Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đế...

Tài liệu đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014

.PDF
114
460
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐAN PHƢỢNG (HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐAN PHƢỢNG (HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Minh Hạnh Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo năm LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới Tiến sĩ Lê Thị Minh Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn toàn thể thầy, giáo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thư viện trường, các thầy cô và các bạn trong tập thể lớp cao học Lịch sử Đảng QH-2013 đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên kho lưu trữ văn phòng Huyện ủy, Văn phòng HĐND&UBND, Phòng Kinh tế… của huyện Đan Phượng đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình khai thác và tìm kiếm tư liệu. Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình em học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐH KHXH&NV: : Đại học Khoa học xã hội và nhân văn HĐND : Hội đồng nhân dân HTX: : Hợp tác xã THCS: : Trung học cơ sở THPT: : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân UB MTTQ: : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc XHCN: : Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 5 5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu ..................... 6 6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 7 7. Bố cục luận văn............................................................................................ 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC .......... 8 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐAN PHƢỢNG ................. 8 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội và thực trạng nông thôn huyện Đan Phƣợng trƣớc năm 2008 ........................................... 8 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ........................................................ 8 1.1.2. Thực trạng nông thôn huyện Đan Phượng trước năm 2008............. 13 1.1.2.1 Về nông nghiệp .................................................................................. 13 1.1.2.2. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng ............ 15 1.1.2.3.Về văn hóa- xã hội ............................................................................. 16 1.1.2.4. Công tác nội chính ........................................................................... 17 1.1.2.5. Công tác chính quyền và đoàn thể chính trị xã hội ....................... 18 1.1.2.6. Công tác xây dựng Đảng ................................................................. 18 1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Thành phố Hà Nội về xây dựng Nông thôn mới .................................................................... 22 1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam .......................................... 22 1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội .................................... 27 CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐAN PHƢỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014 ................. 32 2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Đan Phƣợng về xây dựng nông thôn mới .................................................................................................................. 32 2.1.1. Bối cảnh lịch sử.................................................................................... 32 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Đan Phượng ................................... 34 2.2. Quá trình Đảng bộ huyện Đan Phƣợng chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới ................................................................................................ 39 2.2.1. Về Quy hoạch ....................................................................................... 40 2.2.2. Về xây dựng hạ tầngkinh tế-xã hội .................................................... 41 2.2.3. Về kinh tế và tổ chức sản xuất............................................................. 47 2.2.4. Về văn hóa, xã hội và môi trường ....................................................... 56 2.2.5. Về hệ thống chính trị ........................................................................... 60 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ...................... 66 3.1. Nhận xét .................................................................................................. 66 3.1.1. Ưu điểm................................................................................................. 66 3.1.2. Hạn chế ................................................................................................. 75 3.2. Một số kinh nghiệm................................................................................ 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, nông dân, nông nghiệp và nông thôn luôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với các giai tầng khác, nông dân đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, ngày 11/4/1946, Bác nhấn mạnh: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế ta lấy canh nông làm gốc... Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [34, tr 215]. Thấm nhuần tư tưởng, quan điểm của Người, trải qua các thời kỳ lịch sử, Đảng luôn quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đại hội VI của Đảng (1986) xác định: “Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu” [24, tr 48]. Khi đất nước bước vào thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng ta luôn xác định giải quyết vấn đề nông nghiêp, nông dân, nông thôn hay còn gọi là vấn đề “tam nông” có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước. Đại hội X (2006), Đảng khẳng định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới đây, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược quan trọng”. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/08/2008, về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết số 26 được đánh giá là đã “thực sự tạo ra luồng sinh khí mới, thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ” và “ là một phần tài sản mới bổ sung vào kho tàng lý luận và thực tiễn của đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, nét đặc sắc là sự hòa quyện mật thiết, sự tương tác mạnh mẽ giữa lý luận và văn kiện của Đảng với phong trào của quần chúng [20, tr46 ]. Từ khi Nghị quyết số 26 được ban hành, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp huyện Đan Phượng nói riêng có bước phát triển mới, nông thôn Việt Nam mang một 1 "diện mạo mới”, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn được giải quyết đồng bộ, hiệu quả. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài Đảng bộ huyện Đan Phượng lãnh đạo xây dựng Nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 để thấy được sự quan tâm của Đảng với nông nghiệp, nông dân và nông thôn và sự cụ thể hóa đường lối của Đảng trong thực tế, đưa Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn ở một đơn vị hành chính cấp huyện. Hà Nội là Thủ đô - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Năm 2008, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội có sự thay đổi lớn về diện tích, dân số với sự sáp nhập của tỉnh Hà Tây cũ, 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc, chính vì vậy, diện tích khu vực nông thôn của Hà Nội tăng lên. Do đó, để thực hiện nghị quyết của Đảng và thúc đẩy sự phát triển của nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống nông dân, Hà Nội đã sớm thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đan Phượng là huyện ven đô ở phía Tây thành phố Hà Nội. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xác định nhiệm vụ xây dựng: "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới"; Chương trình 02/CTr-TU ngày 31/10/2008 của Thành uỷ Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW và chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới, Đan Phượng đẩy mạnh tiến hành xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện. Do đó, nghiên cứu đề tài Đảng bộ huyện Đan Phượng (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng Nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Qua nghiên cứu, sẽ thấy được những thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng nông thôn mới của Huyện cũng như của Thành phố để từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26 của Đảng và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Chính phủ ban hành. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một đề tài mang tính truyền thống, được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu trong đó có thể kể đến một số nhóm công trình: Các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Công trình: Nguyễn Xuân Thảo (2004): Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia; Đặng Kim Sơn (2007): Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam – 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia; Bùi Tất Thắng (2006): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội; Nguyễn Trần Quế (chủ biên) (2004): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nxb Khoa học Xã hội; PGS TS Nguyễn Văn Bích (2007): Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới: Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia; TS Lê Quang Phi (2007): Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia; GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2006): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,… Các công trình này đã nêu rõ vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sự tác động của các yếu tố đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và đời sống người nông dân, đồng thời nêu lên phương hướng và một số giải pháp phát triển nông nghiệp. Các công trình nghiên cứu về chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực Nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Công trình Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Lê Ngọc Tòng (2005): Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy, lý luận của Đảng (1986-2005), tập 1, Nxb Lý luận Chính trị Hà Nôi; Trần Thị Minh Châu (chủ biên): Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay của Nxb Chính trị quốc gia; Lê Quang Phi 3 (2008): Đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia; Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ NN&PTNT (2002): Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia… Những công trình này đi sâu nghiên cứu, đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nhóm các công trình nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng Nông thôn mới ở các địa phương Vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng Nông thôn mới là một vấn đề mới, có thể kể đến một số công trình như: Vũ Thị Mười (2012): Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ ,Trung Tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị; Đỗ Thuỳ Dung (2013): Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2012, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH KHXH&NV; Phạm Anh Đào (2013): Đảng bộ Bắc Giang lãnh đạo nhân dân xây dựng nông thôn mới, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV; Nguyễn Thị Nga (2014): Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ xã Hiệp Hòa – Bắc Giang của tác giả, Luận văn Thạc sĩ Trường ĐH KHXH&NV, … Các công trình này đã đi sâu tìm hiểu về thực trạng và nêu nên phương hướng, giải pháp xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo các bài viết bài nghiên cứu được đăng tải trên báo, tạp chí, các website. Như vậy, vấn đề xây dựng Nông thôn mới mà đề tài xác định đã được nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, trên phạm vi cả nước hoặc ở những địa phương khác nhau trong những giai đoạn nhất định, song cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới ở huyện Đan Phượng từ năm 2008 đến năm 2014. Những công trình trên là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng bổ ích cho tác giả khi thực hiện đề tài này. 4 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Đan Phượng lãnh đạo, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện từ năm 2008 đến năm 2014. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Đan Phượng – Thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2008- năm ban hành Nghị quyết số 26 (ngày 05/08/2008) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2014. - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Đan Phượng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Đan Phượng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014, đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, trên cơ sở đó bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Đan Phượng. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện và phân tích sự tác động của nó đến sự lãnh đạo của đảng bộ huyện trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. - Phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Đan Phượng trước năm 2008. 5 - Phân tích quá trình Đảng bộ huyện Đan Phượng vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Đan Phượng từ năm 2008 đến năm 2014. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế, trên cơ sở đó đúc rút những kinh nghiệm phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Đan Phượng trong giai đoạn tiếp theo. 5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết yêu cầu của đề tài, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp, trong đó phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu với việc sưu tầm tài liệu liện quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích, hệ thống lại tư liệu. Tuy nhiên, bên cạnh các phương pháp trên, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để có được một cái nhìn tổng thể, toàn diện, chính xác về việc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện. 5.3. Nguồn tư liệu - Các văn bản có liên quan đến công tác xây dựng nông thôn mới của Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan, Thành ủy, UBND thành phố, các sở ngành về xây dựng nông thôn mới. - Các văn bản cụ thể hoá việc tổ chức thực hiện các chính sách trên của Đảng bộ huyện Đan Phượng. - Các báo cáo tổng kết của Huyện ủy, UBND Huyện liên quan đến vấn đề xây dựng nông thôn mới. 6 6. Đóng góp của luận văn Trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân đang tích cực xây dựng nông thôn mới, việc phân tích sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đan Phượng với việc xây dựng nông thôn mới sẽ giúp rút ra những kinh nghiệm cho huyện cũng như các địa phương khác để từ đó thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm ba chương, 6 tiết: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Đan Phượng Chương 2: Đảng bộ huyện Đan Phượng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐAN PHƢỢNG 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội và thực trạng nông thôn huyện Đan Phƣợng trƣớc năm 2008 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội Đan Phượng là huyện ngoại thành nằm phía Tây của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô gần 20km, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Mê Linh (ranh giới tự nhiên là bãi, sông Hồng), phía Nam giáp huyện Hoài Đức; phía Đông giáp huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là bãi, sông Hồng) và quận Bắc Từ Liêm; phía Tây giáp huyện Phúc Thọ, là huyện có truyền thống thâm canh trong nông nghiệp, năng suất lúa đạt 7 tấn/ha đầu tiên của Miền Bắc.Tổng diện tích tự nhiên 7.657,11 ha, trong đó: Đất nông nghiệp đang khai thác, sử dụng: 3838,21 ha (50,12%); Đất chuyên dùng: 989,44 ha (12,92%); Đất ở: 787,65 ha (10,29%); Đất chưa sử dụng, sông suối: 2041,81 ha (26,68%). Địa hình của Đan Phượng được chia làm 4 vùng: Vùng bãi sông Hồng gồm các xã: Phương Đình, Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An, là vùng đất phù sa, màu mỡ, thích hợp cho các loại cây rau, màu, chăn nuôi gia súc và đại gia súc, nuôi thủy sản. Vùng ven sông Đáy gồm các xã, thị trấn: Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Song Phượng, Đồng Tháp, là vùng đất phù sa cổ, màu mỡ, thích hợp trồng cây ăn quả, cây rau, màu, chăn nuôi gia súc và gia cầm, thủy sản. Vùng Tiên Tân gồm các xã Liên Trung, Liên Hà, Liên Hồng, Hồng Hà: có địa hình cao, đất cát pha thịt nhẹ màu mỡ, thuận lợi trồng lúa, rau, màu, cây ăn quả và chăn nuôi. 8 Vùng Đan Hoài gồm các xã: Tân Hội, Tân Lập, Hạ Mỗ, Thượng Mỗ, là vùng đất thịt nhẹ pha sét nhẹ, hàng năm được tưới bằng nước phù sa sông Hồng, qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, thích hợp trồng lúa, cây màu, cây ăn quả có chất lượng quả ngon, chăn nuôi. Đặc điểm chia thành các vùng rõ rệt tạo điều kiện cho huyện trong việc định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên của từng vùng, khiến cho nền kinh tế, văn hóa xã hội phát triển đa dạng, mỗi cụm lại mang một đặc trưng riêng. Đan Phượng nằm trên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đất đai màu mỡ, điều kiện về thủy văn thuận lợi nên kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thương mại, dịch vụ ở đây sớm phát triển. Chính sự phát triển của kinh tế đã tạo điều kiện cho Đan Phượng phát triển văn hóa, xã hội và đặc biệt là xây dựng nông thôn mới. Nền khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ trung bình trên 23 độ C, mùa đông khô và lạnh với nhiệt độ trung bình 15 – 16 độ C. Độ ẩm tường đối trung bình từ 83 – 85% (tháng ẩm nhất thường là tháng 3 và 4). Nắng trong vùng mang tính chất chung của vùng Bắc Bộ. Gió theo mùa, mùa đông thường là Đông Nam – Tây Bắc đến Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 4m/s; mùa hè thường là Đông Nam – Tây và Tây Bắc, tốc độ gió trung bình 2,5 – 3m/s. Bão úng thường xẩy ra vào tháng 5 đến tháng 8 trong năm. Lượng mưa trung bình từ 1600 – 1800 mm, mưa lớn tập trung trong tháng 7, 8, 9. Tháng 1 đến tháng 4 thường có mưa phùn. Nhìn chung khí hậu và thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng các loại cây trồng. Toàn huyện có dân số 162.373 người trong đó số người trong độ tuổi lao động là 97.592 người chiếm tỷ lệ 61,65% Trong những năm gần đây, cùng với việc quy hoạch mở rộng các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công 9 nghiệp, ngành nghề sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp tăng nhanh, tỷ lệ lao động chuyển sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ tăng nhanh (ước tính mỗi năm tăng 1 – 1,5%). Chất lượng lao động nhìn chung có trình độ văn hóa cao, có khả năng tiếp thu và vận dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 5 117 000. Huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn và 15 xã với 49 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 16 đảng bộ xã, thị trấn; 7 đảng bộ cơ quan, 26 chi bộ trực thuộc với 5.517 đảng viên (tính đến 31/11/2014). Là huyện có hệ thống giao thông đường thuỷ, bộ thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thương mại, dịch vụ; đất đai màu mỡ, nhân dân có truyền thống yêu nước, kiên cường cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Huyện đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, môi trường đầu tư thuận lợi cùng với sự năng động, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành đoàn thể các cấp và sự đồng thuận cao trong nhân dân. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND, sự tập trung điều hành sáng tạo, dứt điểm, hiệu quả của chính quyền và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị các cấp, do đó đã hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng mà nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp đề ra trong đó, một trong những kết quả quan trọng đó là việc xây dựng nông thôn mới. Huyện Đan Phượng ở gần nội thành Hà Nội và các khu công nghiệp, đây là thị trường rộng lớn cho các sản phẩm hàng hóa của Đan Phượng, từ các sản phẩm lương thực, rau quả, gia súc, gia cầm đến các sản phẩm công nghiệp, làng nghề được tiêu thụ với số lượng lớn ở nội thành. Cùng với sự phát triển của Thủ Đô, nhu cầu về sản phẩm nông sản ngày càng lớn, thị 10 trường tiêu thụ hàng hóa của huyện sẽ được mở rộng đồng thời Đan Phượng sẽ là cơ sở gia công các mặt hàng cho các xí nghiệp của thủ đô. Thêm vào đó, Đan Phương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng nghề chế biến lâm sản Liên Trung; Mộc xã Liên Hà;chế biến thực phẩm giò chả xã Tân Hội; nấu rượu, làm đậu xã Hạ Mỗ. Đây là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Với đặc điểm trên, Đan Phượng là huyện ven đô, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đất đai màu mỡ, tưới tiêu thuận lợi, có kinh nghiệm thâm canh nông nghiệp, có khả năng tiếp thu và ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường; Hạ tầng nông nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuát và tiêu thụ sản phẩm. Nhân dân trong huyện có truyền thống yêu nước, kiên cường cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất lại có trình độ dân trí khá cao lại luôn có sự đoàn kết, đồng thuận, nhất trí nên thuận lợi cho việc xây dựng nông thôn mới của huyện. Trên địa bàn huyện, chỉ thuần nhất có dân tộc Kinh và có 3 tôn giáo chính là Đạo Phật, đạo Tin Lành, Đạo Thiên Chúa, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện ổn định. Do đó, đây là một điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng nông thôn mới. Những điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, dân cư trên là một lợi thế của Đan Phượng và có tác động lớn thúc đẩy sự quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó cũng còn tồn tại những khó khăn nhất định đó là: từ năm 2008, tình hình kinh tế xã hội thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, sự suy thoái kinh tế kéo theo hàng loạt ảnh hưởng về chính trị, văn hóa, xã hội. Mặc dù từ năm 2008 đến 2014, nền 11 kinh tế đang thoát dần khỏi khủng hoảng song vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định. Thực trạng đó tác động không nhỏ tới sự phát triển của huyện Đan Phượng trong đó trực tiếp nhất là nguồn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới còn hạn chế. Quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp - làng nghề làm cho diện tích đất nông nghiệp của huyện dần bị thu hẹp, lao động thiếu việc làm sau thu hồi đất, đời sống của một bộ phận nhân dân khó khăn; Năng suất lao động thấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng dẫn đến thu nhập của nhân dân khó khăn cùng với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề. Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đồng bộ, chậm được hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi như chính sách đầu tư, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng...đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới. Cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp chậm đổi mới chưa có sức thu hút đầu tư của xã hội và nhà nước. Một số cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đồng bộ, chậm được hướng dẫn, sửa đổi. Quy hoạch phát triển nông nghiệp chậm, thiếu ổn định, đầu tư cho nông nghiệp thấp. Đa số người dân nông thôn vẫn còn khó khăn về vốn đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, chưa mạnh dạn xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp để tạo việc làm và nguồn thu nhập. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội là cơ sở quan trọng quyết định đến quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện Đan Phượng. Những thuận lợi trên là động lực, là đòn bẩy quan trọng của huyện trong việc xây dựng nông thôn mới. 12 1.1.2. Thực trạng nông thôn huyện Đan Phượng trước năm 2008 Trước năm 2008, Đan Phượng là huyện thuần nông với cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu. Từ khi công cuộc đổi mới của Đảng được khởi xướng, cùng với cả nước, Đan Phượng đã giành được nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Năm 2007, Tổng sản phẩm GDP đạt 645 tỷ đồng trong đó nông nghiệp –thủy sản là 168 tỷ đồng, công nghiệp xây dựng là 217 tỷ đồng và dịch vụ là 260 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, cơ cấu nông nghiệp- thủy sản chiếm 21,4%, công nghiệp- xây dựng chiếm 39,6%, thương mại dịch vụ chiếm 39%. Bình quân thu nhập 7 610 000 đồng/người [37, tr 1]. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản phát triển, nếu như năm 2006 chỉ đạt 357 tỷ đồng thì đến 2007, đã đạt giá trị 426 tỷ đồng [36, tr 2]. Việc xây dựng các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp được triển khai đúng tiến độ như cụm công nghiệp xã Tân Lập, Song Phượng, điểm công nghiệp Liên Hà...trong đó cụm công nghiệp Thị trấn Phùng 35 ha đã được lấp đầy diện tích với 22 nhà đầu tư. Các dự án như đô thị Bình Minh, đô thị Tân Lập...được công bố quy hoạch và bắt đầu triển khai xây dựng. 1.1.2.1 Về nông nghiệp Ngành nông nghiệp khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Mặc dù còn những khó khăn do thiên tai, sâu bệnh song ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển tốt. Trồng trọt là ngành sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cây lương thực như lúa, ngô vẫn là cây trồng chủ yếu, ngoài ra còn có đỗ, lạc và các loại cây rau màu và cây ăn quả như chuối, bưởi,... Cây trồng được gieo cấy đúng thời vụ, việc đánh bắt chuột và phòng trừ sâu bệnh được quan 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan