Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dân tộc hóa chủ nghĩa mác ở trung quốc và một số gợi ý cho việt nam tt...

Tài liệu Dân tộc hóa chủ nghĩa mác ở trung quốc và một số gợi ý cho việt nam tt

.PDF
27
369
100

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- DIÊM KIỆT HOA DÂN TỘC HOÁ CHỦ NGHĨA MÁC Ở TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2018 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Tài Đông Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học Viện tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm……………….. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Và Thư viện Học viện Khoa học xã hội DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Diêm Kiệt Hoa (2015), “Sự xây dựng hệ giá trị Việt Nam từ đổi mới đến nay”, Tạp chí Khám phá, (Số 5, tháng 10 năm 2015), tr. 161-165. 2. Diêm Kiệt Hoa (2015), “Tìm tòi giảng dạy thực tiễn chuyên đề của quan niệm giá trị cốt lõi chủ nghĩa xã hội sinh viên đại học”, Tạp chí Giáo dục Đại học, (số 11 tháng 11 năm 2015), tr. 59 - 61. 3. Diêm Kiệt Hoa (2016), “Quá trình hình thành và phát triển quan niệm giá trị của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Thế giới đương đại và chủ nghĩa xã hội, (số 1 tháng 2 năm 2016), tr. 70 - 74. 4. Diêm Kiệt Hoa (2017), “Sơ lược đánh giá sự nghiên cứu của học giả Việt Nam về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, Tạp chí nghiên cứu chủ nghĩa Mác, (số 6 tháng 6 năm 2017), tr. 168 - 173. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thứ nhất, những thành tựu mà chủ nghĩa xã hội Trung Quốc đạt được trong những năm qua rất đáng ghi nhận, những kinh nghiệm này có thể chia sẻ cho các nước xã hội chủ nghĩa khác. Thứ hai, thời đại toàn cầu hóa, thông tin hóa yêu cầu mỗi nước xã hội chủ nghĩa phải sẵn sàng đón nhận những trào lưu và thử thách, đồng thời cũng nên chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nước xã hội chủ nghĩa khác, không ngừng thúc đẩy quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở nước mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án - Mục đích: Tổng kết kinh nghiệm và bài học của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, thúc dẩy chủ nghĩa Mác ở hai nước cùng phát triển. Hai nước Trung - Việt có bề dày lịch sử lâu đời, mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp và tình hình xã hội khá giống nhau, tăng cường nghiên cứu dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam tham khảo, cùng nhau thúc đẩy, phát triển sự nghiệp xã hội chủ nghĩa ở hai quốc gia. - Nhiệm vụ: Một là, trình bày và phân đích bối cảnh lịch sử, thực chất, lịch sử phát triển của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. Hai là, trình bày và phân đích những nội dung của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc hiện nay về các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Ba là, từ đó, tổng kết kinh nghiệm lịch sử và bài học của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, rút ra một số gợi ý cho quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu 2 Luận án tập trung nghiên cứu dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam nói chung, bối cảnh, thực chất, lịch sử phát triển, nội dung cụ thể, một số kinh nghiệm và bài học dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc nói giêng. - Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn thời gian nghiên cứu: Giai đoạn phát triển của chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc từ khi hình thành đến không ngừng hoàn thiện, khởi đầu của quá trình này chính là đầu thế kỷ 20 khi chủ nghĩa Mác được truyền bá vào Trung Quốc, cho đến nay - thế kỷ 21, nhấn mạnh qúa trình phát triển của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay. - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Bối cảnh, thực chất, lịch sử phát triển, nội dung cụ thể của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. Nhất là nội dung cụ thể của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc trên phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Mao Trạch Đông, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, hiến pháp, pháp luật của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề chính trị - xã hội để định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. Về cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn của Trung Quốc và Việt Nam, cơ sở thực tiễn từ chủ nghĩa Mác truyền bá vào Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là cải cách mở cửa năm Trung Quốc 1978 và đổi mới Việt Nam năm 1986. - Phương pháp nghiên cứu: 3 Luận án sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp lịch sử - lô gích, phân tích, tổng kết thực tiễn, so sánh, tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất: Luận án góp phần làm rõ khái niệm “dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc”. đó là kết hợp chủ nghĩa Mác với thực tế Trung Quốc, với văn hóa truyền thống Trung Quốc và phát triển trên con đường của chính mình; hình thành lý luận mới để chủ nghĩa Mác kết hợp với thực tiễn Trung Quốc và đặc điểm thời đại, để chủ nghĩa Mác được bắt nguồn từ châu Âu trở thành chủ nghĩa Mác đã được ăn sâu vào Trung Quốc. Nói rõ hơn là “trở thành chủ nghĩa Mác của Trung Quốc” Thứ hai: Luận án góp phần làm rõ quá trình của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, nội dung của đân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc về các phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Thứ hai: Luận án rút ra một số bài học cho việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Măc - Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tổng kết một số kinh nghiệm của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc mà Việt Nam có thể tham khảo. . 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến thành tựu lý luận của dân tộc hóa Chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, - Về mặt thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học dân tộc hóa Chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tham khảo cho quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình tiêu biểu liên quan đến dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc Những công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác chủ yếu tập trung vào những phương diện sau: 1.1.1. Nghiên cứu khái niệm vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác Rất nhiều học giả cho rằng, khái niệm của vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác chính là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với tình hình thực tế của Trung Quốc, với văn hóa truyền thống Trung Quốc, phát triển theo đường lối riêng, hình thành lý luận mới từ sự kết hợp của chủ nghĩa Mác với thực tiễn Trung Quốc và đặc trưng của thời đại. 1.1.2. Tiến trình lịch sử dân tộc hóa chủ nghĩa Mác Xét từ xu thế nghiên cứu hiện nay, tiến trình lịch sử của vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác là một vấn đề trọng điểm mà giới học giả đang nghiên cứu. Các học giả có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân biệt khởi đầu lịch sử và các giai đoạn của chủ nghĩa Mác 1.1.2.1. Sự khởi đầu lịch sử của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác Đối với định nghĩa về khởi đầu lịch sử quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác (gọi tắt là vấn đề “khởi đầu lịch sử”), các học giả đưa ra hơn 20 quan điểm, dựa theo lô gích có thể chia thành 3 loại: Thứ nhất, coi thời kỳ xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc là khởi đầu lịch sử của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, thống nhất gọi là “Thuyết thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”; Thứ hai, coi ngày chủ nghĩa Mác được truyền bá vào Trung Quốc làm khởi đầu lịch sử của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, gọi là “Thuyết ngày chủ nghĩa Mác truyền bá vào Trung Quốc”. Tác giả gọi cái này là “Thuyết tiền thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Thứ ba, coi một sự kiện quan trọng nào đó của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ nhất làm khởi đầu lịch sử của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, quan điểm này lấy “Thuyết Đại hội đại biểu 5 lần thứ hai” làm điển hình. 1.1.2.2. Giai đoạn lịch sử của tiến trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác Việc phân chia giai đoạn của tiến trình lịch sử dân tộc hóa chủ nghĩa Mác cũng tồn tại một số khác biệt. Có một số học giả đã lấy thành quả lý luận của hai bước nhảy vọt làm căn cứ để đưa ra “Luận hai giai đoạn”. Có một số học giả xuất phát từ góc độ tiến trình lịch sử cuộc cách mạng và xây dựng đất nước mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, đưa ra “Luận ba giai đoạn”. Một số học giả đưa ra “Luận bốn giai đoạn”. Cũng có một số học giả thông qua phân tích những nhân vật trọng điểm để phân chia giai đoạn lịch sử của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác. 1.1.3. Kinh nghiệm lịch sử quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác Trong quá trình lịch sử lâu dài thực hiện dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tích lũy được những kinh nghiệm phong phú. Các học giả cho rằng, gợi ý kinh nghiệm cho công cuộc dân tộc hóa chủ nghĩa Mác bao gồm những điểm sau: một là xây dựng và củng cố chủ nghĩa xã hội, thực hiện phục hưng dân tộc, là một chuỗi nội dung quan trọng của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác; hai là kiên định với lòng tin, không từ bỏ “lão tổ tông” là yêu cầu cơ bản của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác; ba là giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị là nguyên tắc cơ bản của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác; bốn là căn cứ vào tình hình trong nước, kết hợp lý luận với thực tế là điều kiện tiền đề của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác; nam là tiến cùng thời đại, không ngừng sáng tạo là đặc trưng của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác; sáu là Đại diện cho lợi ích của quần chúng, vì nhân dân phục vụ là bản sắc chính trị của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác. 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra mà luấn án này cần giải quyết. 1.2.1. Những vấn đề còn tồn tại liên quan đến nghiên cứu quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác 1.2.1.1. Khai thác luận đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác vẫn còn điểm mù 6 So với tình hình từ trước đến nay, chúng ta có thể phát hiện ra rất nhiều điểm mù trong nghiên cứu dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở thời kỳ mới, ví dụ như: chủ nghĩa Mác ở các nước xã hội chủ nghĩa như thế nào? Ví dụ, dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam như thế nào? Tiếp thu những nội dung tích cực gì của nền văn hóa truyền thống và kết hợp tình hình thực tế nào của xã hội chủ nghĩa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là cần phải vận dụng chủ nghĩa Mác như thế nào để thay đổi nền truyền thống phù hợp với tình hình thực tế củaTrung Quốc và Việt Nam, từ đó thực hiện những sự thay đổi sáng tạo truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam và kết hợp tình hình thực tế của Trung Quốc và Việt Nam,... vẫn chưa thực sự được thảo luận và tìm hiểu. Nếu không nghiên cứu sâu rộng và có hệ thống những vấn đề trên, chỉ dừng lại ở những luận đề sẵn có, rất khó để khai thác cục diện mới của những nghiên cứu về quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác. 1.2.1.2. Luận về phương pháp nghiên cứu quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác vẫn còn những sai sót xét về mặt phương pháp luận, nghiên cứu quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác vẫn còn tồn tại nhiều sai sót, ví du, những nghiên cứu so sánh quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác vẫn chưa được triển khai thực sự và chưa được coi trọng. Chẳng hạn như: nghiên cứu so sánh về dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam đều là nhà nước do Đảng Cộng sản cầm quyền, trong quá trình cách mạng, xây dựng và cải cách (đổi mới) xã hội chủ nghĩa, hai nước luôn luôn tìm tỏi vấn đề lịch sử quan trọng này, đều đã hình thành hệ thống lý thuyết chủ nghĩa Mác đã được dân tộc hóa, hơn nữa, xã hội chủ nghĩa của hai nước cũng có đặc sắc khác nhau của nước mình. Để học hỏi lẫn nhau kinh nghiệm và bài học của cách mạng, xây dựng và cải cách (đổi mới) của hai quốc gia, sự hiểu biết khoa học và nắm bắt nội hàm khái niệm và thực chất xã hội chủ nghĩa, xây dựng tốt xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc của nước mình, so sánh dân tộc hóa chủ nghĩa 7 Mác của hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Đây là một đề tài rất có ý nghĩa và cần thiết. Nhưng trong nghiên cứu thực tế, chưa có nhiều thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này, đây chính là một hiện tượng không đầy đủ và biểu hiện về sự thiếu sót của phương pháp luận nghiên cứu quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác trong thế kỷ mới. Vì vậy, nhận thức được việc nghiên cứu không đày dủ và thiếu sót về phương pháp luận, luận án này cố gắng lắp phần tróng nghiên cứu và xây dựng hoàn chỉnh phương pháp luân về nghiên cứu việc dân tộc hóa chủ nghĩa Mác. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết 1.2.2.1. Giữ vững lập trường và nguyên tắc của mình trong cuộc đối thoại giữa chủ nghĩa Mác, phương đông (Trung Quốc và Việt nam), phương Tây Quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác là sự truyền bá và phát triển chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và Việt Nam, cần phải chú ý, chủ nghĩa Mác bắt nguồn từ phương Tây, đay trực tiếp yêu cầu chúng ta phải kết hợp chủ nghĩa Mác với văn hóa truyền thống Trung Quốc và văn hóa truyền thống Việt Nam, đồng thời cũng không thể tách khỏi sự tiếp thu nền văn hóa phương Tây cùng với những thành tựu tích cực trong thời đại phát triển hiện nay của nó. Vì thế, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ chủ nghĩa Mác, phương đông, phương Tây (tức là mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác, văn hóa truyền thống Trung Quốc và văn hóa truyền thống Việt Nam, văn hóa phương Tây), chính là chủ đề lâu đời của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác. Trong khi đó, muốn xử lý đúng đắn mối quan hệ này, bắt buộc phải tăng cường cuộc đối thoại của các học giả thuật Trung Quốc và Việt Nam thuộc ba lĩnh vực nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Trung Quốc và phương Tây. 1.2.2.2. Thông qua nghiên cứu so sánh của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, lý giải sâu sắc hơn quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác Trong nghiên cứu quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, thì nghiên cứu so sánh này có thể được tiến hành từ ba phương diện sau: Nghiên cứu so sánh giữa nhân vật đại biểu của tiến trình lịch sử dân tộc hóa chủ nghĩa 8 Mác trong các giai đoạn khác nhau với những nhân vật đại biểu khác nhau của cùng một giai đoạn. Nghiên cứu so sánh của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác và dân tộc hóa Phật giáo. Nghiên cứu so sánh vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và các nước, nhất là chủ nghĩa Mác của Việt Nam và chủ nghĩa Mác của Trung Quốc. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Từ việc trình bày, phân tích những công trình tiêu biểu liên quan đến dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, có thể rút ra kết luận như sau: những công trình tiêu biểu chủ yếu tập trung về khái niệm, tiến trình lịch sử, kinh nghiệm lịch sử. Những vấn đề còn tồn tại liên quan đến nghiên cứu quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, chủ yếu là khai thác luận đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác vẫn còn điểm mù; luận về phương pháp nghiên cứu quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác vẫn còn những sai sót. Giải quyết những vấn đề đặt ra mà luận án cần phải tuân theo những nguyên tắc là: giữ vững lập trường và nguyên tắc của mình trong cuộc đối thoại giữa chủ nghĩa Mác, phương Đông, phương Tây. thông qua nghiên cứu so sánh của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác. Chƣơng 2 BỐI CẢNH LỊCH SỬ, THỰC CHẤT, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC HÓA CHỦ NGHĨA MÁC Ở TRUNG QUỐC 2.1. Bối cảnh lịch sử của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc Sau chiến tranh Nha phiến (năm 1840), Trung Quốc đã từng bước chuyển mình sang xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Nhân dân Trung Quốc không chịu áp bức, nhằm cứu vãn dân tộc đang đứng trước nguy hiểm, đã tiến hành cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Thực tiễn đã làm nhân dân Trung Quốc hiểu rằng, Trung Quốc nếu muốn phục hưng dân tộc, nhân dân muốn được giải phóng triệt để, cần phải tìm một thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cần tìm được vũ khí tư tưởng mới. Đi 9 theo con đường của người Nga đã khiến người Trung Quốc từ tư tưởng đến đời sống đều bước vào một thời kỳ hoàn toàn mới. Bộ mặt Trung Quốc đồng thời đã được thay đổi to lớn. Chịu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá rất nhanh ở Trung Quốc và càng ngày càng được càng nhiều người Trung Quốc tiên tiến tiếp nhận, trở thành một trào lưu lịch sử không thể chống được. Đây là tiền đề tư tưởng cho việc dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. Tính đặc thù lớn như thế của xã hội và cách mạng Trung Quốc, khiến cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới của Trung Quốc khác với cách mạng giai cấp tư sản thông thường. Sự khác biệt này chắc chắn sẽ gặp phải những vấn đề mới mà C.Mác chưa bao giờ bàn đến. Vì thế Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác từ hình thức châu Âu, chuyển hóa thành chủ nghĩa Mác có hình thức Trung Quốc, đây là bối cảnh lịch sử cho việc dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. 2.2. Thực chất của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc 2.2.1. Khái niệm của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc Phần lớn học giả có những nhận thức chung về dân tộc hóa chủ nghĩa Mác: Đó là kết hợp chủ nghĩa Mác với thực tế Trung Quốc, với văn hóa truyền thống Trung Quốc và phát triển trên con đường của chính mình; hình thành lý luận mới để chủ nghĩa Mác kết hợp với thực tiễn Trung Quốc và đặc điểm thời đại, để chủ nghĩa Mác được bắt nguồn từ châu Âu trở thành chủ nghĩa Mác đã được ăn sâu vào Trung Quốc. 2.2.2. Lý giải thực chất của việc dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc Thực chất của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, là phải xóa bỏ chủ nghĩa giáo điều, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác theo thực tế Trung Quốc, đồng thời làm phong phú và phát triển chủ nghĩa Mác bằng kinh nghiệm của Trung Quốc, hình thành hệ thống chủ nghĩa Mác mang tính dân tộc. Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, không chỉ yêu cầu về sự thay đổi ở hình thức, mà còn yêu cầu có sự thay đổi về nội dung, cần được cụ thể hóa, dân tộc hóa và giữ được tính mới mẻ. Về mặt nội dung, phải dùng lập 10 trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác để phân tích và giải quyết những vấn đề thưc tế trong cách mạng và xây dựng Trung Quốc, hình thành đường lối, phương châm và chính sách phù hợp với tình hình thực tế trong cách mạng và xây dựng Trung Quốc, và trong quá trình đó, thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa Mác. Về mặt hình thức, đân tộc hóa chủ nghĩa Mác là để chủ nghĩa Mác bắt nguồn từ châu Âu trở thành chủ nghĩa Mác của Trung Quốc, mang đậm phong cách và đặc điểm của dân tộc Trung Hoa. 2.2.3. Phân biệt những khái niệm khác nhau Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc là một quá trình. Đó là một quá trình kết hợp nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tế của Trung Quốc. Ngược lại, chủ nghĩa Mác được Trung Quốc hóa là một kết quả, là sự kết hợp nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác với thực tế trong Trung Quốc, đã hình thành kết quả lý luận để chỉ đạo cuộc cách mạng, xây dựng và cải cách mở cửa của Trung Quốc. Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, là kết hợp chủ nghĩa Mác với tình hình, thực tiễn cách mạng và xây dựng của mỗi nước, nó nhấn mạnh vận dụng linh hoạt và không ngừng phát triển chủ nghĩa Mác tại hoàn cảnh dân tộc khác nhau trong khi vận dụng chủ nghĩa Mác ở thực tế của phạm vi dân tộc khác nhau. Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với tình hình, thực tiễn cách mạng và xây dựng đất nước của Trung Quốc, nhấn mạnh vận dụng linh hoạt và không ngừng phát triển chủ nghĩa Mác trong quá trình vận dụng chủ nghĩa Mác trong thực tiễn của Trung Quốc. Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác và dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc có thể coi là ngang nhau. Để tránh sự nhầm lẫn, trong luận án, nghiên cứu sinh sẽ thống nhất dùng một từ: dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. Đối với cách gọi “dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc” trong bài “Địa vị của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chiến tranh dân tộc” được Mao Trạch Đông viết ngày 14 tháng 10 năm 1938, Stalin từng không 11 đồng ý với cách gọi như thế. Khi đưa bài đó vào Tuyển tập Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sửa thành “Để chủ nghĩa Mác được cụ thể hóa ở Trung Quốc”, vì vậy, đã nảy sinh sự khác biệt và liên hệ giữa “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác” và “Để chủ nghĩa Mác được cụ thể hóa ở Trung Quốc”. Người theo Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy Mao Trạch Đông làm đại biểu có cách hiểu hơi khác so với Stalin. Việc đưa ra cách gọi khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc mang tính sách lược, dùng tính linh hoạt bảo vệ tính nguyên tắc. Có thể nói, theo cách nhìn nhận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cách diễn đạt của “hai cách gọi” dù khác nhau, nhưng thực chất như nhau. 2.3. Lịch sử phát triển dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc 2.3.1. Bắt đầu dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc Sự truyền bá rộng rãi của chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc đã được sự đáp hứng của xã hội Trung Quốc, đó là việc sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự phát triển của phong trào công nông Trung Quốc. Tùy theo sự truyền bá không ngừng của chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, các nhóm chủ nghĩa Mác được thành lập ở khắp nơi. Những người như Lý Đại Chiêu, Trần Độc Tú bắt đầu chuẩn bị thành lập chính đảng chủ nghĩa Mác. Tháng 7 năm 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, việc này đánh dấu cho sự truyền bá của chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc đã đi vào một giai đoạn mới. Sau khi được thành lập, Đảng Cộng sản Trung Quốc không những tuyên truyền rộng rãi tư tưởng chủ nghĩa Mác, mà còn vận dụng lý luận cơ bản chủ nghĩa Mác vào việc cải tạo xã hội Trung Quốc, tích cực tổ chức phong trào công nhân và phong trào nông dân, hợp tác với Quốc dân Đảng để tiến hành chiến tranh Bắc Phạt, triển khai cuộc cách mạng ruộng đất, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển lịch sử của cách mạng Trung Quốc, thúc đẩy xã hội phát triển. Việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa là kết quả tất nhiên của sự truyền bá chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, vừa là nhân tố căn bản để thúc đẩy cho dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. 12 Vì thế có thể thấy rằng: sau khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người cộng sản chủ nghĩa Trung Quốc mới thực sự lấy chủ nghĩa Mác làm vũ khí lý luận cải tạo xã hội Trung Quốc và bắt đầu vận dụng vào thực tế cách mạng của Trung Quốc, và đó mới là sự khởi đầu của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. 2.3.2. Các giai đoạn lịch sử của sự phát triển dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc Trong luận án, khi phân chia lịch sử phát triển dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc sẽ lấy “chuyển đổi và giải đáp chủ đề thực tiễn” để làm tiêu chuẩn. Với tiêu chuẩn này, lịch sử phát triển của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc được chia thành các giai đoạn dưới đây: Giai đoạn 1 (từ năm 1921 đến 1949), lấy “làm thế nào để giành được thắng lợi cách mạng dân chủ dân tộc” làm chủ đề. Từ cận đại đến nay, chủ đề thực tiễn đầu tiên của nhân dân Trung Quốc là tiến hành cách mạng dân chủ của dân tộc, thay đổi căn bản hiện thực xã hội nửa phong kiến nửa thuộc địa, xây dựng Trung Quốc mới độc lập, dân chủ, tự do. Giai đoạn 1 của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác lấy “làm thế nào để giành thắng lợi của cách mạng dân chủ dân tộc” làm chủ đề. Trong quá trình cách mạng dân chủ dân tộc, có Đảng Cộng sản Trung Quốc, diện mạo cách mạng Trung Quốc mới được thay đổi tích cực, mới thực sự bắt đầu quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc mà kết hợp nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác với cách mạng Trung Quốc. Giai đoạn 2 (từ năm 1949 đến 1978), lấy “dẫn Trung Quốc vào giai đoạn lịch sử xã hội chủ nghĩa” làm chủ đề. 29 năm kể từ ngày thành lập Trung Quốc mới đến Hội nghị Trung Ương III Đảng khóa XI, là giai đoạn lịch sử giành được thắng lợi to lớn nhưng lại khúc khuỷu gặp phải nhiều cản trở lớn trong khi tìm kiếm con đường riêng cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Trung Quốc. Ở thời kỳ này, chủ đề thực tiễn của nhân dân Trung Quốc là trong khi thực hiện công nghiệp hóa, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về mặt chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, đưa Trung 13 Quốc vào giai đoạn lịch sử xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn 2 của dân tộc hoá chủ nghĩa Mác là lấy chủ đề này làm trung tâm. Giai đoạn 3 (từ năm 1978 đến nay), lấy “xây dựng chủ nghĩa xã hội” làm chủ đề triển khai. chủ đề thực tiễn thứ 3 là xây dựng hiện đại hóa chủ nghĩa Xã hội. Giai đoạn 3 của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc được triển khai với chủ đề xây dựng. Hội nghị lần thứ 3 đại hội XI quyết định chuyển trọng tâm công tác đến việc xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, kiên quyết dừng lại khẩu hiểu sai lầm “Lấy đấu tranh giai cấp làm cương”, phủ định lý luận sai lầm “tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính giai cấp vô sản”, bắt đầu sửa chữa toàn diện sai lầm “đại cách mạng văn hóa” và “Tả” khuynh được xuất hiện trước đây, xếp lại và giải quyết những vụ án oan sai và những vấn đề đúng sai của một số lãnh đạo trong lịch sử Đảng, kết thúc tình trạng “quanh quẩn một chỗ” cục diễn không có tiến triển, dừng chân tại chỗ trong công việc kể từ tháng 10 năm 1976, thực hiện chuyển hướng chiến lược về mặt trọng điểm công tác Đảng. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Từ việc trình bày, phân tích những thực chất, giai đoạn lịch sử của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc có thể rút ra kết luận như sau: thực chất của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc có nội dung phong phú. Đó là kết hợp chủ nghĩa Mác với thực tế Trung Quốc, với văn hóa truyền thống Trung Quốc và phát triển trên con đường của chính mình; hình thành lý luận mới để chủ nghĩa Mác kết hợp với thực tiễn Trung Quốc và đặc điểm thời đại, để chủ nghĩa Mác xuất phát từ châu Âu trở thành chủ nghĩa Mác đã được ăn sâu vào Trung Quốc. Lịch sử phát triển của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc trải qua quá trình lịch sử lâu dài với nhiều thăng trầm. Lịch sử phát triển của của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn một (năm 1921 1949), lấy “làm thế nào để giành được thắng lợi cách mạng dân chủ dân tộc” làm trọng tâm. Giai đoạn hai (năm 1949 - 1978), lấy “dẫn Trung Quốc 14 vào giai đoạn lịch sử xã hội chủ nghĩa” làm trọng tâm. Giai đoạn ba (từ năm 1978 dến nay), lấy “xây dựng chủ nghĩa xã hội” làm trọng tâm. Chƣơng 3 NỘI DUNG CỦA DÂN TỘC HÓA CHỦ NGHĨA MÁC Ở TRUNG QUỐC 3.1. Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc trên phƣơng diện kinh tế Trong quá trình phát triển của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, thành tựu lớn nhất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn dắt nhân dân Trung Quốc đạt được, là thành tựu về mặt kinh tế. Bất kể ở thời kỳ cách mạng dân chủ chủ nghĩa hay là thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa đều giành được nhiều thành tích, đồng thời đã đặt cơ sở vật chất tốt đẹp để giành nhiều thành tích sau khi cải cách mở cửa của Trung Quốc. Bằng cải cách mở cửa, Trung Quốc đã có sự thay đổi triệt để về mặt xây dựng kinh tế. Từ Hội nghị Trung Ương III khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, những người Đảng Cộng sản lấy Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình làm đại diện, trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm và bài học trong công cuộc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa, đã hình thành nhiều lý luận như lý luận về bản chất của chủ nghĩa xã hội, lý luận về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở công hữu, lý luận chế độ kinh tế cơ bản của giai đoạn đầu xã hội chủ nghĩa, chế độ phân phối cơ bản là phân phối theo lao động làm chính, nhiều hình thức phân phối cùng tồn tại, lý luận kinh tế về thị trường xã hội chủ nghĩa, lý luận mở cửa đối ngoại của quốc gia xã hội chủ nghĩa, cũng như lý luận về quan hệ thống nhất giữa cải cách, phát triển và ổn định. 3.2. Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc trên phƣơng diện chính trị Hội nghị Trung Ương 3 khóa XI của Đảng được tổ chức tháng 12 năm 15 1978 đã thực hiện cuộc chuyển hướng vĩ đại trong lịch sử Đảng kể từ Trung Quốc mới được thành lập, từ đó, Trung Quốc đi lên con đường cải cách mở cửa. Trong 40 năm cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc tổng kết và rút kinh nghiệm nghiêm túc về việc xây dựng chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa kể từ ngày thành lập Trung Quốc mới, không ngừng đẩy mạnh cải cách thể chế chính trị, đã có được những thành tựu to lớn về mặt xây dựng chính trị dân chủ. Thành tựu chủ yếu là, kiên trì và hoàn thiện chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân, kiện toàn và hoàn thiện chế độ đại hội đại biểu nhân dân đặc sắc Trung Quốc, kiện toàn và hoàn thiện chế độ hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với đặc sắc của Trung Quốc, kiện toàn và hoàn thiện chế độ tự trị khu vực dân tộc với đặc sắc Trung Quốc, đã kiên trì và phát triển chế độ dân chủ cơ sở xã hội chủ nghĩa với đặc sắc Trung Quốc, sự hình thành cơ bản hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, chế độ dân chủ nội bộ Đảng để kiện toàn và hoàn thiện bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc, xây dựng và hoàn thiện chế đọ công chức nhà nước đặc sắc Trung Quốc. 3.3. Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc trên phƣơng diện văn hóa Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức coi trọng văn hóa ngay từ ngày thành lập. Xây dựng văn hóa là sự đảm bảo quan trọng cho công cuộc cách mạng, kiến thiết và cải cách do Đảng lãnh đạo. Công cuộc xây dựng văn hóa trong 40 năm đã hình thành hệ thống lý luận về xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa một cách hệ thống và khoa học, bao gồm: lý luận về xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa, lý luận về văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, lý luận về văn hóa hài hòa xã hội chủ nghĩa, lý luận về cường quốc văn hóa xã hội chủ nghĩa. Công cuộc xây dựng văn hóa trong 40 năm sau khi bắt đầu cải cách mở cửa được tìm tòi trong thời gian dài, đã hình thành hệ thống lý luận về xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa một cách hệ thống và khoa học, và được kiểm nghiệm trong thực tiễn 40 năm nay. 16 3.4. Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc trên phƣơng diện xã hội Đảng Cộng sản Trung Quốc mở ra một con đường xây dựng xã hội mang màu sắc Trung Quốc. chủ yếu là: tư tưởng nắm chắc cả văn minh vật chất lẫn văn minh tinh thần, tư tưởng xã hội “Khá giả”, tư tưởng xã hội hài hòa, cải thiện dân sinh để được tuần hoàn tốt, sáng tạo trong việc quản trị xã hội, công bằng chính nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng xã hội là một công việc mang tính hệ thống phức tạp. Trong tiến trình Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngừng tổng kết kinh nghiệm và bài học, mở ra một con đường xây dựng xã hội mang màu sắc Trung Quốc. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Trải qua các giai đoạn lịch sử của việc dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, nội dung dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc đã được thể hiện rất phong phú trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Về mặt kinh tế đã hình thành lý luận bản chất xã hội chủ nghĩa, lý luận về kinh tế xã hội chủ nghĩa tức kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở công hữu, lý luận về chế độ kinh tế cơ bản giai đoạn sơ cấp xã hội chủ nghĩa, chế độ phân phối lấy phân phối theo lao động là chính, cùng tồn tại nhiều hình thức phân phối khác, lý luận kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, lý luận mở cửa đối ngoại của quốc gia xã hội chủ nghĩa, lý luận thống nhất quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn đinh. Về mặt chính trị đã hình thành chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân, chế độ đại hội đại biểu nhân đân có đặc sắc Trung Quốc, chế độ hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đặc sắc, chế độ khu tự trị dân tộc mang đặc sắc Trung Quốc, chế độ dân chủ cơ sở xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, thể chế lãnh đạo quốc gia, hệ thống luật pháp xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Chế độ dân chủ nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, chế độ công chức nhà nước đặc sắc Trung Quốc. Về mặt văn hóa đã hình thành văn hóa tinh thần xã hội chủ nghĩa, văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, văn hóa hài hòa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc và 17 chiến lược văn hóa cường quốc xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Về mặt xã hội tư tưởng phải cùng nhau nắm văn minh tinh thần và văn minh vật chất, lý niệm phát triển toàn diện, tư tưởng xã hội khá giả, tư tưởng xã hội hài hòa, tư tưởng trị lý xã hội sáng tạo, và những tư tương coi trọng công bằng, chính nghĩa của xã hội. Chƣơng 4 MỘT SỐ GỢI Ý CHO QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA VIỆT NAM 4.1. Chống lại chủ nghĩa giáo điều, duy ý chí 4.1.1. Bài học của khuynh hướng chủ nghĩa giáo điều trong quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc Trong quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, cần phải chống lại chủ nghĩa giáo điều, duy ý chí. chủ nghĩa Mác là một hệ thống khoa học phát triển, quan điểm phát triển là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác, cũng là điều kiện tiền đề để dân tộc hóa chủ nghĩa Mác. Khuynh hướng chủ nghĩa giáo điều của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ đầu của Đảng và thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa Trung Quốc mới, chủ nghĩa Mác được coi là giáo điều không cho phép thay đổi. đại diện của nó là những người chủ nghĩa cơ hội “Hữu khuynh” và những người giáo điều chủ nghĩa “Tả khuynh”, đặc biệt là những người giáo điều chủ nghĩa “Tả khuynh”. chủ nghĩa cơ hội “Hữu khuynh” của Trần Độc Tú đã chôn vùi thành quả của cuộc đại cách mạng. chủ nghĩa giáo điều “Tả khuynh” là sao chép kinh nghiệm và công thức cách mạng giai cấp vô sản phương Tây. Chúng giống nhau ở chỗ là đã gây tổn thất nghiêm trọng cho cách mạng Trung Quốc. Cuối cùng chủ nghĩa giáo điều và duy ý chí đã gây tổn thất nghiêm trọng cho cách mạng và xây dựng của Trung Quốc. 4.1.2. Kinh nghiệm của đường lối thực sự cầu thị trong quá trình dân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan