Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm truyện ngắn của nguyễn thi...

Tài liệu đặc điểm truyện ngắn của nguyễn thi

.PDF
73
45
68

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  TRƯƠNG HỒNG CHI MSSV: 6106378 ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THI Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV. LÊ THỊ NHIÊN Cần Thơ, năm 2013 Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Thể loại truyện ngắn 1.1.1 Khái niệm truyện ngắn 1.1.2 Sự hình thành và phát triển của truyện ngắn Việt Nam 1.1.3 Đặc điểm thể loại truyện ngắn 1.1.3.1 Dung lượng 1.1.3.2 Nội dung phản ánh hiện thực 1.1.3.3 Nhân vật 1.1.3.4 Cốt truyện và kết cấu 1.2 Tác giả Nguyễn Thi 1.3 Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thi CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THI 2.1 Hình ảnh quê hương đất nước trong truyện ngắn Nguyễn Thi 2.2 Số phận con người trong thời kì đất nước có chiến tranh trong CBHD: Lê Thị Nhiên SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi truyện ngắn Nguyễn Thi 2.3 Tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong truyện ngắn Nguyễn Thi 2.3.1 Người lính anh hùng, dũng cảm 2.3.2 Người phụ nữ kiên trung, đảm đang 2.3.3 Những đứa trẻ trong truyện ngắn của Nguyễn Thi 2.4 Nỗi lòng Bắc – Nam chia cắt trong truyện ngắn Nguyễn Thi CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THI 3.1 Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thi 3.1.1 Không gian nông thôn Nam Bộ 3.1.2 Không gian kháng chiến 3.2 Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thi 3.3 Ngôn từ mang đậm phong cách Nam Bộ 3.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC CBHD: Lê Thị Nhiên SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc kháng chiến chống Mỹ khốc liệt trên cả hai miền đất nước đã gây ra biết bao đau thương, mất mát cả máu và nước mắt cho nhân dân hai miền. Với tinh thần “Miền Nam trong lòng miền Bắc” giữa những ngày nước sôi lửa bỏng ấy đã đem lại một chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều sáng tác của các nhà thơ, nhà văn sau cách mạng tháng Tám 1945. Tình yêu lớn đối với Tổ quốc nổi bật trong các sáng tác của các tác giả như: Vũ Thị Thường, Bùi Hiển, Bùi Đức Ái, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Hồ Phương và không thể không nhắc đến Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi). Nguyễn Thi là một trong số những cây bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Văn học thời kì này thể hiện tinh thần đồng lòng, cả nước lên đường đánh Mỹ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, sống và chiến đấu hết mình để phục vụ cách mạng, khao khát dùng ngòi bút của mình góp phần tích cực vào cuộc chiến đấu đòi quyền sống của cả dân tộc. Khơi nguồn từ cuộc chiến đấu khốc liệt của dân tộc, hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Thi viết trong khói lửa, bom đạn của chiến tranh đã ra đời. Những tác phẩm đầu tay như: tập truyện Trăng sáng (1960) và Đôi bạn (1962) đều nói lên tâm tư, tình cảm của những người con miền Nam tập kết ra Bắc nhớ về quê hương trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt hai miền. Đặc biệt, tố cáo tội ác dã man của đế quốc Mỹ lúc bấy giờ. Tuy hai tập truyện ngắn chưa có nhiều nét nổi bật nhưng người đọc đã cảm nhận được dấu hiệu của một tài năng trẻ đang đâm chồi như Nguyễn Thi. Đồng thời, khởi đầu ấy đã tiếp thêm niềm tin để Nguyễn Thi vững vàng dùng ngòi bút của mình dần khẳng định vị trí, phong cách riêng - một phong cách già dặn tạo nên những trang viết đầy chất trữ tình đã đi vào lòng hàng triệu trái tim thế hệ trẻ với tinh thần kiên cường, bất khuất, căm thù giặc sâu sắc. Bằng ngôn từ mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu Nguyễn Thi đã thể hiện được sự thành công của mình qua tập Truyện và ký (1969) với bốn truyện ngắn: Chuyện xóm tôi, Mùa xuân, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình đều mang sự dồn nén cao độ tính chất sử thi hoành tráng được cảm nhận từ những con người, những xóm làng miền Nam đang bước vào cuộc Đồng khởi chống Mỹ - Nguỵ. Ngoài truyện ngắn, Nguyễn Thi còn thành công ở lĩnh vực truyện ký (Người mẹ cầm súng, Ước mơ của đất) tiểu thuyết (Ở xã Trung Nghĩa, Sen trong đồng, Cô CBHD: Lê Thị Nhiên 1 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi gái Ba Dừa). Những tác phẩm này vừa ca ngợi sự gan dạ, dũng cảm của những người phụ nữ trong chiến đấu với câu nói nổi tiếng của chị Út Tịch: “còn cái lai quần cũng đánh”. Đó còn là những hình ảnh kiên trung của các chị không chỉ trong chiến đấu mà còn là hình ảnh người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình. Với những sáng tác đó, người đọc thấy được ánh sáng và hơi ấm của niềm tin vô biên vào cách mạng, vào quần chúng, vào tình người. Đồng thời, với tư cách là người chiến sĩ - nghệ sĩ, Nguyễn Thi đã dùng cây bút để “tâm tình” với cuộc đời, với con người, với nghệ thuật và dùng cây súng để “nói chuyện” với quân thù bằng những hình ảnh bình dị, những trang viết đậm chất Nam Bộ. Nhà văn đã ngã xuống trong tư thế một người lính chiến đấu anh dũng, hiên ngang, một thủ trưởng dẫn đầu đoàn quân cảm tử hiên ngang trên đường phố Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968 lịch sử, khẩu súng vẫn còn nắm chắc trong tay, và đằng sau lưng chiếc ba lô vẫn nặng trĩu những trang bản thảo. Những ý tưởng còn dang dở chưa kịp hoàn thành nhưng Nguyễn Thi đã để lại một khối lượng tác phẩm vô cùng quý giá và là tấm gương lao động sáng tạo nghệ thuật đáng trân trọng. Những vấn đề tìm hiểu nêu trên là lý do để người viết mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi” với mong muốn hiểu rõ hơn về con người và cuộc đời sáng tác của một nhà văn – người lính kiên cường. Từ đó, người viết mong muốn làm nổi bật những đóng góp có giá trị của Nguyễn Thi cho nền văn học cách mạng Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Thi viết truyện ngắn không nhiều nhưng tác phẩm của ông đã để lại nhiều giá trị rất lớn cho nền văn học cách mạng miền Nam. Đó là bản án đanh thép tố cáo chế độ Mỹ - Ngụy dã man, đồng thời dự báo cuộc cách mạng tất yếu xảy đến với hình ảnh những người nông dân Nam Bộ chất phác, mộc mạc điển hình cho dân tộc mà rất hiện đại, phù hợp với yêu cầu mới của cách mạng. Trang viết của Nguyễn Thi đã góp vào nền văn học cách mạng miền Nam một mảng hương sắc riêng độc đáo. Người viết xin giới thiệu một vài công trình nghiên cứu, một vài nhận xét của các nhà phê bình để có cái nhìn đúng đắn hơn về tác phẩm của Nguyễn Thi. Nguyễn Trọng Oánh trong bài viết “Những điều tôi biết về Nguyễn Thi” nhận xét: có điều đáng trân trọng là một khi đã bắt tay vào làm việc thì thật tập trung, cật CBHD: Lê Thị Nhiên 2 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi lực: “Im lặng là nét đặc biệt của Nguyễn Thi im lặng mà viết, im lặng mà đọc sách, im lặng mà quan sát, im lặng mà suy nghĩ, im lặng để rồi ít nói về mình” [20]. Vì những bất hạnh của tuổi thơ, những thiếu thốn về tình cảm, vật chất nên ta thấy con người nhà văn rất có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, sống hết mình vì cuộc sống, kỉ luật nghiêm khắc với bản thân và đặc biệt là tinh thần quả cảm trong chiến đấu. Nhị Ca trong “Nhị Ca gương mặt còn lại” đã nhận xét tác phẩm Im lặng của Nguyễn Ngọc Tấn: “Tỉnh và điên, trung thành và phản bội, tình cảm và thân xác, lý tính, trí tuệ và trực giác, vô thức… mọi yếu tố đó theo những mức độ, tỷ lệ khác nhau, đều có khá đầy đủ trong cái truyện này chứng tỏ những thủ pháp nghệ thuật phong phú, dù mới có mầm móng ở một tác giả trẻ” [5;Tr.192]. Ở đây tác giả Nhị Ca đã chứng tỏ được những thủ pháp nghệ thuật mới lạ với kết cấu truyện ngược chiều, truyện này bắt chéo, giằng co xen kẽ truyện kia để mở ra bí mật của truyện nhưng nó mới còn là mầm móng, một sự phát hiện mới ở một tác giả trẻ như Nguyễn Ngọc Tấn Nguyễn Thi. Đỗ Kim Hồi thì lại có nhận xét: “Đọc truyện Nguyễn Thi, thấy tác phẩm của ông nồng nàn hơi thở thô phác, ấm áp và mạnh mẽ của đất đai, những nhân vật của ông cắm chắc vào đời sống, luôn luôn lăn lộn trong gian nguy, vất vả…” [3;Tr.593]. Hầu như các tác phẩm của Nguyễn Thi mang vẻ mộc mạc, thô phác nhưng bên trong đó chứa cái chất trữ tình đằm thắm, nhẹ nhàng mà đi sâu vào lòng độc giả với những nhân vật luôn hồn nhiên nhưng luôn chất chứa vẻ đẹp của người anh hùng thời đại. Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ đã đưa ra ý kiến nhận xét: “Trong tác phẩm của Nguyễn Thi các màu sắc thẩm mĩ pha trộn, đan chéo nhau nhưng cái âm hưởng chủ đạo vẫn là âm hưởng hùng tráng. Nguyễn Thi không có ý thức đi sâu vào những sự tích phi thường, những biến cố trọng đại. Ông muốn phát hiện cái cao cả, vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần kì thông qua cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Qua những trang viết đầy tính nghệ thuật của ông, cái cao cả, cái đẹp của lí tưởng đã hòa tan, thẩm thấu vào cuộc sống hằng ngày, rất bình thường nhưng cũng rất vĩ đại. Nhà văn đã chứng minh được rằng bất kì một lĩnh vực tinh tế nào của đời sống ý thức con người, bất cứ một âm điệu của âm giai mĩ học nào cũng có thể tìm thấy được trong hình ảnh toàn vẹn của cuộc sống bình thường hằng ngày của quần chúng cách mạng” [9;Tr.693]. Trong bài viết này, Phan Cự Đệ đã đánh giá khá cao CBHD: Lê Thị Nhiên 3 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi nội dung tác phẩm Nguyễn Thi đó là những cái cao cả, vĩ đại nhất nhưng khi đưa vào trang viết Nguyễn Thi đều trở nên bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường. Trong Văn học Việt Nam 1945-1975, các tác giả cũng đưa ra nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc: “Cuốn tiểu thuyết viết dở ở xã Trung Nghĩa có thể so sánh với Tắt đèn. Lời văn của anh nhẹ nhàng, giàu chất thơ mà rất sâu sắc, mỗi trang đều lôi cuốn người đọc” [10;Tr.134]. Công trình nghiên cứu mới đây của Phan Cự Đệ “Truyện ngắn Việt Nam Lịch sử - Thi pháp - Chân dung” đã nêu nhận xét: “Truyện và ký Nguyễn Thi (1969) xứng đáng đưa ông vào hàng những cây truyện ngắn xuất sắc với sự súc tích, chất sử thi, chất thơ đan lồng” [10;Tr.638]. Còn Ngô Thảo thì nhận xét: “Tác phẩm cũng như cuộc đời Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi xứng đáng là một trang đẹp trong nền văn học hiện đại” [23;Tr.33]. Với nhận định trên, các tác giả muốn khẳng định thêm những trang viết của Nguyễn Thi đã thực sự xuất sắc, đông đảo độc giả yêu thích và nhà văn Nguyễn Thi xứng đáng được cả nền văn học đón nhận với những đóng góp có giá trị cao. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các nhận xét về con người, về tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thi còn khá ít. Hầu như các công trình nghiên cứu chỉ dựa vào những bản thảo, những lời kể của đồng đội, của người thân nhà văn để nói về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng như những đóng góp của ông về những tác phẩm có giá trị cho nền văn học cách mạng nên chưa được hệ thống, tìm hiểu cụ thể nên việc nghiên cứu gặp không ít khó khăn và còn gặp nhiều sai sót đáng kể. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ làm nổi bật một số phương diện của nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Thi. Đây là đề tài tương đối mới nên những công trình nghiên cứu, nhận xét trên cũng cung cấp nhiều thông tin quý báu để chúng tôi tiếp cận và làm nền tảng để có hướng đi đúng trong quá trình nghiên cứu đề tài đạt được hiệu quả cao hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Khi tìm hiểu đề tài “Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi” chúng tôi hướng tới làm rõ các vấn đề sau: Đặc điểm về thể loại truyện ngắn. CBHD: Lê Thị Nhiên 4 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi Khẳng định những đóng góp của nhà văn Nguyễn Thi từ nội dung đến nghệ thuật tác phẩm cho nền văn học nước nhà nói chung và góp thêm những bông hoa tươi thắm, độc đáo cho văn học cách mạng nói riêng. Việc tiếp cận tác phẩm sẽ làm nổi bật cái hay, cái giá trị, cái nhìn thấu đáo về truyện ngắn Nguyễn Thi một nhà văn - chiến sĩ có nhiều đóng góp cho nền văn học cách mạng. Đồng thời, còn giúp người viết hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp là điều kiện để hoàn thành khoá học cũng như hành trang kiến thức để người viết bước vào tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khi nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Thi thì vấn đề này rất rộng và đa dạng ở nhiều góc độ, điểm nhìn khác nhau và khi ứng dụng vào nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi” thì chúng tôi chỉ giới thiệu và nêu một số biểu hiện truyện ngắn Nguyễn Thi về mặt nội dung, nghệ thuật trước và sau năm 1960. Tuy nhiên, do quá trình nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm nguồn tư liệu về nhà văn Nguyễn Thi, đồng thời thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chúng tôi chỉ nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Thi ở một số phương diện về nội dung, nghệ thuật truyện ngắn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đáp ứng yêu cầu luận văn đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: Phương pháp phân tích: chia tách, phân loại nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật trong các truyện ngắn của Nguyễn Thi để làm nổi bật giá trị nội dụng và nghệ thuật của tác phẩm. Phương pháp tổng hợp: ghi chép, sàng lọc, tổng hợp nhiều tư liệu về nhà văn cũng như các truyện ngắn đã qua quá trình phân tích để nhìn nhận đúng đắn hơn về đặc điểm của truyện ngắn trong tác phẩm Nguyễn Thi. Đồng thời, chúng tôi kết hợp các phương pháp trên để triển khai bài viết được mạch lạc qua đó làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu. CBHD: Lê Thị Nhiên 5 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi CHƯƠNG 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Thể loại truyện ngắn 1.1.1 Khái niệm truyện ngắn Khái niệm truyện ngắn là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu còn thắc mắc và chưa thống nhất với nhau có người đưa ra ý kiến này nhưng cũng có người đưa ra ý kiến khác khó mà vừa lòng tất cả mọi người. Vì vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này người viết xin đưa ra một số nhận định, và ý kiến của một số nhà văn, nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước về khái niệm truyện ngắn. Trong bài viết : “Nhìn lại truyện ngắn hiện đại”, nhà văn Anh H.E. Bates cho rằng : “Truyện ngắn rất khó định nghĩa vì truyện ngắn có thể là bất cứ thứ gì mà tác giả quyết định, từ tĩnh tại, không cốt truyện, từ bài thơ ở dạng văn xuôi, được vẽ chứ không phải được viết, từ ánh sáng phát ra tia rực rỡ của cảm xúc không thể nắm bắt được đến một câu chuyện chặt chẽ trong đó cảm xúc, hành động, phản hành động đều được đo đạc, cố định, gắn chặt, đánh bóng và hoàn thiện như một ngôi nhà được xây kĩ, sơn ba lớp bóng nhoáng và bền” [26;Tr.11]. Ở đây, nhà văn cho rằng chưa có một định nghĩa cụ thể, đầy đủ cho thể loại truyện ngắn mà còn lý giải ở nhiều khía cạnh khác nhau chưa định hình rõ về thể loại. Nhà văn Nga K. Pauxtopxki cũng có một định nghĩa về truyện ngắn, gắn với định nghĩa của Goethe: “Thực chất truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường và cái gì bình thường hiện ra như một cái không bình thường” [17;Tr.105]. Như thế các nhà sáng tác và lí luận đều thừa nhận yếu tố bất thường, kì lạ gây ngạc nhiên và hấp dẫn đối với người đọc là đặc trưng chủ yếu của truyện ngắn hiện đại. Sự đan xen giữa cái bình thường và cái không bình thường cũng chính là sự đan xen giữa cái hợp lý và phi lý, lôgic và phi lôgic trong đời sống mà bản thân nghệ thuật cũng chứa đầy tính ngẫu hứng và “Phi lôgic” của nó. Còn theo nhà văn Mĩ U.Xaryoan: “Truyện ngắn là một thể tài văn học sinh ra một cách tự nhiên, từ những câu chuyện hằng ngày, những câu đùa, những lời trêu chọc của người này người nọ, người kia. Nó hết sức dẻo dai để thích hợp với mọi biến động trong cảm hứng, cũng tức là tải được mọi sắc thái tài năng của người kể CBHD: Lê Thị Nhiên 6 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi chuyện” [18;Tr.104]. Tức, nhà văn cho rằng truyện ngắn được hình thành từ những cái bình dị của đời thường mà ta có thể cảm nhận và khéo léo pha một chút sáng tạo thì có thể tạo cho mỗi tác giả phong cách sáng tác riêng. Theo nhà văn Nguyễn Công Hoan, “Truyện ngắn không phải là truyện, mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng một thái độ với cách đặt câu có căn nhắc” [14]. Nhà văn cho rằng, truyện ngắn thì được viết bằng chi tiết và các chi tiết ấy kết hợp chặt chẽ với tạo nên cảm xúc, sự thống nhất tạo nên một tác phẩm. Lê Huy Bắc trong Chuyên luận về truyện ngắn đã dẫn ra một truyện ngắn 27 chữ (tiếng Anh) của Thomas B. Aldrich: “Một người đàn bà đang ngồi trong ngôi nhà cổ đóng kín cửa. Cô biết rằng cô cô đơn trên cõi trần; mọi thứ khác đều chết. Chuông cửa reo” [ 4;Tr.25]. Phải chăng tác giả cho rằng truyện ngắn thì dung lượng phải ngắn nhưng nó lại hàm súc và mang đầy đủ ý nghĩa. Còn nhà văn Nguyễn Kiên thì định nghĩa truyện ngắn: “Tôi cho rằng mỗi truyện ngắn là một trường hợp…trong quan hệ con người với con người, con người với đời sống, có những khoảnh khắc nào đó, một mối quan hệ nào đó được bộc lộ. Truyện ngắn phải nắm bắt được cái trường hợp ấy” [18]. Quan niệm trên của tác giả, mỗi truyện là một trường hợp có nghĩa là nhà văn đã vận dụng toàn bộ kinh nghiệm sống và bản lĩnh nghệ thuật để soi sáng đời sống tại những thời khắc tiêu biểu, loé sáng và từ đó vạch ra được bản chất, quy luật của đối tượng phản ánh. Còn theo Từ điển văn học, truyện ngắn được hiểu là: “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương tiện đời sống con người và xã hội. Truyện ngắn khác truyện vừa và truyện dài – vốn là những thể tài mà qui mô cho phép chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự toàn vẹn, đầy đặn của nó truyện ngắn thường nhằm khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con người” [13;Tr.10]. Nhìn chung lại, hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa ra cách nhìn đa chiều về định nghĩa truyện ngắn. Từ các nhận định trên người viết có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về truyện ngắn: Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nhưng bản thân truyện ngắn là thể loại tái hiện cuộc sống đương thời. Nó chỉ là CBHD: Lê Thị Nhiên 7 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi một đoạn đời nhân vật, một lát cắt, một hiện tượng xã hội, một khoảnh khắc nội tâm của con người,…thông qua lăng kính của nhà văn. 1.1.2 Sự hình thành và phát triển của truyện ngắn Việt Nam Trên văn đàn Việt Nam, thể loại truyện ngắn đạt được nhiều thành tựu rực rỡ và có lần Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Trong những truyện ngắn có nhiều truyện rất hay, tôi để ngang với bất cứ truyện của nước nào” [10;Tr.7]. Còn Georg Lucacs gọi truyện ngắn là “nghệ thuật thuần tuý” [22;Tr.315]. Không phải ngẫu nhiên mà trong thời kì hiện đại truyện ngắn Việt Nam có nhiều tác phẩm xuất sắc và nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo. Truyện ngắn Việt Nam đã có truyền thống từ rất lâu đời. Những tập truyện đầu tiên có tính chất truyền kỳ lịch sử đã xuất hiện từ đời Trần, đời Hồ. Chính nhà văn Nguyễn Dữ ( thế kỉ XVI) đã sáng tác Truyền kỳ mạn lục, tạo nên thể “kỳ truyện”, mở đường cho truyện ngắn phát triển liên tục cho tới tận bây giờ. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, truyện ngắn dân tộc đã phát triển phong phú và có nhiều kiểu, nhiều màu sắc khác nhau. Có những loại truyện mang tính chất dân gian (Lĩnh Nam chích quái) nhưng cũng có loại truyện có nội dung triết học (Thiền uyển tập anh, Tam tô thực lục), có loại truyện tập trung xây dựng một tính cách hay mang tính truyền kì hay tính chất lãng mạn, tính chất luận đề (Truyền kỳ mạn lục) lại có truyện mang tính chất ngụ ngôn như: Thánh Tông di thảo, Lan Trì kiến văn lục,… Đến giai đoạn văn học 1900 – 1930, khi xã hội có tính giao thời giữa cái cũ và cái mới cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ và ảnh hưởng của văn hóa phương Tây thì truyện ngắn có bước tiến bộ rõ rệt rất hợp với nhu cầu thưởng thức của độc giả đòi hỏi như một món ăn tinh thần mới lạ vốn có tiêu biểu như: Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản hay các truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách,… Giai đoạn 1930 – 1945 là giai đoạn phát triển hưng thịnh của truyện ngắn trước hết là đội ngũ đông đảo của các nhà văn tài năng xuất hiện như một vận hội của văn học nước nhà như: nhóm Tự lực văn đoàn (Nhất Linh, Khải Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo) những truyện ngắn của họ mang tính chất lãng mạn và mang màu sắc cải lương, thị vị hóa cuộc sống. Ngoài ra, chúng ta còn biết đến những tên tuổi của các nhà văn như: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài,… Những tác CBHD: Lê Thị Nhiên 8 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi giả này đều phản ánh hiện thực, sự đấu tranh giai cấp, cái đói và sự tha hóa của con người trước xã hội thực dân nửa phong kiến. Đồng thời mang tính chất dành cho những người cùng khổ. Văn học giai đoạn từ 1945 – 1975 với sự phát triển mạnh mẽ của truyện ngắn. Sau thành công của cách mạng tháng Tám, hiện thực cuộc sống đã mang đến nguồn chất liệu phong phú, dồi dào cho nhà văn trong quá trình sáng tác. Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc đem lại niềm tin vào cuộc sống. Bên cạnh đó, khí thế hào hùng ra trận của cả dân tộc trước sự tàn phá của chiến tranh luôn luôn đặt ra những vấn đề đòi hỏi nhà văn phải nhạy bén, tích cực sáng tạo đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của người đọc trên các sáng tác của Nguyễn Tuân, Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Phan Tứ, Nguyễn Quang Sáng,… Trong văn học thời kì đổi mới, truyện ngắn càng hoàn thiện hơn, tiếp thu được những giá trị truyền thống và đối mặt với thực tại cuộc sống sau chiến tranh. Trên cơ sở gắn bó và nhận thức sâu sắc về hiện thực cuộc sống, các nhà văn đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực để khám phá và sáng tạo thành công nhiều tác phẩm. Con người nói lên tiếng nói riêng của mình, vấn đề cá nhân, đạo đức, quan niệm hạnh phúc,… được đề cập tạo nên những suy ngẫm về giá trị cuộc sống. Truyện ngắn giai đoạn này không chỉ đảm bảo về chất lượng mà cả về số lượng có thể điểm qua một số tác phẩm như: Phiên chợ giát, Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh),…Sự tìm tòi, nổ lực của các nhà văn cần được khẳng định và trân trọng, nó đã đem lại một sinh khí mới và những thành tựu mới cho nền văn học nước nhà nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng. Dù trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng truyện ngắn đã thực sự thể hiện được những nét độc đáo, những thành công nhất định về mặt nội dung, hình thức nghệ thuật đặc sắc với nhiều phong cách sáng tác riêng của từng tác giả ở từng thời kì khác nhau. Mặt khác, truyện ngắn còn góp phần thúc đẩy văn học nước nhà phát triển nhằm khẳng định vị trí và sánh vai với văn học nước ngoài. 1.1.3 Đặc điểm thể loại truyện ngắn 1.1.3.1 Dung lượng Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, đồng thời là một thể loại viết bằng văn xuôi thể hiện tính chất trần thuật - tính kể truyện theo những chủ đề đã được xác định. CBHD: Lê Thị Nhiên 9 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi Truyện ngắn đề cập hầu hết các phương diện đời sống con người và xã hội với dung lượng nhỏ nhưng vẫn đảm bảo nội dung tư tưởng muốn nói. Dung lượng (được hiểu là kích cỡ, sức chứa, lớn nhỏ) là khả năng ôm trùm bao quát hiện thực, là sức chứa chất liệu đời sống, dung lượng được hiểu theo nghĩa khả năng của nội dung phản ánh hiện thực của thể loại. Vì có dung lượng ít, nhiều khi truyện ngắn có vẻ gần gũi với các truyện dân gian như: truyền thuyết, huyền thoại, truyện cười, truyện ngụ ngôn,…hoặc gần với những bài ký ngắn. Nhưng thực ra không phải nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi hình thức tái hiện cuộc sống đương thời. Khác với Tiểu thuyết là sự huy động cảm xúc một cách quy mô và lâu dài, bởi vậy để hoàn thành một tiểu thuyết tác giả phải cần một thời gian dài có thể là vài tháng hay vài năm thậm chí lâu hơn nữa thì truyện ngắn được viết ra trong thời gian rất ngắn có thể là vài ngày thậm chí là vài giờ với những trải nghiệm lâu dài đã được tích tụ. Nhưng một truyện ngắn được hình thành khi có sự khơi gợi từ cuộc sống và ý tưởng đang lóe sáng trong đầu, với ý đồ đã được xác lập trước mà cụ thể: đầu tiên đó là tên truyện và sau đó câu chuyện sẽ diễn ra đúng tiết tấu của nó, nhà văn phải đứng ở ngôi thứ mấy tức là đã xác định từ đầu giọng kể của tác giả (khi đó nhà văn chính là nhân vật xưng “tôi” hay là hóa thân vào bất kì một nhân vật nào đó trong truyện). Từ một ý tưởng tạo ra cơn “bùng nổ” sáng tạo, ngay lập tức vốn sống và ngôn ngữ sẽ uà về tràn ngập tạo nên sự thăng hoa của suy tư và tác phẩm truyện ngắn sẽ được hình thành rất nhanh mà không hề có kế hoạch trước như tiểu thuyết. Vì vậy, tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn miêu tả cuộc sống bằng một quá trình đầy tỉ mỉ và chi tiết thì truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ thể hiện một lát cắt, một hiện tượng xã hội, một tâm trạng của nhân vật,…Và tiểu thuyết xoáy sâu vấn đề ở diện rộng thì truyện ngắn là xoáy nhỏ vấn đề ở tiêu điểm. Vì thế ta có thể hiểu về dung lượng truyện ngắn theo Bùi Việt Thắng đã đưa ra nhận định sau: “Lớn - nhỏ, nhiều - ít, quá trình - kết quả, đa tuyến - đơn tuyến, toàn cảnh - cận cảnh, diện - điểm…” [25;Tr.73]. Chẳng hạn, Chiến tranh và hoà bình, tiểu thuyết – sử thi của L.Tônxtôi với gần 500 nhân vật trong gần 2000 trang sách khác nhau với Một chuyện đùa khoảng 2000 chữ của Tsêkhôp, một bên là tranh toàn cảnh, hoành tráng, một bên là ký hoạ. CBHD: Lê Thị Nhiên 10 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi 1.1.3.2 Nội dung phản ánh hiện thực Truyện ngắn mang đầy đủ những đặc điểm của loại hình tự sự, tức là tái hiện đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó với giọng trần thuật. Đó là sự tái hiện đời sống khách quan thông qua sự nhận thức, đánh giá, khái quát thể hiện mang tính chủ quan của nhà văn là sự thống nhất biện chứng giữa chủ quan và khách quan phải tập trung phản ánh đời sống, con người qua các biến cố, các sự kiện xảy ra với nó, nó có tác dụng phơi bày những mặt nhất định của bản chất con người thông qua hình tượng một cách gián tiếp. Tiểu thuyết thường vươn tới cái toàn thể còn truyện ngắn thì lại hướng về cái đơn chất. Nói đơn chất chứ không phải là đơn giản tức là truyện ngắn sẽ kể lại một tình huống, môt sự kiện, một tâm trạng, một hiện tượng, một đời người đã được thâu tóm trong một nét nào đó và nó phải hướng người ta đến một ấn tượng hay một phát hiện về một đặc tính mới trong quan hệ con người, trong đời sống tâm hồn con người. Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp chồng chéo, nó không dài dòng mà đi thẳng vào vấn đề. Nó dừng lại vài ba cảnh, vài trang để miêu tả cảnh - phần “râu ria” của tác phẩm. Có chăng trong truyện ngắn đó là những đoạn tả cảnh, tâm trạng để góp phần thể hiện nội tâm, bản chất, tính cách của nhân vật. Thêm vào đó là truyện có ngắn, nhưng không thể ngắn hơn cái mức người ta có thể hiểu ý đồ của tác giả. Về nội dung, truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời, một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật. Chẳng hạn truyện ngắn “Một con người ra đời” không tái hiện toàn bộ cuộc đời nhân vật mà chủ yếu miêu tả những hành động của nhân vật xoay quanh sự kiện: đứa bé ra đời trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn rồi cuộc di cư hay trong tập truyện ngắn Tây Bắc gồm 3 truyện ngắn (Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ) của Tô Hoài miêu tả về cảnh đời của những người phụ nữ Tây Bắc nghèo khổ với tất cả nỗi niềm cảm thông sâu sắc nhân vật Mị, một cô dâu gạt nợ chết dần, chết mòn giữa địa ngục trần gian của nhà thống lí Pá Tra, hay thân phận của cô Ảng từ cô gái có vẻ đẹp nổi tiếng ở Mường Giơn bị xem như món đồ chơi qua tay nhiều quan châu, quan lang, chúa đất cho đến khi tàn tạ trở về thành bà lão Ảng ăn mày… đã để lại cho người đọc biết bao điều suy nghĩ về cuộc sống đắng cay, tủi nhục của người phụ nữ Tây Bắc dưới sự đè nén áp bức nặng nề của chế độ thực dân và phong kiến ở miền núi. Hay cuộc đời của Chí Phèo, Chí sinh ra bị bỏ rơi - người ta nhặt được - lớn lên đi ở cho nhà Lý Kiến - đi tù - trở về tha CBHD: Lê Thị Nhiên 11 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi hoá nhân hình nhân tính - gặp Thị Nở - bị từ chối - vác dao đến giết Bá Kiến và tự tử,… Tóm lại, truyện ngắn có nội dung phản ánh những giá trị cuộc sống khá hiện thực thể hiện được cách nhìn của nhà văn về những khía cạnh con người, đời sống khá đầy đủ và góp phần làm nổi bật vấn đề truyền đạt của nhà văn đến độc giả. 1.1.3.3 Nhân vật Khác với nhân vật tiểu thuyết, nhân vật trong truyện ngắn ít được miêu tả nội tâm mà thường được thể hiện thông qua những hành động cụ thể. Ở đó, nhân vật còn thể hiện rất rõ phong cách nhà văn, thậm chí liên hệ tới những khía cạnh đời tư của nhà văn. Thông qua nhân vật tài hoa như Huấn Cao (Chữ người tử tù), con người có gốc rễ văn hoá như cụ Sáu (Những chiếc ấm đất) ta nhận thấy được những nét tính cách của Nguyễn Tuân một nho sĩ tinh tế trong ứng xử và lịch lãm trong cách sống. Còn Nam Cao có kiểu nhân vật giáo giới – tri thức như Điền (Trăng Sáng), Hộ (Đời thừa), con người của sự tranh cãi giành lại lẽ phải của mình,… Tuy nhiên, mỗi hành động, tính cách nhân vật đều toát lên một ý nghĩa riêng giúp cho người đọc nhận ra một điều gì đó trong cuộc sống góp phần làm nên thành công thể loại truyện ngắn. Chính vì thế, có ý kiến nhận xét: “Tiểu thuyết như căn phòng đầy đủ, tiện nghi và ấm cúng còn truyện ngắn như bức tranh tuyệt đẹp duy nhất mà người chủ có óc thẩm mỹ biết lựa chọn và bức tranh đó là Thiếu nữ bên hoa huệ hoặc người đàn bà không quen biết” [25;Tr.132]. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân hiện lên hình ảnh bà cụ Tứ, anh Tràng, thị đó là hình ảnh những con người nghèo khổ, đói rách của nạn đói trước cách mạng tháng Tám năm 1945 hay cụ Mết trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là người mang lại sức sống, tiếp thêm niềm tin đi lên cho dân làng Xô Man toát lên hình ảnh những con người khốn khổ, những con người ý thức được cuộc sống của mình làm sinh động thêm hình tượng con người trong truyện ngắn. Đồng thời, tác phẩm truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người do vậy trong truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Truyện ngắn thường không nhằm tới việc khắc họa nhân vật với những nét tính cách điển hình có cá tính đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan hoàn cảnh, mà nhân vật trong truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Mặt khác, CBHD: Lê Thị Nhiên 12 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi truyện ngắn có thể mở rộng diện nắm bắt các kiểu nhân vật đa dạng của cuộc sống chẳng hạn như: nghề nghiệp, xuất thân, gia đình, bạn bè,...Điều đó thể hiện qua các truyện ngắn xuất sắc của L.Tôn xtôi, Gorki, Sô-Lô-Khốp, lỗ Tấn hoặc các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyễn Khải,… Qua vấn đề phân tích trên, chúng ta cần thấy rõ nhân vật trong truyện ngắn được thể hiện như một “Khoảnh khắc” nhưng đã làm rõ vấn đề con người trong cuộc sống dù tính cách nhân vật không phải lúc nào cũng là hoàn chỉnh lúc tốt, lúc xấu về bản chất con người. Nhưng chính nhân vật mới là cái thuần túy, cõi lõi làm nên sự thành công của thể loại truyện ngắn. 1.1.3.4 Cốt truyện và kết cấu Các nhà nghiên cứu văn học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về cốt truyện. Theo Phương Lựu trong giáo trình Lí luận văn học, cho rằng: “Cốt truyện thực chất là cái lõi diễn biến của truyện từ xảy ra cho đến kết thúc” [16]. Còn theo Lại Nguyên Ân “Cốt truyện là sự phát triển hành động; tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm” [2]. Nhìn chung, các tác giả đồng quan niệm cho rằng cốt truyện là kể về các biến cố, trình tự sự việc theo trật tự nhất định có mở đầu – kết thúc. Người ta có thể lấy ý tưởng cốt truyện từ những gì cảm nhận trong cuộc sống, ở toà nhà, ở bệnh viện, ở sân ga, bến tàu, ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, nhưng khai thác nó ở góc độ nào, từ tư tưởng – chủ đề nào thì lại là công việc của nhà văn. Không có chủ đề riêng, truyện sẽ nhạt, không sâu sắc, không hấp dẫn người đọc. Juan Bosch nhà văn - nhà hoạt động chính trị Dominich viết: “Trong các thể loại văn học nói chung, truyện ngắn đóng vai trò như vai trò của hổ báo trong đại gia đình các loài vật. Ở loài thú dữ này, không được có chút mỡ thừa nào dính vào mọi cơ bắp, nếu không chúng không thể săn mồi được. Người viết truyện phải có tâm lý của hổ báo là luôn luôn “tấn công” người đọc, lại phải có khả năng đánh hơi các loài thú dữ đó để tìm ra chủ đề và tính xem đến khoảng nào thì cần lao vào con mồi, dùng sức thế nào là vừa vì thế trong một cốt truyện ẩn giấu, biến hoá, chủ đề cần phải thu hút được cảm tình của người đọc. “khuất phục” được chủ đề, tạo được một chủ đề có ấn tượng mạnh, tức khuất phục được người đọc” [10;Tr.445]. Vì vậy, sự hấp đẫn của cốt truyện trong truyện ngắn chính là tái hiện cuộc sống, ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình CBHD: Lê Thị Nhiên 13 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi người. Chẳng hạn, cốt truyện của truyện ngắn Nam Cao thường phơi bày nhiều phương diện đời sống của người nông dân và nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Ngoài ra, cốt truyện trong truyện ngắn phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất cao không đồng nghĩa với việc là cốt truyện phải li kì, lắt léo người đọc mà nó phải dễ hiểu, phản ánh sự vận động cuộc sống một cách lôgic góp phần làm sáng tỏ được vấn đề đúc kết. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự tương phản, liên tưởng, bút pháp trần thuật là chấm phá. Nếu như cốt truyện thuộc về nội dung thì kết cấu là một yếu tố thuộc về hình thức. Một trong những nhiệm vụ của kết cấu là phải tổ chức mối quan hệ giữa những yếu tố trong và ngoài cốt truyện nhằm làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Hêghen đã nêu: “Nội dung chẳng là cái gì khác, mà hình thức chuyển hoá thành nội dung; còn hình thức chẳng là cái gì khác mà chính là nội dung chuyển hoá thành hình thức”. Còn trong Trang giấy trước đèn, Nguyễn Minh Châu viết: “Cũng như kịch ngắn, truyện ngắn đòi hỏi ở người viết một công việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt. Quả thực có một thứ kĩ thuật tinh xảo – kĩ thuật viết truyện ngắn. Nó giống như kĩ thuật của con người làm pháo, dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, tự nhiên” [7;tr.25]. Vì vậy, kết cấu có vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề tư tưởng với tính cách nhân vật, tình huống truyện. Hơn thế nữa, kết cấu còn là sự phác hoạ, phác thảo, là phương châm hành động để nhà văn hình dung được, đoán được đường đi nước bước cho công việc. Có nhiều kiểu kết cấu khác nhau như: kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu bằng cách đi thẳng vào giữa truyện, kết cấu theo hai tuyến nhân vật, kết cấu tâm lý. Tuỳ vào sáng tác của các nhà văn mà có những kiểu kết cấu khác nhau. Ngoài ra, chi tiết của truyện ngắn có dung lượng lớn và mang tính ẩn ý tạo cho tác phẩm có chiều sâu gợi nhiều liên tưởng cho người đọc. Ví dụ trong tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng”, Nguyễn Minh Châu đã dùng nhiều chi tiết không chỉ miêu tả vẻ đẹp bên ngoài là thuỳ mị, dịu dàng của Nguyệt mà còn khẳng định sức sống mạnh mẽ, kiên trung trong chiến đấu đại diện cho cả thế hệ thanh niên dám hy sinh những lợi ích, mơ ước cá nhân cho nền hoà bình đất nước. Tóm lại, chi tiết cũng rất quan trọng làm nên thành công truyện ngắn vì vậy khi chọn lựa chi tiết phải chọn chi tiết hay, dễ hiểu để đưa vào tác phẩm làm cho truyện ngắn gần gũi với người đọc hơn. CBHD: Lê Thị Nhiên 14 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi Ngày nay, ngoài các đặc điểm trên thì truyện ngắn hiện đại cón sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật của điện ảnh, mặt khác nhiều truyện ngắn đã được chuyển thể thành phim truyện (Vợ chồng A phủ của Tô Hoài, Người về đồng cói của Lê Lựu, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu, Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp, Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo). Từ đó, chúng ta có thể khái quát được những đặc điểm chung của truyện ngắn như sau: Đó là một hệ thống đặc điểm phản ánh những đặc trưng về hình thức, về chủ đề, về kết cấu và cốt truyện, về ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật. Truyện ngắn thường miêu tả một lát cắt của đời sống, một giai đoạn, thậm chí một khoảnh khắc, một phút loé sáng đầy ý nghĩa khám phá trong cuộc đời nhân vật. Với truyện ngắn, người tiếp nhận có thể tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghĩ. Do tính ngắn gọn nên truyện ngắn thường tập trung cao độ xung quanh một chủ đề; cốt truyện thường xây dựng trên một hành động cỡ nhỏ, đơn giản trong một không gian và thời gian nhất định với những chi tiết được chắt lọc, tiết kiệm, dồn nén nhằm hướng tới một hiệu quả duy nhất ở phần kết thúc. Đồng thời, do tính cô đúc, dồn nén, tập trung của những chi tiết, tính hàm ý, hàm súc của ngôn ngữ, tính biểu tượng của các nhân vật nên truyện ngắn có thể biểu hiện những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn. Vì vậy, trong quá trình phát triển, truyện ngắn cần thâu nạp thêm những đặc điểm mới do sự tác động qua lại giữa các thể loại, do sự chi phối của các trào lưu và phương pháp sáng tác, của các phương tiện đọc và cách đọc, nghe, nhìn để thể loại truyện ngắn ngày càng phong phú, đa dạng hơn. 1.2 Tác giả Nguyễn Thi Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn, sinh ngày 15-5-1928 tại xã Quần Phương Thượng, Hải Hậu, Nam Định. Cha ông là hương sư Nguyễn Bội Quỳnh, sau bị sa thải vì tham gia hoạt động yêu nước, mẹ ông là bà Thành Thị Du (vợ hai). Khi hoàn cảnh gia đình bị sa sút, hai mẹ con Nguyễn Hoàng Ca phải sống trong hoàn cảnh thật éo le, nơm nớp lo sợ những trận đòn ghen từ người vợ cả. Rồi cha mất, mẹ đi bước nữa. Tuổi thơ Nguyễn Hoàng Ca bắt đầu những ngày tháng bất hạnh, có lúc phải tự kiếm sống như một đứa trẻ lang thang. CBHD: Lê Thị Nhiên 15 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi Nguyễn Hoàng Ca theo một người bà con vào Nam từ trước cách mạng tháng Tám; bắt đầu tham gia cách mạng năm 17 tuổi; làm thơ, viết văn với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn; là đội viên đội Cảm tử quân trong những ngày tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn; được kết nạp vào Đảng năm 1947 (19 tuổi). Năm 1953, Nguyễn Ngọc Tấn cưới vợ (một diễn viên văn công quê ở Sài Gòn). Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tháng 5 - 1962, Nguyễn Ngọc Tấn xung phong vào Nam, đổi bút danh là Nguyễn Thi (tên của đứa con trai, với vợ sau ở miền Bắc). Ông tham gia hoạt động cách mạng ở lĩnh vực thông tin tuyên truyền, là thành viên tích cực của lực lượng Văn nghệ Quân Giải phóng. Trong sáu năm chiến đấu, Nguyễn Thi có mặt tại hầu hết những điểm nóng của chiến sự như Ấp Bắc, Củ Chi, Bến Tre,… Tháng 5 - 1968, Nguyễn Thi theo một đơn vị pháo binh trong đợt tổng tiến công Mậu Thân đợt 2 và đã hi sinh trên chiến trường vào ngày 09-5-1968 (tại đường Minh Phụng, quận 11, Sài Gòn). Cho đến lúc ngã xuống Nguyễn Thi vẫn chưa một lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng của mình (bé Trang Thu đang ở với ông bà ngoại trong nội thành Sài Gòn). Nguyễn Thi tính tình nóng nảy, có khi tỏ ra cực đoan: “Sinh ra mang sẵn trong mình nhiều lạnh lùng kín đáo hơn cởi mở hân hoan”. Bản thân nhà văn cũng nhận ra và rất buồn vì sự khó tính của mình. Đây chính là dấu vết khó lòng gột rửa, bởi trong những ngày tháng lang thang kiếm sống cậu bé Ca đã phải gai góc, ngang ngạnh để tự vệ, để tồn tại. Nguyễn Thi có một năng khiếu nghệ thuật thật đa dạng. Ở Tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng, ông viết diễn ca, vẽ bìa, vẽ minh họa rồi dạy múa, dạy hát, tự mình có thể diễn kịch, múa lân. Cuộc đời riêng tuy gặp nhiều éo le, trắc trở nhưng Nguyễn Thi không bao giờ khuất phục trước nghịch cảnh. Chỉ được học hết tiểu học nên ông phải tập viết rất công phu, đến mức khổ luyện. Ông như con trai biết nén nước mắt vào bên trong phòng kín nỗi đau để làm nên hạt ngọc cho đời. (Trong nhật kí, Nguyễn Thi đã đau đớn thừa nhận: “Đời tôi, từ lòng thương mẹ, trình độ học thức, ngày vui sướng, cuộc tình duyên, cho tới tương lai ngày mai văn nghệ, tất cả đều lận đận và lở dở”). CBHD: Lê Thị Nhiên 16 SVTH: Trương Hồng Chi Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thi Với những đóng góp to lớn cho nền văn học Nguyễn Thi đã được Nhà nước trao tặng nhiều Giải thưởng văn học có giá trị: Giải thưởng Văn nghệ Cửu Long giang (1949 - 1950), Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu (1965), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt II (2000). 1.3 Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thi Tác phẩm của Nguyễn Thi được viết ở nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết như: Hương đồng nội (Thơ - 1950), Trăng sáng (Truyện ngắn - 1960), Đôi bạn (Truyện ngắn - 1962), Truyện và Kí (1969), Năm tháng chưa xa (Sổ tay ghi chép - 1986). Nguyễn Thi viết truyện ngắn không nhiều nhưng truyện nào cũng có giá trị, khẳng định sức sống mãnh liệt của con người trước những thử thách của lịch sử, góp phần làm phong phú, rạng ngời diện mạo văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Có thể tìm hiểu quá trình sáng tác của Nguyễn Thi qua hai giai đoạn: Từ 1950 đến 1962, ông sáng tác ở miền Bắc với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn, các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Hương đồng nội, hai tập truyện ngắn Trăng sáng, Đôi bạn. Từ 1963 đến 1968, ông sáng tác ở miền Nam với bút danh Nguyễn Thi, các tác phẩm tiêu biểu được tập hợp trong quyển Truyện và ký Nguyễn Thi. Hai tập truyện ngắn Trăng sáng (1960), Đôi bạn (1962) mỗi tập gồm 7 truyện như: Quê hương, Trăng sáng, Về Nam, Món quà tết, Đôi bạn, Cậu Huân, Hai cha con người chính uỷ, Ngày về,…Những tác phẩm này đã nói lên tâm trạng chung của những người đi tập kết, khi hẹn hai năm Tổng tuyển cử thống nhất đất nước đã qua, khi miền Nam còn chìm trong sự đàn áp của đế quốc Mỹ. Đồng thời, các truyện ngắn đó còn nói lên tình nghĩa quân dân (giữa đồng bào miền Bắc với bộ đội miền Nam đi tập kết) cộng với những chuyện không may của đời riêng in đậm dấu ấn trong sáng tác. Còn truyện ngắn sau 1960 không nhiều nhưng đã để lại những thành công đáng kể của Nguyễn Thi khi xây dựng những hình ảnh thanh thiếu niên và phụ nữ. Qua chuyện xóm tôi (1964) đã thấy được lòng căm thù giặc sâu sắc của hai đứa trẻ tên Đực và Bỉnh ý chí quật khởi của người Việt Nam đó là quyết tâm trả thù nhà, nợ nước. Mùa xuân cũng nói lên tinh thần nô nức, hăng hái đi tòng quân của thanh niên lúc bấy giờ, cái nhìn bao quát hơn về cách mạng, về vai trò sức mạnh của quần chúng. Những đứa con trong gia đình (1966) chuyện nói về hai chị em Chiến và Việt tiêu biểu cho thế hệ CBHD: Lê Thị Nhiên 17 SVTH: Trương Hồng Chi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan