Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đại biểu quốc hội lý luận và thực tiễn ...

Tài liệu Đại biểu quốc hội lý luận và thực tiễn

.PDF
41
1
87

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA LUẬT ---------- oOo ---------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014-2015 /XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT" NĂM 2015 ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA LUẬT ---------- oOo ---------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014-2015 /XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT" NĂM 2015 ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn Sinh viên thực hiện: THÁI QUỐC HUY - Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: D13LU02 – Khoa Luật - Năm thứ: 2 / Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Luật Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN DUY HƯNG UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Sinh viên thực hiện: Thái Quốc Huy – Lê Thị Minh Trang - Lớp: D13LU02, D13LU04 Khoa: Luật Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 4 - Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Duy Hưng 2. Mục tiêu đề tài: Đề tài nghiên cứu nhằm đi sâu phân tích, làm rõ lý luận và thực tiễn về đại biểu Quốc hội. Thông qua việc đánh giá tình hình hoạt động của đại biểu Quốc hội, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, bất cập từ đó đề ra những giải pháp nhằm khắc phục và tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động đại biểu Quốc hội. 3. Tính mới và sáng tạo: Trong khoa học pháp lý Việt Nam cũng như thế giới, vấn đề đại biểu Quốc hội đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới các góc độ và mức độ khác nhau. Một số nghiên cứu có thể kể đến như: “Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn” – Văn phòng Quốc hội, 2005; “Nữ đại biểu trong Quốc hội Việt Nam - từ tham gia đến đại diện” – UNDP (Tổ chức phát triển Liên hợp quốc), 2014; các bài nghiên cứu, phân tích trên các tạp chí chuyên ngành; các luận văn chuyên ngành luật;… Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào phân tích một khía cạnh riêng lẻ mà chưa có một nghiên cứu toàn diện, tổng hợp và phân tích về vấn đề đại biểu Quốc hội. Do đó thông qua bài nghiên cứu nhóm tác giả đã tổng hợp, phân tích, phát triển các quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước, từ đó khái quát và chỉ ra bản chất vấn đề đại biểu Quốc hội. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đại biểu Quốc hội nhóm tác giả đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong hoạt động đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những bất cập mang tính nhạy cảm trong hoạt động chất vấn. Song song đó, nhóm tác giả cũng đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đại biểu Quốc hội, trong đó nổi bật là kiến nghị đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên 50% để phù hợp với thực tế hoạt động đại biểu Quốc hội. 4. Kết quả nghiên cứu: Bài nghiên cứu đã chỉ ra bản chất lý luận về đại biểu Quốc hội, đồng thời nêu lên những bất cập, chỉ rõ nguyên nhân và đưa ra kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đại biểu Quốc hội. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tổng kết lý luận về đại biểu Quốc hội. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đại biểu Quốc hội. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan ban ngành trong quá trình xây dựng những quy định pháp luật, tài liệu tham khảo phục vụ học tập cho sinh viên các ngành khoa học Xã hội và Nhân văn tại các trường cao đẳng, đại học. Ngày 25 tháng 03 năm 2015 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): ........................................................................................................................................... ..... ........................................................................................................................................... ..... ........................................................................................................................................... ..... ........................................................................................................................................... ..... ........................................................................................................................................... ..... Ngày Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) tháng năm Người hướng dẫn (ký, họ và tên) UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Họ và tên: THÁI QUỐC HUY Sinh ngày: 25 tháng 03 năm 1995 Nơi sinh: Bình Dương Lớp: D13LU02 Khóa: 2013-2017 Khoa: Luật Địa chỉ liên hệ: 389 Huỳnh Văn Lũy – P.Phú Mỹ - Tp.Thủ Dầu Một – T.Bình Dương Điện thoại: 01665 372 373 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Luật Khoa: Luật Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: Xếp loại rèn luyện: Xuất sắc Đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường * Năm thứ 2 (Học kì I): Ngành học: Luật Khoa: Luật Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: Xếp loại rèn luyện: Xuất sắc Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Ngày 25 tháng 03 năm 2015 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Họ và tên: LÊ THỊ MINH TRANG Sinh ngày: 15 tháng 12 năm 1995 Nơi sinh: Bình Dương Lớp: D13LU04 Khóa: 2013-2017 Khoa: Luật Địa chỉ liên hệ: 84/12, Khu 2, Tổ 6, phường Phú Hòa, Tp.Thủ Dầu Một – T.Bình Dương Điện thoại: 097 805 2579 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Luật Khoa: Luật Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: Xếp loại rèn luyện: Xuất sắc Đạt danh hiệu: “Sinh viên 5 tốt” cấp trường * Năm thứ 2 (Học kì I): Ngành học: Luật Khoa: Luật Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: Xếp loại rèn luyện: Xuất sắc Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Ngày 25 tháng 03 năm 2015 Sinh viên tham gia nghiên cứu đề tài (ký, họ và tên) MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1.1.Những vấn đề lý luận về đại biểu Quốc hội.......................................................4 1.1.1.Khái niệm chung về đại biểu Quốc hội...............................................................4 1.1.2.Đại biểu Quốc hội – thành viên cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất..............6 1.1.3.Đại biểu Quốc hội – người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, nhân tố tiên quyết cho tính dân chủ trong pháp luật....................................7 1.1.4.Đại biểu Quốc hội – Chủ thể có quyền chất vấn.................................................9 1.2.Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về đại biểu Quốc hội.................11 1.2.1.Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội..................................................................11 1.2.2.Những đảm bảo pháp lý cho hoạt động đại biểu Quốc hội.................................14 1.2.3.Trách nhiệm pháp lý đại biểu Quốc hội..............................................................15 Chương II.THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 2.1.Đánh giá chung....................................................................................................17 2.2.Những bất cập......................................................................................................17 2.2.1.Bất cập trong hoạt động tại kỳ họp Quốc hội......................................................17 2.2.2.Bất cập trong hoạt động ngoài kỳ họp Quốc hội.................................................22 2.2.3.Bất cập trong vấn đề cơ cấu đại biểu Quốc hội...................................................23 2.3.Yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động đại biểu Quốc hội.............................24 2.4.Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động đại biểu Quốc hội..............................26 KẾT LUẬN................................................................................................................31 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2. Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học Xã hội và Nhân văn 3. Tính cấp thiết của đề tài: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân thực thi quyền lực nhà nước. Sự đại diện đó thể hiện một cách trực tiếp thông qua những đại biểu Quốc hội. Đó chính là những công dân ưu tú, được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra, là những đại biểu chân chính của nhân dân. Họ là những người thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực cao nhất và là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và nhân dân. Đảm nhiệm những vai trò quan trọng như vậy, mọi hoạt động của đại biểu Quốc hội đều ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chính trị cũng như đời sống nhân dân. Thực tế trong những năm qua, đại biểu Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong tổ chức và hoạt động, đạt được nhiều kết quả quan trọng, có ý nghĩa to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, để hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền thì hoạt động của đại biểu Quốc hội hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế so với yêu cầu về chất lượng và hiệu quả mà Quốc hội đề ra như về cơ cấu tổ chức, chất lượng đại biểu Quốc hội, cơ chế thực thi quyền lực… . Từ những lí do cấp thiết trên chúng tôi đã chọn đề tài “Đại biểu Quốc hội - Lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu. 4. Mục tiêu đề tài: Đề tài nghiên cứu nhằm đi sâu phân tích, làm rõ lý luận và thực tiễn về đại biểu Quốc hội. Thông qua việc đánh giá tình hình hoạt động của đại biểu Quốc hội, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế bất cập từ đó đề ra những 2 giải pháp nhằm khắc phục và tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động đại biểu Quốc hội. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 5.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài hướng tới việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đại biểu Quốc hội. 5.2 Phạm vi nghiên cứu: Đại biểu Quốc hội trong pháp luật Việt Nam và thực tiễn hoạt động. 5.3 Cách tiếp cận Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các bài viết, phỏng vấn đại biểu Quốc hội được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, các website… . 5.4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước. Đồng thời sử dụng hợp lý và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu sau:  Phân tích tổng hợp lý thuyết  Phương pháp quy nạp  Tổng kết thực tiễn  Phương pháp diễn dịch  Thống kê xã hội ---------------------------------- 3 ChươngI.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1.1. Những vấn đề lý luận về đại biểu Quốc hội 1.1.1. Khái niệm chung về đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là một thành phần của Quốc hội; được nhân dân bầu trong kỳ bầu cử Quốc hội được diễn ra năm năm một lần. Để tìm hiểu về ĐBQH, trước hết chúng ta bắt đầu tìm hiểu về Quốc hội, về nguồn gốc ra đời của Nhà nước và tổ chức bộ máy Nhà nước. Có thể nói việc tìm hiểu nguồn gốc ra đời của Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi nó có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân hình thành Nhà nước và đặc biệt hơn là từ đó ta có thể tìm hiểu được bản chất tổ chức bộ máy của Nhà nước. Nhiều nhà tư tưởng đã đưa ra những cách lý giải khác nhau về nguồn gốc ra đời của Nhà nước do sự khác biệt về ý thức hệ, cách nhìn nhận lịch sử và từ đó hình thành ra nhiều quan điểm, nhiều học thuyết khác nhau1. Tiêu biểu nhất có các nhà học thuyết thần quyền. Họ cho rằng Nhà nước là do thượng đế tạo ra và có quyền lực vô hạn, vĩnh cửu, bất biến và sự phục tùng quyền lực đó là tất yếu mà không có một thế lực nào kìm hãm nó. Tuy nhiên những lý giải này còn mang nhiều hạn chế, chưa gắn kết được với điều kiện kinh tế - xã hội, chưa làm rõ được bản chất của sự vận động xã hội dẫn đến sản phẩm tất yếu là nhà nước2. Bên cạnh đó, trên nền tảng kế thừa và phát triển, học thuyết Mác-xít cho rằng, nguyên nhân tan rã chế độ công xã nguyên thủy và hình thành Nhà nước là do sự biến đổi của kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, khi công cụ sản xuất bằng đồng, sắt dần thay thế cho công cụ được gọt đẽo bằng đá thô sơ thì cũng là lúc của cải vật chất trở nên dư thừa. Trải qua ba lần phân công lao động, trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội từng bước bị phân hóa thành các giai cấp khác nhau. Sự chênh lệch giàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp trở nên rõ rệt và ngày càng gay gắt. Chính lúc đó, Nhà nước ra đời để làm giảm bớt mâu thuẫn giữa các giai cấp và ổn định trật tự xã hội. Đây là một nhu cầu tất yếu. Tập bài giảng lý luận về Nhà nước - Trường đại học luật TP.HCM, khoa luật Hành chính-Nhà nước – Chương 1, mục 1, đoạn 3, trang 20. 2 Tập bài giảng lý luận về Nhà nước - Trường đại học luật TP.HCM, khoa luật Hành chính-Nhà nước – Chương 1, mục 2, , trang 32. 1 4 Nhà nước hình thành đương nhiên cần phải có một cơ cấu tổ chức rõ ràng để điều hành xã hội. Tổ chức bộ máy Nhà nước ban đầu có thể nói là đơn giản và còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như trong nhà nước phong kiến phương Đông điển hình là Trung Quốc thì vua là người nắm trong tay mọi quyền hành. Vua thay mặt Nhà nước quản lý đất nước. Mọi chức quan đều là giúp việc cho vua và mọi thần dân đều phải tuân theo lệnh vua mà không được chống lại, không có một cơ chế nào kìm hãm sự lộng quyền của nhà vua. Trải qua một thời gian, tổ chức bộ máy nhà nước ở phương Tây hình thành và từng bước tiến bộ hơn, đã manh nha có sự dân chủ để kìm hãm quyền hành của những người đứng đầu Nhà nước. Tuy sự dân chủ đó chỉ gói gọn trong một phạm vi rất nhỏ là tầng lớp đẳng cấp thứ hai và thứ ba trong “hội đồng 400 người” 1 ở Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô Aten. Từ đó đến nay, trải qua quá trình lịch sử, tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng hoàn thiện, tính chất dân chủ ngày càng được nâng cao để đảm bảo công bằng cho người dân, tránh sự lạm quyền của những người đứng đầu nhà nước. Để đại diện cho các tầng lớp nhân dân, thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân vào việc xây dựng Nhà nước thì tại các nước Âu-Mỹ người ta thành lập nên một tổ chức gọi là Nghị viện, trong đó mọi quyết định của Tổng thống phải được Nghị viện thông qua. Ở Việt Nam, cơ quan mang tính dân chủ, đại diện cho nhân dân trong tổ chức bộ máy nhà nước được gọi là Quốc hội. Có thể nói với sự phát triển theo xu hướng công bằng, bình đẳng đang từng bước được nâng cao thì tính dân chủ là nền tảng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam. Thành tố chủ chốt và quan trọng tạo nên Quốc hội là ĐBQH. Vậy ĐBQH được định nghĩa như thế nào? Họ là những ai? Và nhiệm vụ của họ là gì? Theo khoa học pháp lý, ĐBQH nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên, được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua hiệp thương nhân dân đưa vào danh sách ứng cử ĐBQH, được cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏphiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. ĐBQH có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp của Quốc hội, “Nhà nước Aten - Nhà nước Cộng hòa dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại”http://eluatviet.blogspot.com/2009/01/nha-nuoc-aten-nha-nuoc-cong-hoa-dan-chu.html 1 5 tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: lập hiến, lập pháp; quyết định chính sách đối nội, đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Ngoài ra ĐBQH còn có những quyền hạn đặc biệt như quyền chất vấn, quyền bất khả xâm phạm và miễn tố, quyền được cung cấp thông tin... mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong những phần sau của bài nghiên cứu. 1.1.2. Đại biểu Quốc hội – thành viên cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ĐBQH là một thành viên của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất được thể hiện qua những phương diện sau: Thứ nhất, ĐBQH là những đại biểu được nhân dân tín nhiệm bầu ra bằng chính lá phiếu của mình, được trao cho quyền lực và nhiệm vụ thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhân dân. Một trong những quyền lực cao nhất đó là quyền lập hiến, lập pháp. ĐBQH có trách nhiệm lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người dân, đem nó ra bàn bạc tại kì họp Quốc hội để cùng nhau thảo luận và quyết định theo đa số, biến những tâm tư nguyện vọng của người dân trở thành đường lối, chủ trương trong các đạo luật. ĐBQH thực hiện quyền lực nhân dân bằng cách trình những kiến nghị về luật, trình dự án luật đề nghị sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp, luật hay quyết định chương trình xây dựng pháp lệnh. Tại điều 84, Hiến pháp 2013 có quy định về quyền sáng kiến lập pháp, điều này có vai trò rất quan trọng, không chỉ giúp hỗ trợ Quốc hội trong việc lập hiến, lập pháp mà còn thể hiện được vai trò và quyền lực của nhân dân trong hoạt động của Nhà nước thông qua các ĐBQH. Thứ hai, ĐBQH có quyền tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Các chức danh trong tổ chức bộ máy nhà nước chẳng hạn như Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng… đều phải thông qua sự đồng ý bằng hình thức biểu quyết của ĐBQH. Có thể nói, ĐBQH có vai trò rất lớn xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước. Vai trò thành viên cơ quan quyền lực cao nhất của ĐBQH còn được thể hiện trong các quyền quyết định những vấn đề quan trọng khác liên quan đến sự tồn tại và phát 6 triển của đất nước, chẳng hạn như vấn đề liên quan đến phân bổ ngân sách hay các quyết định đại xá, công bố tình trạng khẩn cấp của đất nước… . Thứ ba, với tư cách là thành viên của cơ quan quyền lực cao nhất, ĐBQH còn có vai trò quan trọng thể hiện sự công bằng, dân chủ trong việc quản lý tổ chức cán bộ, công chức, cơ cấu bộ máy nhà nước, đảm bảo không có sự quan liêu, hạn chế tham nhũng. Đó là quyền được giám sát tối cao. Việc giám sát tối cao của Quốc hội thông qua các ĐBQH trực tiếp tại kì họp bằng việc xem xét các báo cáo và đặc biệt là hoạt động chất vấn. Hoạt động chất vấn này được thực hiện một cách công khai, minh bạch và các cán bộ lãnh đạo bị chất vấn phải có câu trả lời thỏa đáng đối với những vấn đề mà ĐBQH đặt ra. Thực hiện đầy đủ và đúng đắn những quyền hạn nói trên, ĐBQH đã và đang thực sự là đại biểu của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia vào tổ chức Nhà nước, làm tròn trách nhiệm là một thành viên của Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. 1.1.3. Đại biểu Quốc hội – người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, nhân tố tiên quyết cho tính dân chủ trong pháp luật Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại Hy Lạp với cụm từ δημοκρατία (dimokratia), "quyền lực của nhân dân"1được ghép từ chữ δήμος (dēmos), "nhân dân" và κράτος (kratos), "quyền lực" vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 đến thứ 4 trước Công nguyên để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là Athena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN2. Trong học thuyết chính trị, dân chủ dùng để mô tả cho một số ít hình thức nhà nước và cũng là một loại triết học chính trị. Mặc dù chưa có một khái niệm thống nhất về “dân chủ”, nhưng có hai nội hàm mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ nào cũng được nhắc tới.Nội hàm thứ nhất là “tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cận Demokratia, Henry George Liddell, Robert Scott, "A Greek-English Lexicon", at Perseus 1 (Nền dân chủ, Henry George Liddell, Robert Scott, "Từ vựng tiếng Anh gốc Hy Lạp", Perseus) Democracy is people who rule the government directly.BBC History of democracy 2 (Nền dân chủ là người dân trực tiếp lãnh đạo Nhà nước. BBC “Lịch sử của chế độ dân chủ”) 7 đến quyền lực một cách bình đẳng” và thứ hai, “tất cả mọi thành viên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi”1. Điều 2 Hiến pháp 2013 đã khẳng định “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân… Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Ở nước ta, Quốc hội chính là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, vì vậy, mỗi ĐBQH - với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình - chính là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, là nhân tố tiên quyết cho tính dân chủ trong pháp luật. Lý do tồn tại của Quốc hội chính là ở vấn đề: nhân dân cần tổ chức ra một cơ quan để thay mặt và thực thi quyền lực của nhân dân trong việc quản lý nhà nước, thành lập ra các cơ quan nhà nước khác, biến ý chí của nhân dân thành pháp luật để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội vì lợi ích của nhân dân và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Quyền lực của Quốc hội có nguồn gốc từ nhân dân, xa rời nhân dân trong tổ chức và hoạt động thì Quốc hội không còn là Quốc hội “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, Quốc hội sẽ trở thành một tổ chức “dân chủ hình thức”. Ngay từ những ngày đầu tiên khi Quốc hội Việt Nam được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam. Đó là một sự đoàn kết tỏ ra rằng lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lại thành một khối” 2; “Quốc hội là tiêu biểu ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi” 3. Quan điểm này mang tính nguyên tắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam. “Dân chủ” - Wikilead tiếng Việt - http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7 Diễn văn khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà", Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 4, tr.190 3 Lời chào mừng Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá I, kỳ họp thứ tư, Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 7, tr.497 1 2 8 Để đảm bảo tính dân chủ và tính đại diện nhân dân Quốc hội cần duy trì cơ cấu đại biểu đa dạng, đảm bảo thực sự Đại biểu Quốc hội đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, giới tính, người tự ứng cử... Tuy nhiên, không nên quan niệm với việc “cơ cấu” một cách chi tiết, tỉ mỉ thành phần đại biểu thuộc mọi dân tộc, mọi địa bàn, mọi thành phần, lĩnh vực hoạt động trong xã hội là đã có một Quốc hội đại diện cho nhân dân cả nước. Càng không nên quan niệm rằng, cứ phải có một đại biểu là nông dân trong Quốc hội thì mới có người đại diện cho tầng lớp nông dân. “Đại diện” ở đây cần là đại diện cho cái “tâm”, cái “trí”, cái “dũng” hơn là đại diện bởi con người cụ thể. Một người có cái “tâm” vì người nông dân, có cái “trí” để hiểu cuộc sống của người nông dân, có cái “dũng” để mạnh dạn nói lên tiếng nói vì người nông dân tại diễn đàn Quốc hội thì có thể coi là người đại diện chân chính cho giai cấp nông dân1. Cũng không nên quan niệm rằng, chỉ ĐBQH hoạt động ở lĩnh vực nào thì mới là người “có kiến thức thực tế”, đại diện được cho những người hoạt động trong lĩnh vực đó. Tư duy và quan niệm như vậy vốn chỉ phù hợp trong giai đoạn trước cách mạng khoa học và công nghệ, trước sự bùng nổ thông tin. Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin hiện nay cho phép một người chỉ ở thành phố cũng có thể nắm bắt được khá đầy đủ cuộc sống ở nông thôn, nếu như người đó thực sự quan tâm đến nông dân. 1.1.4. Đại biểu Quốc hội – Chủ thể có quyền chất vấn ĐBQH được bầu ra không chỉ đại diện cho nhân dân địa phương nơi bầu ra ĐBQH mà còn đại diện cho nhân dân cả nước, có mối liên hệ chặt chẽ, thay mặt cho nhân dân, phản ánh trung thực tâm tư nguyện vọng của nhân dân trước Quốc Hội và chịu sự giám sát của nhân dân. Có thể nói ĐBQH là sợi dây liên kết, là cầu nối giữa nhân dân với Nhà nước. Để đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm do nhân dân giao phó thì ĐBQH còn nắm trong tay quyền chất vấn và được lắng nghe câu trả lời chất vấn của những người đứng đầu nhà nước. Chất vấnlà việc ĐBQH với tư cách là người đại diện có thẩm quyền của nhân dân buộc người bị chất vấn phải giải thích trước cơ quan quyền lực nhà nước về những khuyết Bàn về tính đại diên nhân dân – Th.S Nguyễn Văn Minh – Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3/2001 1 9 điểm, những tồn tại trong hoạt động, công tác của cơ quan mà cá nhân đó phụ trách, trả lời về trách nhiệm, về nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Quyền chất vấn của ĐBQH thể hiện rõ vai trò của ĐBQH trong mối liên kết giữa nhân dân với nhà nước trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước1. Có thể nói, vấn đề được đặt ra trong hoạt động chất vấn là những câu hỏi hoàn toàn khác với với những câu hỏi bình thường bởi lẽ nó làm rõ trách nhiệm cá nhân về thẩm quyền và cách khắc phục chứ không phải nhằm mục đích thu thập thông tin. Trước khi thực hiện việc chất vấn ĐBQH phải tìm hiểu rất kỹ và nắm thông tin về vấn đề mà mình cần chất vấn để làm rõ trách nhiệm của cá nhân có thẩm quyền đối với vấn đề đó. Chất vấn được quy định rất rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, đối tượng chất vấn cũng được chỉ ra cụ thể trongmột phạm vi nhất định. ĐBQH có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp của Quốc hội hoặc giữa hai kỳ họp của Quốc hội. Chất vấn được thực hiện thông qua hình thức hỏi trực tiếp hoặc bằng văn bản, trả lời chất vấn cũng được thực hiện thông qua hình thức trả lời trực tiếp hoặc trả lời bằng văn bản. ĐBQH nhân danh cá nhân với tư cách là người đại diện quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân yêu cầu cá nhân bị chất vấn trả lời về trách nhiệm pháp lý của cá nhân đó, giúp nhân dân truyền đạt được những tâm tư, nguyện vọng, khúc mắc của mình đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động chất vấn của ĐBQH còn giúp cho các cơ quan nhà nước kiềm chế, kiểm tra giám sát lẫn nhau nhằm tránh tình trạng tập trung quyền lực, quan liêu, tham nhũng trong điều hành quản lý nhà nước, đảm bảo Hiến pháp và pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất trên cả nước; bảo đảm sự vận hành của bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn. 1.2. Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về Đại biểu Quốc hội “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động chất vấn của ĐBQH” – TS.Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp 1 10 1.2.1. Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội 1.2.1.1. Nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội Được nhân dân tín nhiệm tin tưởng bầu ra trao cho quyền lực, ĐBQH gánh vác trên vai trách nhiệm của một người công bộc làm cầu nối giữa nhân dân với nhà nước giúp người dân có thể thực hiện quyền lực nhà nước tối cao của mình. Để làm tròn được trọng trách ấy thì nhiệm vụ quan trọng nhất của ĐBQH là tiếp công dân và tiếp xúc với cử tri. Nhiệm vụ của ĐBQH được quy định rất rõ tại điều 79, điều 82 Hiến pháp 2013 và tại điều 46, 47,51, 52, 53 Luật tổ chức Quốc hội 2001. Giữa ĐBQH và cử tri phải có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. ĐBQH phải thường xuyên tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan Nhà nước. Mỗi năm ít nhất một lần ĐBQH phải báo cáo trước cử tri vềviệc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Song song đó cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH. Nhìn nhận ĐBQH theo phương diện cầu nối giữa nhân dân và nhà nước, ĐBQH phải xây dựng trong lòng nhân dân sự tín nhiệm, gắn bó chặt chẽ với đời sống nhân dân, tìm hiểu cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, mọi hoạt động của ĐBQH đều phải báo cáo với nhân dân sau mỗi kì họp Quốc hội, trả lời trước nhân dân những bất cập tồn đọng và hướng giải quyết của các cơ quan nhà nước. ĐBQH có trách nhiệm tiếp công dân. Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, ĐBQH có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho ĐBQH về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đó trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thỏa đáng, ĐBQH có quyền gặp những người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu yêu cầu xem xét lại việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Khi cần thiết, ĐBQH có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết. 11 Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân, ĐBQH có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt những hành vi trái pháp luật đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo cho ĐBQH biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền không trả lời thì ĐBQH có quyền kiến nghị với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Tại điều 46 luật Tổ chức Quốc hội 2001 quy định về phẩm chất, gương mẫu của ĐBQH để xứng đáng với sự tin tưởng, tín nhiệm, người đại diện cho quyền lực của nhân dân: “Gương mẫu trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước”. Để xứng đáng là người đại diện do nhân dân, được bầu ra để tham gia quản lý đất nước, tính gương mẫu của người đại biểu phải được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Đó là nghĩa vụ cũng như là nền tảng vững chắc tạo dựng uy tín, lòng tin về một người công bộc có trách nhiệm của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”1. Chuẩn mực của một đại biểu gương mẫu không phải trên trời rơi xuống mà phải do chính bản thân người đại biểu tự tu dưỡng, rèn luyện thông qua quá trình phấn đấu không mệt mỏi mới có được. Muốn tuyên truyền vận động người dân tuân thủ pháp luật thì bản thân của người đại biểu phải là tấm gương. ĐBQH có quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp thông báo cho ĐBQH biết ngày họp Hội đồng nhân dân cấp mình, mời đại biểu tới dự và cung cấp tài liệu cần thiết. ĐBQH là người do nhân dân ở địa phương bầu ra, đại Bài nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6, 18-1-1949 1 12 diện cho tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương và cả nước. Không chỉ giúp cho nhân dân địa phương có thể tham gia vào việc quản lý nhà nước trong các kì họp Quốc hội mà ĐBQH còn là đại diện cho nhân dân tham gia vào việc giám sát kiểm tra và nêu ra ý kiến xây dựng phát triển cho địa phương đó. 1.2.1.2. Quyền hạn của đại biểu Quốc hội ĐBQH có quyền tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Tổ ĐBQH, của Đoàn ĐBQH; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, có quyền tham gia thảo luận về những vấn đề quan trọng liên quan đến đất nước được đưa ra bàn và quyết định tại kỳ họp. ĐBQH là thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền tham gia các phiên họp, thảo luận, biểu quyết các vấn đề và tham gia các hoạt động khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên. Hội đồng dân tộc với vai trò đại diện cho đồng bào dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người; nghiên cứu và kiến nghị lên Quốc hội những vấn đề về dân tộc. Thông qua đó thể hiện sự tham gia quản lý, giám sát hoạt động nhà nước của đồng bào dân tộc, góp phần vào việc nâng cao đời sống của các dân tộc ít người nói riêng và công cuộc xây dựng đất nước nói chung. ĐBQH có quyền chất vấn những người đứng đầu của cơ quan nhà nước, nhằm mục đích làm rõ trách nhiệm. Chất vấn được xem là một hình thức được Quốc hội áp dụng để giám sát hoạt động của các cơ quan và các quan chức Nhà nước được giao quyền (các hình thức giám sát khác là nghe báo cáo, nghe điều trần, tổ chức, điều tra, tổ chức đi nghiên cứu, xem xét tình hình...). Những câu hỏi chất vấn của ĐBQH xuất phát từ chính những bức xúc, những vấn đề có nút thắt ở trong cuộc sống mà cử tri còn băn khoăn, vướng mắc. Quyền được trình dự án luật và trình kiến nghị về luật của ĐBQH được quy định tại điều 84 Hiến pháp 2013: “ĐBQH có quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội”, điều 71 Luật tổ chức Quốc hội 2001 cũng giải thích rõ thêm: “ĐBQH thực hiện quyền kiến nghị về luật
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất