Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công nghệ thông tin đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế của việt nam...

Tài liệu đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế của việt nam

.PDF
206
14
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ================= NGUYỄN THỊ TÂM ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI GẮN VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nô ̣i - 2014 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ================= NGUYỄN THỊ TÂM ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI GẮN VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số :62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn 2. TS. Nguyễn Hữu Dũng Hà Nô ̣i - 2014 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Luận án Nguyễn Thị Tâm iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 7 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.............................................................7 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.....................................................11 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI GẮN VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ .................. 19 2.1. Những khái niệm cơ bản ................................................................................ ..19 2.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội ............................................................................ 19 2.1.2. Cấu trúc hệ thống an sinh xã hội ..................................................................... 21 2.1.3. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế.................................................................... 23 2.1.4. Khái niệm về đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ................ 24 2.2. Vấn đề đả m bảo an sinh xã hội gắ n với tăng trưởng kinh tế ......................... ..26 2.2.1. Các chính sách, chương trình đảm bảo ASXH gắn với TTKT ....................... 26 2.2.2. Đặt chính sách, chương trình đảm bảo ASXH trong điều kiện TTKT ............ 27 2.2.3. Vai trò của đảm bảo an sinh xã hô ̣i đố ivới tăng trưởng kinh tế.......................... 29 2.2.4. Cách thức gắn kết giữa đảm bảo an sinh xã hội với tăng trưởng kinh ................. tế 31 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ................................................................................................................................ .. 32 2.3.1. Nhân tố thể chế kinh tế của mỗi quốc gia ....................................................... 32 2.3.2. Nhân tố chính sách .......................................................................................... 35 2.3.3. Nhân tố văn hóa - xã hội ................................................................................. 38 2.3.4. Nhân tố về hô ̣i nhâ ̣p quố c tế ............................................................................ 38 2.4. Các chỉ tiêu đánh gíá đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ... ..39 2.4.1. Chỉ tiêu quan hệ giữa vấn đề việc làm gắn với tăng trưởng kinh tế .............. 39 iv 2.4.2. Chỉ tiêu quan hệ giữa giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế ....................... 40 2.4.3. Chỉ tiêu về phát triển bảo hiểm xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ................... 41 2.4.4. Chỉ tiêu trợ giúp xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế .......................................... 42 2.4.5. Chỉ tiêu tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bảngắn với tăng trưởng kinh tế .................. 42 2.5. Kinh nghiệm quốc tế về gắn kết an sinh xã hội với tăng trưởng kinh tế ............. ...43 2.5.1. Kinh nghiệm của Mỹ...................................................................................... 43 2.5.2. Kinh nghiệm của CHLB Đức .......................................................................... 50 2.5.3. Kinh nghiệm của các nước Bắ c Âu ................................................................. 56 2.5.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................................... 64 2.5.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ........................................... 69 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................... 75 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI GẮN VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ............................................................. 77 3.1. Thực trạng chính sách đảm bảo an sinh xã hô ̣i gắ n với tăng trưởng kinh tế . ..77 3.1.1. Chủ trương quan điểm của Đảng về đảm bảo an sinh xã hô ̣i gắ n với tăng trưởng kinh tế ............................................................................................................ 77 3.1.2. Thực trạng chiń h sách , pháp luật về đảm bảo an sinh xã hội g ắn với tăng trưởng kinh tế ............................................................................................................ 81 3.2. Thực tra ̣ng đảm bảo an sinh xã hô ̣i gắ n với tăng trưởng kinh .tế ............................. 88 3.2.1.Vấn đề đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế thông qua phân tích các chỉ tiêu .......................................................................................................... 88 3.2.2. Đánh giá chung về viê ̣c đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua ................................................................................. 120 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 133 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI GẮN VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ......................... 135 4.1. Bối cảnh và xu hướng đảm bảo an sinh xã hô ̣i gắ n với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới ........................................................................................................... 135 v 4.1.1. Một số nhận thức cơ bản về đảm bảo an sinh xã hô ̣i gắ n với tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới ......................................................................................................... 135 4.1.2. Bối cảnh đảm bảo an sinh xã hô ̣i gắ n với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2013 - 2020 ............................................................................................................. 137 4.1.3. Xu hướng, đặc điểm an sinh xã hô ̣i trong thời gian tới ................................ 143 4.2. Quan điểm về đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở nước ta giai đoạn 2013 - 2020 .................................................................................................... 145 4.3. Một số giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội gắ n kế t hợp lý với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020 ........................................................... 148 4.3.1. Lựa chọn mô hình và hệ thống ASXH thích hợp kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ............................................................................................................ 148 4.3.2. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ASXH và đảm bảo ASXH gắn với TTKT đối với sự phát triển bền vững đất nước ..................................................... 151 4.3.3. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế theo chiều sâu, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng vì người nghèo.........152 4.3.4. Hoàn thiện thể chế đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế .......... 155 4.3.5. Nâng cao hiê ̣u quả thực hiê ̣n các tru ̣ cô ̣t của hê ̣ thố ng an sinh xã hô ̣i gắn với tăng trưởng kinh tế................................................................................................. 162 4.3.6. Tăng nguồ n lực đầ u tư của Nhà nước và sự huy động nguồn lực xã hô ̣i vào viê ̣c đảm bảo an sinh xã hô ̣i phù hợp với khả năng của nền kinh tế ....................... 168 4.3.7. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ASXH gắn với TTKT .................. 171 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ..................................................................................... 173 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 174 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................... 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 177 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chƣ̃ viế t tắ t 1 ASXH An sinh xã hô ̣i 2 ASEAN Hiế p hô ̣i các quố c gia Đông Nam Á 3 ADB Ngân hàng phát triể n Châu Á 4 BHXH Bảo hiểm xã hội 5 BHYT Bảo hiểm y tế 6 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 7 TTKT Tăng trưởng kinh tế 8 XHCN Xã hội chủ nghĩa 9 GDP Thu nhâ ̣p bin ̀ h quân đầ u người 10 HDI Chỉ số phát triển con người 11 CHLB Cô ̣ng hòa Liên bang 12 COLA Chi phí điều chỉnh mức sống 13 ĐBXH Đảm bảo xã hô ̣i 14 EU Liên minh Châu Âu 15 GNP Tổ ng sản phẩ m quố c dân 16 GINI Hê ̣ số bấ t bình đẳ ng 17 ILO Tổ chức Lao đô ̣ng quố c tế 18 KTQD Kinh tế quố c dân 19 MDG Mục tiêu thiên niên kỷ 20 NSNN Ngân sách nhà nước 21 OASDI Chương trình Bảo hiểm dành cho cao niên, người thừa hưởng và tàn phế 22 THCS Trung ho ̣c cơ sở 23 THPT Trung ho ̣c phổ thông 24 TCXH Trợ cấp xã hội 25 TFP Năng suất các nhân tố tổng hợp 26 WB Ngân hàng thế giới vii 27 TGXH Trợ giúp xã hội 28 TTLĐ Thị trường lao động 29 LLLĐ Lực lượng lao động 30 NNL Nguồn nhân lực 31 KTTT Kinh tế thị trường 32 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa 33 DVXHCB Dịch vụ xã hội cơ bản viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mô hình nhà nước phúc lợi và an sinh xã hội của các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch) ......................................................................... 56 Bảng 2.2: Biểu thuế thu nhập cá nhân ở Thụy Điển (năm 2006) ........................... 57 Bảng 2.3: Hệ thống an sinh xã hội ở Thụy Điển ...................................................... 58 Bảng 2.4: Tác động của khủng hoảng kinh tế tới tăng trưởng GDP, thất nghiệp, ngân sách ở các nước Bắc Âu .................................................................................. 59 Bảng 3.1. Hê ̣ số co giañ tỷ lệ thấ t nghiê ̣pvới tăng trưởng kinh tế giai đoa2001 ̣n - 2014 ....89 Bảng 3.2. Hê ̣ số co giañ viê ̣c làm với tăng trưởng kinh tế giai đoa ̣n 2000 – dự kiế n đến 2020 .................................................................................................................. 90 Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 .................................... 92 Bảng 3.4. Tổng hợp hệ số co giãn của tỷ lệ nghèo đói ........................................... 93 Bảng 3.5. Độ co giãn của nghèo đói theo thu nhập ................................................. 95 Bảng 3.6. Độ co giãn của nghèo đói theo bất bình đẳng.......................................... 95 Bảng 3.7. Đối tượng tham gia BHXH, BHTN và số người được hưởng chính sách BHXH bắt buộc ....................................................................................................... 97 Bảng 3.8. Số lươ ̣ng và tỷ lê ̣ tham gia bảo hiể m xã hô ̣i bắ t buô , 2001 - 2014 .............. 97 ̣c Bảng 3.9. Sự phát triển của hệ thống BHXH Việt Nam từ năm 2000 đến nay .......... .98 Bảng 3.10. Mức đô ̣ bao phủ chung về bảo hiể m xã hô ̣i từ năm 2001 - 2014 ......... .99 Bảng 3.11. Tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm xã hội đối với đối tượng hết tuổi lao động ..... 100 Bảng 3.12. Số lươ ̣ng và tỷ lê ̣ tham gia BHXH tự nguyê ̣n, 2008 – 2011 ................ 102 Bảng 3.13. Số lươ ̣ng và tỷ lê ̣ tham gia bảo hiể m thấ t nghiê ̣p, 2009 – 2011 ........... 102 Bảng 3.14. Hệ số co giãn số người tham gia BHXH theo TTKT giai đoạn 2001 - 2014....102 Bảng 3.15. Tỷ lệ chi NSNN cho trợ cấp thường xuyên .......................................... 104 Bảng 3.16. Tổng nguồn lực chi cứu trợ đời sống dân sinh 2006 - 2010 ................. 105 Bảng 3.17. Hệ số co giãn của trợ giúp xã hội với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007 - 2014 .......................................................................................................................... 106 Bảng 3.18. Tỷ lệ đi học chung theo cấp học, thành thị – nông thôn và nhóm thu nhâ ̣p, 2010 ............................................................................................................... 108 Bảng 3.19. Tiế p câ ̣n giáo du ̣c theo loa ̣i trường đang ho ̣c, thành thị – nông thôn và nhóm thu nhập, 2010 ............................................................................................... 109 ix Bảng 3.20. Chi giáo du ̣c, đào ta ̣o bin ̀ h quân 1 người đi ho ̣c trong 12 tháng qua theo loại trường, nhóm thu nhập, thành thị - nông thôn, 2010 ....................................... 110 Bảng 3.21. Hệ số co giãn chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2014 ......................................................................................... 111 Bảng 3.22. Cơ cấ u lươ ̣t người khám chữa bê ̣nh trong 12 tháng qua theo hình thức khám chữa bệnh, thành thị – nông thôn và nhóm thu nhâ ̣p .................................... 113 Bảng 3.23a. Cơ cấ u lươ ̣t người khám chữa bê ̣nh nô ̣i trú theo loa ̣i cơ sở y tế , thành thị, nông thôn và nhóm thu nhâ ̣p ................................................................... 114 Bảng 3.23b. Cơ cấ u lươ ̣t người khám chữa bê ̣nh nô ̣i trú theo loa ̣i cơ sở y tế , thành thị, nông thôn và nhóm thu nhâ ̣p ............................................................................ 115 Bảng 3.24. Hệ số co giãn chi ngân sách cho y tế với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2014 ............................................................................................................ 115 Bảng 3.25. Cơ cấu hộ có nhà ở theo loại nhà, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập, 2010 ............................................................................................................... 116 Bảng 3.26. Cơ cấu hộ chia theo nguồn nước ăn uống chính, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập, 2010 ............................................................................................... 117 Bảng 3.27. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam qua các năm, 1994 - 2011 ... 119 Bảng 3.28. HDI Việt Nam và một số nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, 2011 ......................................................................................................................... 120 x DANH MỤC HÌNH - PHẦN PHỤ LỤC Hình 3.1. Co giãn tỷ lệ hộ nghèo và tăng trưởng Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 Hình 3.2. Kinh phí thực hiện chính sách giai đoạn 2006 – 2010 Hình 3.3.Tổng đối tượng thuộc diện TCXH cộng đồng giai đoạn 2006 - 2010 Hình 3.4.Tỷ lệ người khám chữa bệnh có BHYT hoặc sổ, thẻ khám chữa bệnh miễn phí chia theo nhóm thu nhập, thành thị, nông thôn Hình 3.5. HDI của Việt Nam, giai đoạn 1990-2011 Hình 3.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, giai đoạn 1990-2010 Hình 3.7. Mức GDP/người ở Việt Nam từ 2005 - 2012 xi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) luôn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Đảm bảo ASXH trở thành một trong những nội dung trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, bởi vì việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI ghi rõ “Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong cuộc sống”. Với định hướng đó, hệ thống ASXH ở nước ta ngày càng hoàn thiện và phát triển. Đặc biệt, đào tạo nghề, tạo việc làm, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), trợ giúp xã hội (TGXH) thường xuyên và đột xuất ngày càng mở rộng và có tác động tích cực đến cuộc sống của người dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội của đất nước, đặc biệt là trong những năm khủng hoảng kinh tế. Hệ thống ASXH ngày càng đa dạng với diện bao phủ không ngừng tăng. ASXH đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, góp phần phát triển xã hội hài hòa, không một ai bị gạt ra bên lề xã hội và bảo đảm định hướng XHCN. ASXH gắn bó chặt chẽ hơn với tăng trưởng kinh tế (TTKT). Tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian qua góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo ASXH, nâng cao đời sống nhân dân, giảm một cách ấn tượng diện nghèo đói và đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Tuy nhiên, bên cạnh một số thành tựu đó, việc thực hiện gắn kết giữa ASXH với TTKT ở Việt Nam chưa được chặt chẽ. Trong khi đó, việc giải quyết sự gắn kết này ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết vì những lí do sau: Thứ nhất, trong giai đoạn vừa qua, do quá coi trọng mục tiêu TTKT nên mọi nguồn lực, chính sách đều tập trung cho tăng trưởng. Do vậy, trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, TTKT đã đạt ở mức độ 7,5%, trong khi đó, vấn đề ASXH 1 chưa được chú ý đầu tư thỏa đáng. Hệ thống ASXH phát triển chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, số người được hưởng lợi từ chính sách ASXH còn hạn chế, một bộ phận không nhỏ người dân chưa được hưởng thành quả của TTKT một cách công bằng. Thêm vào đó, tình trạng nghèo đói chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng, tình trạng thiếu việc làm còn rất nghiêm trọng, đặc biệt ở các vùng nông thôn, nguồn lực để thực hiện ASXH còn hạn chế, với diện bao phủ và mức hỗ trợ thấp, chưa đảm bảo nhu cầu mức sống tối thiểu…Bên cạnh đó, các hình thức BHXH chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, chất lượng các dịch vụ ASXH nhìn chung còn thấp, một số chính sách ASXH còn bất hợp lý. Thứ hai, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, coi đó như là một động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển. Việc mở rộng hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội tốt cho tăng trưởng, khơi thông được những nguồn lực mới mà Việt Nam đang thiếu như vốn, kỹ thuật - công nghệ, khoa học quản lý….Mở rộng quan hệ với các nước và hội nhập kinh tế quốc tế cũng giúp Việt Nam hiểu rõ hơn những mô hình ASXH của các nước phát triển. Đó là những kinh nghiệm quan trọng cho Việt Nam, một nước đang trong giai đoạn chuyển đổi, cần học hỏi để xây dựng và phát triển hệ thống ASXH cho chính mình. Thứ ba, Việt Nam đang chuyển đổi mô hình TTKT từ chiều rộng sang chiều sâu, nhấn mạnh tính hiệu quả, sáng tạo và công bằng xã hội. Việc thực hiện mô hình phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN bản thân nó đã hàm ý là phải chú trọng đến vấn đề công bằng xã hội mà việc thực hiện nó chủ yếu thông qua hệ thống hay mạng lưới ASXH. Thứ tư, như phần tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ASXH và TTKT tuy đã có nhiều, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về đảm bảo ASXH gắn với TTKT. Thêm vào đó, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, tuy có nhiều cơ hội cho phát triển, song cũng sẽ phải đối diện với nhiều thách thức về đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và chú trọng đến năng lực cạnh tranh, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng. Nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra trong 2 lĩnh vực này chưa có những luận giải xác đáng, vì vậy các chính sách để thực hiện đảm bảo ASXH gắn kết với TTKT còn nhiều bất cập. Luận án này là một nghiên cứu mang tính cập nhật so với các nghiên cứu từ trước đến nay về một vấn đề mới, phức tạp và còn nhiều tranh cãi, chưa thống nhất về lý luận và giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Nhận thức rõ những vấ n đề trên, Nghiên cứu sinh đã lựa cho ̣n chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của mình. Nghiên cứu của Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu là: - Mối quan hệ qua lại giữa đảm bảo ASXH và TTKT, sự đảm bảo ASXH gắn với TTKT là như thế nào? - Các tiêu chí nào cần được sử dụng để đánh giá đảm bảo ASXH gắn với TTKT? - Thực trạng của viê ̣c đảm bảo ASXH gắn với TTKT ở Viê ̣t Nam như thế nào? - Làm thế nào để thực hiện tốt việc gắn kết giữa đảm bảo ASXH với TTKT? cần phải có các quan điểm và giải pháp gì để có thể thực hiện đảm bảo ASXH gắn với TTKT? Luận án sẽ tập trung nghiên cứu để trả lời các vấn đề trên thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Thông qua luận án này, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về đảm bảo ASXH gắn với TTKT ở Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện mô hình KTTT định hướng Xã hội chủ nghĩa. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở xem xét những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc gắn kết giữa đảm bảo ASXH và TTKT, luận án đề xuất các giải pháp nhằ m thực hiê ̣n tố t hơn sự gắ n kế t giữa đảm bảo ASXH với TTKT ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan và làm rõ hơn vấn đề lý luận của sự gắn kết giữa đảm bảo ASXH và TTKT. 3 - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo ASXH gắn với TTKT và rút ra những bài học cho Việt Nam. - Phân tích thực trạng của việc gắ n kế t giữa ASXH với TTKT ở Việt Nam, tìm ra những bấ t câ ̣p hiê ̣n nay và những nguyên nhân . - Đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa đảm bảo ASXH với TTKT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề đảm bảo ASXH là chủ yếu nhưng được đặt trong điều kiện TTKT, mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với TTKT. 3.2. Phạm vi - Phạm vi nghiên cứu về nội dung của Luận án được giới hạn trong vấn đề đảm bảo ASXH là trọng tâm nhưng được đặt trong điều kiện, mối quan hệ gắn kết với TTKT trên một số khía cạnh cơ bản là: phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án sẽ tâ ̣p trung xem xét từ năm 2000 đến năm 2014 vì các số liệu được cập nhật, trong giai đoạn này đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về TTKT cũng như đảm bảo ASXH, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách quan trọng góp phần đảm bảo ASXH. Tuy nhiên trong mô ̣t số trường hơ ̣p thì diê ̣n xem xét có thể đươ ̣c mở rô ̣ng để phu ̣c vu ̣ mu ̣c tiêu nghiên cư .́u - Phạm vi về không gian nghiên cứu : Luận án sẽ tập trung nghiên cứu đảm bảo ASXH gắn với TTKT trên phạm vi đất nước Việt Nam. 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận - Đảm bảo ASXH gắn với TTKT liên quan rất chặt chẽ đến phát triển con người và phát triển bền vững mà trong đó vấn đề rất quan trọng là đảm bảo an ninh con người trong phát triển. Do đó, nghiên cứu này, xét từ góc độ phát triển, tiếp cận quan điểm an ninh Con người (Human Security) như là một kiểu (dạng) của an ninh phi truyền thống, cụ thể: + Tiếp cận nghiên cứu đảm bảo ASXH trong mối quan hệ với phát triển, đặt trong điều kiện TTKT hướng vào phát triển con người, trong khung cảnh phát triển nền KTTT và hội nhập quốc tế. 4 + Tiếp cận nghiên cứu đảm bảo ASXH gắn với TTKT trên cơ sở đảm bảo quyền con người, trong đó mọi công dân có quyền được đảm bảo ASXH phù hợp với khả năng của nền kinh tế do kết quả TTKT đem lại. + Tiệp cận nghiên cứu đảm bảo ASXH gắn với TTKT trong tổng thể chính sách xã hội, nhất là vấn đề việc làm, giảm nghèo, BHXH, TGXH và cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản ...nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và hạn chế tác hại tiêu cực của rủi ro xã hội cho mọi người dân. - Nghiên cứu này còn được thực hiện với cách tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành, tiếp cận vĩ mô (từ quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước), tiếp cận vi mô (từ nhu cầu đảm bảo ASXH của các nhóm xã hội, nhất là nhóm người nghèo, yếu thế, dễ bị tổn thương), tiếp cận quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển, cụ thể: + Chú trọng tiếp cận nghiên cứu trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đảm bảo ASXH gắn với TTKT; + Tiếp cận nghiên cứu lý luận và thực tiễn Việt Nam về đảm bảo ASXH gắn với TTKT dưới góc độ Chính trị học làm trục chính, đồng thời chú ý đến khía cạnh Kinh tế học, Kinh tế phát triển, Xã hội học và Văn hoá .... + Tiếp cận hệ thống, đi từ các khái niệm và các vấn đề cơ sở lý luận cho đến rà soát chính sách và phân tích thực trạng, tìm điểm mạnh, điểm yếu, làm rõ bản chất của các hiện tượng và nguyên nhân để trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải pháp chính sách. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận được sử dụng nghiên cứu ASXH gắn với TTKT là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, coi trọng các quy luật khách quan, kết hợp với vai trò trách nhiệm của nhà nước, coi trọng tổng kết thực tiễn, thực chứng... - Trong quá trình thực hiện các nội dụng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: phân tích, tổng hợp, nhất là phương pháp phân tích số liệu thống kê hiện có trong việc xem xét, đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH gắn với TTKT của Việt Nam và đánh giá các mặt được và chưa được của mối quan hệ này, tìm hiểu nguyên nhân của các hạn chế. - Luận án cũng sử dụng các tư liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo khoa học và nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực ASXH và TTKT, các báo cáo của các bộ, ban, 5 ngành có liên quan, các số liệu được công bố từ Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, các ấn phẩm và báo cáo của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và các tổ chức khác... để viện dẫn, phân tích, trọng tâm là xem xét vấn đề từ góc độ rà soát chính sách , đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH gắn với TTKT của Việt Nam trong thời gian qua. - Luận án cũng sử dụng phương pháp chuyên gia, đó là trao đổi, tham vấn chuyên gia và các nhà quản lý chuyên sâu trong lĩnh vực ASXH, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tăng trưởng và phát triển kinh tế. 5. Nhƣ̃ng đóng góp của luận án Luận án có những đóng góp chủ yếu sau: - Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ hơn về mă ̣t lý luâ ̣n của sự gắ n kế t giữa đảm bảo ASXH và TTKT. - Làm rõ nội dung đảm bảo ASXH gắn với TTKT, chỉ ra một số nhân tố cơ bản và tiêu chí đánh giá đảm bảo ASXH gắn với TTKT. - Đánh giá khách quan thực trạng thực hiện đảm bảo ASXH gắn với TTKT ở Việt Nam trong thời gian qua, tìm ra những bất cập , khiếm khuyết và nguyên nhân trong viê ̣c gắ n kế t giữa đảm bảo ASXH và TTKT. - Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thực hiện sự gắn kết giữa đảm bảo ASXH và TTKT. 6. Bố cu ̣c của Luâ ̣n án: Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n, tài liệu tham khảo , luâ ̣n án đươ ̣c kế t cấ u gồ m 4 chương: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trƣởng kinh tế Chƣơng 3: Thực trạng đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam Chƣơng 4: Quan điể m và giải pháp đảm bảo an sinh xã hội gắ n với tăng trƣởng kinh tế 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về sự gắn kết giữa ASXH với TTKT có vị trí quan trọng đối với tăng trưởng, phát triển bền vững, Vì vậy, hai vấn đề này đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu từ khá lâu của nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như của Việt Nam. Những công trình nghiên cứu về ASXH, TTKT, mối quan hệ giữa TTKT với đảm bảo công bằng xã hội, ASXH khá phong phú ở nước ngoài và trong nước. 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Các nghiên cứu của nước ngoài về chủ đề này nổi bật là: Tác phẩm "Social security for all" của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) xuất bản năm 2009; "Agenda for social security: challenges for the new congress and the new administration" (Chương trình nghị sự ASXH: Những thách thực đối với Đại hội và sự Quản lý mới), Social security advisory Board, February 2001; Margaret S .Malone (2001) “Facing reality about social security” (Đối mặt với những vấn đề của ASXH ) The CPA Journal; May 2005, Louis Grumet, "Evaluate when to begin collecting social security benefits" (Đánh giá khi bắ t đầ u lựa cho ̣n các trơ ̣ cấ p ASXH ), Practical Tax Strategies; Apr. 2005, Neal R Vanzante va Ralph B .Fritzsch đã đưa ra những đánh giá về chính sách trợ cấp ASXH . Bài viết "Social security: an important instrument in the fight against poverty" - "An sinh xã hội - một công cụ quan trọng để chống đói nghèo" đăng trên www.bmz.de. Wei Zheng - Khoa học Chính trị và Luật Viện, Shihezi Đại học với bài viết "Social Security and Minority Economic Development". Tác giả S. Kuznets với tác phẩm “Economic growth and income inequality “ năm 1955 khi phân tích các mô hình tăn g trưởng trong quá khứ của các nước phát triể n đã phát hiê ̣n ra xu hướng có tin ́ h quy luâ ̣t của mố i quan hê ̣ giữa TTKT và công bằ ng xã hô ̣i, thông qua mố i quan hê ̣ giữa tăng trưởng tổ ng sản phẩ m quố c dân bin ̀ h quân đầ u người và bấ t bình đẳ ng trong phân phố i thu nhâ ̣p có da ̣ng hình chữ U ngươ ̣c. Trong giai đoa ̣n đầ u của tăng trưởng , phân phố i thu nhâ ̣p rấ t bấ t bin ̀ h đẳ ng và có xu hướng xấu đi , nhưng đế n giai đoa ̣n sau sẽ bình đẳ ng hơn và có xu hướng tố t lên. Trên cơ sở số liê ̣u thu thâ ̣p đươ ̣c từ các nước có mức thu nhâ ̣p giàu , nghèo khác nhau trong một thời gian dài , S. Kuznet thấ y rằ ng ở mô ̣t số nước nghèo , mức 7 đô ̣ bấ t biǹ h đẳ ng trong phân phố i thu nhâ ̣p khá thấ p , thể hiê ̣n ở hê ̣ số GINI khá nhỏ (khoảng 0,2 - 0,3). Nhưng ở những nước giàu hơn , có nền kinh tế tăng trưởng khá hơn, thu nhâ ̣p biǹ h quân đầ u người tăng lên thì hê ̣ số GINI cũng tăng lên , chứng tỏ sự bấ t biǹ h đẳ ng trong phân phố i thu nhâ ̣p tăn g lên và đa ̣t cực đa ̣i khi thu nhâ ̣p đa ̣t ở mức trung bình . Sau đó , khi nề n kinh tế đa ̣t tới mức tăng trưởng và thu nhâ ̣p cao , đă ̣c trưng cho các nước công nghiê ̣p phát triể n , thì hệ số GINI có xu hướng giảm xuố ng, tức là bấ t bình đẳ ng cũng giảm đi. [180, 1955,tr. 1 - 20] Tác giả A . Lewis, nhà kinh tế học Mỹ với tác phẩm “Lý thuyết vê phát triển kinh tế” (1955) cho rằng TTKT phải đi trước , công bằ ng sẽ theo sau , TTKT sẽ tạo tiền đề để thực hiện công bằng , làm giảm bớt bất bình đẳng xã hội thông qua chính sách xã hội/ASXH. Sự bấ t bin ̀ h đẳ ng xã hô ̣i không chỉ là kế t quả của tăng trưởng mà còn là điề u kiê ̣n cầ n thiế t của tăng trưởng . Nế u đề cao công bằ ng xã hội thì không tăng trưởn g nhanh đươ ̣c . Trong sự ưu tiên cho tăng trưởng và chấ p nhâ ̣n sự bấ t biǹ h đẳ ng đó , những người có thu nhâ ̣p cao bao giờ cũng có tích lũy và giành để đầu tư thúc đẩy tăng trưởng để tự nó kéo theo thực hiện công bằ ng xã hô ̣i . [153, 1955,tr. 1 - 10] Tác giả Harry Oshima , nhà kinh tế Nhật Bản với “Mô hình hai khu vực” thì cho rằng , tăng trưởng sẽ kéo theo vấ n đề công bằ ng xã hô ̣i công bằ ng xã hô ̣i đa ̣t đươ ̣c ở mức nào đó la ̣i là tiề n đề . Và ngược lại , khi để thúc đẩy TTKT cao hơn nữa . Đây là mố i quan hê ̣ nhân quả . [161, 1955,tr. 1 - 10] Tác giả Hồ Hiểu Nghĩa chủ biên cuốn sách “Hướng tới hài hòa: 60 năm phát triển ASXH ở Trung Quốc” (Nhà xuất bản An sinh lao động, 2009) đã tập trung vào vấn đề hoàn thiện hệ thống ASXH hiện nay, làm cho các tầng lớp nhân dân Trung Hoa có được những lợi ích một cách hài hòa, coi “dân sinh là trọng điểm”. Cuốn sách “Xã hội học với xã hội Trung Quốc” do Lý Bồi Lâm, Mã Nhung, Lý Cường đồng chủ biên (Nhà xuất bản văn hiến Khoa học xã hội Trung Quốc, 2008) đã phân tích rõ những chính sách và chế độ an sinh của Trung Quốc và phương thức quản lý hệ thống ASXH tương ứng. Tác phẩm “Đường lối cải cách thể chế quản lý xã hội Trung Quốc” của Hà Tăng Khoa (Nhà xuất bản Học viện Hành chính quốc gia, 2009) đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến chủ trương cải cách hệ thống ASXH, phê phán tình trạng bất bình đẳng thu nhập và 8 cơ cấu nhị nguyên trong phân phối sản phẩm lao động. Hà Tăng Khoa cho rằng, Trung Quốc cần phải có hệ thống ASXH mang lại sự cân bằng về lợi ích với các tầng lớp nhân dân từ kết quả TTKT, đồng thời phải có mạng lưới an sinh phủ rộng trên mọi địa bàn dân cư để từng cá nhân, từng hộ gia đình và từng cộng đồng được thụ hưởng nguồn quỹ ASXH. [163, 2009,tr. 1 - 150] Tác giả Na Byoung Kyun chủ biên cuốn sách “Lý thuyết an sinh xã hội” (2007), đã khẳng định ASXH là quyền lợi cơ bản của con người và xác định những nguyên lý cơ bản trong vấn đề an sinh ở Hàn Quốc. Cuốn sách “Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy” của Byung-Nak Song đã phân tích mối quan hệ giữa hệ thống ASXH đối với chất lượng cuộc sống, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng ASXH trong điều kiện TTKT của đất nước được cải thiện. Tuy nhiên, Byung – Nak Song cũng chỉ ra sự tụt hậu ở một số phương diện ASXH so sánh với một số nước khác. Tác giả Sato chủ biên cuốn sách “Thất nghiệp và an sinh xã hội” (2010), đã phân tích những bất cập và những khe hở của chính sách ASXH khi đứng trước suy giảm TTKT, nạn thất nghiệp gia tăng. Sato yêu cầu phải cấu trúc lại hệ thống ASXH phù hợp với TTKT, với sự chú ý đặc biệt đến chính sách tạo việc làm để giảm tình trạng thất nghiệp đang có nguy cơ gia tăng. Đi vào những vấn đề ASXH cụ thể, tác giả Takeshi đã cho ra mắt cuốn sách “Cải cách an sinh xã hội trong thế kỷ XXI - Tiến hành như thế nào đối với chế độ y tế và phúc lợi” (Năm 2001). Tác giả phân tích tình hình dân số già tăng nhanh và tỉ lệ sinh rất thấp, vấn đề trợ cấp xã hội cho người cao tuổi và những gánh nặng xã hội đối với TTKT và đang đặt lên vai thế hệ trẻ Nhật Bản. Takeshi còn đặt vấn đề về mở rộng chiến lược ASXH với tư cách là giải pháp có ý nghĩa lớn đối với việc giảm tỷ lệ sinh và suy thoái kinh tế. Tác giả Margaret S.Malone chủ biên cuốn sách (Agenda for Social Security: Challenges for the new congress and the new administration, Social Security Advisory Board, February 2001). Tác phẩm đã trình bày vấn đề cơ bản có tính chất then chốt của ASXH là chính sách tài chính, bao gồn các phương diện đóng góp và chi trả. Tác giả lấy ví dụ ở Mỹ trong thời gian tới, số người thất nghiệp sẽ tăng lên , trong khi đó , số người già sống lâu cũng sẽ nhiều hơn 9 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan