Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn nhật ánh ...

Tài liệu Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn nhật ánh

.PDF
96
1
92

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2015 – 2016 ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ MỘNG TRÚC Lớp : D12NV03 Khoá : 2012 - 2016 Hệ : Chính quy Bình Dương, Tháng 4/ Năm 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHOÁ: 2015 - 2016 ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN VIẾT CHO THIỂU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH Người hướng dẫn : TH.S. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ MỘNG TRÚC Lớp : D12NV03 Khóa : 2012 - 2016 Hệ : Chính quy Bình Dương, tháng 4 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Ban giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một và Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình từ phía gia đình, bạn bè và người thân. Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với những tình cảm mà mọi người đã dành cho tôi trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt, riêng với cô Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Cô đã tận tình chỉ dạy, động viên và cung cấp nguồn tư liệu để tôi có thể hoàn thành đề tài. Xin cô nhận lấy từ nơi học trò lòng biết ơn sâu sắc nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả mọi người. Thủ Dầu Một, ngày 26 tháng 4 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Mộng Trúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Sinh viên Nguyễn Thị Mộng Trúc BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP I. THÔNG TIN CHUNG Tên đề tài: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH SV. Thực hiện: Nguyễn Thị Mộng Trúc Lớp: D12NV03 GV. Hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Xuân Đơn vị: Đại học Thủ Dầu Một II. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 2. Phương pháp, kĩ năng, tài liệu: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 3. Kết quả nghiên cứu, khả năng ứng dụng: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 4. Bố cục và hình thức trình bày: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 2 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 5. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp.................................................................... 7 Chương 1................................................................................................................ 8 NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC .................................... 8 CHO THIẾU NHI ................................................................................................. 8 1.1.Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh...... 8 1.1.1. Tiểu sử .......................................................................................................... 8 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác ....................................................................................... 9 1.2. Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm viết cho thiếu nhi ................................ 13 1.2.1. Khái quát về tình hình sáng tác văn học thiếu nhi hiện đại ở Việt Nam . 13 1.2.2. Nguyễn Nhật Ánh - hoài niệm về tuổi thơ qua những trang viết cho thiếu nhi ......................................................................................................................... 15 1.3. Quan niệm của Nguyễn Nhật Ánhvề văn chương nghệ thuật .................... 20 Chương 2.............................................................................................................. 29 ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ....................................................................................... 29 2.1.Thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh ................ 29 2.1.1. Nhân vật trẻ em.......................................................................................... 30 2.1.2. Nhân vật người phụ nữ .............................................................................. 36 2.1.3. Nhân vật đồng thoại với nhãn giới đậm chất trẻ thơ ............................... 40 2.2. Hiện thực cuộc sống qua lăng kính của trẻ thơ ........................................... 43 2.2.1. Hiện thực đời thường ................................................................................. 44 2.2.2 . Hiện thực kì ảo .......................................................................................... 46 2.3. Truyền thống văn hóa................................................................................... 48 2.3.1. Văn hóa gia đình ........................................................................................ 49 2.3.2 . Văn hóa xã hội .......................................................................................... 51 Chương 3: ............................................................................................................ 55 ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN VIẾT CHO .................... 55 THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ........................................................ 55 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..................................................................... 55 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ................................................... 55 3.1.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật .................................................. 58 3.1.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ........................................................... 60 3.2.Nghệ thuật ngôn từ ........................................................................................ 65 3.2.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ ............................................................................. 66 3.2.2. Ngôn ngữ gia tăng tính đối thoại và độc thoại .......................................... 68 3.3. Giọng điệu trần thuật ................................................................................... 71 3.3.1. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình ....................................................................... 73 3.3.2. Giọng điệu hồn nhiên trong sáng .............................................................. 74 3.3.3. Giọng điệu hóm hỉnh, dí dỏm .................................................................... 76 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 85 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong nền văn họcViệt Nam hiện đại, Nguyễn Nhật Ánh ngày càng trở nên gần gũi với độc giả bởi những trang viết thấm đẫm chất thơ, có biết bao bạn đọc lớn lên với những ước mơ lấp lánh nhờ truyện của ông. Là một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, gần gũi với thế giới trẻ thơ, truyện của ông đến với người đọc với những cảm xúc rất chân thật và bình dị. Có thể nói, tiêu biểu trong số những đề tài sáng tác của ông, mảng đề tài viết về lứa tuổi thiếu nhi đã làm sống dậy thế giới tuổi thơ hồn nhiên và đáng quý nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Đến với truyện của ông, người đọc lĩnh hội được những triết lý sâu sắc nhưng gần gũi, nhẹ nhàng đưa ta về với thế giới trẻ thơ hồn nhiên mộc mạc. Đến nay nhà văn đã sáng tác trên một trăm tác phẩm cho lứa tuổi thanh thiếu nhi. Nhiều tác phẩm được dịch và giới thiệu ra nước ngoài như Mắt biếc (Nhật Bản), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Thái Lan), Cô gái đến từ hôm qua (Nga)... và một số tác phẩm đã được chuyển thể thành phim như: Bong bóng lên trời, Kính Vạn Hoa và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh... Dù ở hình thức nào, tác phẩm của ông vẫn được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả. Lựa chọn đề tài: “ Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh” chúng tôi mong muốn tìm hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đồng thời người viết muốn khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của ông nhằm tôn vinh những đóng góp đáng trân trọng của tác giả dành cho văn học nước nhà nói chung và mảng văn học dành cho thiếu nhi nói riêng. 1.2. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành thần tượng của không ít bạn trẻ. Tuy nhiên, hiện nay những công trình nghiên cứu về truyện của Nguyễn Nhật Ánh vẫn chưa nhiều. Công trình đầu tiên phải kể đến là Nguyễn Nhật Ánh – Hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ của Lê Minh Quốc, tiếp đến là những bài viết ấn tượng về truyện của ông in trong tập Nguyễn Nhật Ánh và tôi cùng một số công trình khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu bao quát về sáng tác của ông. Còn đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn thì vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Đây là điểm cần 1 được khắc phục không chỉ một mà nhiều công trình, bởi vậy chúng tôi lựa chọn mảng đề tài này mong muốn đóng góp một công trình có hệ thống về những đặc sắc truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn. 1.3. Là một sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn, lòng yêu mến dành cho văn học luôn thúc đẩy chúng tôi tìm tòi, khám phá về những gì tốt đẹp mà văn học mang lại cho cuộc sống. Những bài học về sự trân trọng quá khứ, bài học chân lí về cách làm người và những giá trị nhân văn luôn lấp lánh trong tác phẩm văn học. Qua mỗi tập truyện của Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt là đề tài viết về lứa tuổi thiếu nhi, chúng tôi luôn cảm nhận được những bài học hay về cuộc sống, về thế giới tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên gắn với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ. Với một giọng văn gần gũi, tha thiết, Nguyễn Nhật Ánh đã đưa tôi về với những kỉ niệm đẹp nhất thời thơ ấu và đó là những khoảnh khắc rất đáng trân trọng mà bất cứ ai khi trưởng thành đều mong muốn một lần được quay về với tuổi thơ. Chính vì mối đồng cảm sâu sắc với những truyện viết về thiếu nhi cùng với sự ngưỡng mộ về tài năng sáng tác văn học của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Trên thế giới, văn học thiếu nhi dường như đã xuất hiện từ rất lâu với những nét đặc sắc riêng về nội dung và nghệ thuật hướng về những mục đích nhân văn trong cuộc sống. Ở Việt Nam văn học thiếu nhi xuất hiện khá trễ so với các quốc gia khác, mãi đến thế kỉ XX mới có vài tác phẩm, đến sau Cách Mạng tháng Tám 1945 nền văn học dành cho thiếu nhi mới được hình thành. Đến nay, sau khi đã trải qua bao khó khăn văn học thiếu nhi đã có chỗ đứng vững vàng và phát triển phong phú, độc đáo, đa dạng. Văn học thiếu nhi đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền văn học dân tộc. Văn học thiếu nhi có vai trò hết sức to lớn trong việc định hình và giáo dục nhân cách trẻ thơ. Ở nước ta từ trước đến nay, những nhà văn có tên tuổi sáng tác cho thiếu nhi phải kể đến như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ, Võ Quảng, Trần Đăng Khoa... Và gần đây Nguyễn Nhật Ánh có thể nói là nhà văn viết 2 truyện có sức hút mạnh mẽ nhất dành cho đối tượng không chỉ là trẻ em mà còn là những ai từng là trẻ em. Nghiên cứu về văn học thiếu nhi có rất nhiều khái niệm, theo Từ điển Thuật ngữ Văn học  NXB Giáo dục, 1992 cho rằng : “Văn học trẻ em ( lâu nay vẫn quen gọi là Văn học thiếu nhi) “gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho trẻ em”. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của trẻ em” [3; tr.3]. Còn theo Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam từ Giáo trình Văn Học 2 do TS. Bùi Thanh Truyền làm chủ biên thì cho rằng: “Những tác phẩm văn học được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi và nhiều khi, cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, hay một đò vật, một trái cây,...Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ chính là các em, mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi” [2; tr.4]. Như vậy, để có được một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi vừa trong sáng giản dị lại vừa lấp lánh những ước mơ khám phá của thế giới tuổi thơ là một thử thách rất lớn đối với người cầm bút, điều này đòi hỏi nhà văn phải cùng hòa nhập vào cuộc sống của tuổi thơ. Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn đã làm được điều kì diệu đó để rồi vượt qua những khó khăn ông đã mang lại những câu chuyện đối thoại với trẻ thơ thực sự ấm áp và hấp dẫn, lôi cuốn. Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nhiều lần nhận xét về các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh rằng: “Có thể nói mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa là mỗi bất ngờ mỗi thú vị mỗi háo hức mỗi say mê, khi làm ta bật cười khi làm ta rưng rưng, hoặc ngồi lặng đi suy ngẫm. Khi đã theo con tàu của Nguyễn Nhật Ánh để đi về tuổi thơ một lần, tôi tin mỗi lần Nguyễn Nhật Ánh rung chuông, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé để lại được cùng anh háo hức lên tàu ” [8; tr.1] (báo Tuổi trẻ, 8-12-2010) hay tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có “Chất gây nghiện”, “Trẻ con bây giờ đứa nào không biết Nguyễn Nhật Ánh chắc chắn đứa đó cực dốt văn. Xưa có Tô Hoài, Xuân Sách, Trần 3 Đăng Khoa giờ có Nguyễn Nhật Ánh, chỉ mỗi Nguyễn Nhật Ánh không còn ai” [8; tr.70]. Và không chỉ có các nhà văn, nhà báo trong nước bàn luận về hiện tượng văn học mới Nguyễn Nhật Ánh. Các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh còn được báo chí nước ngoài đánh giá rất cao. Tờ Bangkok Post , Thái Lan vào tháng 10 – 2010 đã từng nhận xét: “Nguyễn Nhật Ánh là tác giả của những câu chuyện sắc sảo cho trẻ em và người lớn. Ông cũng là một giáo viên, một nhà thơ và một nhà báo.Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất về đề tài thanh thiếu niên” [8; tr.73]. Nhà văn Lê Minh Khuê cũng đã từng nhận xét : “Nguyễn Nhật Ánh trong sáng tác từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn từ đối thoại, từ cách miêu tả nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp.Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi người trong đời.Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợi háo hức như chờ người “hò hẹn” của các em.Mấy ai được hạnh phúc như anh?Mỗi nhà văn có một khoảng riêng và anh thực sự làm chủ khoảng đất sáng tạo” (trích từ báo Tiền Phong 6-3-2014) [8; tr.0]. Nhà thơ Ý Nhi cho rằng: “Đã bao lần, qua những trang sách của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã làm cho những ngõ xóm, những khu chợ, những vòm cây, thậm chí một góc nhỏ trong ngôi nhà... Thành một xứ thần tiên. Nguyễn Nhật Ánh là một nhà thơ, một nhà từ trong bản chất, trong tâm thái. Tính tư chất thi sĩ này đã làm nên thành công cho những áng văn xuôi thơ mộng của anh” [19; tr.1] (trích từ báo Thanh Niên 9 – 3- 2014). Và những năm gần đây Nguyễn Nhật Ánh và những tác phẩm đặc sắc của ông cũng là những đề tài thu hút các tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học. Đề tài Thế giới tuổi thơ trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh của sinh viên Nguyễn Thị Thanh Trúc trường Đại học Thủ Dầu Một (2014) đã khẳng định: “Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của thiếu nhi, ông viết truyện bằng con mắt ngoái nhìn về tuổi thơ” và đến với truyện của Nguyễn Nhật Ánh “chúng ta đi qua những trò tinh nghịch thời thơ ấu, đi qua những kỉ niệm dưới mái trường thân yêu, trải 4 nghiệm lại những cung bậc cảm xúc của tuổi mới lớn hay nhớ lại những kỉ niệm thân yêu về quê hương mình” [24; 74]. Tiếp đến là đề tài khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Huyền Thế giới động vật qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh (2015) cũng đánh giá “Nguyễn Nhật Ánh là người kể chuyện của thiếu nhi”. Hay Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi Khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thuấn trường Đại học sư phạm Hà Nội (2014) và Nguyễn Thị Bẩy, Nghệ thuật trần thuật trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh, trường đại học Vinh (2011).... Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về các tác phẩm tiêu biểu và những công trình đi trước của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận thấy những đặc điểm nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong các sáng tác cho thiếu nhi của nhà văn là một đề tài thú vị. Những công trình nghiên cứu trên đây về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông là hướng mở để chúng tôi tiếp cận và khai thác một cách toàn diện hơn về đề tài của mình. Qua công trình này chúng tôi mong muốn đóng góp thêm tiếng nói tôn vinh những thành quả văn chương độc đáo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đồng thời có cái nhìn hệ thống về những đặc sắc truyện viết cho thiếu nhi của ông. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 . Mục đích nghiên cứu Khóa luận đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu về đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh. Từ đó cung cấp cái nhìn hệ thống và toàn diện về mảng truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn. Qua đề tài này chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định tài năng thương hiệu nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, cùng những đóng góp của ông cho nền văn xuôi hiện đại dành cho lứa tuổi thiếu nhi. 3.2 . Đối tượng nghiên cứu Đối tượng trọng tâm của đề tài là nghiên cứu về những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh. 3.3 . Phạm vi nghiên cứu 5 Nguyễn Nhật Ánh là người tham gia trong nhiều lĩnh vực, ông vừa là một nhà thơ, một nhà văn, nhà phê bình bóng đá, nhà báo,... Bởi vậy tác phẩm của ông rất phong phú, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu đề tài có giới hạn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào mảng truyện của ông qua các tác phẩm tiêu biểu:  Mắt biếc (1990)  Đi qua hoa cúc (1995)  Tôi là BêTô (2007 )  Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008)  Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010)  Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (2012)  Kính vạn hoa, bộ mỏng, 54 tập (2012)  Ngồi khóc trên cây (2013)  Bảy bước tới mùa hè (2015) 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 . Phương pháp sưu tầm. Dùng phương pháp này để sưu tầm các truyện, các bài báo và các tài liệu có liên quan để tìm hiểu về những đặc điểm về truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh qua góc nhìn của các nhà phê bình văn học. 4.2 . Phương pháp phân tích tổng hợp. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp để đi vào phân tích nội dung thể hiện đặc trưng của các truyện. Sau đó, kết hợp cùng các tài liệu có liên quan để khái quát về đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh. 4.3 . Phương pháp hệ thống. Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích có cái nhìn khái quát và logic hơn về đề tài. Và người viết đã đặt ra các nội dung theo một hệ thống để làm rõ vấn đề. 4.4 . Phương pháp so sánh 6 So sánh đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và một số tác giả khác như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng. Qua đó làm nổi bật nét đặc sắc riêng trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. 4.5 Phương pháp lý thuyết thi pháp Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích làm rõ phần nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn. Đồng thời, phương pháp này còn làm nổi bậc những đặc điểm đặc sắc trong phong cách sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. 5. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được triển khai trong ba chương: Chương 1: Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác cho thiếu nhi Chương 2: Đặc điểm về nội dung trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh Chương 3: Đặc điểm về nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh 7 Chương 1 NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI 1.1.Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 1.1.1. Tiểu sử Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7/5/1955 tại xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Tuổi thơ của ông chỉ gắn bó hơn tám năm đầu đời ở cái làng Đo Đo nhưng dù đi đến đâu ông vẫn luôn hoài niệm về khoảng thời gian đẹp đẽ thân thương này. Từ năm 1961 – 1966, ông liên tục chuyển trường tới ba lần để có thể hoàn thành bậc tiểu học. Năm 1961- 1962, ông học tiểu học tại trường tiểu học ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1962 – 1964, ông tiếp tục học bậc tiểu học tại trường tiểu học xã Bình Tú, Quảng Nam.Và từ năm 1964 – 1966, ông học tiểu học tại trường tiểu học xã Hà Lam, tỉnh Quảng Nam. Năm 1966 – 1969, ông học trường trung học Tiểu La tại xã Hà Lam, tỉnh Quảng Nam. Nguyễn Nhật Ánh vốn đam mê văn chương từ thuở bé và hay sáng tác thơ lục bát. Đến năm 1968, ông thành lập thi văn đoàn Mặt Trời Khuya cùng với các bạn của ông. Năm 1969 – 1971, học lớp 10 và 11 ban văn chương tại trường trung học Trần Cao Vân, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Năm 1971, bài thơ đầu tiên của ông được in trên tạp chí Văn, Sài Gòn mang tên Xa lạ. Năm 1972, ông học lớp 12 ban văn chương tại trường trung học Phan Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng. Năm 1973, ông đỗ vào khoa Văn trường Đại học Sài Gòn. Sau đó trở thành một trong những cây bút tiêu biểu trưởng thành của Sài Gòn sau năm 1975. Năm 1976, tốt nghiệp đại học nhưng không được phân công nhiệm sở vì ba ông là viên chức đang cải tạo của chế độ cũ. Mặc dù không được phân công nhiệm sở công việc đúng theo ngành ông đã học nhưng Nguyễn Nhật Ánh không hề buông xuôi đầu hàng số phận bởi vì: “Theo đuổi công việc viết văn là chấp nhận sống dưới áp lực thường trực và từ nhiều phía. Áp lực của độc giả. Áp lực của sự đổi mới. Áp lực của sự vượt qua chính mình” [6; 8 tr17]. Năm 1977 – 1982, ông tham gia vào lực lượng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh, làm công trình thủy lợi ở huyện Củ Chi, Hóc Môn. Những năm tháng hoạt động trong đoàn thanh niên xung phong cũng chính là khoảng thời gian khó khăn và đầy áp lực nhất đối với Nguyễn Nhật Ánh.Từ việc kết nạp Đoàn, thăng chức cho tới cả việc lập gia đình của ông đều bị cản trở bởi “lý lịch”. Sóng gió gian truân không làm khó được con người đầy nghị lực như ông. Nguyễn Nhật Ánh từng khẳng định: “Môi trường thanh niên xung phong đã rèn luyện tôi thành một con người biết vượt khó, có nghị lực, luôn yêu đời. Nó giúp con người sáng tác của tôi có một niềm tin và một cái nhìn trong trẻo với cuộc sống. Nếu không có thời gian đi Thanh niên xung phong, hẳn tôi không có những trang viết tươi tắn như bây giờ” [6; tr.18]. Sau khi xuất ngũ khỏi đoàn Thanh niên xung phong từ năm 1982 - 1984, ông về Quân đoàn quận 6, làm chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiếu nhi. Năm 1984 – 1986, Nguyễn Nhật Ánh trở thành một giáo viên dạy học ở trường phổ thông cơ sở Bình Tây, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Và từ đó đến nay, ông tham gia các hoạt động dành cho tuổi mới lớn như tư vấn tình yêu với bút danh quen thuộc là Anh Bồ Câu trong chuyên mục Vườn hồng cho tờ báo Thanh niên. Cũng trong thời gian này, ông chính thức làm phóng viên cho nhật báo Sài Gòn giải phóng sau đó dần phụ trách viết các mảng về sân khấu, mục tiểu phẩm, trang thiếu nhi và bình luận viên cho thể thao cho nhật báo với bút danh là Chu Đình Ngạn và tập trung dành thời gian vào công việc sáng tác văn chương. Để có được sự thành công như hôm nay Nguyễn Nhật Ánh đã sống bằng vốn sống, sống bằng sự kiên nhẫn, tinh thần lạc quan và bằng sự trải nghiệm của chính bản thân mình. Đã có lúc, tưởng chừng cuộc sống của ông đã rơi vào bế tắc, phải sống nương nhờ nhà họ hàng, phải bán đi cái gia sản cuối cùng của mình là chiếc xe đạp cũ để sống để học cho xong năm cuối đại học. Nhưng cũng chính những tháng ngày gian nan, thử thách của cuộc đời đã rèn luyện và hun đúc nên một Nguyễn Nhật Ánh hôm nay. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác 9 Trước khi Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn thì ông đã là một nhà thơ. Từ lúc còn là một cậu học sinh mười ba tuổi, từng dòng thơ lục bát của ông đã khá chỉn chu. Bài thơ Xa lạ lần đầu tiên được in trên tạp chí Văn ở Sài Gòn và sau đó các sáng tác của ông không chỉ có thơ mà còn cả văn xuôi lần lượt ra đời đã báo hiệu một tài năng văn nghệ đầy hứa hẹn cho tương lai. Từ năm 1975, chiến tranh kết thúc đất nước hoàn toàn độc lập, khi nền văn học nước ta đang trên đà đổi mới đầy thách thức thì Nguyễn Nhật Ánh và các sáng tác của ông mới chính thức bắt đầu được độc giả biết đến. Năm 1976, bài thơ Quê nhà được đăng báo Văn nghệ giải phóng tháng 4 và được bạn đọc ở thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất. Đây là một nguồn động lực rất lớn cho Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục thực hiện ước mơ được sống bằng chính cái nghề mà mình yêu thích. Ông quan niệm rằng “Sống được bằng nghề văn – cái nghề mà mình yêu thích từ thuở bé – một cách lương thiện, với tôi là một hạnh phúc lớn, lớn lắm. Nếu anh có thu nhập cao chót vót mà không phải bằng cái nghề anh yêu thích thì niềm vui của anh không thể trọn vẹn được” [27; tr.17]. Sau đó ông bắt đầu viết truyện dành cho thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn, đặc biệt là dành cho những ai đã từng là trẻ thơ như để một lần nữa ông được trở về tuổi thơ bằng những kí ức trong trẻo hồn nhiên của mình. Nguyễn Nhật Ánh tâm sự: “Tôi xa quê, xa gia đình từ rất sớm – do đó nỗi nhớ xứ sở trong tôi bao giờ cũng nguyên vẹn và rực rỡ. Như một người đánh mất tuổi thơ sớm nên khi cầm bút viết về tuổi thơ là biết bao kỉ niệm ùa về, xúc cảm cứ tràn vào trang viết…” [27; 14]. Đứng trước những khó khăn, thử thách trong công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà, đòi hỏi nhà văn cần phải luôn vận động sáng tạo tìm cho mình lối viết riêng độc đáo và ấn tượng. Và Nguyễn Nhật Ánh đã thành công trong công cuộc đổi mới ấy. Nhà thơ Lê Minh Quốc đã từng nhận xét: “Khi liệt kê tên tuổi và tác phẩm của một thế hệ nhà văn, hội đồng làm văn học sử có thể nhớ đến người này và quên béng người kia, có thể chọn người này và bỏ sót người kia nhưng với Nguyễn Nhật Ánh, người ta không thể, dù cố tình hoặc vô tâm” (Nguyễn Nhật Ánh - Nhà văn bạc tỷ, theo Báo Người lao động, ngày 18/5/2015). 10 Năm 1984, tác phẩm đầu tiên của ông được in ra thành sách lại chính là một tập thơ mang tên Thành phố tháng tư in chung với tác giả Lê Thị Kim, Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Truyện dài đầu tiên của ông được xuất bản vào năm 1985, bởi Nhà xuất bản Măng Non là tác phẩm Trước vòng chung kết. Cùng năm đó ông tiếp tục xuất bản tập truyện ngắn Cú phạt đền, Nhà xuất bản Kim Đồng. Từ năm 1986 đến năm 1996, Nguyễn Nhật Ánh đã ghi dấu ấn của mình bằng các tác phẩm như Bàn có năm chỗ ngồi, Còn chút gì để nhớ, Nữ sinh, Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối, Thằng quỷ nhỏ, Đi qua hoa cúc, Mắt biếc,… Đặc biệt, ông bắt đầu viết bộ truyện nhiều tập Kính Vạn Hoa với số lượng phát hành trên một triệu bản lớn nhỏ, giúp ông đến gần hơn với bạn đọc và trẻ thành một hiện tượng văn học độc đáo mới mẻ trong giới văn học nghệ thuật. Ông được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A với truyện dài Chú bé rắc rối (1990), được bạn đọc báo Người lao động bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong năm 1994 với hai tập thơ Tứ tuyệt cho Nàng và Lễ hội của đêm đen. Sau đó, các tác phẩm Nữ sinh, thằng quỷ nhỏ, bong bóng lên trời được hãng phim chuyển thể thành phim truyền hình video với tên mới Áo trắng sân trường. Nguyễn Nhật Ánh được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) và sau đó được Hội nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm qua cuộc trưng cầu ý kiến về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực do Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo tuổi trẻ tổ chức Từ năm 1997 – 2006 Quán gò đi lên, Ngôi trường mọi khi, sau đó ông bắt đầu viết bộ truyện pháp thuật Chuyện xứ Lang Biang, tạp văn Người Quảng đi ăn mì Quảng, Tôi là Bêtô. Với những thành công đã đạt được Nguyễn Nhật Ánh vẫn không ngừng tìm tòi và sáng tạo ông bắt đầu viết bộ truyện pháp thuật đầu tiên của Việt Nam Chuyện xứ Lang Biang. Trở thành nhà văn có sách bán chạy nhất năm, Nguyễn Nhật Ánh được Trung ương Đoàn TNCS trao huy chương Vì thế hệ trẻ (2003). Ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 30 năm qua cuộc trưng cầu ý kiến về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực do Thành đoàn 11 thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ tổ chức sau đó được đưa vào sách kỷ lục Việt Nam với tư cách là nhà văn viết truyện cho tuổi thiếu niên nhiều nhất Việt Nam (2005). Tác phẩm Kính vạn hoa đã được Hội nhà văn Việt nam trao tặng giải thưởng văn học và dẫn đầu trong cuộc bầu chọn “10 cuốn sách được yêu thích nhất” do Ban văn học thiếu nhi Hội nhà văn Việt Nam, Ban văn hóa Nghệ thuật Đài tiếng nói Việt Nam, Nxb. Kim Đồng, Nxb.Trẻ và ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phối hợp tổ chức. Năm 2007 đến nay, Nguyễn Nhật Ánh đã sáng tác và xuất bản các tác phẩm Tôi là Bêtô, Nxb. Trẻ được bạn đọc báo Người lao động bầu chọn là tác phẩm hay nhất trong năm (2007). Năm 2008, Là một trong những năm thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Ông xuất bản truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Hội chợ Sách quốc tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2008, tác phẩm còn được nhận giải thưởng sách hay của Hội xuất bản Việt Nam và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng giải thưởng văn học, nhận giải thưởng Văn chương Asean (2010). Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được chuyển ngữ sang tiếng Thái được đông đảo bạn độc Thái Lan yêu thích. Không ít những tác phẩm của ông trở nên ý nghĩa bởi những triết lý cuộc sống. Tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua đã được đưa vào chương trình giảng dạy Tiếng Việt cho các trường đại học ở Nga. Những năm sau đó Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục cho ra đời những tác phẩm như Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, tạp văn sương khói quê nhà, Ngồi khóc trên cây, Bảy bước tới mùa hè để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng các độc giả nhí… Truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được chuyển thể thành một bộ phim điện ảnh cùng tên bởi đạo diễn Victor Vũ, công chiếu vào tháng 10 năm 2015 với doanh thu phòng vé rất cao và gây được nhiều sự chú ý trong công chúng. Và gần đây nhất ông đã xuất bản truyện dài Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng với 100.000 bản bìa mềm cho lần in đầu tiên cùng 5.000 bản bìa cứng (chỉ in một lần) và đã được các đơn vị phát hành đặt hàng gần hết. Đây có thể xem là tác phẩm trong nước có số lượng ấn phẩm in lần đầu cao nhất trong năm 2016 của ông. 12 Nhìn lại chặng đường gần 40 năm sáng tác, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã đóng góp không ít những tác phẩm có giá trị cho nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Vì vậy, ông xứng đáng là một trong những nhà văn của thiếu nhi. 1.2. Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm viết cho thiếu nhi 1.2.1. Khái quát về tình hình sáng tác văn học thiếu nhi hiện đại ở Việt Nam Văn học dành cho thiếu nhi ở Việt Nam chính thức được hình thành và phổ biến với tư cách là một bộ phận văn học từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945. Có thể tính chính xác hơn là từ năm 1957 khi Nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập đã đưa các tác phẩm văn chương đến gần với lứa tuổi thiếu nhi. Mặc dù trước và sau đó văn học thiếu nhi cũng đã được một số tác giả quan tâm như Tô Hoài với tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký (1941), Chiến sỹ canô của Nguyễn Huy Tưởng, Chú Giáo làng sen của Nguyễn Tuân, Dưới chân cầu mây của Nguyên Hồng, Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Chú đất nung của Nguyễn Kiên... Văn học dành cho thiếu nhi trong thời kỳ này nhìn chung vẫn còn những bất cập, bỡ ngỡ nhưng cũng chính là bàn đạp bền vững cho sự kế thừa và phát huy của nền văn học hiện đại. Nội dung truyện chủ yếu nói về những tấm gương thiếu nhi anh hùng dũng cảm trong chiến tranh trong những năm đầu miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam kháng chiến đánh đuổi quân xâm lược. Với những biến đổi sâu sắc của xã hội, khi đất nước hoàn toàn thống nhất đòi hỏi nền văn học dành cho thiếu nhi cũng phải có những bước tiến mới rõ ràng và cụ thể. Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam - Văn học của sự đổi mới, Văn học thông tin. Trước hết ta phải kể đến đó là sự thay đổi về cách nhìn nhận của đa số các nhà văn, nhà hoạt động nghệ thuật về tầm quan trọng của văn học thiếu nhi khi đất nước hội nhập quốc tế. Trẻ em là mầm non của xã hội, người nắm giữ tương lai đất nước mai sau. Để giáo dục về nhân cách, đạo đức, ứng xử và cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề cho các em đòi hỏi sự cố gắng, kiên nhẫn và không ngừng đổi mới sáng tạo của các nhà văn. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất