cốt cán từ các phong trào trong kháng chiến…………………………………………………………….77 3.2.3. Để phong trào phụ nữ phát triển, phải quan tâm giải quyết các vấn đề về đời sống của phụ nữ…………………………………………………………..79 Tiểu kết Chƣơng 3……………………………………………………………………80 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………..82 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………86 PHỤ LỤC……………………………………………………………………………96 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ khi mới ra đời đã đánh giá cao vai trò của các tổ chức quần chúng, trong đó có phong trào phụ nữ. Trong đấu tranh cách mạng, Đảng đã nhận định: “Phụ nữ là một lực lƣợng cách mạng rất lớn, Đảng ta phải hết sức chú ý đem phụ nữ vào trƣờng tranh đấu, phải kéo họ tham gia các hình thức cách mạng tranh đấu”[31, tr.68] và coi họ là một “đội quân đặc biệt”[32, tr.339]. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, phát huy truyền thống yêu nƣớc, truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc, phụ nữ Việt Nam thuộc mọi tầng lớp lứa tuổi đã tham gia kháng chiến và có đóng góp đáng kể cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Liên khu III thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là nơi tập trung nguồn nhân lực, vật lực dồi dào, là vị trí chiến lƣợc cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Chính vì vậy, khi tái xâm lƣợc nƣớc ta, thực dân Pháp luôn tìm mọi cách để chiếm lấy vùng này nhằm tạo thành hậu phƣơng kháng chiến của chúng, thực hiện âm mƣu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” “dùng ngƣời Việt trị ngƣời Việt”. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Liên khu III thuộc mọi tầng lớp lứa tuổi, ở cả nông thôn và thành thị, đã anh dũng, kiên cƣờng, mƣu trí, đấu tranh chống kẻ thù bằng mọi hình thức, trên các mặt trận; những hoạt động của phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp trở thành các phong trào cuốn hút đƣợc đông đảo quần chúng tham gia. Đảng bộ Liên khu III đã biết tranh thủ những ƣu điểm đó, vận dụng vào cuộc kháng chiến và kiến quốc trên địa bàn. Khi có các chủ trƣơng, đƣờng lối phù hợp, phụ nữ đã có đóng góp không nhỏ trong cuộc kháng chiến của quân và dân Liên khu III. Nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm góp phần dựng lại bức tranh toàn 1 cảnh của cuộc kháng chiến trƣờng kì 9 năm của dân tộc, làm rõ hơn tính chất toàn dân, toàn diện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng lãnh đạo; rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo phong trào phụ nữ; tôn vinh những đóng góp của phụ nữ Liên khu III trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, làm động lực để cổ vũ, động viên các thế hệ phụ nữ trên địa bàn tiếp tục phấn đấu, xây dựng Hội Liên hiệp phụ nữ trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 đã đƣợc nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến ở những mức độ, khía cạnh khác nhau. Căn cứ vào nội dung nghiên cứu có liên quan, có thể chia tƣ liệu thành các nhóm công trình nhƣ sau: 1. Những công trình có đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào phụ nữ. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 6, 7, 8, 9, 12, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000. Các văn kiện đánh giá vai trò của các phong trào quần chúng, trong đó phong trào phụ nữ, những đóng góp tích cực cho Cách mạng Việt Nam; nêu lên các hạn chế khi chƣa nhìn nhận đúng vai trò của phong trào phụ nữ trong từng giai đoạn đấu tranh của cuộc Cách mạng. Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng Lao Động Việt Nam, Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ (Từ 1930-1969), Nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 1970. Nguyễn Thị Thập (Chủ biên), Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, Tập 1, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 1981. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Biên niên lịch sử Hội Liên hiệp 2 phụ nữ Việt Nam, Tập 1 (1930-1976), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2012. Các tác phẩm có đề cập đến các Nghị quyết, Chỉ thị đối với phong trào phụ nữ cả nƣớc nói chung trong đó có phụ nữ Liên khu III trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 2. Một số công trình viết về sự lãnh đạo của Đảng bộ và phong trào kháng chiến của các địa phương Liên khu III. Các công trình đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ Liên khu III, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III có: Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Tập 1, 2, Nxb QĐND, Hà Nội, 1994. Đảng ủy - Bộ Tƣ lệnh Quân khu 3, Lịch sử Đảng bộ Quân khu 3, Tập 1, Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 5.1955), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008. Bộ Quốc phòng - Bộ Tƣ lệnh Quân khu 3 và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III (1945-1955), Nxb CTQG, Hà Nội, 2005. Quân khu Ba Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb QĐND, Hà Nội, 1990. Vũ Quang Hiển, Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (1946-1954), Nxb CTQG, Hà Nội, 2001. Đây là những tài liệu cung cấp cho luận văn về lịch sử hình thành, phát triển của Liên khu III, Đảng bộ Liên khu III và lịch sử đấu tranh của quân và dân Liên khu III trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Với Luận án Tiến sĩ lịch sử của TS. Trần Văn Thức, Cuộc đấu tranh chống phá hội tề ở đồng bằng Bắc Bộ (1947-1954), Hà Nội, 2005, đã cung cấp cho luận văn cái nhìn tổng thể về cuộc đấu tranh của nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, chống phá chính quyền ngụy do thực dân Pháp lập ra ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là các tỉnh trong Liên khu III. 3 3.Những công trình đề cập đến hoạt động của phụ nữ Liên khu III trong kháng chiến chống thực Pháp. Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử Quân sự, Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1954), Nxb QĐND, Hà Nội, 1997. Kinh Lịch, Nữ du kích Hoàng Ngân, Nxb QĐND, Hà Nội, 1965. Kinh Lịch, Nhân dân Tán Thuật đánh giặc giữ làng, Nxb QĐND, Hà Nội, 1963. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Ninh, Lịch sử phong trào phụ nữ Bắc Ninh (1930-2000), tỉnh Bắc Ninh Xuất bản năm 2000. Lịch sử phong trào phụ nữ Hà Nội (1930-1975), Nxb Hà Nội, 2005, Đường 5 anh dũng quật khởi, Nxb Hải Phòng, 1998… Nhóm tài liệu kể trên có đề cập đến các hoạt động của phụ nữ Liên khu III trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhiều hình thức khác nhau nhƣng chủ yếu là các hoạt động tham gia kháng chiến. Đáng kể nhất là tác phẩm Lịch sử phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1955), Nxb Lao Động, Hà Nội, 2000, của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Liên khu III, cuốn sách đề cập đến các hoạt động của phong trào phụ nữ Liên khu III từ năm 1946 đến năm 1955. Đây là một công trình nghiên cứu xuyên suốt lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của phong trào phụ nữ Liên khu III trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, cuốn sách chƣa đề cập nhiều đến các chủ trƣơng chỉ đạo cụ thể của phong trào phụ nữ Liên khu III trong từng thời điểm lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngoài ra còn có các Nghị quyết, Chỉ thị, Báo cáo hàng năm và định kỳ của Liên khu ủy III, của Khu hội phụ nữ Liên khu III đƣợc lƣu tại Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, các Báo cáo về tình hình Liên khu III trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đƣợc lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu trữ Bộ Quốc phòng, đã đề cập đến chủ trƣơng chỉ đạo của Đảng, Liên khu ủy 4 III, kết quả của các hoạt động phong trào phụ nữ Liên khu III trong kháng chiến chống thực dân Pháp trong từng năm. 4.Những vấn đề mà các công trình đã công bố chưa làm sáng tỏ Chƣa trình bày một cách có hệ thống các chủ trƣơng, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào phụ nữ từ năm 1946 đến năm 1954. Chƣa đánh giá những ƣu điểm, hạn chế, kinh nghiệm của Đảng bộ Liên khu III về quá trình lãnh đạo phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). 5.Những vấn đề luận văn tập trung giải quyết Trình bày và phân tích các chủ trƣơng, biện pháp lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào phụ nữ trên địa bàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của phụ nữ Liên khu III trong giai đoạn này. Bƣớc đầu tổng kết những ƣu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm rút ra từ sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào phụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), từ đó rút ra một số kinh nghiệm lịch sử. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến đề tài. - Trình bày một cách có hệ thống các chủ trƣơng của Đảng, Liên Khu ủy III, đối với phong trào phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 5 - Bƣớc đầu rút ra những ƣu điểm, hạn chế cùng một số kinh nghiệm của Đảng bộ Liên khu III từ thực tế lãnh đạo phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng: - Chủ trƣơng chỉ đạo của Đảng, của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào của phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954. - Hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III thể hiện ở các phong trào, các hoạt động của phụ nữ trên địa bàn trong giai đoạn này. 4.2.Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Luận văn tập trung trình bày đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng bộ Liên khu III chỉ đạo phong trào phụ nữ trong những năm 1946 đến năm 1954. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bắt đầu từ năm 1945 ở Nam Bộ, đến cuối năm 1946 thực dân Pháp đánh chiếm Liên khu III và nhân dân nơi đây bắt đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, do vậy luận văn đề cập đến các chủ trƣơng của Đảng bộ liên khu III và quá trình chỉ đạo thực hiện phong trào phụ nữ từ năm 1946. - Về không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào của phụ nữ các tỉnh thuộc Liên khu III, nhƣng năm 1948 Liên khu III mới đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất Khu II, Khu III và Khu XI. Do vậy luận văn đề cập đến chủ trƣơng và sự chỉ đạo phong trào phụ nữ của Khu II, Khu III và Khu XI từ năm 1946-1947. Năm 1952, Trung ƣơng Đảng tách các tỉnh Hải Phòng, Kiến An, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Thái Bình thành lập Khu Tả Ngạn, cho nên từ năm 1952 luận văn không đề cập đến chủ trƣơng của Khu ủy Tả Ngạn và sự chỉ đạo phong trào phụ nữ các tỉnh thuộc Khu Tả Ngạn. 6 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 .Nguồn tư liệu: - Các văn kiện của Đảng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về phong trào phụ nữ. Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng Lao Động Việt Nam, Liên Khu ủy III, liên quan đến phong trào phụ nữ. - Các cuốn sách viết về lịch sử phụ nữ Việt Nam, Lịch sử phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ, Lịch sử phong trào phụ nữ các địa phƣơng Liên khu III trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Hồi ký của các cán bộ trực tiếp tham gia và chỉ đạo phong trào phụ nữ Liên khu III. - Một số tài liệu có liên quan ở Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Trung tâm Lƣu trữ Bộ Quốc phòng, Thƣ viện Quốc gia,Thƣ viện Quân đội… 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đƣờng lối lãnh đạo quần chúng của Đảng, luận văn sử dụng hai phƣơng pháp chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Phương pháp lịch sử: Trên cơ sở thu thập, khảo cứu các nguồn tƣ liệu văn bản, các chủ trƣơng của Đảng bộ Liên khu III (Liên khu ủy III) đối với phong trào phụ nữ từ năm 1946 đến năm 1954. Phương pháp logic: Khai thác các nguồn tƣ liệu, sự kiện lịch sử, các chủ trƣơng của Đảng bộ liên khu III chỉ đạo phong trào phụ nữ thuộc phạm vi đề tài luận văn. Các chủ trƣơng, các phong trào phụ nữ đƣợc sắp xếp một cách logic nhằm làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự kiện, tổng kết, đánh giá sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III. Ngoài ra, luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh, để làm rõ chủ trƣơng của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào phụ nữ ở từng giai đoạn cụ thể trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 7 6. Đóng góp của luận văn - Bƣớc đầu trình bày có hệ thống các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Đảng bộ Liên khu III với phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Trên cơ sở trình bày quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo phong trào phụ nữ, luận văn rút ra nhận xét đánh giá và nêu lên những kinh nghiệm về vấn đề này. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III ĐỐI VỚI PHONG TRÀO PHỤ NỮ TỪ NĂM 1946 -1950 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III ĐẨY MẠNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO PHỤ NỮ TỪ NĂM 1951-1954 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 8 Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III ĐỐI VỚI PHONG TRÀO PHỤ NỮ TỪ NĂM 1946 -1950 1.1. Các yếu tố tác động và chủ trƣơng của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào phụ nữ 1.1.1. Các yếu tố tác động tới chủ trương của Đảng bộ Liên khu III * Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế- xã hội Liên khu III là tên gọi của một tổ chức hành chính - quân sự bao gồm phần lớn đồng bằng Bắc Bộ. Liên khu III đƣợc thành lập theo sắc lệnh số 120/SL ngày 25.1.1948 [25, tr.15] của Chủ tịch Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên cơ sở hợp nhất các Khu II, Khu III, Khu XI1 bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Kiến An, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình. Đến tháng 5 năm 1952, các tỉnh Hƣng Yên, Hải Phòng, Kiến An, Hải Dƣơng, Thái Bình tách khỏi Liên khu III thành lập Khu Tả ngạn sông Hồng. Nhƣ vậy tên gọi và địa giới hành chính Liên khu III trong kháng chiến chống thực dân Pháp có sự thay đổi, không nhất quán từ đầu cho đến cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Về vị trí địa lý, phía đông Liên khu III giáp biển với chiều dài hơn 200 km, phía Bắc, Tây, Nam giáp với trung du miền núi Việt Bắc, Tây Bắc và vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa. Vùng biển Liên khu III trải dài theo bờ biển các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Đây là một vùng đất phù sa trẻ, có địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Đồng 1 Khu II (Chiến khu II) bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Lai Châu, Sơn La; gần đến Toàn quốc Kháng chiến Hà Nội tách thành Khu đặc biệt (Khu XI). Khu III (Chiến khu III) bao gồm các tỉnh Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh và Thái Bình. 9 ruộng xen kẽ với các cồn cát có độ cao từ 2-3m. Ven biển có đê chắn sóng đƣợc xây dựng từ nhiều đời và theo thời gian không ngừng đƣợc bồi đắp thêm. Phía ngoài đê chắn sóng là những bãi biển dài và rộng, khi thủy triều lên ngập sâu từ 2-3m. Dọc theo bờ biển có nhiều cửa sông nhƣ Nam Triệu, Cấm, Lạch Tray, Đa Độ, Văn Úc, Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý, Ba Lạt…thuận tiện cho tàu, thuyền ra vào. Ngoài khơi có nhiều đảo và quần đảo trong đó có nhiều đảo có vai trò quan trọng về quân sự cũng nhƣ về kinh tế nhƣ Bạch Long Vĩ, Long Châu, Cát Bà, Cát Hải… Cùng với đó là hệ thống sông ngòi dày đặc, điển hình là các sông Hồng, sông Thái Bình, sông Luộc, sông Hóa, sông Đáy, sông Chanh... Mật độ bình quân gần 2 km sông/1km 2 diện tích tự nhiên trên địa bàn. Khí hậu của Liên khu III mang đặc trƣng khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ và đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa là mùa nắng nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm và mùa khô là mùa lạnh, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong mùa nóng từ 27-29 oC, có những ngày nắng nóng lên tới 37-38 oC. Hệ thống đƣờng giao thông ở Liên khu III phát triển khá sớm và tƣơng đối hoàn chỉnh. Về đƣờng bộ có các tuyến đƣờng nối liền giữa Hà Nội với các tỉnh: Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình. Đƣờng sắt có các tuyến đƣờng nhƣ đƣờng bộ từ Hà Nội đi Yên Bái, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Nam Định và các tỉnh phía Nam. Hệ thống đƣờng giao thông thủy có cả đƣờng sông và đƣờng biển nhƣ: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bạch Đằng, đặc biệt là cảng Hải Phòng - cảng lớn trong khu vực. Ngoài ra còn có hệ thống đƣờng không với các sân bay Bạch Mai, Nội Bài, Gia Lâm, Kiến An, Cát Bi, Đồ Sơn. 10 Liên khu III là vùng trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, là vựa lúa lớn của cả khu vực Bắc Bộ và có quá trình phát triển lâu dài nên hình thành hai khu vực rõ rệt là vùng đô thị và vùng nông thôn. Vùng đô thị có các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng. Đây là các trung tâm văn hóa, kinh tế lớn của miền Bắc, là cửa ngõ giao lƣu quốc tế của cả nƣớc. Bên cạnh đó còn có các thành phố trực thuộc các tỉnh nhƣ Nam Định, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Thái Bình. Hà Nội là một đô thị cổ, đã có các tên gọi khác nhau ở từng thời kỳ nhƣ Thăng Long, Đông Đô, là kinh đô của nƣớc Việt Nam dƣới nhiều triều đại phong kiến, khởi đầu từ thời nhà Lý năm 1010. Từ tháng 9 năm 1945, Hà Nội trở thành Thủ đô của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của cả nƣớc. Nằm trên bờ biển Đông, thành phố Hải Phòng - một trung tâm kinh tế, văn hóa nằm ở phía nam Liên khu III, cách Hà Nội khoảng 90 km. Thành phố Hải Dƣơng nằm trên quốc lộ số 5, thành phố Nam Định nằm trên quốc lộ số 1, Thái Bình là một thành phố nằm giữa hai tỉnh Hải Phòng và Nam Định. Vùng nông thôn với vị trí địa lý thuận lợi cho canh tác nông nghiệp: đất đai bằng phẳng, sông ngòi nhiều. Ngƣ nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong vùng và nhiều tỉnh lân cận. Là một miền đất phì nhiêu với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ xa xƣa con ngƣời đã quần tụ tại vùng đất này và đấu tranh với thiên tai, giặc dã để tồn tại và phát triển, từ đó biến khu vực này thành một vùng có dân số cao. Về dân số, Liên khu III là địa bàn có mật độ dân số cao nhất nƣớc, vƣợt lên cả vùng đồng bằng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Thời kỳ từ năm 1945 - 1954 dân số Liên khu III khoảng 6 triệu ngƣời. Sự 11 phân bố dân cƣ ở đây không đồng đều, ở khu vực nông thôn dân số thƣa thớt, trong khi đó ở đô thị, mật độ dân số lại khá cao. Cƣ dân sống trong các đô thị chủ yếu là ngƣời Việt, ngoài ra còn có một bộ phận ngƣời Hoa, ngƣời Thái, Tày, Mƣờng, tập trung sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình và Sơn Tây. Riêng ngƣời Hoa sống rải rác ở các địa phƣơng của Liên khu III nhƣng tập trung đông nhất ở thành phố Hải Phòng. Ngôn ngữ, phong tục tập quán có nét khác nhau nhƣng cƣ dân gắn bó mật thiết với nhau, qua quá trình hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Dân cƣ ở Liên khu III là chủ nhân của nền văn hóa, văn minh sông Hồng, mang đậm nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc. Về tôn giáo tín ngƣỡng, đạo Phật và đạo Thiên Chúa là hai đạo có số tín đồ lớn nhất ở vùng Liên khu III, ngoài ra cƣ dân ở đây cũng theo một số đạo khác nhƣng con số không đáng kể. Đạo Phật thâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm và có ảnh hƣởng lớn đến đời sống tinh thần xã hội của ngƣời dân Việt. Đạo phật đặc biệt phát triển ở vùng nông thôn đồng bằng và là một tôn giáo có nhiều đóng góp cho lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Bên cạnh đó, đạo Thiên Chúa cũng có ảnh hƣởng lớn đến đời sống của cƣ dân ở Liên khu III. Thực dân Pháp đã xây dựng Bùi Chu, Phát Diệm thành trung tâm Thiên Chúa giáo ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vào năm 1890 riêng Thái Bình, giáo dân chiếm 9,8% dân số với 19 xứ đạo, 61 linh mục và 641 các chức sắc. Đến năm 1936, tỉnh Thái Bình có 9 hạt, 50 xứ đạo, 380 nhà thờ, 80 linh mục, 550 tu sĩ. Riêng tỉnh Nam Định có 398 nhà thờ, có tòa giám mục Bùi Chu, Trƣờng tiểu chủng viện Trung Linh, Trƣờng lý đoán Quần Phƣơng. [25, tr.21] 12 * Truyền thống cách mạng của nhân dân Liên khu III Dân cƣ đồng bằng Bắc Bộ có truyền thống yêu nƣớc và cách mạng, lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã ghi lại nhiều chiến công hiển hách diễn ra trên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Từ thế kỷ thứ VI đến cuối thế kỷ XVIII, các cuộc khởi nghĩa diễn ra và giành thắng lợi, đã đƣợc nhân dân trên địa bàn tham gia và có nhiều đóng góp đáng kể. Đến đầu thế kỷ XX, các cuộc vận động yêu nƣớc của các chí sĩ đã khơi dậy lòng yêu nƣớc của nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Truyền thống lao động, truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nƣớc đã tạo cho Liên khu III có một thế mạnh căn bản và đƣợc nhân lên kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng. Trong giai đoạn (1930-1945) các phong trào đấu tranh chống sƣu thuế, bãi công, đòi thả tù chính trị, tự do ngôn luận… của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ đã gây đƣợc tiếng vang lớn. Đặc biệt là cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ những tổ chức Đảng ở các địa phƣơng đã tập hợp đƣợc đông đảo nhân dân đồng bằng vùng lên “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, phong trào chống Nhật đã diễn ra sôi nổ, mạnh mẽ trên toàn vùng. Từ ý thức đấu tranh, ý thức theo Đảng của nhân dân vùng đồng bằng, Đảng đã chủ trƣơng xây dựng trên địa bàn Liên khu III những chiến khu quan trọng (chiến khu Quang Trung và chiến khu Trần Hƣng Đạo), là chỗ dựa vững chắc cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 9 năm 1945. Với tinh thần và khí thế cách mạng cao, đƣợc sự lãnh đạo của Đảng, tháng 8 năm 1945 nhân dân vùng đồng bằng đã cùng nhân dân cả nƣớc chớp thời cơ giành đƣợc chính quyền. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở các tỉnh, thành thuộc Liên khu III đã góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nƣớc. Vị trí địa lý và tiềm năng về sức ngƣời, sức của, tạo cho Liên khu III có một thế mạnh căn bản cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng. Nhân dân Liên 13 khu III đã thực hiện tốt các chủ trƣơng đƣờng lối lãnh đạo của Đảng, kết hợp đấu tranh trên nhiều mặt cả chính trị và kinh tế, quân sự, xây dựng hậu phƣơng kháng chiến ngay trong lòng địch… Đó là tất cả cơ sở để quân và dân Liên khu III đứng lên cùng cả nƣớc kháng chiến chống thực dân Pháp và giành thắng lợi. *Phong trào phụ nữ Liên khu III trước năm 1946 Những yếu tố địa lý, điều kiện kinh tế và xã hội cùng với truyền thống yêu nƣớc, anh hùng của nhân dân Liên khu III đã tạo ra những ngƣời phụ nữ nơi đây có những đức tính kiên cƣờng và bất khuất trong mọi hoàn cảnh. Ngay từ những ngày đầu vận động thành lập Đảng Cộng sản, phụ nữ ở vùng trung tâm tổ quốc đã đƣợc đồng chí Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao và chỉ thị cho Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội thành lập các cơ sở ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam…nhằm thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia để tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin và tƣ tƣởng cách mạng vô sản. Đƣợc tiếp thu những tri thức và lí tƣởng tiến bộ của chủ nghĩa cộng sản, chị em phụ nữ Liên khu III cả nông thôn và thành thị đều hiểu rõ đƣợc mục tiêu của mình là đánh đổ chế độ áp bức để giải phóng cho bản thân và giải phóng xã hội. Chị em phụ nữ ở thành thị tham gia các cuộc bãi công, biểu tình đòi tăng lƣơng giảm giờ làm. Các chị em ở vùng thôn quê đấu tranh chống sƣu cao thuế nặng, chống phu dịch, chống cƣớp đoạt ruộng đất… Những năm 1930-1935, Đảng thành lập các tổ chức nhƣ Công Hội đỏ, Nông Hội đỏ và Hội phụ nữ giải phóng đã thu hút đƣợc hàng ngàn phụ nữ thuộc nhiều tầng lớp khác nhau tham gia. Phong trào đòi quyền lợi cho phụ nữ đã nổ ra mạnh mẽ ở Nam Định, Hà Nam, Hƣng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Kiến An…gây đƣợc tiếng vang lớn. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan