Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc...

Tài liệu đặc điểm ngữ âm tiếng hà nội gốc

.PDF
110
1752
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HẠNH ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM TIẾNG HÀ NỘI GỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HẠNH ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM TIẾNG HÀ NỘI GỐC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Cẩm Lan Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu kết quả trong nghiên cứu, các nhận xét, kết luận trong luận văn này là do tôi thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan dựa trên những số liệu có thật thu thập được và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ban chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học và Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Học viên PGS.TS Trịnh Cẩm Lan Nguyễn Thị Hạnh LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của PGS.TS Trịnh Cẩm Lan. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô, người đã hướng dẫn tôi trong Luận văn này. Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy giáo, cô giáo, các cán bộ trong Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội – những người đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong thời gian học vừa qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cộng tác viên, những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để giúp tôi thu thập tư liệu và hoàn thành tốt luận văn này. Tuy tôi đã rất cố gắng nhưng có lẽ luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để tôi có thể phát triển đề tài ở cấp độ cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 10 tháng 12 năm 2015 Nguyễn Thị Hạnh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2 4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 3 5. Bố cục của luận văn..................................................................................... 4 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................... 5 1.1. Một số vấn đề lý thuyết chính ................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm người Hà Nội và tiếng Hà Nội ............................................ 5 1.1.1.1. Khái niệm người Hà Nội ...................................................................... 5 1.1.1.2. Khái niệm tiếng Hà Nội ....................................................................... 6 1.1.1.3. Khái niệm tiếng Hà Nội gốc và người Hà Nội gốc ............................ 10 1.1.2. Cấu trúc của âm tiết tiếng Việt ............................................................ 14 1.1.2.1. Cấu trúc tổng thể ................................................................................ 14 1.1.2.2. Các thành phần cấu tạo âm tiết tiếng Việt ......................................... 15 1.2. Tình hình nghiên cứu ngữ âm tiếng Hà Nội ........................................ 22 1.2.1. Tình hình chung................................................................................... 22 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cụ thể trên các âm vị của hệ thống ................ 24 1.3. Tiểu kết .................................................................................................... 29 CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG HÀ NỘI GỐC ......... 32 2.1. Kết quả nghiên cứu hệ thống thanh điệu tiếng Hà Nội gốc ............... 32 2.1.1. Mô tả bằng cảm nhận thính giác ........................................................ 32 2.1.1.1. Thanh 1 (thanh ngang) ....................................................................... 32 2.1.1.2. Thanh 2 (thanh huyền) ....................................................................... 32 2.1.1.3. Thanh 3 (thanh ngã). .......................................................................... 32 2.1.1.4. Thanh 4 (thanh hỏi)............................................................................ 32 2.1.1.5. Thanh 5(thanh sắc) ............................................................................ 32 2.1.1.6. Thanh 6 (thanh nặng). ........................................................................ 33 2.1.2. Mô tả bằng kết quả phân tích thực nghiệm ........................................ 33 2.1.2.1. Thanh ngang....................................................................................... 33 2.1.2.2. Thanh huyền ....................................................................................... 36 2.1.2.3. Thanh ngã........................................................................................... 38 2.1.2.4. Thanh hỏi ........................................................................................... 43 2.1.2.5. Thanh sắc ........................................................................................... 45 2.1.2.6. Thanh nặng......................................................................................... 50 2.2. Thanh điệu tiếng Hà Nội gốc trong sự so sánh với thanh điệu ở một số vùng phƣơng ngữ khác............................................................................. 59 2.3. Tiểu kết .................................................................................................... 60 CHƢƠNG 3. CÁC THÀNH PHẦN ĐOẠN TÍNH TRONG NGỮ ÂM TIẾNG HÀ NỘI GỐC .................................................................................. 62 3.1. Hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội gốc ............................................... 62 3.1.1. Kết quả nghiên cứu âm đầu tiếng Hà Nội gốc ................................... 62 3.1.1.1. Mô tả bằng cảm nhận thính giác ....................................................... 62 3.1.1.2. Mô tả bằng kết quả phân tích thực nghiệm........................................ 64 3.1.1.3. Một vài nhận xét và thảo luận về hệ thống âm đầu tiếng Hà Nội gốc ................................................................................................................... 66 3.2. Âm đệm tiếng Hà Nội gốc ...................................................................... 74 3.3. Hệ thống âm chính tiếng Hà Nội gốc .................................................... 76 3.3.1. Kết quả nghiên cứu âm chính tiếng Hà Nội gốc ................................ 76 3.3.1.1. Mô tả bằng cảm nhận thính giác ....................................................... 76 3.3.1.2. Mô tả bằng kết quả phân tích thực nghiệm........................................ 78 3.3.1.3. Một vài nhận xét về hệ thống âm chính tiếng Hà Nội gốc (qua các kết quả phân tích thực nghiệm)............................................................................. 82 3.3.1.4. Âm chính tiếng Hà Nội gốc trong sự so sánh với âm chính ở một số vùng phương ngữ khác .................................................................................... 83 3.4. Hệ thống âm cuối tiếng Hà Nội gốc ...................................................... 86 3.4.1. Kết quả nghiên cứu âm cuối tiếng Hà Nội gốc .................................. 86 3.4.1.1. Mô tả bằng cảm nhận thính giác ....................................................... 86 3.4.1.2. Mô tả bằng kết quả phân tích thực nghiệm........................................ 88 3.4.1.3. Âm cuối tiếng Hà Nội gốc trong sự so sánh với âm cuối ở một số vùng phương ngữ khác ............................................................................................. 89 3.5. Tiểu kết .................................................................................................... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho con người và xã hội thay đổi rất nhiều. Đặc biệt hơn khi tình trạng này tác động mạnh đến con người và xã hội ở những khu vực là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, các khu vực đô thị. Xã hội công nghiệp hóa và đô thị hóa đưa đến sự tập trung hóa dân dư cao và nhanh về các khu vực đô thị. Mức độ tập trung hóa dân cư thường tỉ lệ thuận với độ lớn và vai trò của đô thị đối với sự phát triển của cả quốc gia. Tất cả các thành phố lớn ở Việt Nam đều ở trong cảnh huống ấy. Ở Hà Nội cũng vậy, nhưng với vai trò là thủ đô, khả năng thu hút dân cư của Hà Nội mạnh hơn các thành phố khác, cùng với Thành phố Hà Chí Minh, trở thành hai đô thị hàng đầu ở Việt Nam có lực hút dân cư mạnh nhất. Tình trạng nhập cư ngày càng gia tăng khiến cho Hà Nội trở thành một đô thị điển hình của sự giao tiếp đa phương ngữ. Cảnh huống tiếp xúc giữa các vùng phương ngữ làm cho tiếng nói ở thành phố này ngày càng trở nên đa dạng. Tiếng Hà Nội gốc hiện nay có lẽ ít nhiều đã chịu nhiều ảnh hưởng của sự giao tiếp đa phương ngữ này và bị biến đổi. Với tốc độ phát triển và thực trạng chuyển cư từ các vùng về thủ đô và từ thủ đô đi các vùng như hiện nay, tính di động xã hội, sự phát triển của giao thông liên lạc làm cho người dân thủ đô có nhiều hơn các cơ hội đi lại ra khỏi nơi cư trú của mình, và càng nhiều hơn nữa các cơ hội tiếp xúc với những người sinh ra và lớn lên ở các miền đất khác. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại thuần nhất của một thứ tiếng Hà Nội được cho là gốc của ngày xưa. Có lẽ, cái thứ tiếng "Tràng An" giờ đây chỉ được lưu lại ở những người già (sinh trước năm 1945). Chính việc này có nguy cơ làm cho tiếng của người “Tràng An’’ đang bị dần mất đi. 1 Là một học viên cao học chuyên ngành ngôn ngữ học tôi nhận thấy việc nghiên cứu những đặc trưng của tiếng Hà Nội gốc là một điều hết sức hữu ích, không chỉ đối với người Hà Nội và quan trọng hơn nó còn giúp chúng ta bảo vệ được một phần văn hóa của người Việt được lưu giữ trong tiếng Hà Nội gốc. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Đặc điểm ngữ âm tiếng Hà Nội gốc cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục đích của nghiên cứu Luận văn đặt mục đích nghiên cứu và mô tả những đặc trưng ngữ âm trong tiếng Hà Nội gốc, xem nó như một đặc trưng văn hóa truyền thống vốn được biết đến như là tiếng nói của người Tràng An. 2.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên đây, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến đặc trưng ngữ âm của tiếng nói và một số vấn đề khác liên quan đến ngữ âm học và âm vị học. - Thu thập tư liệu thực tế (chọn mẫu, ghi âm, điều tra). - Phân tích thực nghiệm những đặc trưng ngữ âm của tiếng Hà Nội gốc. - Mô tả đặc trưng ngữ âm của tiếng Hà Nội gốc trên cơ sở cảm nhận bằng thính giác và kết quả phân tích thực nghiệm ngữ âm học. 3. Ý nghĩa của đề tài Từ trước đến nay có ít đề tài lấy tiếng Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu độc lập để từ đó có thể miêu tả toàn bộ các đặc điểm riêng biệt của nó. Chính vì vậy, đề tài này góp phần làm phong phú hơn về kết quả nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Hà Nội. Thông qua đó, đề tài góp phần làm rõ hơn khái niệm tiếng Hà Nội, khái niệm người Hà Nội. Đề tài nghiên cứu những đặc trưng của tiếng Hà Nội gốc cả về mặt vật lý và sinh lý để thấy được bản sắc, những nét độc đáo riêng trong tiếng nói 2 của “người Tràng An". Việc nghiên cứu và chỉ ra những đặc điểm ngữ âm của tiếng Hà Nội gốc có thể giúp chúng ta phác họa đặc điểm tiếng Hà Nội, giúp ghi lại và giữ gìn một dạng biến thể của tiếng Hà Nội mà có lẽ chỉ vài chục năm nữa sẽ trở thành quá khứ do những tác động của quá trình giao tiếp đa phương ngữ đang diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Tư liệu nghiên cứu Để có được tư liệu cho đề tài, chúng tôi đã thu thập từ việc ghi âm lời nói của những người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trước năm 1945, khu vực sinh sống chủ yếu là xung quanh khu phố cổ, là những người có tính chất công việc mang tính cố định cao, ít biến động và ít có sự xê dịch ra khỏi Hà Nội trong những khoảng thời gian dài. Đó là những người mà chúng tôi tạm gọi là "người Hà Nội gốc". Số người Hà Nội gốc được chọn để ghi thu dữ liệu là 8 người, gồm 3 nam, 5 nữ theo tiêu chuẩn nói trên. Phương pháp xử lý tư liệu: Dữ liệu âm thanh được ghi âm bằng máy tính trên một phần mềm ghi thu chuyên dụng và xử lí bằng chương trình Audacity phục vụ việc phân tích các thông số âm học. Đây là chương trình ghi âm không làm mất đi những đặc điểm ngữ âm âm học tự nhiên của tiếng nói. Việc ghi thu dữ liệu được thực hiện thông qua một bảng từ soạn sẵn sao cho có sự xuất hiện đầy đủ và đồng đều của tất cả các đơn vị ngữ âm tham gia cấu tạo âm tiết tiếng Việt. Bên cạnh chương trình ghi thu trên đây, để phân tích những đặc trưng ngữ âm của tiếng Hà Nội, luận văn sử dụng chương trình phân tích âm thanh Praat 2000. Đây là chương trình phầm mềm chuyên dụng để xử lý và phân tích những thông số âm học của tiếng nói. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra điền dã: để thu thập tư liệu (ghi âm) về tiếng Hà Nội gốc phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3 - Phương pháp phân tích và mô tả âm học: sẽ được áp dụng để mô tả đặc trưng ngữ âm của tiếng Hà Nội, cả bằng phương pháp phân tích thực nghiệm và cả bằng phương pháp cảm nhận bằng thính giác thường theo nguyên tắc tôn trọng tối đa sự thẩm nhận âm thanh của người bản ngữ. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một vài thủ pháp nghiên cứu như thống kê, mô hình hóa khi cần thiết. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn dự kiến chia làm 3 chương sau: Chương I: Cơ sở lý thuyết Chương II: Hệ thống thanh điệu trong tiếng Hà Nội gốc. Chương III: Các thành phần đoạn tính trong ngữ âm tiếng Hà Nội gốc. 4 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Một số vấn đề lý thuyết chính 1.1.1. Khái niệm người Hà Nội và tiếng Hà Nội 1.1.1.1. Khái niệm người Hà Nội Hiện nay, khái niệm người Hà Nội chưa được thống nhất, trong giới nghiên cứu có rất nhiều quan niệm khác nhau về người Hà Nội. Quan niệm thứ nhất cho rằng, người Hà Nội là “người có tổ tiên xa xưa ở Hà Nội” [29, tr.301] Chỉ cần có tổ tiên xa xưa ở Hà Nội thì những người này dù được sinh ra ở Hà Nội hay ở bất kỳ đâu và bây giờ họ vẫn đang sống và làm việc trên đất Hà Nội hay đang làm ăn sinh sống ở bất kỳ nơi nào trên trái đất này thì họ vẫn cứ là người Hà Nội. Quan niệm thứ hai cho rằng “người Hà Nội là người có bố mẹ, ông bà sống ở Hà Nội, bản thân được sinh ra và lớn lên trên đất Hà Nội” [Dẫn theo 29, tr.301]. Quan niệm thứ ba cho rằng, “người Hà Nội là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, bất kể bố mẹ, ông bà là người ở địa phương nào di dân đến Hà Nội” [Dẫn theo 29, tr.301]. Quan niệm thứ tư cho rằng, “người Hà Nội là tất cả những người hiện đang làm ăn sinh sống trên đất Hà Nội, được đăng kí hộ khẩu chính thức ở Hà Nội”. [Dẫn theo 29, tr.301]. Vũ Kim Bảng thì cho rằng “ngày nay khi chúng ta muốn nghiên cứu người Hà Nội chỉ cần đi ngược lại 5 đời là có thể đảm bảo tìm được những đặc trưng của cộng đồng người ở Kinh thành Thăng Long” bởi theo tác giả “tiếng nói và một số tập quán văn hóa là những thứ kế tiếp nhau một cách bền vững” và đó cũng chính là đặc trưng của cư dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ. “Theo nhiều nhà nghiên cứu nhiều gia đình ở các làng xưa, nay một số đã thuộc khu vực nội thành còn giữ được gia phả cụ Tổ từ thế kỷ XV, XVI, 5 như vậy không có lý do gì nói họ không phải người Hà Nội. “Khu vực 36 phố phường Hà Nội xưa và rộng hơn là khu giới hạn bởi ba con song Hồng, Tô Lịch và Kim Ngưu trước hết là sự kế tiếp nhau theo thế hệ của cư dân bản địa, tiếng Hà Nội đô thi hay cụ thể hơn là giọng Hà Nội chính là tiếng nói của những người Hà Nội vốn có gốc gác lâu đời ở đây”. [1, tr.30] 1.1.1.2. Khái niệm tiếng Hà Nội Cho đến nay, khái niệm tiếng Hà Nội mới chỉ được trình bày dưới hình thức là các ý kiến, luận điểm, ít nhiều còn mang tính khái quát, chưa rõ ràng, nhiều điểm chưa thật sự thỏa đáng. Tuy nhiên, tiếng Hà Nội và người Hà Nội là hai khái niệm luôn tồn tại bên nhau, định hình lẫn nhau, không thể tách rời. Trong đời sống hàng ngày, khi giao tiếp, ta dễ dàng nhận ra ngay bằng cảm thức bản ngữ của mình ai là người nói giọng Hà Nội, ai là người nói giọng Sài Gòn, ai là người nói giọng Nghệ…. Tác giả Hoàng Văn Hành đã viết “nói đến “giọng Hà Nội”, “giọng Huế”, “giọng Sài Gòn”, “giọng Kinh Bắc” và cả “giọng Sơn Tây”, “giọng Cổ Nhuế” … là ta chỉ nói đến cái sắc thái ngữ âm đặc trưng cho từng vùng phương ngữ của tiếng Việt mà thôi”. Tương tự như vậy, khái niệm tiếng Hà Nội và giọng Hà Nội lại có sự khác biệt vì khi nói đến tiếng Hà Nội thì nói đến cả mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, còn khi nói đến giọng Hà Nội thì chỉ nhấn mạnh đến mặt âm thanh – bình diện ngữ âm mà thôi. Theo Trịnh Cẩm Lan [23]thì hiện nay, thực tế đang tồn tại ba xu hướng khác nhau trong quan niệm về tiếng Hà Nội, và theo đó là quan niệm về người Hà Nội. Xu hướng thứ nhất quan niệm tiếng Hà Nội chỉ là tiếng nói của cư dân gốc nội thành Hà Nội. Với tư cách là một thành phố, một thủ đô, Hà Nội có nội thành và ngoại thành. Theo truyền thống thì nội thành chỉ giới hạn ở khu vực 36 phố phường. Nhà văn Tô Hoài, một người vốn sinh trưởng ở Hà Nội, cho rằng “không nên xem ngang nhau “tiếng bờ hồ Hoàn Kiếm hoặc chợ 6 Đồng Xuân” …bởi sự hình thành và nguồn gốc tạo nên tiếng nói, giọng nói hai vùng này hoàn toàn khác nhau. Tiếng bờ hồ Hoàn Kiếm là tiếng Hà Nội còn tiếng ngoại ô là tiếng các làng” [13, tr.155]. Theo ông, tiếng Hà Nội là tiếng nói của khu vực 36 phố phường, là tiếng Kẻ Chợ mà vùng Kẻ Chợ chỉ là khu vực thương mại sầm uất xung quanh hồ Gươm, vùng ven bờ sông Hồng mà thôi. Lưu Hữu Phước cũng đã có sự phân biệt cách nói (chủ yếu là trong cách phát âm) ở trong thành phố Hà Nội và vùng ngoại ô cũ. Ông nhấn mạnh "Lại còn vấn đề thanh điệu: trong thành phố Hà Nội và ngoại ô cũ, ngay một số làng phía tây bắc, cách đây vài mươi năm, còn phát âm dấu sắc, dấu huyền không giống ở bờ hồ Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân" [13, tr.153]. Nguyễn Kim Thản cũng cho rằng "một số điểm thuộc ngoại thành ngày nay, bà con có giọng nói khác với giọng ở nội thành" [28, tr.55] và chỉ có giọng nội thành, theo tác giả, mới thực sự là tiếng Hà Nội. Xu hướng thứ hai xem tiếng Hà Nội là sự hội tụ của bốn phương, hay là sự tiếp xúc giữa các vùng phương ngữ. Đây là một cách nhìn động, linh hoạt, có sự tương hợp với quan niệm với địa bàn Hà Nội và theo đó là quan niệm về dân cư Hà Nội hay người Hà Nội theo thời gian - lịch sử. Tác giả Đình Cao đã cho rằng “tiếng Hà Nội không đơn thuần là tiếng nói gốc gác của cư dân bản địa và cũng không phải tiếng nói nói của riêng một địa phương nào mang tới” mà tiếng Hà Nội là “kết quả của sự chọn lọc, thanh lọc tự nhiên ngôn ngữ cộng đồng dân cư Hà Nội bao gồm cư dân bản địa và những người thợ thủ công, nhà buôn, …từ khắp các miền đất nước đến sinh cơ lập nghiệp ở đây “qua nhiều đời” [3, tr.66]. Đồng chia sẻ với quan điểm này là Nguyễn Trọng Báu với ý kiến cho rằng tiếng Hà Nội “không chỉ là tiếng của riêng người gốc gác nhiều đời vùng đất này mà còn là kết quả của sự pha trộn, tiếp nhận, lựa chọn cách nói của nhiều tầng lớp người khác nhau cùng tới cư trú từ khắn vùng đồng bằng Bắc Bộ và, về sau này, cả từ miền Trung và miền Nam nước ta” [2, tr.62]. 7 Tương tự, Nguyễn Kim Thản cũng cho rằng “tiếng Hà Nội nhưng thật ra không phải là tiếng nói gốc gác của dân cư bản địa mà đó “là kết quả hội tụ của những gì chung nhất, tinh hoa nhất của tiếng nói các vùng”[28, tr.54]. Nguyễn Văn Khang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Liệu có tồn tại khái niệm tiếng Hà Nội trong thời hiện đại hay không?". Và để trả lời câu hỏi này, tác giả đã đặt cái gọi là tiếng Hà Nội trong hàng loạt các mối quan hệ. Trong quan hệ với các phương ngữ Bắc - Trung - Nam thì tiếng Hà Nội rất gần, gần đến mức gần như đồng nhất với tiếng Bắc (phương ngữ Bắc). Trong quan hệ với các tiểu phương ngữ thuộc phương ngữ Bắc, theo tác giả, tiếng Hà Nội là một thứ tiếng mà ở đó vắng bóng những biến thể ngữ âm đặc thù ở một số địa phương Bắc Bộ kiểu: phát âm thanh huyền cao hơn 1 bậc và có sự gần gũi giữa thanh nặng với thanh huyền (tiếng Sơn Tây); hay có sự lẫn lộn [l] với [n], phát âm [ε] thành [iε]... (các vùng Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định...). Trong quan hệ với tiếng Việt toàn dân, tác giả có xu hướng thiên về việc đồng nhất hai khái niệm này. Bằng chứng mà tác giả đưa ra là trong cố gắng để xây dựng một thứ tiếng Việt siêu phương ngữ, hay tiếng Việt chuẩn mực, nhiều người đã đưa vào tiếng Hà Nội một số nét tích cực của các phương ngữ khác nhưng không thành. Kết quả là, thứ tiếng Việt được coi là "chuẩn" nhất, tức là thứ tiếng Việt trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thành tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội... được nói giống nhau và giống với tiếng Hà Nội, nghĩa là không dung nạp những yếu tố "tích cực" được đưa vào nhằm xây dựng một thứ tiếng Việt chuẩn với cách phát âm giống với chính tả của tiếng Việt hiện đại. Mối quan hệ cuối cùng, mà chúng tôi cho là mối quan hệ quan trọng nhất làm nên quan điểm của tác giả về tiếng Hà Nội là quan hệ giữa tiếng Hà Nội với địa lý - dân cư Hà Nội. Trong mối quan hệ này, tác giả cho rằng "tiếng Hà Nội phải gắn với địa lý dân cư Hà Nội theo phân kỳ lịch sử" [18, tr.209]. Chúng tôi hiểu điều đó có nghĩa là, tiếng Hà Nội ngày nay phải gắn với địa lý - dân cư Hà Nội ngày nay, 8 là tiếng nói của cư dân Hà Nội ngày nay. Mà địa lý - dân cư Hà Nội, theo tác giả là cả "những vùng đất mới với những con người mới ở vùng mở rộng Hà Nội", là cả "những cư dân mới từ các nơi khác (cả trong nước và nước ngoài) đến sống và làm việc lâu dài hay tạm thời tại Hà Nội"[18]. Chúng tôi hiểu điều mấu chốt mà tác giả muốn thể hiện ở đây là tính chất mở trong quan điểm của mình, đó là coi tiếng Hà Nội là tiếng Việt của cộng đồng cư dân Hà Nội ngày nay, là kết quả của quá trình cộng cư và tiếp xúc. Có thể nói, hai quan điểm trên có sự khác biệt hoàn toàn, quan điểm thứ nhất thì có xu hướng đóng, hướng nội, còn quan điểm thứ hai thì có xu hướng mở và hướng ngoại hơn. Trong khi đó, tác giả Đinh Văn Đức, trong “Bước đầu nhận xét về “tiếng Hà Nội” qua hai xóm mà tôi đã ở” thì lại cho rằng tiếng Hà Nội xưa là thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai “có giọng nói giống nhau, phát âm rất nhẹ, khoan thai, các thanh có độ trầm bổng rất rõ, nhiều âm tiết được phát dai….” hay “ trong những gia đình có nhiều người Hà Nội truyền thống: đầy đủ sáu thanh điêu, tròn vành, rõ chữ, nhẹ giọng” [5, tr.112] và có thêm một thứ tiếng Hà Nội mới của thế hệ thứ ba thứ tư “trong khi kế thừa rất tốt cái phương ngữ Hà Nội vốn có, đã lặng lẽ có những biến đổi tinh tế trong giọng nói và lối nói”[5, tr.113]. Hai thứ tiếng ấy giống và khác nhau trong một sự liên tục. Có một thực tế khách quan tồn tại bên ngoài ý chí chủ quan của con người, không chịu tác động của bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu xáo trộn trong cơ cấu cư dân Hà Nội, đó là tất cả các thế hệ đã "sinh ra, lớn lên, đến trường và thành người lớn" ở Hà Nội thì đều nói cùng một thứ tiếng giống nhau mà chỉ thoạt nghe, bằng cảm thức của người bản ngữ, ai cũng nhận ra ngay đó là tiếng Hà Nội. Ngay cả khi những bậc sinh thành của những thế hệ ấy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội hay ở bất kỳ một địa phương nào khác. Nghĩa là trẻ con, dù có bố mẹ đến Hà Nội từ mọi miền đất nước nhưng khi chúng đã sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội thì chúng sẽ không nói tiếng của cha 9 mẹ chúng mà nói tiếng Hà Nội. Theo tác giả "Đời sống của ngôn ngữ xã hội Hà Nội mạnh mẽ đã tạo ra một áp lực trong giao tiếp khiến cho mọi thành viên thuộc thế hệ thứ ba và thứ tư này được cuốn hút vào đó và chính sự tham gia của họ sẽ tăng cường thêm tính ổn định và bền vững của tiếng Hà Nội mới" [5, tr.115]. Chia sẻ với quan sát trên đây, theo Vũ Bá Hùng, trải qua nhiều biến động của lịch sử tiếp xúc và hội tụ cư dân, tiếng Hà Nội vẫn giữ được sắc thái riêng và "trong các gia đình cán bộ từ các miền đất nước đến thủ đô, thế hệ thứ hai đều nói tiếng Hà Nội. Các cháu được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Từ tuổi mầm non đến tuổi học đường, môi trường giáo dục nhà trường và giao tiếp xã hội đã tạo cho giọng nói của các cháu khác với giọng nói của bố mẹ. Đó là giọng nói người Hà Nội. Giọng nói của các cháu không chịu ảnh hưởng của giọng nói bố mẹ, mặc dù sự giao tiếp trong sinh hoạt gia đình vẫn diễn ra một cách bình thường và tự nhiên" [15, tr.184]. Có thể thấy, các tác giả nhìn nhận vấn đề ở những khía cạnh khác nhau nên dẫn tới các ý kiến khác nhau về tiếng Hà Nội. Từ những quan sát, cảm nhận của bản thân, chúng tôi thấy ý kiến của các tác giả đều phản ánh những thực tế khách quan, phổ biến. Có thể nói, đời sống ngôn ngữ xã hội Hà Nội đã tạo cho tất cả những ai sinh ra và lớn lên ở Hà Nội một thứ tiếng nói chung, đặc trưng cho mảnh đất này, đó là tiếng Hà Nội. Với cách hiểu ấy, hai khái niệm tiếng Hà Nội và người Hà Nội đã tự xác định lẫn nhau và cùng tồn tại. Theo đó, tiếng Hà Nội là tiếng nói của người Hà Nội. Đến lượt mình, người Hà Nội là tất cả những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dù ở thời điểm nào, bất kể bố mẹ họ là ai, từ đâu đến, nói tiếng địa phương nào. Và như vậy, sự nhấn mạnh rằng hai khái niệm đã tự định hình lẫn nhau là một điều cần thiết. 1.1.1.3. Khái niệm tiếng Hà Nội gốc và người Hà Nội gốc Trong phần trên chúng tôi đã xác định khái niệm: những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, bất kể ở thời điểm nào, bố mẹ họ là ai, từ đâu đến thì đều được gọi là người Hà Nội và tất cả họ đều nói một thứ tiếng chung, đặc trưng 10 cho mảnh đất này và được gọi là tiếng Hà Nội. Nhưng để xác định được người Hà Nội gốc và tiếng Hà Nội gốc thì chúng ta cần phải xem xét thêm trên cả bình diện lịch đại của vấn đề. Về mặt lịch đại, khái niệm người Hà Nội gốc và theo đó là tiếng nói của họ - tiếng Hà Nội gốc - có liên quan đến không gian cư trú ổn định lâu đời mà vẫn được biết đến xưa nay như một chốn với cái tên "kinh kỳ", "kẻ chợ". Để định vị không gian này, cũng có nghĩa là định vị không gian cư trú của người Hà Nội gốc, chủ nhân của tiếng Hà Nội gốc, cần thiết phải điểm qua địa giới hành chính của Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử. - Địa bàn Hà Nội thời phong kiến Trước khi trở thành kinh đô của nhà Lý, địa bàn Hà Nội đã trải qua 10 thế kỷ chịu sự thống trị của nhà nước phong kiến phương Bắc. Đến khi Ngô Quyền thắng quân Nam Hán rồi xưng vương, nước ta bắt đầu độc lập. Trải qua ba triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hà Nội cũng vẫn chỉ là một vùng đất ven sông Hồng nằm ở trung tâm châu thổ Bắc Bộ và được biết đến với cái tên Đại La thành [37]. Mùa thu năm Canh Tuất, Lý Công Uẩn lên ngôi và quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long. Thăng Long chính thức trở thành kinh đô của triều Lý và kinh thành Thăng Long chính thức được xây dựng. Kinh thành được xây trên vùng đất do ba con sông - sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu - bao bọc. Thăng Long bấy giờ có 10 trang trại nội thành và 61 phường ngoại thành. Sang đời Trần, tổ chức hành chính và địa giới Thăng Long về cơ bản vẫn giữ như đời Lý. Sang đến đời Lê, khu vực ngoại thành rút xuống còn 36 phường. Đến khi nhà Lê chiến thắng quân Minh, Thăng Long được giải phóng, kinh thành được mở rộng ra phía đông [37]. - Hà Nội dưới triều Nguyễn Tên Hà Nội có từ năm 1831 (triều Nguyễn) khi Minh Mệnh kế vị ngai vàng từ Gia Long. Về mặt hành chính, Hà Nội lúc này gồm có 4 phủ: Hoài Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân. 11 Đến thời Pháp thuộc, tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội vào năm 1888 gồm hầu hết không gian của huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận (thuộc phủ Hoài Đức trước kia). Đến năm 1889, người Pháp thành lập khu vực ngoại thành Hà Nội gồm có phần đất của huyện Từ Liêm và Thanh Trì. Đầu thế kỷ XX, khoảng từ 1904 đến 1915, người Pháp lại quyết định nhập khu vực ngoại thành Hà Nội thành một huyện trực thuộc tỉnh Hà Đông lấy tên là Hoàn Long. Đến 1942 họ lại tiếp tục thành lập một đại lý đặc biệt trực thuộc thành phố Hà Nội gồm huyện Hoàn Long và 22 xã thuộc phủ Hoài Đức [25]. - Hà Nội từ 1945 đến 1954 Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Hà Nội trở thành thủ đô của nước ta. Ngày 30/8/1945, Bác Hồ ra sắc lệnh thành lập Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Hà Nội khi đó gồm 5 khu phố nội thành và 120 xã ngoại thành, sau đó lại được cấu trúc lại thành 17 khu phố nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành. Tháng 11/1946, Hà Nội chính thức được công nhận là thủ đô của nước Việt Nam độc lập thông qua bản hiến pháp đầu tiên [25]. - Hà Nội dưới thời thuộc Pháp Vào thời tạm chiếm, người Pháp lại chia nội thành Hà Nội thành 36 khu phố và một đại lý trực thuộc là Hoàn Long với 5 quận [11]. - Đại bàn Hà Nội từ năm 1954 đến năm 1975 Tháng 11/1954, Ủy ban hành chính Hà Nội được thành lập, Hà Nội được chia thành 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã. Đến năm 1958, 4 quận nội thành được cấu trúc lai thành 12 khu phố rồi sau đó nhập lại thành 8 khu phố, còn phần đất ngoại thành vẫn giữ nguyên là 4 quận [12]. 12 - Địa bàn Hà Nội từ năm 1975 đến nay Sau khi thống nhất đất nước, Hà Nội được cấu trúc lại thành 4 khu phố Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa. Ngoại thành gồm bốn huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm. Đến tháng 12/1975 thêm hai huyện Sóc Sơn và Mê Linh. Đến năm 1980, Hà Nội lại thay đổi gồm có 4 khu phố nội thành như cũ, 1 thị xã Sơn Tây và 10 huyện ngoại thành, ngoài 6 huyện cũ, thêm 4 huyện của Hà Tây lúc bấy giờ là Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất. Năm 1981, 4 khu phố nội thành đổi thành 4 quận. Năm 1991, ngoại thành Hà Nội chỉ còn 5 huyện là Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm. Năm 2008, địa giới hành chính của Hà Nội được mở rộng trên cơ sở hợp nhất thành phố Hà Nội với Hà Tây, huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Đây là lần mở rộng lớn nhất trong lịch sử Hà Nội. Hà Nội trở thành một thủ đô với tổng diện tích là 3.300 km2. Tóm lại, từ thế kỷ XI, khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long, cho đến thời điểm này, địa bàn hành chính Thăng Long - Hà Nội có rất nhiều sự thay đổi gắn liền với những mốc thăng trầm của lịch sử. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể, mặc dù địa giới khu vực ngoại vi có linh hoạt và nhiều biến đổi qua các quá trình tách nhập thì khu vực trung tâm vẫn giữ được độ ổn định, vững bền bên trong, đó là khu vực nằm giữa ba con sông (sông Hồng, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch) mà hạt nhân của nó chúng ta vẫn quen gọi là 36 phố phường Hà Nội. Đó là khu tam giác cổ gồm 3 cạnh: cạnh thứ nhất giáp với sông Hồng, chạy từ Hàng Đậu tới Hàm Tử Quan, cạnh thứ 2 từ Hàng Đậu qua Phùng Hưng xuống Cửa Nam và cạnh thứ 3 từ Cửa Nam dọc theo tuyến Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Lõ Sũ đến Hàm Tử Quan (Dẫn theo Vũ Kim Bảng 2007). Hay nói cách khác “khu 36 phố phường của thủ đô Hà Nội hẳn là nơi định cư của cả những hậu duệ người bản địa và cả những người nhập cư từ nhiều thế hệ trước để rồi trở thành chủ nhân của Hà Nội” và là người Hà Nội gốc nói tiếng Hà Nội gốc. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan