Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm ngôn ngữ thơ đỗ thị tấc...

Tài liệu đặc điểm ngôn ngữ thơ đỗ thị tấc

.PDF
103
357
134

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố ở bất kì công trình nào khác. Tác giả Đặng Thị Hoàng LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS Phạm Hùng Việt, thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Luận văn là kết quả của quá trình học tập. Vì vậy, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những thầy, cô đã giảng dạy các chuyên đề cho lớp cao học Ngôn ngữ K2 (2013 – 2015) tại trường Đại học Tây Bắc. Tôi xin trân trọng cám ơn tới tập thể cán bộ phòng sau đại học - Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời tri ân đến nhà thơ Đỗ Thị Tấc - người bạn đồng hành, luôn tiếp thêm ngọn lửa thi ca cho tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Sơn La, ngày 10 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Đặng Thị Hoàng DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng thống kê các thể loại thơ 24 2 Bảng thống kê vần chính, vần thông, vần ép 49 3 Bảng thống kê độ dài các bài thơ 60 4 Bảng thống kê các kiểu từ láy 68 5 Bảng các loại từ xưng hô trong thơ Đỗ Thị Tấc 75 6 Bảng thống kê các kiểu so sánh 85 i MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 6 1.1. Ngôn ngữ thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ .................................................. 6 1.1.1. Ngôn ngữ thơ ........................................................................................... 6 1.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ thơ .......................................................................... 7 1.2. Giới thiệu sơ lược về thơ Lai Châu đương đại và tác giả Đỗ Thị Tấc ............ 19 1.2.1. Giới thiệu sơ lược về thơ Lai Châu đương đại ..................................... 19 1.2.2. Giới thiệu sơ lược về tác giả Đỗ Thị Tấc .............................................. 21 1.3. Tiểu kết ..................................................................................................... 23 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ THƠ, VẦN, NHỊP VÀ CÁCH TỔ CHỨC BÀI THƠ TRONG THƠ ĐỖ THỊ TẤC ................................. 24 2.1. Đặc điểm về thể thơ ................................................................................. 24 2.1.1. Thể thơ 4 chữ......................................................................................... 25 2.1.2. Thể thơ tự do ......................................................................................... 26 2.2. Vần trong thơ Đỗ Thị Tấc ........................................................................ 37 2.2.1. Vần và các chức năng hiệp vần trong thơ ........................................... 37 2.2.2. Vần trong thơ Đỗ Thị Tấc ................................................................... 40 2.3. Nhịp trong thơ Đỗ Thị Tấc....................................................................... 49 2.3.1. Nhịp điệu và cách tổ chức trong thơ ..................................................... 49 2.3.2. Nhịp trong thơ tự do Đỗ Thị Tấc .......................................................... 54 2.4. Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ trong thơ Đỗ Thị Tấc ......................... 57 2.4.1. Đặc điểm về tiêu đề ............................................................................... 57 2.4.2. Đặc điểm về câu thơ, dòng thơ ............................................................ 60 2.4.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ ............................................................. 61 2.4.4. Một số kiểu mở đầu và kết thúc ............................................................ 63 2.5. Tiểu kết ..................................................................................................... 67 Chương 3. TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP TRONG THƠ ĐỖ THỊ TẤC ........................................... 68 3.1. Các lớp từ vựng ngữ nghĩa tiêu biểu ....................................................... 68 3.1.1. Sử dụng từ láy ....................................................................................... 68 3.1.2. Lớp từ chỉ hình ảnh ............................................................................... 70 3.1.3. Lớp từ xưng hô ...................................................................................... 75 3.2. Một số biện pháp tu từ trong thơ Đỗ Thị Tấc .......................................... 79 3.2.1. Điệp ngữ ................................................................................................ 79 3.2.2. Biện pháp so sánh ................................................................................. 84 3.3. Tiểu kết ..................................................................................................... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. “Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson). Đó là thứ ngôn ngữ được chưng cất công phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”. Và “ngôn ngữ thi ca là thứ ngôn ngữ kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và tư tưởng và nhiệm vụ của thi nhân là phải tạo nên sự nhiệm màu kỳ diệu ấy” (Phú Hưng). Nền thơ ca Việt Nam từ văn học trung đại đến hiện đại và đương đại đã ghi nhận sự đóng góp không nhỏ của các nhà thơ nữ. Trong số đông đảo các nhà thơ nữ hiện đại, các nhà thơ nữ Lai Châu đã có những đóng góp nhất định trong việc góp nên diện mạo và tiếng nói chung của các nhà thơ nữ, đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại những sắc màu, giọng điệu và phong cách ngôn ngữ riêng. Đó là hồn thơ vừa mạnh mẽ, quyết liệt, vừa đằm thắm, dịu dàng sâu lắng đầy duyên dáng, nữ tính, mang đậm sắc thái tâm hồn của người miền núi, tự nhiện, hồn hậu và rất đỗi chân thành. Tuy vậy, mỗi nhà thơ lại có cách tổ chức ngôn ngữ để tạo nên dấu ấn riêng, “tiếng nói riêng”, “giọng điệu riêng”, một lối dùng chữ riêng trong thế giới nghệ thuật của mình. Xuất phát từ đặc trưng của cá tính sáng tạo trong văn học, đã có một số luận án, luận văn nghiên cứu về thơ của một tác giả cụ thể. Theo hướng đi đó, chúng tôi nghiên cứu thơ Đỗ Thị Tấc - một nhà thơ nữ của Lai Châu trên phương diện ngôn ngữ với mong muốn tìm ra được những nét riêng trong cách tổ chức ngôn ngữ, từ đó đánh giá đóng góp của nhà thơ nữ này cho văn học Lai Châu nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. 1.2. Lai Châu, một tỉnh miền núi, nơi địa đầu miền Tây Bắc của tổ quốc, mảnh đất núi non hiểm trở, cuộc sống còn nhiều khó khăn song rất giàu bản sắc văn hoá của 23 dân tộc anh em. Chính mảnh đất này đã trở thành 1 nguồn cảm hứng vô tận, nguồn sinh khí để các nhà văn, nhà thơ sáng tạo ra những giá trị tinh thần phục vụ cho cuộc sống. Là một tỉnh miền núi vừa mới được chia tách và tái thành lập như tỉnh Lai Châu, vượt qua những bộn bề của công việc ổn định cơ cấu bộ máy nhà nước, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, về nhân sự... Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Lai Châu vẫn được "khai sinh", hình thành, phát triển đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh nhà và đồng hành cùng nền văn học Việt Nam trong các chặng đường phát triển. Góp phần làm nền diện mạo của nền văn học Lai Châu nói riêng, văn học Việt Nam nói chung, phải kể đến những đóng góp quan trọng của các nhà thơ nữ Lai Châu. 1.3. Có thể nói Thơ nữ Lai Châu có không ít những cây bút nữ có tài. Trước hết phải kể đến Bùi Thị Sơn - người phụ nữ với trái tim nhạy cảm luôn trăn trở, suy tư về cuộc đời, về tình yêu và những vấn đề xã hội để từ đó phát hiện ra ra điều nghịch lí tưởng như bình thường nhưng mang nhiều ý nghĩa xã hội: "Người giàu đổ đi/ Kẻ nghèo nhặt lại/ Bao nhiêu thừa thãi/ Bấy nhiêu tủi hờn" (Bên thùng rác công cộng). Tiếp theo là Phùng Hải Yến con gái Bùi Thị Sơn - một nhà thơ trẻ luôn biết trân trọng và cảm nhận sự ấm áp của cội nguồn văn hoá: "Bẽn lẽn úp mặt vào cái xiết tay/ Tưởng hơi ấm sau điệu xoè nằm lại". Tiếp đó là gương mặt Lê Thị Hải Yến, Phùng Hương Loan, Nguyễn Thị Tươi, Đỗ Thị Thanh Tú... tất cả họ đều là những cây bút gặt hái được nhiều thành công. Trong khuôn khổ một đề tài luận văn chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là tác giả Đỗ Thị Tấc - một hồn thơ vừa hồn nhiên, mạnh mạnh mẽ, tự tin vừa mang cái thẳm sâu của hồn thơ mong manh và đầy trắc ẩn. Thơ chị là tính cách, là tâm hồn, là tiếng lòng, là cuộc đời chị - cuộc đời của người phụ nữ nhiều bất trắc, đa đoan song luôn khát sống, khát yêu, luôn biết nâng niu những hạnh phúc giản dị đời thường. Đỗ Thị Tấc, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đã gắn bó toàn bộ cuộc 2 đời với núi rừng Tây Bắc, nên thơ chị có những âm hưởng hoang sơ, hồn nhiên và lấm láp nhọc nhằn như chắt ra từ đá sỏi. Hiện chị là Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ Thuật tỉnh Lai Châu, Chi hội trưởng Chi hội văn nghệ Dân gian Việt Nam tỉnh Lai Châu. Chị có các bút danh: Lý Mì Mừ, Chu Ân, Bảo Linh. Chị đã nhận được các giải thưởng Giải C tác phẩm "Sữa đá" - Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2000; Giải C - Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - 2001, "Những người mẹ núi" - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2002. Dù là một cây bút sáng giá của thi ca Lai Châu song những bài viết, các nghiên cứu về chị chưa nhiều và cũng chưa mang tính hệ thống. Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về thơ Đỗ Thị Tấc, góp phần khẳng định đóng góp của nhà thơ với thơ nữ Lai Châu nói riêng, thơ nữ Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu và tiếp nhận tác phẩm thơ của nhà thơ nữ Đỗ Thị Tấc, từ trước tới nay đã thu hút được sự chú ý của không ít người. Đã có một số tờ báo, bài báo trong nước, trong Tỉnh nghiên cứu về nhà thơ nữ này như: Báo Công an nhân dân, An Ninh thủ đô, Văn nghệ trẻ, Báo Lai Châu... Chị cũng đã có mặt trong danh sách 33 gương mặt thơ nữ Việt Nam của tác giả Vũ Nho, nhà xuất bản Hội nhà văn. vietvan.vn đã từng nhận xét: "Trước đây dòng thơ dân tộc và miền núi đi thẳng từ cổ sơ đến hiện đại, chúng ta đã có y Phương và giờ đây, thật đáng ăn mừng là có thêm Đỗ Thị Tấc". Quê ở Hưng Yên, lên Lai Châu từ thủa lên ba, "điệu thức những bài ca cổ sơ của người Tày, Thái của Hà Nhì đã vận vào để, chẳng những làm nên điệu tâm hồn, nó còn góp phần làm nên thi pháp của nhà thơ". Thơ Đỗ Thị Tấc tả cái nghèo khổ, cái gan góc của người miền núi cứ nhẹ nhõm như không. Nhưng đóng góp lớn nhất của Đỗ Thị Tấc cho thơ miền núi là ở chỗ đã đưa quan tâm của 3 thơ vượt khỏi số phận riêng rẽ, nhúc nhích đến cái quen thuộc của Con Người nói chung". Trần Vân Hạc đã nhận xét về thơ Đỗ Thị Tấc "Cái chất của người miền rừng thẳng thắn, trung thực, yêu ghét rõ ràng, nói lời như dao chém đá thấm vào tâm hồn chị nhiều đến nỗi, cách nghĩ, cách nói đặc sệt của người miền rừng" [22, tr. 2] Là một nhà thơ gắn bó toàn bộ cuộc đời với núi rừng nên thơ chị có những âm hưởng hoang sơ, hồn nhiên và lấm láp nhọc nhằn như chắt ra từ sỏi đá. Thơ Đỗ Thị Tấc đa phần lấy cảm hứng từ cuộc sống dân tộc và miền núi. Đó là điều đáng quý. Đặc biệt hơn, khi sáng tác thơ Đỗ Thị Tấc thuần thi pháp dân gian - một thứ thi pháp gần gũi với thi ca của đồng bào dân tộc thiểu số anh em. Điều đó không chỉ thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn, con người chị mà còn thể hiện cách cảm, cách nghĩ của chị. Thế giới quan, nhân sinh quan của chị thể hiện rất rõ qua ngôn ngữ thơ. Thực hiện đề tài "Đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Thị Tấc", trong khuôn khổ một luận văn, chúng tôi mong muốn tìm hiểu để làm rõ được nét riêng về phong cách ngôn ngữ của thơ Đỗ Thị Tấc và bản sắc văn hoá miền núi Lai Châu thể hiện qua thơ chị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận văn: ngôn ngữ thơ Đỗ Thị Tấc 3.2. Phạm vi Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm 48 bài thơ của nhà thơ Đỗ Thị Tấc trong hai tập thơ: - Sữa đá (1999) - Những người mẹ núi (2001) 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Trình bày những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài. 4 - Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Thị Tấc xét về mặt hình thức: thể thơ, đặc điểm vần, nhịp. - Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Đỗ Thị Tấc xét ở bình diện ngữ nghĩa gồm đặc điểm ngữ nghĩa của một số kiểu từ ngữ và một số biện pháp tu từ thường được nhà thơ sử dụng. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập và phân loại những câu thơ, bài thơ chứa đựng hiện tượng ngôn ngữ cần nghiên cứu. 5.2. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các kiểu cấu trúc tiêu biểu của thơ Đỗ Thị Tấc. 5.3. Phương pháp phân tích Phương pháp này được dùng để phân tích các hiện tượng sử dụng ngôn từ, tín hiệu thẩm mĩ, cấu trúc ngôn ngữ nhằm rút ra đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ Đỗ Thị Tấc. 6. Đóng góp của luận văn Có thể xem đây là đề tài đầu tiên đi vào tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ của nhà thơ nữ Lai Châu Đỗ Thị Tấc ở hai bình diện hình thức biểu đạt và nội dung ý nghĩa, từ đó chỉ ra những đóng góp riêng đặc sắc của nhà thơ Đỗ Thị Tấc từ góc độ ngôn ngữ học. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. Chương 2. Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp và cách tổ chức bài thơ trong thơ Đỗ Thị Tấc. Chương 3. Từ ngữ và các biện pháp tu từ thường gặp trong thơ Đỗ Thị Tấc. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Ngôn ngữ thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ 1.1.1. Ngôn ngữ thơ Văn học là một môn nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng. Cho nên người ta gọi văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Tuy nhiên, không phải mọi tác phẩm bằng ngôn từ đều là văn học. Chỉ những tác phẩm nào dùng lời văn với mọi biểu hiện phương tiện của lời nói như nghĩa, vần, nhịp, ngữ điệu, các biện pháp tu từ.. để tạo ra những hình tượng nghệ thuật mới gọi là văn học theo ý nghĩa hiện đại của từ ấy. Thơ là một thể loại thuộc về sáng tác văn học nghệ thuật lấy ngôn từ làm cứu cánh và “làm thơ là tạo ra một hành tinh thứ hai bằng ngôn ngữ” (Chế Lan Viên). Vì vậy, một nhà thơ có phong cách phải sáng tạo ra một tiếng nói riêng, một giọng điệu riêng, một lối dùng chữ riêng trong thế giới nghệ thuật của mình. Yếu tính của việc làm thơ là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, một tín hiệu thẫm mỹ thể hiện tài năng của nhà thơ. Nói như Lê Đạt: “Chữ bầu lên nhà thơ”. Bởi “Người làm thơ không phải làm bằng ý mà bằng chữ.” [12, tr. 116] và“Ngôn ngữ trong tay người làm thơ cũng giống như những cây que, những chiếc vòng… trong tay trẻ nhỏ. Chúng có thể biến hóa nên bao trò chơi, mà trò chơi nào cũng chóng chán, cũng đòi người chơi phải bày ra trò mới khác đi.” [52, tr. 26] Trên thế giới, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cũng đã chỉ ra sự khác nhau giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi. Jacobson đã từng nói rằng: “chức năng của thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu trên trục kết hợp” [28, tr. 83], ông nhấn mạnh cơ chế hoạt động của ngôn ngữ thơ là cơ chế lựa chọn và cơ chế kết hợp. Bên cạnh đó, trên các nguyên lý của 6 F.de.Saussure trong giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Jacobson còn chỉ ra trong thơ hình thức ngữ âm là vô cùng quan trọng. Ông nhấn mạnh các yếu tố âm thanh như âm vận, điệp âm, điệp vận, khổ thơ... là những đơn vị thuộc bình diện hình thức. Có thể nói, đây là những cơ sở xuất phát quan trọng trong việc nhận diện ngôn ngữ thơ. Trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ, tác giả Nguyễn Phan Cảnh cũng đã dựa vào lý thuyết hệ hình để xem xét thơ từ phương thức lựa chọn ngôn từ trong các hệ hình, để tạo ra hiệu quả biểu đạt cao nhất. [5, tr. 51-70]. Ông còn nêu ra lý thuyết trường nét dư. Trong đó tác giả chỉ ra rằng để thiết lập nên các tổ chức ngôn ngữ trên trục lựa chọn và trục kết hợp, nhà thơ phải sử dụng đến thao tác loại bỏ trường nét dư, chính là quá trình hình thành thể thơ. Nét dư được loại bỏ càng nhiều thì hàm lượng thông tin càng cao và càng đòi hỏi ở người tiếp nhận năng lực tiếp nhận và kết cấu “lạ” do việc loại bỏ các yếu tố ngôn ngữ có hàm lượng thông tin thấp mà ra. Về cách tổ chức của ngôn ngữ thơ, Hữu Đạt đã diễn đạt một cách cụ thể là “được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất với cách tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của tìmg ngôn ngữ" [11, tr. 25]. Từ những cách hiểu trên về ngôn ngữ thơ ca, ta có thể đi đến kết luận: Trong một phạm vi hẹp của thể loại, ngôn ngữ thơ được hiểu là một chùm đặc trưng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hóa, khái quát hóa hiện thực khách quan theo tổ chức riêng của thơ ca. 1.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ thơ Khi phân biệt thơ với các thể loại khác, người ta thường đi theo cách lưỡng phân, đối lập thơ và văn xuôi ở nhiều góc độ khác nhau. Ở góc độ ngôn ngữ ta có ta có thể đối lập thơ với văn xuôi trên ba cấp độ: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp để thấy rõ đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca. 7 1.1.2.1. Về ngữ âm Đặc điểm nổi bật về ngữ âm để phân biệt thơ với văn xuôi là đặc trưng tính nhạc. Thơ phản ánh cuộc sèng qua những rung động của tình cảm. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu. Vì vậy, nhiều người nhất trí xem tính nhạc là đặc thù cơ bản của ngôn ngữ thơ ca. Đây là điều mà trong văn xuôi ít được nhắc đến. Đặc điểm về tính nhạc có tính phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong mỗi ngôn ngữ có cách thể hiện riêng tùy theo cơ cấu cách cấu tạo và tổ chức khác nhau về ngữ âm. Tiếng Việt giàu có về nguyên âm, phụ âm, thanh điệu là cơ sở cho ngôn ngữ thơ ca Việt Nam có dáng vẻ độc đáo về tính nhạc. Khi khai thác về tính nhạc trong thơ, chúng ta cần chú ý những đối lập sau. - Sự đối lập trầm - bổng, khép - mở của các nguyên âm. - Sự đối lập về vang - tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh trong các phụ âm cuối. - Sự đối lập cao - thấp, bằng - trắc của các thanh điệu. Bên cạnh đó, sự đối lập vần và nhịp cũng góp phần quan trọng trong việc tạo tính nhạc cho ngôn ngữ thơ ca. Những yếu tố về ngữ âm này là cơ sở cũng là chất liệu cho sự hoà âm của ngôn ngữ thơ ca, tạo nên những âm hưởng trầm bổng diệu kỳ. Các yếu tố âm thanh, vần luật, tiết tấu, lời thơ tạo nên nhạc điệu. Ngôn ngữ thơ thường là ngôn ngữ vừa lắng đọng, vừa ngân vang. Nói cách khác, thơ thường vừa có hình vừa có nhạc. Lấy ví dụ về đoạn thơ nổi tiếng sau đây trong bài Em ơi…Ba Lan… của Tố Hữu : Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn…. 8 Đoạn thơ này mở đầu cho cả bài thơ ca ngợi đất nước Ba Lan anh em. Nhà thơ hình dung Ba Lan như một người em gái đang đi cùng với mình trên những nẻo đường của mùa xuân và cả bài thơ là lời của nhà thơ nói với người em gái ấy. Hình ảnh thơ mở đầu là hình ảnh mùa xuân (mùa tuyết tan, sương trắng, năng tràn...). Trên con đường mùa xuân đó, nhà thơ như đang dắt tay người em gái cùng đi, và bên tai nghe văng vẳng tiếng thơ của A - đam, tiếng đàn Sô- panh dường như tiếng của tâm hồn dân tộc Ba Lan từ xưa vọng lại. Cả bốn câu thơ gợi lên không khí sáng tươi, ấm áp, thanh thản, mênh mông của mùa xuân. Trong đoạn thơ này không chỉ có hình mà còn có nhạc, mà nhạc ở đây cũng không phải vì đoạn thơ có nhắc đến giọng đàn của Sô - panh. Nhạc ở đây là nhạc của thơ, nhạc của những âm, những thanh, những vần, những nhịp như ngân nga, hoà điệu cùng nhau, nâng cao hình tượng mùa xuân trên đôi cánh nhạc. Những câu thơ ở đây bay bổng, thanh thoát, nhẹ nhàng vì phần lớn các âm có thanh bằng (Em ơi, Ba Lan, mùa, tan…) hoặc thanh trắc cao (tiếng, trắng, nắng…). Chỉ có 4 thanh trắc thấp (bạch, vọng, giọng, giọng) thì ba thanh hoà vận cùng nhau, vang lên như mấy tiếng nhạc trầm giữa một giai điệu cao chung. Nhạc điệu du dương ngân nga của đoạn thơ nảy sinh ra do một yếu tố quan trọng này nữa: đó là sự hiệp vần của các tiếng trong từng câu, hoặc giữa các câu. Đoạn thơ trên có dáng dấp của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Theo lệ, chỉ cần 3 vần hiệp với nhau ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4 (lan, tràn, đàn), thậm chí chỉ cần 2 vần ở câu 2 và câu 4 cũng đủ. Nhưng Tố Hữu là nhà thơ rất giàu vần và dùng vần một cách rất rộng rãi. Ngoài các vần bắt buộc nói trên, nhà thơ còn gieo một loại vần khác nữa trong từng câu hoặc giữa các câu : Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn… 9 Lan với tan, tràn; đường với dương, sương; trắng với nắng, chỉ có hai câu mà vần nhiều đến vậy. Nhưng vẫn chưa hết. Nhạc của đoạn thơ còn sinh ra từ sự phối hợp của các nguyên âm, đặc biệt là nguyên âm a ở câu thơ đầu và các phụ âm đặc biệt là các phụ âm t, tr ở câu thứ hai. Bên trên có nói đoạn thơ này làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt nhưng nhà thơ đã phá bỏ mọi niêm luật cổ điển để cho dòng suối âm thanh tràn vào các câu thơ. Ví dụ như trong câu đầu, nhà thơ đã phá bỏ luật nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh (tiếng thứ 1, thứ 3, thứ 5 bằng hay trắc cũng được; tiếng thứ 2, thứ 4, thứ 6 bằng hay trắc phải rõ ràng). Cả ba tiếng nhất, tam, ngũ của nhà thơ đều là thanh bằng cả. Còn ba tiếng nhị, tứ, lục đáng lý ra thì phải viết : Em hỡi, Ba Lan, mùa tuyết tan O T O B B T (vần) Nhưng nhà thơ lại viết “Em ơi, Ba Lan…” làm cho câu thơ nhẹ nhàng hơn. Nhà thơ cũng phá bỏ cả niêm. Đáng lý ra, cứ theo đúng niêm, sau khi viết câu thứ hai:“Đường bạch dương…” thì câu thơ thứ ba không được viết: “anh đi...” vì như vậy là thất niêm (niêm bắt buộc tiếng thứ hai của từng cặp câu chẵn và lẻ bao giờ cũng phải cùng một thanh trắc hay bằng và cứ thế luân phiên nhau). Ở đây, nhà thơ đã chú trọng âm thanh nhiều hơn niêm luật. Về nhịp điệu (tiết tấu) đoạn thơ trên cũng có những sự phá cách theo tinh thần sáng tạo. Các câu thơ 1,3,4 đi theo nhịp bình thường của thơ thất ngôn (2/ 2/3): Em ơi / Ba Lan / mùa tuyết tan / Anh đi / nghe tiếng / người xưa vọng / Một giọng / thơ ngâm / một giọng đàn/ Nhưng câu thứ 2 lại đổi sang nhịp thơ song thất (3,2,2) : Đường bạch dương / sương trắng / nắng tràn / 10 Từ sự phân tích trên, ta có thể thấy một điểm có tính chất khái quát là: Hình tượng thơ hình thành trong một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt, được cách điệu hoá, khác với ngôn ngữ bình thường. Cấu tạo ngôn ngữ đó làm cho lời thơ vừa lắng đọng vừa ngân vang, làm cho hình tượng thơ không chỉ có hình mà còn có nhạc là sự tổng hợp của hình và nhạc. Hình của thơ do ý nghĩa của ngôn ngữ dựng nên, nhạc của thơ sinh ra từ âm thanh ngôn ngữ. Hình của thơ lắng đọng, nhạc của thơ ngân vang. Hai yếu tố này quyện lẫn vào nhau, cùng một lúc sinh ra từ tâm hồn nhà thơ khi sáng tác và cũng cùng một lúc tác động đến tâm hồn người đọc khi cảm thụ. Đọc một đoạn thơ, một bài thơ, chúng ta dường như vừa thấy hình vừa lắng nhạc. Cả hình lẫn nhạc cùng giúp ta cảm và hiểu tình ý của thơ. Đọc đoạn thơ vừa dẫn ở trên của Tố Hữu, niềm khoái cảm nghệ thuật và thẩm mỹ trong chúng ta được gợi nên là do không khí mùa xuân chứa chan, đầy dẫy trong bốn câu thơ và chúng ta cảm thụ, lĩnh hội nó vừa qua ý nghĩa trong sáng, khêu gợi của từng từ, từng câu, đồng thời vừa qua âm điệu thanh thoát, du dương của từng vần, từng nhịp. Tính nhạc trong ngôn ngữ thơ ca đưa thơ ca xích gần lại với âm nhạc làm chỗ dựa cho các phương pháp diễn đàn âm nhạc • Vần Điều kiện trước hết tạo nên tính nhạc của thơ phải kể đến sự hòa âm mà vần là yếu tố quan trọng xây dựng nên sự hòa âm giữa các câu thơ. “Vần là sự hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ, gợi tả nhấn mạnh sự ngừng nhịp” [10, tr. 12]. Đơn vị biểu diễn vần thơ trong tiếng Việt là âm tiết bao gồm: âm đoạn tính và siêu đoạn tính (thanh điệu). Xét về chức năng tạo nên sự tương đồng, sự hòa âm thì các yếu tố cấu tạo nên âm tiết có vai trò không giống nhau: “Ở đây thanh điệu, âm cuối rồi đến âm chỉnh là những yếu tố giữ vai trò quyết định của sự hòa âm. Vai trò thứ yếu thuộc về âm đệm 11 và yếu tố cuối cùng là âm đầu” [10, tr. 115]. Trước hết, ta xét đến yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu) chức năng hòa âm của thanh điệu trong các vần thơ được biểu hiện chủ yếu ở chỗ các âm tiết hiệp vần chỉ có thể mang thanh đồng loại tuyền điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc), đó là nét cơ bản của vần thơ Việt Nam. Xét về âm đoạn tính của các âm tiết hiệp vần, đầu tiên phải kể đến âm cuối. “Trong một âm tiết, giữa các yếu tố tạo nên phần vần thì âm cuối là yếu tố quyết định tính chất của nó rõ hơn cả” [10, tr. 100]. Âm cuối là cơ sở để người ta phân loại các vần (khép, nửa khép, mở, nửa mở), chính tính chất của những loại vần giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hòa âm. Với âm cuối, sự hòa âm của vần thơ sẽ được tạo ra khi hai âm tiết hiệp vần có sự đồng nhất các âm cuối (phụ âm, bán nguyên âm và âm vị zê rô) hoặc đồng nhất về đặc trưng ngữ âm vang mũi (m, n, ng, nh), hoặc đồng nhất về đặc trưng ngữ âm vô thanh (p, t, c). Âm chính “là hạt nhân, là yếu tố quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết cho nên âm chính cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập vần thơ” [10, tr. 105]. Để góp phần vào sự hòa âm này, âm chính có một quy luật phân bố chặt chẽ trong các vần thơ: các nguyên âm là âm chính của hai âm tiết hiệp vần phải hoặc đồng nhất hoàn toàn, hoặc đồng nhất về một đặc trưng nào đó (đặc trưng âm sắc trầm hoặc bổng), đặc trưng về âm lượng (nhỏ, lớn). Ngoài ra, có những trường hợp âm chính không cùng dòng, cùng độ mở cũng hiệp vần với nhau. Các âm tiết này hiệp vần nhờ là âm cuối giống nhau. Phụ âm đầu và âm đệm đều có chức năng tạo nên sự khác biệt cho vần thơ để tránh lặp vần. Thực tế, khi các âm tiết hiệp vần với nhau đã có sự hòa âm, đắp đổi của âm chính, âm cuối và thanh điệu thì sự xuất hiện của bất kì âm đầu nào trong âm tiết cũng không ảnh hưởng đến sự hòa âm. Từ đó, ta thấy rõ một điều: “âm đầu có tham gia cùng với các thành phần khác để tạo 12 nên sự hòa âm nhưng vai trò của nó không đáng kể” [10, tr. l12]. Còn âm đệm mức độ hòa âm rất thấp, có những khuôn vần mà sự có mặt của âm đệm không ảnh hưởng đến sự phân loại của các vần thơ. Như vậy, tất cả các yếu tố cấu tạo nên âm tiết Tiếng Việt đều tham gia vào việc tạo nên sự khác biệt của vần thơ Việt Nam để tránh lặp vần. Trong đó, thanh điệu, âm cuối, âm chính là những yếu tố quyết định âm hưởng chung của toàn âm tiết và do đó quyết định đến sự hoà âm của các âm tiết hiệp vần. • Nhịp Tiết tấu trong thơ ca là sự sáng tạo ra những khoảng cách tương tự về mặt thời gian. Tiết tấu trong thơ chính là nhịp thơ. “Nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ thậm chí cả đoạn thơ” [14, tr. 64]. Như vậy, yếu tố quan trọng nhất tạo nên nhịp điệu chính là ở chỗ ngừng, chỗ ngắt theo một cách thức nhất định khi phát âm. Trong thơ có hai kiểu nhịp: Ngừng nhịp ở cuối dòng và ngừng nhịp ở trong dòng thơ. Nhịp thơ có tính mỹ học do con người sáng tạo ra để biểu hiện tư tưởng, tình cảm con người. Do vậy, các trạng thái rung cảm, cảm xúc đều ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhịp của câu thơ, bài thơ. Nhịp trong thơ khác với nhịp trong văn xuôi. V.Tinianop phân biệt rõ nhịp điệu văn xuôi và thơ: “Trong văn xuôi (nhờ sự đồng thời của lời nói), thời gian được cảm thấy rõ, hiển nhiên đó không phải là những tương quan về thời gian có thực giữa các sự kiện mà chỉ là những tương quan có tính ước lệ. Trong thơ thì thời gian không thể cảm giác được. Các tiểu tiết của chủ đề và những đơn vị lớn của chủ đề được cân bằng bởi cấu trúc của thơ” [15, tr. 42]. Trong một bài thơ, 13 đơn vị để biểu diễn nhịp (ngắt nhịp) cơ bản nhất là câu thơ (dòng thơ). Vì trong câu thơ tập trung mật độ dày đặc về cú pháp, về sự hòa âm... Trong mỗi dòng thơ lại có cách ngắt nhịp phụ thuộc vào thể thơ. Từ nhịp chung của thể thơ ấy, người sáng tác sẽ có những cách sử dụng linh hoạt, nhất là trong câu thơ tự do, rõ nhất là loại thơ không vần. Như vậy, cách tạo ngắt nhịp hết sức đa dạng, có nhiều kiểu, tùy câu, tùy đoạn, tùy bài thơ, thể thơ. Nhịp trong thơ mang bản sắc của từng nhà thơ trong việc chọn nhịp. Người Việt ưa sự cân đối hài hòa, do vậy trong các thể thơ truyền thống, cách luật, nhịp chẵn thường chiếm ưu thế (ví dụ như thơ lục bát), sự xuất hiện nhịp lẻ cũng là nhịp lẻ cân đối (trong câu có tiểu đối), sau đó mới đến nhịp lẻ độc lập. Còn trong thơ tự do, khi những câu thơ gần với văn xuôi, không có vần thì lúc ấy nhịp nổi lên, vai trò của nhịp đã tạo được sự ngân vang rất lớn cho thơ. Bản thân nhịp nhiều lúc cũng chứa nội dung trong đó: “Nhịp chẵn gợi lên sự hài hòa, bình yên, tĩnh lặng, nhịp lẻ thường báo hiệu những tai ương, mắc mớ, uẩn khúc…” [21, tr. 10]. Đến đây, ta có thể thấy rõ nhịp chính là năng lượng cơ bản, là xương sống của bài thơ. Vần và nhịp là những đơn vị ngữ âm quan trọng của ngôn ngữ thơ. Vần và nhịp nếu đặt đúng chỗ thì mang nghĩa. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau, bổ sung cho nhau: sự ngắt nhịp là tiền đề cho hiện tượng gieo vần, nhịp nâng cao hiệu quả hòa âm của vần, một chiều khác, chính vần cũng có tác động trở lại nhịp. “Sự tác động này được biểu hiện khi có sự hỗ trợ của vần thì chỗ ngừng chỗ ngắt trở lên rõ ràng hơn, lâu và đậm hơn, vần có khả năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp” [10, tr. 36], đặc biệt hơn trong thơ tự do thì “vần trở thành một tiêu chí rất quan trọng giúp người ta ngừng nhịp đúng chỗ” [10, tr. 42]. 14 Tóm lại, đặc trưng rất nổi bật của ngôn ngữ thơ ca là sự tổ chức âm thanh một cách hài hòa, có quy luật của chúng. Vần và nhịp là hai yếu tố làm nên đặc trưng đó đồng thời nó có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhạc cho thơ, để thơ ca có khả năng biểu đạt tinh tế những rung cảm, cảm xúc của tâm hồn mà bản thân nghĩa của từ không thể diễn đạt hết được. Hơn nữa, “nhạc tính của một thi phẩm càng giàu, tức những tham số thanh lọc của ngôn ngữ càng có độ tin cậy cao, thì hiệu quả lưu giữ truyền đạt của thi phẩm càng lớn, sức sinh tồn của nó càng mạnh” [5, tr. 152]. 1.2.2.2. Về ngữ nghĩa Ngôn ng÷ thơ ca trước hết là một thứ ngôn ngữ được trau chuốt, tinh luyện từ ngôn ngữ “nguyên liệu” - lời nói hàng ngày. Do vậy, ngữ nghĩa trong thơ ca không hoàn toàn đồng nhất với ngữ nghĩa của ngôn ngữ trong giao tiếp thông thường và nó còn khác với cả ngữ nghĩa trong văn xuôi. Mỗi từ khi đưa vào thơ đều trải qua sự lựa chọn của tác giả. Những từ ấy hoạt động rất đa dạng, linh hoạt, biến hóa để đạt được tham vọng với diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất có thể chiếm lĩnh cả thế giới. Trong văn xuôi không hạn chế về số lượng ngôn từ, câu ch÷, còn trong thơ, tùy thuộc vào từng thể loại mà có những cấu trúc nhất định. Dưới áp lực của cấu trúc, ngữ nghĩa của ngôn từ trong thơ nhiều khi không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa gốc mà còn mang những ý nghĩa mới tinh tế, đa dạng hơn nhiều. Nó vừa phải đảm bảo tính chính xác, tính hình tượng vừa có tính truyền cảm để phát huy được hiệu quả nghệ thuật cao nhất Như tác giả Mã Giang Lân đã nhận xét: “Một trong những nét độc ®¸o của hoạt động sáng tạo thơ ca là việc bố trí chữ, tạo nghĩa mới cho chữ. Cùng một chữ Êy nằm trên một trục hình tuyến ngôn ngữ nhưng lại biểu hiện nhiều chiều của nghĩa. Ở đây không chứa đựng với tư cách là từ đồng nghĩa mà là từ đa nghĩa. Chính từ đa nghĩa tạo nên độ sâu cảm xúc của thơ, tạo nên các tầng nghĩa và sự biến hóa linh hoạt của câu 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan