Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đặc điểm thuật ngữ hành chính tiếng Việt...

Tài liệu Đặc điểm thuật ngữ hành chính tiếng Việt

.PDF
169
424
89

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HỒNG THẮM ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9229020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Vũ Thị Sao Chi 2. GS.TS. Nguyễn Đức Tồn HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan luận án đƣợc tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc đã đƣợc tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Thị Hồng Thắm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................................................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................................6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ................................................................................6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ hành chính ............................................................13 1.1.3. Nhận định chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................16 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài ............................................................................................18 1.2.1. Khái niệm thuật ngữ ................................................................................................ 18 1.2.2. Khái niệm hành chính và thuật ngữ hành chính ......................................................23 1.2.3. Tiêu chuẩn của thuật ngữ và thuật ngữ hành chính .................................................26 1.2.4. Lí thuyết định danh và định danh thuật ngữ ............................................................33 1.2.5. Lí thuyết chuẩn hoá thuật ngữ .................................................................................36 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................................38 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT ..................................................................................................................................39 2.1. Dẫn nhập ....................................................................................................................39 2.2. Đặc điểm thuật ngữ hành chính tiếng việt xét về số lƣợng thuật tố ...........................41 2.3. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hành chính tiếng việt xét từ phƣơng thức cấu tạo và từ loại .................................................................................................................................44 2.3.1. Thuật ngữ hành chính có cấu tạo là từ.....................................................................44 2.3.2. Thuật ngữ hành chính có cấu tạo là ngữ ..................................................................49 2.4. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ hành chính tiếng việt xét từ nguồn gốc đơn vị cấu tạo..78 2.5. Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................................80 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH, NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT .......................................................................................................82 3.1. Đặc điểm định danh của thuật ngữ hành chính tiếng Việt .........................................82 3.1.1. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện nhân sự trong hệ thống quản lí ...84 3.1.2. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí ................................................................................................................................ 92 3.1.3. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện nội dung quản lí ..........................98 3.1.4. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện hoạt động trong quản lí .............103 3.1.5. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện tính chất trong quản lí ...............109 3.1.6. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện phƣơng tiện phục vụ hoạt động quản lí ..............................................................................................................................113 3.1.7. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện khái niệm khoa học hành chính 119 3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ hành chính tiếng việt ........................................126 3.2.1. Kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ hành chính tiếng việt .............................................126 3.2.2. Quan hệ ngữ nghĩa của thuật ngữ hành chính tiếng việt .......................................127 3.3. Tiểu kết chƣơng 3 .....................................................................................................130 CHƢƠNG 4. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT ....................................................................................................................132 4.1. Dẫn nhập ...................................................................................................................132 4.2. Kết quả nghiên cứu các trƣờng hợp..........................................................................133 4.2.1. Thuật ngữ chính phủ kiến tạo ................................................................................133 4.2.2. Thuật ngữ vị trí việc làm........................................................................................139 4.2.3. Thuật ngữ thẻ căn cước công dân .........................................................................144 4.3. Tiểu kết chƣơng 4 .....................................................................................................147 KẾT LUẬN ......................................................................................................................148 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT 1 CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT TN thuật ngữ 2 3 TNHC XHCN thuật ngữ hành chính xã hội chủ nghĩa 4 5 CHXHCN Nxb Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nhà xuất bản 6 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 7 ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 8 9 KHXH ĐHQGHN Khoa học xã hội Đại học Quốc gia Hà Nội 10 11 H ĐH Hà Nội Đại học 12 13 THCN NCKH Trung học chuyên nghiệp nghiên cứu khoa học 14 LBCHXHCN Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê các nhóm TNHC theo số lƣợng thuật tố ........................................... 41 Bảng 2.2: Thống kê các nhóm TNHC theo phƣơng thức cấu tạo ..................................... 44 Bảng 2.3: Thống kê các nhóm TNHC có cấu tạo là từ...................................................... 45 Bảng 2.4: Thống kê từ loại của các nhóm TNHC có cấu tạo là từ đơn............................. 46 Bảng 2.5: Thống kê các nhóm TNHC có cấu tạo là từ ghép ............................................. 47 Bảng 2.6: Thống kê từ loại các nhóm TNHC có cấu tạo là từ ghép chính phụ ................ 48 Bảng 2.7: Thống kê từ loại các nhóm TNHC có cấu tạo là từ ghép đẳng lập ................... 49 Bảng 2.8: Thống kê TNHC tiếng Việt có cấu tạo gồm 2 thuật tố ..................................... 50 Bảng 2.9: Thống kê từ loại TNHC tiếng Việt có cấu tạo gồm 2 thuật tố............................. 51 Bảng 2.10: Thống kê TNHC tiếng Việt có cấu tạo gồm 3 thuật tố ................................... 54 Bảng 2.11: Thống kê từ loại TNHC tiếng Việt có cấu tạo gồm 3 thuật tố ........................ 55 Bảng 2.12: Thống kê TNHC tiếng Việt có cấu tạo gồm 4 thuật tố ................................... 60 Bảng 2.13: Thống kê từ loại TNHC tiếng Việt có cấu tạo 4 thuật tố ................................ 60 Bảng 2.14: Thống kê từ loại TNHC tiếng Việt có cấu tạo gồm 5 thuật tố ........................ 70 Bảng 2.15: Thống kê từ loại TNHC tiếng Việt có cấu tạo gồm 6 thuật tố ........................ 71 Bảng 2.16: Thống kê từ loại TNHC tiếng Việt có cấu tạo trên 6 thuật tố ........................ 72 Bảng 2.17: Tổng hợp phƣơng thức cấu tạo của 4081 TNHC tiếng Việt .......................... 73 Bảng 2.18: Tổng hợp từ loại của 4081TNHC tiếng Việt ................................................. 73 Bảng 2.19: Tổng hợp mô hình cấu tạo tiêu biểu của 4081 TNHC tiếng Việt ................. 73 Bảng 2.20. Thống kê TNHC tiếng Việt xét về nguồn gốc thuật tố ................................... 79 Bảng 3.1. Thống kê TNHC tiếng Việt theo kiểu loại định danh ....................................... 83 Bảng 3.2. Thống kê TN nguyên cấp biểu hiện loại nhân sự trong hệ thống quản lí ......... 84 Bảng 3.3. Tần số kiểu loại (T) trong cấu trúc định danh của 691 TN thứ cấp biểu hiện nhân sự trong hệ thống quản lí....................................................................... 86 Bảng 3.4. Thống kê các đặc trƣng (X) đƣợc chọn làm cơ sở định danh trong 691 TN thứ cấp biểu hiện đội ngũ nhân sự trong hệ thống quản lí ................................... 88 Bảng 3.5. Thống kê các các mô hình định danh của 691 TN thứ cấp biểu hiện nhân sự trong hệ thống quản lí .................................................................................... 92 Bảng 3.6. Thống kê các đặc trƣng (X) đƣợc chọn làm cơ sở định danh trong 577 TN thứ cấp biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí .................................. 95 Bảng 3.7. Thống kê các các mô hình định danh của 577 TN thứ cấp biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí ........................................................................... 98 Bảng 3.8. Thống kê các đặc trƣng (X) đƣợc chọn làm cơ sở định danh trong 640 TN thứ cấp biểu hiện nội dung quản lí ..................................................................... 100 Bảng 3.9. Thống kê các các mô hình định danh của 640 TN thứ cấp biểu nội dung quản lí ...................................................................................................................... 103 Bảng 3.10. Thống kê các đặc trƣng (X) đƣợc chọn làm cơ sở định danh trong 703 TN thứ cấp biểu hiện hoạt động trong quản lí .......................................................... 106 Bảng 3.11. Thống kê các các mô hình định danh của 703 TN thứ cấp biểu hoạt động trong quản lí ................................................................................................. 109 Bảng 3.12. Thống kê các đặc trƣng (X) đƣợc chọn làm cơ sở định danh trong 68 TN thứ cấp biểu hiện tính chất trong quản lí ............................................................ 111 Bảng 3.13. Thống kê các các mô hình định danh của 68 TN thứ cấp biểu tính chất trong quản lí........................................................................................................... 113 Bảng 3.14. Thống kê các đặc trƣng (X) đƣợc chọn làm cơ sở định danh trong 417 TN thứ cấp biểu hiện phƣơng tiện phục vụ cho hoạt động quản lí .......................... 115 Bảng 3.15. Thống kê các các mô hình định danh của 417 TN thứ cấp biểu phƣơng tiện phục vụ hoạt động quản lí ............................................................................ 119 Bảng 3.16. Thống kê các đặc trƣng (X) đƣợc chọn làm cơ sở định danh trong 158 TN thứ cấp biểu hiện khái niệm khoa học hành chính ............................................. 121 Bảng 3.17. Thống kê các các mô hình định danh của 158 TN thứ cấp biểu khái niệm khoa học hành chính .................................................................................... 123 Bảng 3.18. Tổng hợp đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở định danh của 3254 TN thứ cấp trong 7 nhóm TNHC tiếng Việt ................................................................... 123 Bảng 3.19. Tổng hợp mô hình định danh của 3254 TN thứ cấp trong 7 nhóm TNHC tiếng Việt ............................................................................................................... 124 Bảng 3.20. Thống kê TNHC xét theo kiểu ngữ nghĩa ..................................................... 127 Bảng 3.21. Thống kê TNHC xét theo quan hệ ngữ nghĩa ............................................... 128 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực hiện chức năng quản lí, tổ chức và điều hành xã hội, hoạt động hành chính là một trong những lĩnh vực hoạt động hết sức quan trọng góp phần đem lại sự ổn định và phát triển của bất cứ một quốc gia nào. Đảm nhiệm vai trò là công cụ của hoạt động giao tiếp trong lĩnh vực hành chính, ngôn ngữ hành chính là một trong những mảng ngôn ngữ thiết yếu ngày càng đƣợc quan tâm, chú ý. Trong ngôn ngữ hành chính có một lớp từ ngữ hạt nhân, chuyên dùng để biểu hiện các khái niệm hay đối tƣợng thuộc lĩnh vực hành chính, đó chính là các thuật ngữ hành chính (TNHC). Mỗi ngành khoa học hay lĩnh vực chuyên môn đều cần có một hệ thống thuật ngữ phát huy hiệu quả với tƣ cách là phƣơng tiện, công cụ phản ánh sự tồn tại và phát triển của ngành khoa học hay lĩnh vực chuyên môn ấy. Lĩnh vực hành chính cũng vậy. Để hoạt động hành chính của nƣớc ta có hiệu quả, các chủ thể không thể không am hiểu và nắm chắc phƣơng tiện quan trọng là các TNHC. TNHC là phƣơng tiện quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động hành chính của mỗi quốc gia. Một quốc gia lớn và phát triển mạnh nhƣ Mỹ với nền hành chính hiện đại cũng đã đầu tƣ xây dựng hệ thống thuật ngữ về chính phủ và hành chính công điện tử từ năm 2008. Ở Việt Nam, TNHC tiếng Việt phát triển khá nhanh, phục vụ tích cực cho sự phát triển của nền hành chính hiện đại. Xét đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về thuật ngữ nói chung, thuật ngữ thuộc về các lĩnh vực nói riêng nhƣ lĩnh vực kinh tế thƣơng mại, lĩnh vực y học, lĩnh vực điện tử - tin học viễn thông, lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lĩnh vực khoa học kĩ thuật xây dựng,... Riêng đối với lĩnh vực hành chính, cũng đã có một số công trình nghiên cứu cùng một số cuốn từ điển về TNHC tiếng Việt đã đƣợc xuất bản. Song, các công trình nghiên cứu này vẫn chƣa làm nổi bật đặc điểm của TNHC tiếng Việt để từ đó có sự kế thừa cho việc xây dựng và định hƣớng sử dụng hệ thống TNHC một cách hiệu quả. Đồng thời, các cuốn từ điển hiện có về TNHC vẫn còn khiêm tốn về số lƣợng thuật ngữ và chƣa đáp ứng đƣợc thực tế hoạt động hành chính. Chẳng hạn, trong các cuốn TNHC vẫn thiếu những thuật ngữ cơ bản nhƣ: chấp hành, chỉ đạo, chế độ, cơ cấu, cơ chế, hội họp,... Chính vì vậy, rất cần tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống hơn nữa về đặc điểm của TNHC, từ đó cung cấp thêm cơ sở lí luận để định hƣớng tiêu chí xây dựng hệ thống TNHC cũng nhƣ đề xuất phƣơng pháp chuẩn hóa hệ thống TNHC và cách sử dụng chúng trong thực tế. Nền hành chính hiện đại hoạt động trong sự kế thừa và vận động, phát triển liên tục. Do đó, sẽ có những TNHC mặc dù đƣợc tập hợp trong từ điển nhƣng không còn phù hợp với thực tế sử dụng hiện nay nhƣ: Hội đồng Bộ trưởng; phó bản; thông lệnh; khu mậu dịch tự do; tiếp ký; bù giá vào lương; họp công khai; công chức dự bị;... Đồng thời, cùng với sự vận động và phát triển xã hội, nền hành chính hiện đại đã xuất 1 hiện nhiều nội dung hoạt động mới với cơ chế hoạt động mới. Vì vậy, có một số từ ngữ mới đƣợc dùng với tƣ cách là các TNHC. Song, các từ ngữ này có đáp ứng đƣợc các tiêu chí của TNHC hay không lại là vấn đề cần làm sáng tỏ, ví dụ: bộ phận một cửa, vị trí việc làm; mạng; Internet; khủng bố; công nghệ; môi trường; phá sản; vốn nhà nước;... Muốn nhận biết những điều đó rất cần có một cơ sở lí luận để khẳng định các từ ngữ mới xuất hiện có thực sự là các TNHC của nền hành chính hiện đại hay không. Chính vì vậy, nghiên cứu để nhận biết đặc điểm của TNHC cũng nhƣ đề xuất các tiêu chí xác định TNHC là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, có một số từ ngữ đã đƣợc đƣa vào trong các từ điển TNHC hoặc đang đƣợc coi là các TNHC nhƣng thực chất không mang đầy đủ đặc trƣng của TNHC, ví dụ: ngầm; có đi có lại;... Hay tình trạng sử dụng các thuật ngữ thiếu thống nhất, thậm chí thiếu chính xác, ví dụ: cấp cơ sở/ cấp địa phương; văn bản pháp quy/ văn bản quy phạm pháp luật; hồ sơ/ tài liệu; công văn/ văn bản/ giấy tờ; thanh kiểm tra, bãi miễn... Vì vậy, rất cần đề xuất tiêu chí cho cách sử dụng TNHC tiếng Việt theo hƣớng chuẩn hóa. Việc chỉnh lí cũng nhƣ xây dựng mới các từ điển TNHC là công việc luôn cần thiết cho một nền hành chính vận động phát triển. Bởi, thực tế, bộ phận TNHC nói riêng, thuật ngữ nói chung so với các bộ phận từ vựng tiếng Việt khác là bộ phận phát triển nhanh, phục vụ tích cực cho sự phát triển của lĩnh vực hành chính Việt Nam. Muốn thế, luôn rất cần có sự nghiên cứu để đề xuất xây dựng thêm các TNHC mới và đề xuất loại bỏ đi những TNHC không còn phù hợp để đảm bảo rằng hệ thống từ ngữ đƣợc coi là hệ thống TNHC luôn đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế của nền hành chính hiện đại. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm thuật ngữ hành chính tiếng Việt” để nghiên cứu với mong muốn góp tiếng nói cho sự xác định, xây dựng và chuẩn hóa hệ thống TNHC tiếng Việt. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những đặc điểm cơ bản về mặt cấu tạo, ý nghĩa và phƣơng thức định danh của hệ thống TNHC tiếng Việt, trên cơ sở đó đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể nhằm chuẩn hoá hệ thống TNHC tiếng Việt, giúp cho việc xây dựng từ điển hành chính tiếng Việt và công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và thực hành soạn thảo văn bản hành chính. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 2 - Hệ thống hoá quan điểm lí luận về thuật ngữ, TNHC, đặc biệt là nguyên tắc xây dựng hệ thống thuật ngữ nói chung, hệ thống TNHC nói riêng, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho luận án; - Khảo tả đặc điểm hệ thống TNHC tiếng Việt về phƣơng diện cấu tạo, ngữ nghĩa và phƣơng thức định danh; - Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm chuẩn hoá TNHC tiếng Việt ở một số nội dung cụ thể. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hệ thống TNHC tiếng Việt hiện đại. Chúng tôi quan niệm TNHC là từ ngữ biểu hiện khái niệm hay đối tƣợng thuộc lĩnh vực hành chính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm TNHC tiếng Việt trên các phƣơng diện: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và phƣơng thức định danh. Từ đó hƣớng tới việc chuẩn hoá hệ thống TNHC trong tiếng Việt. 3.3. Tƣ liệu nghiên cứu của luận án Tƣ liệu về TNHC tiếng Việt hiện đại đƣợc chúng tôi tập hợp từ các nguồn sau: 1) Các từ điển: - Tô Tử Hạ (chủ biên) (2003), Từ điển hành chính, Nxb Lao động - Xã hội, H. - Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (2002), Từ điển giải thích TNHC, Nxb Lao động, H. - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính, Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính (2009), TNHC, H. 2) Các từ ngữ đƣợc coi là TNHC nằm trong mục “giải thích từ ngữ” trong 141 bộ luật, luật của Việt Nam đƣợc ban hành từ 2008 đến nay và trong Hiến pháp Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Tổng số TNHC thống kê đƣợc là 4081 đơn vị. 4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 4.1. Cách tiếp cận Nghiên cứu TNHC, chúng tôi sử dụng các cách tiếp cận sau đây: 1) Cách tiếp cận tĩnh: Cách tiếp cận tĩnh nghĩa là xét các TNHC trong trạng thái tĩnh, cụ thể là các đơn vị TNHC trong các cuốn từ điển hành chính. Luận án sẽ tiến 3 hành phân tích, xem xét cấu trúc chúng đƣợc tạo nên bởi những yếu tố nào; đặc điểm của những yếu tố cấu tạo ấy ra sao; các yếu tố này có mối quan hệ với nhau nhƣ thế nào; đƣợc kết hợp với nhau nhƣ thế nào để cấu tạo thành TNHC. Từ đó, xác lập các mô hình kết hợp các yếu tố để tạo thành TNHC; chỉ ra đặc điểm chung và đặc thù của TNHC. 2) Cách tiếp cận động: Cách tiếp cận động xét các TNHC trong trạng thái động, cụ thể là các đơn vị TNHC đƣợc sử dụng trong văn bản để tìm hiểu quá trình định danh, cách thức tạo lập TNHC, đề xuất phƣơng hƣớng, biện pháp chuẩn hóa TNHC ở một số nội dung cụ thể. 3) Cách tiếp cận hệ thống: Đặt đơn vị TNHC trong hệ thống TNHC mà nó thuộc vào để xem xét, nghiên cứu. 4) Tiếp cận đồng đại: Các TNHC tiếng Việt đƣợc chúng tôi xem xét trên phƣơng diện đồng đại, cụ thể là TNHC trong tiếng Việt hiện đại. 5) Cách tiếp cận đa ngành, liên ngành: Bản thân hành chính là một chuyên ngành độc lập nhƣng lại có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực chuyên ngành khác nhƣ chính trị học, luật học, kinh tế học, tâm lí học, quản trị học, xã hội học,... vì vậy nghiên cứu TNHC phải đặt trong cách tiếp cận đa ngành, liên ngành mới có đƣợc cái nhìn biện chứng. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu đã đặt ra, luận án sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: 1) Phương pháp miêu tả: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các TNHC, những vấn đề còn tồn tại của TNHC cũng nhƣ định hƣớng chuẩn hóa TNHC. Cách thức tiến hành theo phƣơng pháp này đó là tác giả luận án lần lƣợt làm rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa của 4081 đơn vị TNHC tiếng Việt thuộc 7 nhóm: (1) TNHC biểu hiện nhân sự trong hệ thống quản lí (các chức vụ, chức danh); (2) TNHC biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí; (3) TNHC biểu hiện nội dung quản lí; (4) TNHC biểu hiện hoạt động trong quản lí; (5) TNHC biểu hiện tính chất trong quản lí; (6) TNHC biểu hiện phƣơng tiện phục vụ hoạt động quản lí; (7) TNHC biểu hiện khái niệm khoa học hành chính. 2) Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp: Phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp đƣợc sử dụng để phân tích các thành phần cấu tạo của các TNHC, từ đó chỉ ra mô hình của chúng. Cách thức tiến hành theo phƣơng pháp này đó là tác giả luận án xuất phát điểm từ việc xác định đơn vị cấu thành TNHC là thuật tố (đơn vị biểu thị một khái niệm/ đối tƣợng hoàn chỉnh hoặc có thể biểu thị khái niệm bộ phận hay đặc trƣng của khái niệm/ đối tƣợng đƣợc phản ánh trong mỗi TN; mỗi thuật tố là đơn vị cấu tạo trực tiếp cuối cùng của TN; mỗi thuật tố tham gia vào cấu tạo TNHC phải có ý 4 nghĩa từ vựng) đã lần lƣợt phân tích đặc điểm cấu tạo của TNHC trên các phƣơng diện: mô hình cấu tạo của TNHC tiếng Việt; nguồn gốc của các đơn vị cấu tạo nên TNHC (tức các thuật tố); mô hình định danh tiêu biểu của TNHC tiếng Việt. 3) Thủ pháp thống kê: Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài sẽ giúp tác giả hệ thống đƣợc số liệu các TNHC; thống kê từ loại, thống kê các yếu tố cấu tạo, các nhóm TN theo đặc trƣng định danh. Những số liệu thống kê đƣợc bảng biểu hóa để từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận về TNHC. Để có thể làm rõ những đặc điểm cơ bản về mặt cấu tạo, ý nghĩa và phƣơng thức định danh của hệ thống TNHC tiếng Việt, luận án sử dụng phƣơng pháp miêu tả và phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp làm phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo. Trong đó, phƣơng pháp miêu tả đƣợc sử dụng là phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát, cơ bản của luận án. 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu sâu về đặc điểm của hệ TNHC tiếng Việt trên phƣơng diện cấu tạo, ngữ nghĩa và phƣơng thức định danh. Từ đó bƣớc đầu nêu lên một số nhận xét về hiện trạng của TNHC tiếng Việt, đề xuất hƣớng, biện pháp chuẩn hoá TNHC tiếng Việt từ phƣơng diện ngôn ngữ học. 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 6.1. Ý nghĩa lí luận Luận án làm rõ những đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh của TNHC tiếng Việt. Từ đó, đánh giá ƣu điểm và nhƣợc điểm của hệ thống TNHC tiếng Việt ở các phƣơng diện trên để hƣớng tới việc chuẩn hoá chúng. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu lí thuyết thuật ngữ học nói chung, nghiên cứu TNHC nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác soạn thảo văn bản hành chính hoặc đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và học tập về ngôn ngữ hành chính. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác biên soạn từ điển TNHC. 7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu gồm bốn chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo của TNHC tiếng Việt Chƣơng 3: Đặc điểm định danh, ngữ nghĩa của TNHC tiếng Việt Chƣơng 4: Nghiên cứu một số trƣờng hợp TNHC tiếng Việt. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới Trên thế giới, các nghiên cứu về thuật ngữ bắt đầu đƣợc manh nha từ thế kỷ XVIII với những nội dung cơ bản là việc tạo lập, xây dựng và sơ khai xác định các nguyên tắc cho một số hệ thuật ngữ đặc biệt. Những tác giả đƣợc coi là mở đƣờng trong lĩnh vực nghiên cứu này nhƣ CarlvonLinné (1736); Beckmann (1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F.de Fourcoy (1789); William Wehwell (1840);... Song phải đến đầu thế kỉ XX, khoa học thuật ngữ mới thực sự đƣợc hình thành và việc nghiên cứu thuật ngữ mới có đƣợc định hƣớng khoa học. Từ những năm 1930, việc nghiên cứu thuật ngữ đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt là những công trình nghiên cứu các học giả Liên Xô cũ, Cộng hòa Séc và Áo. * Trường phái thuật ngữ học Xô Viết Nhà thuật ngữ học G.Rondo (Canada) đã cho rằng chính Liên xô trƣớc đây là quê hƣơng ra đời của bộ môn thuật ngữ học với tƣ cách một chuyên ngành khoa học, trong khi đó, ở Áo, chủ yếu ngƣời ta quan tâm đến phƣơng pháp xử lý các dữ liệu thuật ngữ” (Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn (2012) [95, tr.7]). Chịu ảnh hƣởng công trình nghiên cứu về thuật ngữ của Eugen Wüster, do đó, cũng nhƣ trƣờng phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo, trƣờng phái Xô viết với các công trình nghiên cứu của Lotte, Drezen, Caplygi và các cộng sự chủ yếu nghiên cứu về chuẩn hóa các khái niệm và các thuật ngữ trên tinh thần của những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa đa ngôn ngữ của Xô viết. “Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu thuật ngữ ở Liên Xô trƣớc đây có nguyên nhân là do thành phần đa dân tộc (hơn 100 dân tộc và bộ tộc) của cƣ dân trong nƣớc, ngoài ra còn do ở Liên Xô bên cạnh những ngôn ngữ đã có sự phát triển về thuật ngữ, còn có cả những ngôn ngữ chƣa có hệ thuật ngữ đƣợc soạn thảo (...). Các ngôn ngữ riêng lẻ của các dân tộc ở Liên Xô trƣớc đây có những phạm vi hành chức khác nhau. Chẳng hạn, có những ngôn ngữ chỉ đƣợc sử dụng trong điều kiện ở nhà và trong gia đình; có những ngôn ngữ đƣợc dùng để giảng dạy trong nhà trƣờng” [95, tr.11]). “Tiếng Nga chiếm vị trí đặc biệt trong số các ngôn ngữ ở Liên Xô trƣớc đây đã phát triển về mặt thuật ngữ. Đây là ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc ở LBCHXHCN Xô Viết và là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế của các chuyên gia ở tất cả các nƣớc cộng hòa. Ở bình diện phổ biến của tiếng Nga trong các nƣớc cộng hòa liên bang, vấn đề song ngữ thuật ngữ đƣợc nhấn mạnh đặc biệt. Các 6 thuật ngữ của một lĩnh vực tri thức nhất định đã sử dụng tiếng Nga và tiếng dân tộc để xây nên các hệ thống của mình với sự điều chỉnh nội tại các thành tố” [95, tr.13]). Công tác nghiên cứu thuật ngữ ở Liên Xô từ những năm 1930 trở đi phát triển vô cùng mạnh mẽ và đã gặt hái đƣợc những thành tựu đáng kể. Một đại diện tiêu biểu của trƣờng phái nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết là Lotte (1898 – 1950). Với công trình nghiên cứu Những vấn đề gây bức xúc trong trường thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, ông đƣợc coi là ngƣời đứng đầu trong công tác phát triển hệ thuật ngữ hiện đại của Nga. Kulebakin (1993) đã nhận xét rằng mặc dù Lotte không phải là ngƣời duy nhất nhƣng lại là ngƣời để lại ảnh hƣởng to lớn cho công tác phát triển thuật ngữ về mặt lí thuyết. Lotte đã tạo ra nền móng về mặt lí thuyết và phƣơng pháp cho công tác thuật ngữ của Xô viết. Theo Kulebakin, quan điểm của Lotte có thể tóm tắt thành ý cơ bản sau: “Hệ thuật ngữ là toàn bộ các thuật ngữ phù hợp với hệ thống khái niệm của một lĩnh vực khoa học hay kĩ thuật nào đó. Hệ thống thuật ngữ thể hiện cái gọi là hệ thống khái niệm” (Dẫn theo [41, tr.8). Tới những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, ở Liên Xô (cũ) đã xuất hiện hàng loạt công trình nghiên cứu khá đa dạng về thuật ngữ với các tên tuổi nổi tiếng nhƣ: G.O.Vinokur; A.A.Reformatskij; S.I.Ozegop. Các tác giả này đã nghiên cứu thuật ngữ tập trung vào 4 nhóm sau: 1) Nhóm nghiên cứu về bản chất của thuật ngữ, điển hình là tác giả N.P.Kuz‟kin; 2) Nhóm nghiên cứu về chức năng của thuật ngữ, điển hình là tác giả G.O.Vinokur và L.A Kapatnadze; 3) Nhóm nghiên cứu về xác định thuật ngữ trong mối quan hệ của nó với khái niệm, điển hình là các tác giả Gerd, Lotte, Danilenco; 4) Nhóm nghiên cứu nghiêng về tiêu chuẩn thuật ngữ nhƣ tác giả A.A.Reformatskij. Điều đáng quan tâm là ở Liên Xô, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu đến thuật ngữ theo chiều hƣớng quốc tế hóa thuật ngữ. Ngoài ra, một số tác giả nhƣ A.V.Superanskaja;N.V.Podol‟skaja; N.V.Vasilie‟va đã chú ý đến trạng thái đƣơng thời của các hệ thống thuật ngữ và cả lịch sử sáng tạo thuật ngữ. * Trường phái thuật ngữ học Cộng hòa Séc Có thể nói, mối quan tâm lớn nhất của trƣờng phái này cũng là vấn đề chuẩn hóa các ngôn ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ. Trong nghiên cứu, họ quan tâm đặc biệt đến việc miêu tả cấu trúc và chức năng của các ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó thuật ngữ đóng vai trò quan trọng. Đại diện tiêu biểu là L.Drodz. Ông là ngƣời tiên phong và phát triển từ lối tiếp cận ngôn ngữ về mặt chức năng của trƣờng phái ngôn ngữ học Praha. Các ngôn ngữ chuyên ngành theo trƣờng phái này đƣợc coi là mang tính văn phong nghề nghiệp tồn tại cùng những văn phong khác nhƣ: văn học, báo chí và hội 7 thoại. Họ coi thuật ngữ nhƣ là những đơn vị tạo nên văn phong nghề nghiệp mang tính chức năng. Nó ra đời do kết quả của bản chất đa ngôn ngữ trong từng khu vực địa lí. * Trường phái thuật ngữ học Áo Ở Áo, ngƣời mà không chỉ đƣợc coi là tiên phong trong việc tạo nên diện mạo của công tác nghiên cứu và phát triển thuật ngữ hiện đại ở thế kỉ XX mà còn có ảnh hƣởng rất lớn đến việc nghiên cứu thuật ngữ của nhiều học giả sau này, đó chính là E. Wuster (1898 -1997). Nhìn chung, các phƣơng pháp nghiên cứu thuật ngữ của ông chủ yếu dựa theo những nguyên tắc đƣợc trình bày rất rõ ràng trong tác phẩm Lí luận chung về thuật ngữ (1931). Trong tác phẩm của mình (1931), Eugen Wüster đã đề cập đến những khía cạnh ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu thuật ngữ, đƣa ra một số nguyên tắc khi sử dụng thuật ngữ và chỉ ra những điểm chính của phƣơng pháp xử lí dữ liệu thuật ngữ. Công trình của ông đã đƣợc Leo Weisgeber (1975) đánh giá nhƣ là một cột mốc của ngôn ngữ học ứng dụng (Dẫn theo 41, tr. 56). Nhìn chung, khi nói tới hƣớng nghiên cứu thuật ngữ theo sự điều chỉnh phù hợp với hệ thống ngôn ngữ, ngƣời ta không thể không nhắc đến ba trƣờng phái và cũng là ba cái nôi nghiên cứu thuật ngữ tiêu biểu và lớn nhất trên thế giới đó là Liên xô, Cộng hòa Séc và Áo. Những nghiên cứu này đƣợc coi là nền tảng cho sự khởi đầu của ngành khoa học thuật ngữ trên thế giới. Cả ba trƣờng phái này đều có chung một quan điểm đó là nghiên cứu thuật ngữ dựa trên ngôn ngữ học, họ đều xem thuật ngữ nhƣ là một phƣơng diện diễn đạt và giao tiếp. Vì thế cả ba trƣờng phái đã hình thành cơ sở lí thuyết về thuật ngữ và những nguyên lí mang tính phƣơng pháp chi phối những ứng dụng của nó. Những kết quả nghiên cứu của các trƣờng phái này là một trong những động lực chính cho việc phát triển những hƣớng nghiên cứu thuật ngữ sau này đó là: thuật ngữ đƣợc nghiên cứu theo hƣớng dịch và kế hoạch hóa ngôn ngữ. Ở các nƣớc Tây Âu và Bắc Mỹ, việc nghiên cứu thuật ngữ đã thu hút đƣợc khá nhiều các tác giả có tiếng nhƣ Eugen Wüster (1938) với “International Electrotechnical Vocabulary” [125]; Erhart Oeser và Gerhart Budin với “Terminology science - a closer look” [124]; Dafydd Gibbon với “The importance of terminology” [126]. Các tác giả này đã đƣa ra những cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ và những nhìn nhận, phân tích phong phú về thuật ngữ. Đặc biệt, tác giả Sager J.C trong “A Practice course in terminology Processing” [121] đã đƣa ra bốn tiêu chuẩn chung cho thuật ngữ là: tính hệ thống, tính quy ƣớc, tính ổn định và tính chính xác. Ở Canada, những vùng nói tiếng Pháp thì tập trung nghiên cứu thuật ngữ với nhu cầu xây dựng các thuật ngữ tiếng Pháp thay thế cho các thuật ngữ tiếng Anh. “Mặc dù thế giới có trên 200 ngôn ngữ, song chỉ có 60 ngôn ngữ là đã có hệ thuật ngữ khoa học phát triển và cũng chỉ bao trùm đƣợc gần 300 lĩnh vực đối tƣợng – chuyên môn, đồng thời, ở mỗi ngôn ngữ riêng biệt thì các lĩnh vực đã đƣợc xây dựng thuật ngữ thì không nhiều nhƣ thế. Tính tích cực của việc nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ trong mỗi lĩnh 8 vực phụ thuộc vào hiệu quả của ngành khoa học hay chuyên môn có các khái niệm và tên gọi mới đã đƣợc tạo ra, phụ thuộc vào sự tham gia của các nhà khoa học vào quá trình này, đồng thời phụ thuộc cả vào những kết quả của sự hợp tác quốc tế.” (Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn (2012) [95, tr.8]). Sự đa dạng của các công trình nghiên cứu trên thế giới về thuật ngữ học đã khẳng định vị trí quan trọng của thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ dân tộc. Ngoài ra, bằng sự đối chiếu các thuật ngữ giữa các ngành, lĩnh vực trong cùng một ngôn ngữ và đối chiếu với thuật ngữ của một ngành, lĩnh vực của một ngôn ngữ với thuật ngữ của một lĩnh vực, của một ngôn ngữ khác cũng cho thấy sự phức tạp, đa dạng khi nghiên cứu thuật ngữ. Điều này cho thấy những khó khăn nhất định nảy sinh trong quá trình nghiên cứu thuật ngữ. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới cũng cho thấy, ở các nƣớc phát triển đã có sự nghiên cứu về thuật ngữ từ rất sớm nhƣ Nga, Anh, Pháp, Đức,… Đồng thời, trong những thập niên cuối thế kỷ XX thì việc nghiên cứu thuật ngữ trong các ngôn ngữ của một số nƣớc đang phát triển cũng đã đƣợc đẩy mạnh. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu về thuật ngữ khoa học bắt đầu đƣợc chú ý đến vào đầu thế kỉ XX. Tác giả đầu tiên đề cập đến vấn đề thuật ngữ là Dƣơng Quảng Hàm trong bài viết “Bàn về tiếng An - Nam” trên tờ báo Nam Phong số 22 năm 1919. Trong bài viết, ông có bàn về vấn đề vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài. Ông cho rằng, ngƣời Việt không thể mƣợn tiếng Pháp vì tiếng Pháp có nhiều vần khiến nhiều chỗ khó đọc. Và ông cho rằng nên mƣợn chữ Hán vì “đồng chủng với tiếng ta”. Sau đó, trên một số tờ báo các tác giả Hữu Thanh, Nguyễn Ứng cũng chủ trƣơng dựa vào tiếng Hán để đặt thuật ngữ hoá học. Còn tác giả Nguyễn Văn Thịnh thì không tán thành điều này vì ông e rằng “nếu ta cứ mƣợn chữ Hán thì ngày kia thông dụng đã quen rồi, muốn sửa ắt là bất tiện”. Do đó, ông chủ trƣơng “mƣợn tiếng Latin hay Hi Lạp nhƣ các tiếng trong thế giới mà phiên âm ra, không mƣợn tiếng Pháp vì tiếng Pháp cũng vay mƣợn tiếng Latin hay Hi Lạp, ta đi tới cội nguồn phải tốt hơn” [Dẫn theo 95, tr.15]. Tuy nhiên, phải đến những năm 30 của thế kỷ XX, khi phong trào cách mạng nêu cao chủ trƣơng “đấu tranh vì tiếng nói, chữ viết, thống nhất và làm giàu tiếng nói” thì thuật ngữ khoa học mới dần xuất hiện bằng tiếng Việt. Lúc đầu, chủ yếu là các thuật ngữ trong lĩnh vực, ngành xã hội, chính trị, triết học, sau đó mới dần đi vào các lĩnh vực, ngành khoa học khác. Đặc biệt, tạp chí “Khoa học tạp chí” (1931-1933) ra đời đã góp phần thúc đẩy sự nghiên cứu thuật ngữ. Khuynh hƣớng chung của thời kì này là thuật ngữ vẫn chủ yếu tiếp nhận từ tiếng Pháp và tiếng Hán dƣới dạng phiên âm. Hoàng Xuân Hãn đƣợc đánh giá là ngƣời tiên phong xem xét vấn đề xây dựng thuật ngữ một cách có hệ thống. Ông cũng là ngƣời đầu tiên tổng kết ba phƣơng thức xây dựng thuật ngữ dựa vào từ thông thƣờng, mƣợn tiếng Hán và phiên âm từ các 9 tiếng Ấn – Âu và đề ra 8 yêu cầu đối với việc xây dựng thuật ngữ khoa học. Cũng bắt đầu từ đây, cuốn Danh từ khoa học đã ra đời (1942). Đây là từ điển đối chiếu Pháp – Việt về danh từ khoa học của một số ngành khoa học tự nhiên. Tác phẩm là một dấu ấn quan trọng đối với việc biên soạn, nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt. Sau Danh từ khoa học, một số tập thuật ngữ đối chiếu khác cũng bắt đầu đƣợc biên soạn. Từ 1945 đến 1975 có thể coi là một thời kì tiếp tục phát triển về việc nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt một cách chính thống. Năm 1960, Uỷ ban Khoa học nhà nƣớc đã ban hành hai quy định: quy định tạm thời về nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên và bản nguyên tắc xây dựng thuật ngữ khoa học xã hội. Đặc biệt là có sự tổ chức một số hội nghị điển hình nhƣ: Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học ngày 28 - 29/12/1964; Hội nghị trƣng cầu ý kiến về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học tháng 5/1965. Tháng 6, năm 1966, Hội đồng Thuật ngữ - Từ điển khoa học đã công bố tạm thời đề án “Quy tắc phiên âm thuật ngữ khoa học nƣớc ngoài ra tiếng Việt”. Quy tắc này đã thúc đẩy nghiên cứu và kết quả là đã một loạt tập thuật ngữ đối chiếu đã đƣợc biên soạn. Giai đoạn 1975 đến nay đƣợc coi là đã có sự tập trung và quan tâm đến nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt nhằm giải quyết những vấn đề của thực tế. Công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ đã đƣợc quan tâm và đẩy mạnh trên phạm vi cả nƣớc. Bắt đầu từ Hội nghị chuẩn hoá chính tả và thuật ngữ khoa học đƣợc tổ chức tại Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh năm 1978 và tiếp tục tại Hà Nội năm 1979. Đã có rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu về việc xây dựng, chuẩn hoá thuật ngữ tiếng Việt đã đƣợc đăng tải trên Tạp chí Ngôn ngữ. Nội dung nghiên cứu thuật ngữ giai đoạn này quan tâm chủ yếu tới các vấn đề cơ bản nhƣ: vấn đề định nghĩa thuật ngữ; vấn đề tiêu chuẩn của thuật ngữ; vấn đề phƣơng thức đặt thuật ngữ; vấn đề vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài. Cũng xoay quanh những nội dung cơ bản nêu trên, có thể kể tên đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: “Thống nhất quan niệm về tiêu chuẩn của thuật ngữ khoa học”, “Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học” năm 1977 của tác giả Lƣu Vân Lăng; “Tình hình và xu hƣớng phát triển thuật ngữ tiếng Việt trong mấy chục năm qua” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 1 năm 1977 của Vân Lăng và Nhƣ Ý; “Tham luận về chuẩn hoá thuật ngữ khoa học” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 2 và số 4 năm 1979 của Hồng Dân; “Vấn đề thống nhất và chuẩn hoá thuật ngữ khoa học tiếng Việt” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 3 và số 4 năm 1979 của tác giả Lê Khả Kế; “Về sự hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 4 năm 1983 của tác giả Hoàng Văn Hành; “Về phƣơng thức cấu tạo thuật ngữ trong một số công trình xuất bản tại Việt Nam thời kỳ 1954-1975” đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội số 4 năm 1992 của tác giả Nguyễn Nhƣ Ý; “Chuẩn hóa thuật ngữ, nhìn lại từ góc độ bối cảnh xã hội” và “Những vấn đề đặt ra đối với việc xử lý từ ngữ nƣớc ngoài trong tiếng Việt” (Tạp chí Ngôn ngữ) của Nguyễn Văn Khang; “Đặc điểm của thuật 10 ngữ tiếng Việt” (Tạp chí Từ điển và Bách khoa thƣ, số 2, 2009) của Hà Quang Năng;... Đặc biệt, bài viết “Một số vấn đề về nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 12/2010 và số 01/2011 của tác giả Nguyễn Đức Tồn đã phân tích các quan niệm về thuật ngữ khác nhau của các nhà nghiên cứu, từ đó tác giả đƣa ra định nghĩa “thuật ngữ là từ ngữ biểu hiện một khái niệm hoặc một đối tƣợng trong phạm vi một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn”. Theo tác giả, khi định nghĩa về thuật ngữ phải và chỉ cần nêu những đặc trƣng bản chất nhất thuộc bản thể của nó, làm nó khác biệt với các từ ngữ không phải thuật ngữ (nhƣ từ thông thƣờng, từ nghề nghiệp, tiếng lóng, …). Những phẩm chất thứ yếu không đủ khu biệt thuật ngữu với các đơn vị phi thuật ngữ hoặc những phẩm chất không thuộc bản thể của thuật ngữ mà là do sự nhận thức chủ quan, sự áp đặt của ngƣời sử dụng thì nhất định không nên đƣa vào nội dung định nghĩa của thuật ngữ. Theo tác giả, những đặc trƣng thuộc bản chất nhất thuộc bản thể của thuật ngữ gồm: thứ nhất, về hình thức hay là “cái biểu hiện” của thuật ngữ là từ hoặc cụm từ, ngữ cố định; thứ hai, về nội dung hay là “cái đƣợc biểu hiện” của thuật ngữ là khái niệm hoặc đối tƣợng đƣợc sử dụng trong phạm vị một lĩnh vực khoa học hay chuyên môn nhất định. Và cũng trong bài viết này, tác giả đã phân tích các tiêu chuẩn cần và đủ của thuật ngữ. Trên cơ sở các ý kiến của các nhà nghiên cứu đƣa ra yêu cầu đối với thuật ngữ, tác giả đã đi đến kết luận rằng những tiêu chuẩn đối với thuật ngữ để làm cơ sở xem xét, đánh giá và chuẩn hóa thuật ngữ là tính khoa học (gồm tính chính xác, tính hệ thống và tính ngắn gọn) và tính quốc tế. Đồng thời, tại bài viết, tác giả đã đề cập đến việc chuẩn hóa thuật ngữ bằng việc ứng dụng lý thuyết điển mẫu để giải quyết vấn đề. Theo tác giả, trong một hệ thống thuật ngữ sẽ có những thuật ngữ là điển mẫu, nghĩa là thuật ngữ ấy đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn, các đặc điểm phẩm chất cần và đủ cả về nội dung lẫn hình thức của một thuật ngữ và có những thuật ngữ chỉ đáp ứng đƣợc một số tiêu chuẩn nhất định và nằm ở biên của hệ thống thuật ngữ. Do vậy, việc chuẩn hóa chỉ đặt ra đối với các thuật ngữ thuộc biên, nằm xa điển mẫu mà thôi. Không chỉ dừng lại ở những vấn đề lý luận chung, năm 1991, tác giả Vũ Quang Hào với công trình: “Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt” đã đặt ra những vấn đề cụ thể cho việc xây dựng một hệ thuật ngữ cụ thể. Có thể nói đây là công trình mở màn cho cho xu hƣớng này. Có thể kể đến một loạt các luận án tiến sĩ đã nghiên cứu trên cơ sở đối chiếu hệ thuật ngữ chuyên ngành trên hai ngôn ngữ khác nhau và một số luận án tiến sĩ đã nghiên cứu toàn diện và hệ thống thuật ngữ của một số ngành khoa học hay lĩnh vực cụ thể nhƣ: “So sánh cách cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại” năm 2000 của tác giả Nguyễn Thị Bích Hà; “Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách phiên chuyển sang tiếng Việt” năm 2005 của tác giả Vƣơng Minh Thu; “Khảo sát về việc tiếp nhận và sử dụng thuật ngữ điện tử - tin học viễn thông tiếng Anh trong tiếng Việt hiện đại” năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Kim 11 Thanh; “Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa thuật ngữ sở hữu trí tuệ” năm 2012 của Mai Thị Loan.; “Thuật ngữ khoa học kĩ thuật xây dựng trong tiếng Việt” năm 2012 của Vũ Thị Thu Huyền; Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa hệ thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt năm 2016 của Nguyễn Quang Hùng;… Ở các Bộ, ngành cụ thể, hiện cũng đã có các công trình nghiên cứu riêng về hệ thống thuật ngữ của ngành, lĩnh vực dƣới hình thức đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ để đáp ứng yêu cầu thực tế của Bộ, ngành. Điển hình là các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thuật ngữ Lưu trữ Việt Nam” năm 2006 của tác giả Trần Hoàng; “Xây dựng hệ thống thuật ngữ Văn thư Việt Nam” năm 2010 của tác giả Trần Quốc Thắng; “Nghiên cứu, khảo sát thuật ngữ tiếng Việt phục vụ cho việc xây dựng Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam” năm 2012 của tác giả Nguyễn Đức Tồn; “Nghiên cứu khảo sát ngôn ngữ hành chính Việt Nam phục vụ cho việc xây dựng Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam” năm 2012 của tác giả Vũ Thị Sao Chi,... Riêng công trình “Nghiên cứu, khảo sát TNHC tiếng Việt phục vụ cho việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam” (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2012) của tác giả Nguyễn Đức Tồn là một công trình nghiên cứu công phu có tính tổng hợp về thuật ngữ. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam. Công trình đã đƣa ra khái niệm thuật ngữ cùng các tiêu chuẩn của thuật ngữ trong sự phân biệt với các đơn vị từ vựng phi thuật ngữ. Đồng thời, công trình còn đề cập đến vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết điển mẫu. Công trình cũng là kết quả khảo sát về thực trạng xây dựng và sử dụng thuật ngữ hiện nay qua một số ngành khoa học và chuyên môn nhƣ: thuật ngữ vật lý học, thuật ngữ ngôn ngữ học, thuật ngữ khoa học kĩ thuật xây dựng, thuật ngữ kinh tế. Từ đó trong công trình, tác giả kiến nghị giải pháp xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế để làm cơ sở xây dựng Luật Ngôn ngữ. Đặc biệt là cuối năm 2016, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã ấn hành tác phẩm Thuật ngữ học tiếng Việt hiện đại, 404 trang do GS.TS Nguyễn Đức Tồn chủ biên. Trong công trình này, các tác giả đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn quan trọng về thuật ngữ. Đó là: Xác định lại những phân tích có cơ sở khoa học khái niệm thuật ngữ và các tiêu chuẩn của thuật ngữ trong sự phân biệt các đơn vị từ vựng phi thuật ngữ. Chƣơng II. Lí thuyết điển mẫu và vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt. Chƣơng III. Công trình đã dành phần II để xem xét thực trạng xây dựng và sử dụng thuật ngữ hiện nay qua một số ngành khoa học và chuyên môn. Từ đó công trình đã tổng kết tình hình nghiên cứu, xây dựng và sử dụng thuật ngữ tiếng Việt hiện nay. Trên cơ sở đó các tác giả của công trình đã đƣa ra kiến nghị giải pháp xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế để làm cơ sở xây dựng luật ngôn ngữ. 12 Trong hai năm 2009 - 2010 Viện từ điển học và Bách khoa thƣ Việt Nam đã thực hiện Chƣơng trình khoa học cấp Bộ “Một số vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận và phƣơng pháp luận biên soạn các loại từ điển và bách khoa thƣ Việt Nam” do PGS.TS Phạm Hùng Việt làm chủ nhiệm. Chƣơng trình có bảy nhánh đề tài, trong đó có một nhánh nghiên cứu những vấn đề lí luận và phƣơng pháp luận biên soạn từ điển chuyên ngành và thuật ngữ do PGS.TS Hà Quang Năng làm chủ nhiệm. Sau khi nghiệm thu, kết quả nghiên cứu của nhánh đề tài này đã đƣợc xuất bản với tên gọi “Thuật ngữ học - những vấn đề lí luận và thực tiễn” (Hà Quang Năng chủ biên Nxb Từ điển Bách Khoa, 2013). Nội dung của cuốn sách tập trung vào ba vấn đề: 1) Tổng kết những thành tựu nghiên cứu lí luận và nghiên cứu ứng dụng về thuật ngữ học ở Liên xô, Liên Bang Nga và cộng hòa Liên Bang Đức; 2) Đặc điểm định danh thuật ngữ và những con đƣờng hình thành, sáng tạo thuật ngữ; 3) Những nguyên tắc biên soạn từ điển thuật ngữ; 4) Đánh giá cống hiến công trình, nghiên cứu, biên soạn thuật ngữ đầu tiên ở Việt Nam – Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn; 5) Khảo sát, miêu tả, nhận xét cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của một số cuốn từ điển thuật ngữ cụ thể. Nhìn chung, các công trình luận án tiến sĩ cũng nhƣ các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ những năm gần đây cho thấy các nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu, xây dựng, chuẩn hoá nhiều hệ thống thuật ngữ thuộc một số những lĩnh vực chuyên môn tiêu biểu nhƣ lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực y học, lĩnh vực kinh tế thƣơng mại,… Và nhƣ vậy, có nghĩa nhu cầu chuẩn thuật ngữ cũng nhƣ chuẩn trong sử dụng thuật ngữ đối với các ngành, chuyên môn hiện nay rất cần đƣợc quan tâm. Việc nghiên cứu thuật ngữ hiện nay đã đi cụ thể vào hệ thống thuật ngữ của từng ngành, từng lĩnh vực chuyên môn theo nhu cầu thực tế. Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày nay, việc đi sâu vào nghiên cứu bản chất thuật ngữ của từng chuyên ngành cụ thể để lấy đó làm cơ sở khách quan cho việc chỉnh lí và thống nhất hệ thống thuật ngữ của từng chuyên ngành nói riêng, của thuật ngữ tiếng Việt nói chung, tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, vì mỗi ngành khoa học hoặc lĩnh vực chuyên môn càng phát triển thì hệ thống khái niệm của nó càng phức tạp. Mặc dù mỗi hệ thuật ngữ chuyên ngành là một tiểu hệ thuật ngữ tiếng Việt, nhƣng mỗi hệ thống thuật ngữ của một chuyên ngành lại có những đặc điểm riêng, đòi hỏi những yêu cầu cụ thể nhất định. Do đó, để có cơ sở khách quan cho việc chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt nói chung cần có thêm những công trình nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ của mỗi chuyên ngành nhằm tìm ra những đặc điểm bản chất của mỗi tiểu hệ thống thuật ngữ tiếng Việt. Vì vậy, thông qua việc nghiên cứu hệ thống TNHC, luận án mong muốn đóng góp thiết thực vào việc chuẩn hóa, thống nhất hệ thống TNHC mà qua đó còn góp phần vào công cuộc chuẩn hóa và thống nhất cho cả hệ thống thuật ngữ tiếng Việt nói chung. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ hành chính 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan