Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ huyện phổ yên ( tỉnh thái nguyên) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệ...

Tài liệu đảng bộ huyện phổ yên ( tỉnh thái nguyên) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

.PDF
141
191
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN (TỈNH THÁI NGUYÊN) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội -2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN (TỈNH THÁI NGUYÊN) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phùng Thị Hiển Hà Nội -2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 7 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8 7. Bố cục của luận văn .................................................................................. 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 .................................................................................................... 9 1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp và tầm quan trọng của nông nghiệp ............. 9 1.1.2. Khái niệm kinh tế nông nghiệp ........................................................... 12 1.2. Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phổ Yên ......................................................................................................... 13 1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..................................................... 13 1.2.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông nghiệp ............................................................................................................ 21 1.2.3. Thực trạng kinh tế nông nghiệp của huyện Phổ Yên trước năm 2001 ....................................................................................................................... 31 CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ............................................................................................................... 42 2.1. Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 .......................................................................................... 42 2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ........................................ 42 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Phổ Yên ........................................... 47 2.1.3. Sự chỉ đạo và kết quả đạt được ........................................................... 53 2.2. Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH giai đoạn 2006 - 2010 ............................. 63 2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ........................................ 63 2.2.2. Chủ trương của huyện Phổ Yên .......................................................... 67 2.2.3. Sự chỉ đạo và kết quả đạt được .......................................................... 76 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .. 88 3.1. Một số nhận xét ..................................................................................... 88 3.1.1. Ưu điểm ............................................................................................... 88 3.1.2. Hạn chế................................................................................................ 97 3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................ 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 119 DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng một số cây trồng nông nghiệp huyện Phổ Yên từ năm 2001 đến năm 2005 59 Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng chè huyện Phổ Yên (2001 - 2005) 60 Bảng 2.3. Số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm huyện Phổ Yên từ năm 2001 đến năm 2005 62 Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2005 63 Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm 79 Bảng 2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô qua các năm 79 Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc qua các năm 80 Bảng 2.8. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương qua các năm 80 Bảng 2.9. Diện tích, năng suất và sản khoai lang qua các năm 81 Bảng 2.10. Tổng sản lượng cây trồng, vật nuôi của huyện qua các năm từ năm 2005 đến năm 2010 84 DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 2.1. Biều đồ tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Phổ Yên 56 Hình 2.2. Biểu đồ sản lượng và diện tích đất trồng lúa 57 Hình 2.3. Biều đồ sản lượng và diện tích đất trồng ngô 58 Hình 3.1. Biểu đồ tổng số đàn gia cầm của huyện Phổ Yên qua các năm (2000, 2005, 2010) 91 Hình 3.2. Biểu đồ tình hình chăn nuôi gia súc ở Phổ Yên 92 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW Ban Chấp hành trung ương CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội NXB Nhà xuất bản UBND Uỷ ban nhân dân HTX Hợp tác xã LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Phƣơng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS Phùng Thị Hiển, đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, các Thầy cô giáo trong khoa Lịch sử - trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi tác giả học tập. Cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Nguyễn Thị Thu Phương MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu quá trình phát triển của lịch sử, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất được hình thành đầu tiên của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp luôn giữ vị trí là một ngành kinh tế lớn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng đã thu được những thành tựu to lớn. Những thành tựu trên mặt trận nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống nhân dân nói chung và nông dân nói riêng, tăng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân, từng bước xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp. Chính những thắng lợi trên mặt trận nông nghiệp đã góp phần đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tạo tiền đề và cơ sở bước đầu cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phổ Yên là một huyện trung du, nằm ở vùng phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên mà trực tiếp là của Đảng bộ huyện, nền kinh tế nông nghiệp của Phổ Yên đã có bước phát triển khá toàn diện và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Ngành nông nghiệp bước vào thời kỳ sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Những thành tựu đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. 1 Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế nông nghiệp của huyện Phổ Yên về cơ bản vẫn là nền kinh tế thuần nông, hiệu quả kinh tế thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là nền nông nghiệp của huyện còn gặp nhiều trở ngại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa đồng bộ. Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai còn thấp. Nguyên nhân của những kết quả, hạn chế nêu trên có phần xuất phát từ kết quả vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tế của huyện. Nghiên cứu quá trình thực hiện đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Phổ Yên, khẳng định những thành tựu to lớn đạt được, rút ra những hạn chế bất cập, những bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian tới là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Đảng bộ huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau đã được công bố qua các cuộc hội thảo, sách chuyên khảo, luận án, luận văn và các bài viết trên các tạp chí. Có thể kể tới các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống Kê, Hà Nội, năm 1990. Đây là công trình nghiên cứu đã nêu bật được những thành công và những hạn chế của nông 2 nghiệp nước ta sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và những tác động to lớn của nó đối với đời sống của xã hội nông thôn. Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị do PGS.TS Lê Đình Thắng (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích và xác định vị trí, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau Nghị quyết 10, từ đó có những kiến nghị phương hướng, giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian tới. Đổi mới kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại, của nhóm tác giả Võ Đại Luận, Đào Lê Minh, Nguyễn Trần Quế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1995; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Hồng Vinh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998; Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa, của tác giả Vũ Oánh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998…Những công trình khoa học trên đã đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam trước năm 1990, qua đó xác định phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong những 1991-1995, đồng thời khẳng định sự cấp bách và cần thiết đưa nông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển theo con đường CNH, HĐH. TS. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã nêu bật thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất phát từ thực tiễn, tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển. 3 PGS.TS Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận một cách khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta trong thế kỷ XX, nhất là 20 năm đổi mới. Các luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài: Luận án tiến sĩ Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở nước ta của Mai Văn Bảo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Đồng bằng Bắc Bộ và tác động của nó đối với tăng cường phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này của Nguyễn Văn Bảy, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 2000; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Đăng Bằng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001. Các luận án tiến sĩ này đề cập chủ yếu dưới góc độ kinh tế - chính trị trong đó xác định về yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH, làm rõ một số nội dung và giải pháp nhằm phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn để thúc đẩy phát triển, thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong thời kỳ đổi mới. Những công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên như: Luận văn thạc sĩ lịch sử về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên của Bùi Thanh Tùng: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên giai đoạn 1997 - 2007”, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Luận văn đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ nội dung, biện pháp và thực trạng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp 4 nông thôn Thái Nguyên trong những năm từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước 1986 đến năm 2007, đặc biệt đi sâu nghiên cứu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1997 - 2007 ở Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ “Tình hình kinh tế, xã hội của Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2005)” của Nhâm Quốc Hưng, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2006. Ở đây kinh tế nông nghiệp được nghiên cứu trong tổng thể kinh tế - xã hội nói chung. Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1965 - 2000) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005) đã nêu một cách khái quát những chủ trương của Đảng bộ tỉnh và những thành tựu chính trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm đầu tái lập tỉnh. Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Phổ Yên (1930 - 2005), Huyện ủy Phổ Yên xuất bản, đã giới thiệu một cách khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện. Trong đó cuốn sách đã nêu lên những chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Đảng bộ huyện Phổ Yên cùng với đó là quá trình vận dụng các chủ trương, quan điểm đó và thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Tất cả các công trình trên đã cung cấp nhiều nội dung, phương pháp tiếp cận về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở những mức độ nhất định. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện và hệ thống về quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của những công trình trên là nguồn tư liệu quý giá giúp tác giả có cơ sở để hoàn thành luận văn Thạc sĩ. 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn góp phần làm sáng rõ chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện của Đảng bộ huyện Phổ Yên trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến 2010, đồng thời cụ thể hóa những ưu điểm, hạn chế qua khảo sát thực tiễn. Qua đó, tác giả rút ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế của quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến 2010. Từ đó, tác giả nêu lên một số kinh nghiệm nhằm phát huy hơn nữa năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phổ Yên đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế địa phương. - Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ sau: + Hệ thống hóa quá trình đổi mới đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp trong Nghị quyết của Đảng nói chung và Nghị quyết của Đảng bộ huyện Phổ Yên nói riêng. + Phân tích quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng để lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến 2010. + Rút ra những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phổ Yên trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo đường lối của Đảng trong những năm tiếp theo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. 6 - Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phổ Yên trong quá trình vận dụng sáng tạo chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng vào tình hình cụ thể của địa phương. + Về thời gian: Luận văn giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2010. + Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi không gian trên địa bàn huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên . 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu - Nguồn tài liệu + Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông nghiệp. + Các sách chuyên khảo, các bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ một số nhà xuất bản, tạp chí. + Các Nghị quyết chuyên đề, các chỉ thị về phát triển kinh tế nông nghiệp của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phổ Yên. + Các báo cáo hàng quý, hàng năm của các phòng, ban, ngành đặc biệt là của phòng Nông nghiệp và phòng Thống kê huyện Phổ Yên. - Phƣơng pháp nghiên cứu + Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp, nông thôn là phương pháp luận để tác giả nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài. + Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chính mà tác giả luôn vận dụng. Ngoài ra, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp 7 thống kê, so sánh, khảo sát thực tế để xử lý số liệu…cũng được vận dụng để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn + Trên cơ sở hệ thống các nguồn tài liệu, kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên, trình bày có hệ thống về quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. + Luận văn khẳng định những thành tựu đạt được, nêu ra những hạn chế, khó khăn và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Phổ Yên để vận dụng vào việc đề ra phương hướng phát triển ngành nông nghiệp cho huyện. + Sản phẩm của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo bổ sung vào kho tư liệu Lịch sử Đảng bộ địa phương trong thời kỳ đổi mới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Phổ Yên trong những năm 2001 - 2010. Chương 2: Quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Phổ Yên từ năm 2001 đến năm 2010. 8 CHƢƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp và tầm quan trọng của nông nghiệp * Khái niệm nông nghiệp Có rất nhiều cách hiểu về “nông nghiệp”. Có thể đưa ra một vài định nghĩa khác nhau về “nông nghiệp” như sau: Theo Từ điển kinh tế của NXB Sự thật, Hà Nội, 1997 thì: “Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận sản xuất chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho người dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi”. Hay theo cuốn giáo trình Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1999 đưa ra khái niệm: “Nông nghiệp là một loại hoạt động của con người được tiến hành chủ yếu để sản xuất ra lương thực, sợi, chất đốt cũng như nhiều loại nguyên liệu khác bằng sự cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng có điều khiển cây trồng và vật nuôi. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cổ nhất có lịch sử cách đây ít nhất 10.000 năm, khi mà các bộ lạc nguyên thủy ở đầu thời kỳ đồ đá mới”. Trên cơ sở kế thừa các nguồn tài liệu tham khảo quý giá, tác giả đưa ra cách hiểu về khái niệm nông nghiệp như sau: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế. Hiểu theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng, nông nghiệp gồm có nông nghiệp theo nghĩa hẹp (gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp và ngư nghiệp. 9 Trong phạm vi của luận văn, tác giả tiếp cận ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng. Cách tiếp cận này sẽ làm cho việc nghiên cứu của luận văn phù hợp với chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam hiện nay. * Tầm quan trọng của nông nghiệp Trong những thành tựu làm thay đổi hẳn bức tranh toàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam trong hơn 25 năm đổi mới, nổi bật lên vai trò hết sức quan trọng của ngành nông nghiệp. Thứ nhất: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là những nước đang phát triển. Những nước đang phát triển là những nước nghèo với đại bộ phận dân chúng sống bằng nghề nông. Nông nghiệp phát triển sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước, góp phần đáng kể vào quá trình tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Trong thực tế, ngay cả những nước có nền nông nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thứ hai: Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố “đầu vào” cho công nghiệp và khu vực thành thị. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, phần lớn dân cư sống bằng nghề nông thì nông nghiệp thực sự là nguồn nhân lực dự trữ dồi dào cho khu vực công nghiệp và thành thị. Khu vực nông nghiệp không chỉ sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng trực tiếp cho con người mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp…nhằm tạo ra nguồn thu nhập lớn. 10 Thứ ba: Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm: cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác dụng trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ dẫn đến cầu về sản phẩm công nghiệp tăng lên, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển. Thứ tư: Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm, hải sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì vậy, ở các nước đang phát triển nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Xu hướng chung của các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa là ở giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu nông sản chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng này ngày càng giảm cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. Như vậy, có thể thấy rằng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thì nông nghiệp có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các nước đều nhìn nhận: Nếu không có một nền nông nghiệp phát triển, một nền nông nghiệp tiên tiến thì nền kinh tế quốc dân khó có thể phát triển vững chắc. Thực tế ở Việt Nam và nhiều nước đã chứng minh khi nông nghiệp phát triển vững chắc sẽ giúp nền kinh tế phát triển ổn định, giảm nhanh tình trạng đói nghèo. Chính vì vậy, nông nghiệp được coi là điểm xuất phát của phát triển hay cải cách kinh tế của nhiều quốc gia. Để thực hiện được vai trò và khẳng định được vị trí của mình thì nông nghiệp cần có 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan