Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dân tộc hóa chủ nghĩa mác ở trung quốc và một số gợi ý cho việt nam...

Tài liệu Dân tộc hóa chủ nghĩa mác ở trung quốc và một số gợi ý cho việt nam

.PDF
163
308
124

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DIÊM KIỆT HOA DÂN TỘC HOÁ CHỦ NGHĨA MÁC Ở TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DIÊM KIỆT HOA DÂN TỘC HOÁ CHỦ NGHĨA MÁC Ở TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 92 29 0 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Tài Đông Hà Nội - 2018 LỜI CẢM ƠN Thời gian nhƣ dòng nƣớc chảy, 4 năm trôi qua mà không biết. Nhìn lại bốn năm học tại Việt Nam, tôi có rất nhiều cảm xúc. Trong thời gian sống và học ở Việt Nam, nhất là thực hiện đề tài “Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác và một số gợi ý cho Viêt Nam”, Tôi đã nhận đƣợc rất nhiều giúp đỡ, và tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các thầy cô, cán bộ và chuyên viên các phòng của học viện và Viện Hàn Lâm. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS. Thầy hƣớng dẫn của tôi là thầy Nguyễn Tài Đông. Từ năm 2013 gặp nhau thầy đến nay, thầy hƣớng dẫn tôi nhiều hơn nghiên cứu sinh Việt Nam. Vì tôi là ngƣời nƣớc ngoài, học tiếng Việt thời gian không dài, vừa học tiếng Việt vừa làm, nên trong luận án có nhiều lỗi chính tả, thầy sửa nhiều lần cho em, hơn nữa công việc của thầy rất là bận, nên có nhiều đêm thầy sửa luận án của em cả đêm. Tôi không biết làm thế nào để cảm ơn thầy. Nhƣng tôi sẽ nhớ ơn của thầy trong lòng, và tin rằng sẽ có cơ hội để đáp lại. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến GS. TS. Thầy Phạm Văn Đức. Thầy tri thức uyên bác, thông minh, hài hƣớc. Từ năm 2014 đến nay, từ lựa chọn đề tài, bảo vệ tổng quan, bảo vệ ba chuyên đề, đến bảo vệ cơ sở, thầy đều đề xuất ý kiến chân thành và khả thi để giúp đỡ tôi. Tôi cũng sẽ nhớ ơn của thầy mãi mãi và nguyện có một ngày nào đó để đáp lại. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ Nguyễn Ngọc Toàn của Học Viện, em Toàn đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án này. Visa phải làm thế nào, làm thế nào mới gia hạn đƣợc visa, nộp học phí theo cách nào, em Toàn giúp tôi làm tất cả các thủ tục. Trên thực tế em Toàn rất giống em trai của tôi. Không những giúp tôi trong học tập mà còn giúp tôi trong sinh hoạt. Tôi cũng nhớ ơn của em mãi mãi. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến GS. TS. Đỗ Tiến Sâm. Thầy rất là tốt bụng, giới thiệu nhiều sách tiếng Việt viết về Trung Quốc cho em, giới thiệu nhiều thầy giáo và cô giáo cho em. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến GS. TS. Lê Hữu Nghĩa, GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, GS. TS. Trần Văn Phong, PGS. TS. Nguyễn Viết Thông, TS. Nguyễn Đình Hòa, 2 thầy phản biện kín và toàn thể các thầy cô trong khoa Triết, Học Viện của Viện Hàn Lâm. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ Nguyễn Hoài, Nguyễn Diệu Linh và các cán bộ đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ một cách hoàn chỉnh. Nhân đây, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã ủng hộ cho tôi suốt trong mấy năm qua. Hà Nội, tháng 10 năm 2018 Diêm Kiệt Hoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả trình bày trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách trung thực, cẩn trọng, có nguồn trích dẫn cụ thể trong luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN DIÊM KIỆT HOA MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................. 7 1.1. Những công trình tiêu biểu liên quan đến dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc........................................................................................................ 7 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luấn án này cần giải quyết. ............................................................... 29 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 39 Chƣơng 2 BỐI CẢNH LỊCH SỬ, THỰC CHẤT, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC HÓA CHỦ NGHĨA MÁC Ở TRUNG QUỐC .................... 41 2.1. Bối cảnh lịch sử của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc ............. 41 2.2. Thực chất của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc ....................... 43 2.3. Lịch sử phát triển dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc.................. 50 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 70 Chƣơng 3 NỘI DUNG CỦA DÂN TỘC HÓA CHỦ NGHĨA MÁC Ở TRUNG QUỐC ............................................................................................... 73 3.1. Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc trên phƣơng diện kinh tế ..... 73 3.2. Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc trên phƣơng diện chính trị ... 87 3.3. Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc trên phƣơng diện văn hóa .. 101 3.4. Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc trên phƣơng diện xã hội..... 106 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................ 115 Chƣơng 4 MỘT SỐ GỢI Ý CHO QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA VIỆT NAM ........................................................................... 118 4.1. Chống lại chủ nghĩa giáo điều, duy ý chí............................................... 118 4.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất để kiểm định chân lý, tất cả xuất phát từ tình hình đất nƣớc.......................................................................................... 126 4.3. Phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin dựa trên sự kế thừa văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.................................................................................. 136 4.4. Tiếp thu thành quả văn minh nhân loại, phát triển cùng với thời đại .... 138 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4................................................................................ 140 KẾT LUẬN ................................................................................................... 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......................... 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 147 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thứ nhất, những thành tựu mà chủ nghĩa xã hội Trung Quốc đạt đƣợc trong những năm qua rất đáng ghi nhận, những kinh nghiệm này có thể chia sẻ cho các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác. Kể từ khi chủ nghĩa Mác truyền bá vào Trung Quốc, Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời, Đảng Cộng sản Trung Quốc hƣớng dẫn nhân dân Trung Quốc kết hợp chủ nghĩa Mác với tình hình thực tế của Trung Quốc và đặc điểm thời đại, thành lập nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tìm kiếm con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với truyền thống văn hóa và thực tiễn của nƣớc mình. Quá trình của kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể của Trung Quốc là quá trình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Trong quá trình này, nhất là từ khi cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đặt đƣợc những thành tựu to lớn khiến cả thế giới kinh ngạc, cũng biểu hiện sức sống mạnh của chủ nghĩa Mác. Vì vậy, Trung Quốc có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác, đặc biệt là Việt Nam. Mối quan hệ hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam đã tồn tại từ lâu đời, đặc biệt từ thời cận đại cho đến nay, trên con đƣờng cứu quốc cứu dân, nhân dân hai nƣớc Trung Việt đã “không hẹn mà gặp”, cùng lựa chọn chủ nghĩa Mác, cùng trở thành nƣớc xã hội chủ nghĩa,hai nƣớc có nhiều tƣơng đồng. Vì thế, Việt Nam có thể rút ra một số khinh nghiệm hoặc bài học từ quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. Hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam có thể nắm vững quy luật và kinh nghiệm đặc thù của chúng, những thử thách trong quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, bảo vệ vị trí chỉ đạo của chủ nghĩa Mác ở mỗi nƣớc, kiên trì hình thái ý thức chủ đạo của chủ nghĩa Mác, thúc đẩy chế 1 độ xã hội chủ nghĩa ở hai nƣớc Trung Việt không ngừng hoàn thiện và phát triển, những điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thứ hai, thời đại toàn cầu hóa, thông tin hóa yêu cầu mỗi nƣớc xã hội chủ nghĩa phải sẵn sàng đón nhận những trào lƣu và thử thách, đồng thời cũng nên chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác, không ngừng thúc đẩy quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở nƣớc mình. Thời đại ngày nay là thời đại toàn cầu hóa, thông tin hóa, trong khi tình hình quốc tế trở nên phức tạp, quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điệu kiện cụ thể của Việt Nam, hai nƣớc Trung, Việt đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật, đồng thời cũng phải đối mặt với những thử thách gay go và những vấn đề phức tạp. Những thử thách và khó khăn này một phần bắt nguồn từ bên ngoài, đặc biệt là từ sự thù địch và chống đối của chủ nghĩa đế quốc; một phần bắt nguồn từ bên trong, có liên quan tới đƣờng lối, chính sách và sự phát triển cụ thể của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, mặc dù những thách thức và khó khăn xảy ra ở hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam không giống nhau, song cũng có một số điểm giống nhau. Điều đáng bàn là, những thử thách và khó khăn to lớn, chƣa từng đƣợc các nhà kinh điển nhƣ C.Mác, Ph.Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh bàn tới, thậm chí có thể chƣa từng hình dung đến, do những giới hạn về điều kiện lịch sử của họ quy định. Do vậy, trong điều kiện lịch sử mới, khi không có bất cứ lý luận có sẵn để có thể đƣợc lựa chọn và áp dụng, nếu chúng ta chỉ đơn giản tìm tòi từng câu chữ cụ thể của chủ nghĩa Mác để tìm kiếm chỉ đạo đƣờng lối thì sẽ không đầy đủ, thậm chí việc làm đó có thể khiến chúng ta bất lực trƣớc hiện thực. Vì thế, làm thế nào để nắm đƣợc quy luật phát triển của thời đại, quy luật phát triển của phong trào cộng sản, đẩy mạnh sâu rộng công cuộc dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin phù 2 hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam là vấn đề chung trƣớc mắt của hai quốc gia. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Về mục đích của luận án Tổng kết kinh nghiệm và bài học của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, thúc dẩy chủ nghĩa Mác ở hai nƣớc cùng phát triển. Hai nƣớc Trung Quốc, Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời, mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp và tình hình xã hội khá giống nhau, Thông qua nghiên cứu vấn đề này, có thể hiểu rõ hơn về nhận thức và cách vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trung Quốc, nắm đƣợc đặc điểm riêng và chung của các nƣớc xã hội chủ nghĩa khi tiến hành dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, tăng cƣờng nghiên cứu dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở hai nƣớc có thể tìm ra những điểm chung giữa hai nƣớc, từ đó cùng nhau thúc đẩy, phát triển sự nghiệp chủ nghĩa xã hội ở hai nƣớc. Để đạt được những mục đích trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, trình bày và phân tích bối cảnh lịch sử, thực chất dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, lịch sử phát triển của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. Hai là, trình bày và phân tích những nội dung của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc hiện nay về các phƣơng diện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Ba là, từ đó, tổng kết kinh nghiệm lịch sử và bài học của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, rút ra một số gợi ý cho quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án: 3 Luận án tập trung nghiên cứu dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc nói chung, bối cảnh, thực chất, lịch sử phát triển, nội dung cụ thể của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu Giới hạn thời gian nghiên cứu: Giai đoạn phát triển của chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc từ khi hình thành đến không ngừng hoàn thiện, khởi đầu của quá trình này chính là đầu thế kỷ 20 khi chủ nghĩa Mác đƣợc truyền bá vào Trung Quốc, cho đến nay - thế kỷ 21, nhấn mạnh qúa trình phát triển của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay. - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Bối cảnh, thực chất, lịch sử phát triển, nội dung cụ thể của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. Nhất là nội dung cụ thể của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc trên phƣơng diện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cùng với tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tƣ tƣởng Mao Trạch Đông, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiến pháp, pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề chính trị - xã hội để định hƣớng cho việc nghiên cứu đề tài. Về cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn của Trung Quốc và Việt Nam, cơ sở thực tiễn từ chủ nghĩa Mác truyền bá vào Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là cải cách mở cửa của Trung Quốc năm 1978 và đổi mới của Việt Nam năm 1986. 4 Về phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phƣơng pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phƣơng pháp lịch sử - lô gích, phân tích, tổng kết thực tiễn, so sánh, tổng hợp và hệ thống hóa. Phƣơng pháp phân tích chính là phƣơng pháp chủ yếu nhất của luận án này. Để có thể tham khảo và nghiên cứu các tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu tìm hiểu một cách toàn diện những tài liệu liên quan, vì thế phạm vi tài liệu bao gồm: các trang mạng, tập san tiếng Trung của Đại Lục, các khu vực nhƣ Đài Loan và Hồng Kong, các thƣ viện quốc gia ở Đại Lục và khu vực Đài Loan, và các tổng hợp số liệu trên các trang mạng nƣớc ngoài. Các tài liệu cần phải tìm hiểu đƣợc chia thành hai loại: Loại thứ nhất, các tài liệu chuyên đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin đề phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam; loại thứ hai là các tài liệu có nội dụng mở rộng hơn, đề cập tới lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế ở hai nƣớc Trung, Việt và các tài liệu văn hóa, lịch sử của các nƣớc có liên quan tới Trung Quốc, Việt Nam nhƣ Mỹ, Pháp, Liên Xô cũ… các tài liệu này chủ yếu đƣợc viết bằng tiếng Trung, Anh và tiếng Việt. Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp cơ bản của luận án này. trên nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa ở mỗi nƣớc, luận án so sánh điểm giống và khác nhau về dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin đề phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, rút ra bài hoc và kinh nghiệm dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc để học hỏi lẫn nhau. 5. Những đóng góp của luận án Thứ nhất: Luận án góp phần làm rõ khái niệm “dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc”. đó là kết hợp chủ nghĩa Mác với thực tế Trung Quốc, với văn hóa truyền thống Trung Quốc và phát triển trên con đƣờng của chính 5 mình; hình thành lý luận mới để chủ nghĩa Mác kết hợp với thực tiễn Trung Quốc và đặc điểm thời đại, để chủ nghĩa Mác đƣợc bắt nguồn từ châu Âu trở thành chủ nghĩa Mác đã đƣợc ăn sâu vào Trung Quốc. Nói rõ hơn là “trở thành chủ nghĩa Mác của Trung Quốc” Thứ hai: Luận án góp phần làm rõ bối cảnh lịch sử, thực chất, lịch sử phát triển của đân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, nội dung của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc về các phƣơng diện: kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Thứ ba: Luận án rút ra một số bài học cho việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Măc - Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tổng kết một số kinh nghiệm của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc mà Việt Nam có thể tham khảo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến thành tựu lý luận của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, - Về mặt thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dành cho các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác nhất là Việt Nam tham khảo trong quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến luận án, nội dung của luận án đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng 13 tiết. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Chủ nghĩa Mác truyền bá vào Trung Quốc đã có gần 100 năm lịch sử. Từ khi chủ nghĩa Mác đƣợc du nhập, nhất là từ cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc đã đạt đƣợc thành tựu to lớn, khiến cả thế giới kinh ngạc. Đã có rất nhiều nhà lý luận Trung Quốc và nƣớc ngoài đã nghiên cứu về dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc. Nghiên cứu của giới lý luận Trung Quốc và nƣớc ngoài về vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác cũng đã đạt đƣợc nhiều thành quả, phần lớn nghiên cứu có thể khái quát thành ba hƣớng chính nhƣ sau. 1.1. Những công trình tiêu biểu liên quan đến dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc Những công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác chủ yếu tập trung vào những phƣơng diện sau: 1.1.1. Nghiên cứu khái niệm dân tộc hóa chủ nghĩa Mác Rất nhiều học giả cho rằng, khái niệm của vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác chính là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với tình hình thực tế của Trung Quốc, với văn hóa truyền thống Trung Quốc, phát triển theo đƣờng lối riêng, hình thành lý luận mới từ sự kết hợp của chủ nghĩa Mác với thực tiễn Trung Quốc và đặc trƣng của thời đại. Trong cuốn “Kinh nghiệm nền tảng trong vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác và những cống hiến lịch sử của Mao Trạch Đông - Đặng Tiểu Bình” (1999), ông Dƣơng Thắng Quần cho rằng: “Vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác chính là đem chủ nghĩa Mác vốn đƣợc sáng lập theo tình hình các nƣớc châu Âu chuyển thành chủ nghĩa Mác phù hợp với tình hình thực tế của Trung Quốc, cụ thể hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, hình thành đƣờng lối, phƣơng 7 châm, chính sách đúng đắn để chỉ đạo công cuộc cách mạng và xây dựng đất nƣớc ở Trung Quốc; dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, mang phong cách và đặc điểm của dân tộc Trung Hoa, khiến chủ nghĩa Mác luôn đƣợc đổi mới và tràn đầy sức sống trên mảnh đất Trung Quốc” [45, tr. 26]. Trong khi đó, cũng có một vài học giả đã đứng từ các góc độ khác nhau để đƣa ra những chủ trƣơng mới có ý nghĩa. Trong cuốn “Vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác” (2003), GS. Uông Thanh Tùng đã chỉ ra rằng: “Vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác bao gồm 3 lớp nội hàm thực chất, chính là dân tộc hóa sự truyền bá, dân tộc hóa đƣờng lối vận dụng và dân tộc hóa sự sáng tạo của chủ nghĩa Mác” [116, tr. 2]. Trong cuốn “Tăng cường nghiên cứu vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác” (2005), tác giả Mai Vinh Chính cho rằng, dân tộc hóa chủ nghĩa Mác chính là “cụ thể hóa” chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc [88, tr. 5]. Trong cuốn “Phương pháp nghiên cứu vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác - kỷ niệm tròn 50 năm GS. Trương Tịnh Như giảng dạy và nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác” (2003), tác giả Dƣơng Thế Văn chỉ ra rằng, dân tộc hóa chủ nghĩa Mác chính là một “hệ thống lý luận” kết hợp chủ nghĩa Mác với tình hình thực tế ở Trung Quốc, cần phải có những sáng tạo lý luận mới [46, tr. 63]. Trong cuốn “Định vị học thuật của vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác” (2002), tác giả Doãn Bảo Vân chỉ ra rằng: cần phải tiến hình xác định vai trò học thuật của vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, cần phải giải quyết những khác biệt trong vấn đề “dân tộc hóa”, cần phải thay đổi góc nhìn vĩ mô, cần phải có “độ cao” mới, “độ cao” ở đây chính là “hiện đại hóa”, mà trƣớc khi tiến hành cải cách mở cửa, vai trò của “dân tộc hóa” đã có sự chênh lệch [47, tr. 73]. Trong cuốn “Nắm bắt khoa học nội hàm vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác” (2005), tác giả Chu Liên Thuận cho rằng, vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa 8 Mác có thể chia thành hai loại: một là dân tộc hóa hình thái ý thức, hai là dân tộc hóa văn hóa ngoại lai, vấn đề dân tộc hóa của hai loại này thống nhất từ thực tế vĩ đại trong mọi thời kỳ lịch sử của công cuộc cách mạng và cải cách ở Trung Quốc [43, tr. 26]. GS. Hứa Toàn Hƣng chủ trƣơng phân chia vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác với ý nghĩa thông thƣờng thành dân tộc hóa trên phƣơng diện chính trị và dân tộc hóa trên phƣơng diện học thuật. Trong cuốn: “Phân biệt phương diện chính trị và học thuật vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác” (2003), tác giả chỉ ra rằng: “Vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác mà chúng ta thƣờng hay nhắc đến, bản chất của nó chính là dân tộc hóa trên phƣơng diện chính trị. Kiểu dân tộc hóa này chủ yếu giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình cách mạng và xây dựng đất nƣớc, xem xét những vấn đề đó có hữu ích hay không, có thể giải quyết vấn đề thực tế xảy ra trong quá trình cách mạng và xây dựng đất nƣớc hay không. Dân tộc hóa trên phƣơng diện học thuật chính là dân tộc hóa trên các phƣơng diện khoa học nhƣ triết học, kinh tế chính trị học,... nhiệm vụ là xây dựng khoa học triết học và khoa học kinh tế chính trị học của chủ nghĩa Mác mang đặc điểm Trung Quốc. Dân tộc hóa trên phƣơng diện học thuật chính là dân tộc hóa của vấn đề lý luận cơ sở với mức độ sâu hơn, thành quả của nó có tính ổn định cao hơn” [65, tr. 19]. Trong cuốn “Xét vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác từ quá trình phát triển” (2005), tác giả Dƣơng Phú Bân kết hợp quá trình và thành quả để khai thác nội hàm của vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác. Ví dụ, vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác là quá trình không ngừng “hình thành và phát triển” của “chủ nghĩa Mác mang đặc sắc Trung Quốc”, là quá trình hội nhập giữa chủ nghĩa Mác với văn hóa truyền thống nổi trội, tƣ tƣởng triết học và khoa học hiện đại của Trung Quốc; là quá trình không ngừng phát triển, thăng hoa của thực tiễn cách mạng, xây dựng và đổi mới của Trung Quốc trên phƣơng diện lý luận; là quá trình những ngƣời con ƣu tú của Trung Quốc không ngừng tìm 9 tòi, đổi mới và phát triển. Cái gọi là dân tộc hóa chủ nghĩa Mác chính là chỉ quá trình lịch sử sự truyền bá, kế thừa, thay đổi, phát triển và không ngừng chuyển hóa theo hiện thực khách quan [48, tr. 13]. Trong cuốn “Suy ngẫm văn hóa về vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác” (2003), tác giả Trƣơng Thụy Đƣờng cho rằng, dân tộc hóa chủ nghĩa Mác là một vấn đề “hai kết hợp”, một là “kết hợp nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của quá trình cách mạng và xây dựng đất nƣớc Trung Quốc”, hai là “kết hợp giá trị chủ nghĩa Mác với tinh thần văn hóa truyền thống Trung Hoa, cũng chính là vận dụng kết hợp “giá trị lý tính” và “công cụ lý tính ” của chủ nghĩa Mác vào trong thực tiễn cụ thể của quá trình cách mạng và xây dựng Trung Quốc [107, tr. 16]. Trong cuốn “Từ được chấp nhận về văn hóa đến ăn khớp với thực tiễn: quá trình thực hiện dân tộc hóa chủ nghĩa Mác” (2002), GS. Lý Hải Vinh cho rằng, nội hàm thực chất của vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác bao gồm “lƣỡng hóa”: thứ nhất, kết hợp lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác với đặc thù văn hóa, đƣờng lối tƣ duy, giá trị và cách thức thực hiện của dân tộc, để từ đó dân tộc hóa chủ nghĩa Mác (đây chính là nền tảng và tiền đề); thứ hai, vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác để chỉ đạo tình hình thực tế cụ thể xã hội Trung Quốc, từ đó thao tác hóa, hiện thực hóa chủ nghĩa Mác [82, tr. 2]. Trong cuốn “Quá trình và hình thái của vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác” (2002), PGS. Lâm Mặc Bƣu xuất phát từ góc độ chú giải học để tiến hành giải thích và phân tích theo kiểu mới về vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác. Ông chỉ ra rằng, vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác là một hiện tƣợng văn hóa lịch sử có bối cảnh giải thích học. “Dân tộc hóa” chính là các phần tự tiến bộ Trung Quốc dựa vào tình hình thực tế Trung Quốc nhƣ truyền thống văn hóa lịch sử, thực tiễn xã hội, tiến hành giải thích, lựa chọn, vận dụng chủ nghĩa Mác, giải thích cả lý luận lẫn thực tế chủ nghĩa Mác. Ông cho rằng, tiến hành nghiên cứu vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác nhất thiết phải kết hợp kết 10 cấu, quá trình và hình thái, sau đó tiến hành nghiên cứu tổng thể, thông qua cách giải thích sáng tạo để nhìn nhận về lịch sử, hiện thực và tƣơng lai của chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, từ đó nâng cao ý thức của mọi ngƣời về vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, biến nó trở thành ý thức tự giác lý trí [72, tr. 26]. Ngoài ra, còn có những học giả đã tiến hành nghiên cứu nội hàm thực chất của vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác từ góc độ lịch sử. Nội hàm thực chất đó bao gồm 5 phần. Một là, cụ thể hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc; Hai là, dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc; Ba là, quá trình học hỏi kinh nghiệm cách mạng và lý luận cách mạng của nƣớc Nga; Bốn là, trong một khoảng thời gian nhất định sắp tới, giải phóng chủ nghĩa Mác khỏi cách giải thích của chủ nghĩa giáo điều, dùng thái độ khoa học để nhìn nhận lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác; giải phóng chủ nghĩa Mác khỏi khuôn mẫu Stalin để chuyển sang lập trƣờng chủ nghĩa xã hội khoa học, sáng tạo từ trong thực tiễn, mở ra đƣờng lối tiên tiến cho chủ nghĩa xã hội; giải phóng khỏi cách giải thích hạn hẹp của chính trị hóa chủ nghĩa Mác, nắm bắt ý nghĩa thực chất của chủ nghĩa Mác từ quá trình lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại, xét về tổng thể, nhìn nhận chủ nghĩa Mác nhƣ một hệ thống lý luận mở, coi hàng loạt lý luận mới, cách thức mới đƣợc hình thành trong quá trình cải cách, mở cửa ở Trung Quốc là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác; Năm là, mục đích cơ bản chính là vận dụng. 1.1.2. Tiến trình lịch sử dân tộc hóa chủ nghĩa Mác Xét từ xu thế nghiên cứu hiện nay, tiến trình lịch sử của vấn đề dân tộc hóa chủ nghĩa Mác là một vấn đề trọng điểm mà giới học giả đang nghiên cứu. Các học giả có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân biệt khởi đầu lịch sử và các giai đoạn của chủ nghĩa Mác. 1.1.2.1. Sự khởi đầu lịch sử của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác Đối với định nghĩa về khởi đầu lịch sử quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác (gọi tắt là vấn đề “khởi đầu lịch sử”), các học giả đƣa ra hơn 20 quan 11 điểm, dựa theo lô gích có thể chia thành 3 loại: Thứ nhất, coi thời kỳ xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc là khởi đầu lịch sử của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, thống nhất gọi là “Thuyết thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”; Thứ hai, coi ngày chủ nghĩa Mác đƣợc truyền bá vào Trung Quốc làm khởi đầu lịch sử của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, gọi là “Thuyết ngày chủ nghĩa Mác truyền bá vào Trung Quốc”. Tác giả gọi cái này là “Thuyết tiền thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”, lý do thứ nhất là do chủ nghĩa Mác đƣợc truyền bá vào Trung Quốc trƣớc khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đƣợc thành lập, lý do thứ hai là do so sánh với “Thuyết thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”; Thứ ba, coi một sự kiện quan trọng nào đó của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm khởi đầu lịch sử của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, quan điểm này lấy “Thuyết Đại hội đại biểu lần thứ hai” làm điển hình. Ngƣời viết gọi chung là “Thuyết sau thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Ba cách gọi này đã chỉ ra trung tâm tranh luận: rốt cuộc nên coi khởi đầu lịch sử của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác là thời điểm trƣớc khi, cùng lúc hay sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đƣợc thành lập? “Thuyết thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc” “Thuyết thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc” đƣợc đƣa ra sớm nhất vào tháng 5 năm 1941 trong cuốn “Thay đổi cách học của chúng ta” theo quan điểm trình bày của chủ tịch Mao Trạch Đông, trong bài viết: “30 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc chính là sự kết hợp của chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tế cụ thể 20 năm của cách mạng Trung Quốc” [86, tr.795 - 796]. Tháng 8 năm 1941, ông Ngải Tƣ Kỳ đã phát biểu quan điểm giống với quan điểm của chủ tịch Mao Trạch Đông: “Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập, có thể nói chính là khởi đầu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với tình hình thực tế Trung Quốc” [90, tr. 552]. Đại biểu chính trong giới học thuật “Thuyết thành lập Đảng Cộng sản 12 Trung Quốc” ở thời kỳ mới là Cung Dục Chi và Thạch Trọng Tuyền. Học giả Cung Dục Chi cho rằng, từ sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đƣợc thành lập, trên thực tế đã bắt đầu thống nhất chủ nghĩa Mác với thực tiễn cách mạng Trung Quốc - chính là tiến trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác [42, tr. 19]. Học giả Thạch Trọng Tuyền cho rằng, xét về tổng thể, tiến trình lịch sử dân tộc hóa chủ nghĩa Mác giống hệt tiến trình lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc [97, tr. 1]. Đối với định nghĩa về vấn đề “khởi đầu lịch sử” trong những năm gần đây, rất nhiều học giả đã tập trung vào thời kỳ xây dựng đảng, và rút ra đƣợc nhiều kết luận mới so với “Thuyết thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”, trong đó có hai xu hƣớng đáng chú ý. Xu hƣớng thứ nhất có liên quan đến tranh luận “Người đầu tiên tiến hành dân tộc hóa chủ nghĩa Mác”. Học giả Vƣơng Tố Lợi cho rằng, Lý Đại Chiêu chính là ngƣời đầu tiên tiến hành dân tộc hóa chủ nghĩa Mác [120, tr. 2]. Trong cuốn “Tiến trình lịch sử dân tộc hóa chủ nghĩa Mác và những gợi ý”(2001), GS Lôi Quốc Trân cho rằng, chủ tịch Mao Trạch Đông là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm khoa học dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, đồng thời thực hiện bƣớc nhảy vọt đầu tiên trong quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác, còn Lý Đại Chiêu là ngƣời đầu tiên đề ra tƣ tƣởng dân tộc hóa chủ nghĩa Mác [73, tr. 5]. Học giả Lý Quân Nhƣ tập trung phân tích đƣờng lối tƣ tƣởng thời kỳ đầu của chủ tịch Mao Trạch Đông, ông cho rằng, chủ tịch Mao Trạch Đông cuối cùng đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác, điều đó chứng tỏ rằng ông đã bắt đầu đem chủ nghĩa Mác để thay đổi vũ khí tƣ tƣởng của thế giới và Trung Quốc. Mà điều này lại chính là khởi đầu lịch sử hình thành quá trình “dân tộc hóa chủ nghĩa Mác” [81, tr. 6]. Xu hƣớng thứ hai có liên quan đến tranh luận về sự kiện đánh dấu khởi đầu lịch sử của quá trình dân tộc hóa chủ nghĩa Mác. Không ít học giả đã lựa chọn một sự kiện cụ thể nào đó trong hoạt động của Đảng Cộng sản Trung 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan