Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm giao tiếp của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long...

Tài liệu Đặc điểm giao tiếp của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long

.PDF
301
1
70

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH NHỰT ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngành: Tâm lý học Mã số: 9 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Trần Minh Nhựt LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan là nhà khoa học đã quan tâm sâu sắc, tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và động viên tôi hoàn thành luận án này. Trong suốt khóa học NCS, tôi đã được PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan hướng dẫn, truyền cho tôi tri thức và gợi ý cho tôi những ý tưởng về luận án. Cô đã giúp cho tôi tiếp cận các phương pháp nghiên cứu, tạo nền tảng vững chắc cho tôi trong học tập và nghiên cứu. Cô dạy tôi tiếp cận cách tư duy mới trong nghiên cứu, giúp tôi lựa chọn những phương pháp thực hiện khả thi nhất, cập nhật các phương pháp xử lý để kết quả nghiên cứu mang tính khách quan, trao đổi để tôi liên tục xây dựng và thực hiện mọi ý tưởng có thể trong luận án. Tôi xin kính gửi đến Quý thầy cô giảng viên trong khoa Tâm lý học, Học viện Khoa học Xã hội cùng toàn thể quý thầy cô tham gia giảng dạy, tư vấn hỗ trợ tôi suốt trong quá trình học tập và nghiên cứu lời cảm ơn chân thành! Cám ơn Ban giám hiệu, phòng ban, sinh viên các trường Đại học Trà Vinh, Đại học Cần Thơ và Đại học An Giang đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi làm luận án. Hà Nội, ngày 6 tháng 03 năm 2023 Tác giả luận án Trần Minh Nhựt MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 8 1.1. Những nghiên cứu về giao tiếp và đặc điểm giao tiếp ........................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu về giao tiếp ....................................................... 8 1.1.2. Những nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp ..................................... 14 1.2. Những nghiên cứu về dân tộc Khmer ................................................... 19 1.3. Những nghiên cứu về sinh viên người Khmer ..................................... 22 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI KHMER..................................................................... 27 2.1. Sinh viên người Khmer .......................................................................... 27 2.1.1. Khái niệm sinh viên ...................................................................... 27 2.1.2. Khái niệm sinh viên người Khmer ................................................ 27 2.1.3. Đặc điểm tâm lý của sinh viên người Khmer ............................... 28 2.2. Giao tiếp của sinh viên người Khmer................................................... 31 2.2.1. Khái niệm giao tiếp ....................................................................... 31 2.2.2. Khái niệm giao tiếp của sinh viên người Khmer .......................... 34 2.2.3. Các yếu tố cấu thành giao tiếp của sinh viên người Khmer ......... 34 2.3. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer .................................. 39 2.3.1. Khái niệm đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer .......... 39 2.3.2. Biểu hiện đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer ............ 40 2.4. Tiêu chí đánh giá và mức độ biểu hiện đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer ................................................................................. 50 2.4.1. Tiêu chí đánh giá đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer ...................................................................................................... 50 2.4.2.Mức độ biểu hiện đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer ...................................................................................................... 51 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer .................................................................................................. 51 2.5.1. Các yếu tố tâm lý cá nhân, đặc điểm tâm lý cá nhân .................... 51 2.5.2. Các yếu tố văn hóa, xã hội và yếu tố khách quan ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp ............................................................................ 52 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 54 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 56 3.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 56 3.1.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................... 56 3.1.2. Địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 56 3.1.3. Thời gian và giai đoạn nghiên cứu................................................ 58 3.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận .......................................................... 62 3.2.1. Mục đích của nghiên cứu lý luận .................................................. 62 3.2.2. Nội dung nghiên cứu lý luận ......................................................... 63 3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................... 63 3.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................... 64 3.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ............................................ 64 3.3.2. Phương pháp chuyên gia ............................................................... 69 3.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân ............................................ 70 3.3.4. Phương pháp quan sát ................................................................... 71 3.3.5. Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý .................................. 72 3.3.6. Phương pháp thực nghiệm ............................................................ 73 3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học ...................... 76 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 80 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .......................................................................... 81 4.1.Thực tr ng chung về đặc điểm giao tiếp của sinh viên người khmer v ng Đ ng b ng S ng C u Long .................................................... 81 4.1.1. Đánh giá chung thực trạng đặc điểm giao tiếp của sinh viên vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long ........................................................... 81 4.1.2. Biểu hiện cụ thể về đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer ...................................................................................................... 82 4.2. Thực tr ng mức độ biểu hiện đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer v ng Đ ng b ng S ng C u Long ........................................ 83 4.2.1.Thực trạng mức độ biểu hiện đặc điểm đối tượng giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long ..................... 83 4.2.2. Thực trạng về đặc điểm nội dung giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long ..................................... 94 4.2.3. Thực trạng đặc điểm hình thức giao tiếp của sinh viên người Khmer ở vùng Đống bằng Sông Cửu Long .......................................... 104 4.2.4. Thực trạng về đặc điểm phương tiện giao tiếp ........................... 109 4.2.5. So sánh đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer theo các biến số: giới tính, năm theo học, ngành học ................................... 112 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer v ng Đ ng b ng S ng C u Long ...................................... 114 4.3.1. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long............. 114 4.3.2. Tổ chức hoạt động của các tổ chức xã hội dành cho sinh viên người Khmer ở các trường Đại học ...................................................... 117 4.3.3. Mức độ tác động của các yếu tố đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer ở vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long ................ 119 4.4. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer ở Đ ng b ng S ng C u Long qua nghiên cứu trường hợp ............................................ 124 4.4.1. Nghiên cứu trường hợp 1 : Anh Chau S. sinh viên năm thứ nhất, khoa nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ, quê tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. ............................................................................... 124 4.4.2. Nghiên cứu trường hợp 2: Chị Thị G, sinh viên năm tư khoa sư phạm, Trường Đại học Trà Vinh, quê ở Huyện Càng Long, Tỉnh Trà Vinh ................................................................................................ 126 4.4.3. Nghiên cứu trường hợp 3: Chị Néang Kim A, là sinh viên năm thứ ba khoa Luật và khoa học chính trị, Trường Đại học An Giang, quê ở xã Ô Lâm, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang .................... 128 4.5. Một số biện pháp tâm lý tăng cường giao tiếp cho sinh viên người Khmer v ng Đ ng b ng S ng C u Long ...................................... 130 4.5.1. Tăng cường nhận thức về giao tiếp cho sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng sông Cửu Long .............................................. 130 4.5.2. Cải thiện mối quan hệ của sinh viên người Khmer trong nhà trường đại học ......................................................................................... 132 4.5.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội dành cho sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng sông Cửu Long .................... 133 4.6. Thực nghiệm tác động tâm lý cho sinh viên người Khmer .............. 135 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 141 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 150 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 158 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng tổng hợp về khách thể khảo sát ............................................. 56 Bảng 4.1. Thực trạng chung về đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long ............................................... 81 Bảng 4.2.Thực trạng về đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer ....... 82 Bảng 4.3. Đặc điểm đối tượng giao tiếp với bạn bè ....................................... 86 Bảng 4.4. Đặc điểm đối tượng giao tiếp với thầy cô ...................................... 88 Bảng 4.5. Đặc điểm đối tượng giao tiếp với các tổ chức xã hội ..................... 90 Bảng 4.6. Thực trạng mức độ biểu hiện chung đặc điểm nội dung giao tiếp ....... 94 Bảng 4.7. Đặc điểm nội dung giao tiếp liên quan đến hoạt động học tập ...... 95 Bảng 4.8. Đặc điểm nội dung giao tiếp liên quan đến đời sống tình cảm ...... 98 Bảng 4.9. Đặc điểm nội dung giao tiếp liên quan đến các vấn đề về kỹ năng sống, sức khỏe ................................................................................ 99 Bảng 4.10. Đặc điểm nội dung giao tiếp liên quan đến đời sống kinh tế ..... 100 Bảng 4.11. Đặc điểm nội dung giao tiếp liên qua đến thời sự, văn hóa, thể dục thể thao ..................................................................................... 101 Bảng 4.12. Đặc điểm nội dung giao tiếp liên quan đến hướng nghiệp ......... 102 kỹ năng nghề nghiệp ..................................................................................... 102 Bảng 4.13. Đặc điểm nội dung giao tiếp liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo .... 103 Bảng 4.14. Đặc điểm hình thức giao tiếp trong hoạt động học tập .............. 106 Bảng 4.15. Đặc điểm hình thức giao tiếp trong hoạt động hướng nghiệp .... 107 Bảng 4.16. Đăc điểm hình thức giao tiếp trong hoạt động giải trí ................ 108 Bảng 4.17. Đặc điểm phương tiện giao tiếp.................................................. 110 Bảng 4.18. Mức độ lựa chọn các phương tiện giao tiếp ............................... 111 Bảng 4.19. So sánh đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer theo các biến.................................................................................................. 112 Bảng 4.20. Nhận thức về vai trò, vị thế cá nhân ........................................... 114 Bảng 4.21.Nhận thức về tính cách cá nhân của sinh viên người Khmer ...... 116 Bảng 4.22. Cách thức tổ chức hoạt động của các tổ chức xã hội dành cho sinh viên người khmer vùng đ ng bằng sông cửu long hiện nay ......... 117 Bảng 4.23. Mối tương quan giữa các yếu tố chủ quan và khách quan đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng sông Cửu Long ...................................................................................... 119 Bảng 4.24. Mức độ tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer .................................... 120 Bảng 4.25. Mức độ tác động của các yếu tố lên các thành tố của đặc điểm giao tiếp.................................................................................................. 122 Bảng 4.26. Tổng hợp kết quả sau tác động thực nghiệm .............................. 138 Bảng 4.27. Bảng đối chiếu, so sánh kết quả trước và sau tác động .............. 138 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Đ thị 3.1. Phân phối của mẫu nghiên cứu n = 426 ........................................ 61 Biểu đ 4.1. Mức độ biểu hiện chung của đặc điểm đối tượng giao tiếp ....... 83 Biểu đ 4.2.Mức độ biểu hiện đặc điểm đối tượng giao tiếp với người thân trong gia đình .................................................................................................. 84 Biểu đ 4.3. Hình thức giao tiếp của sinh viên người Khmer ...................... 105 Biểu đ 4.4. So sánh khảo sát trước tác động thực nghiệm .......................... 136 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Giao tiếp là hoạt động đặc trưng của con người. Nhờ hoạt động giao tiếp mà con người trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội. Thông qua giao tiếp, cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đ ng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Nhờ có giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể nâng cao giá trị bản thân, đạt hiệu quả hơn trong cuộc sống. Vì vậy giao tiếp là hoạt động không thể thiếu đối với mỗi người và sự phát triển chung của xã hội. Khi xã hội càng phát triển, mối quan hệ giữa con người với con người càng được quan tâm, vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những ngành nghề, lĩnh vực làm việc có liên quan trực tiếp với con người như: giáo dục, y tế, ngoại giao, du lịch…Điều này cũng đặt ra yêu cầu cao hơn cho chất lượng đào tạo ngu n nhân lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học trong cả nước nói chung và vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long nói riêng. 1.2. Vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long g m nhiều dân tộc sinh sống với các phong tục tập quán khác nhau, trong đó, dân tộc Khmer là dân tộc thiểu số của vùng này. Sinh viên người dân tộc Khmer có đặc điểm giao tiếp khác biệt, trước sự thay đổi lớn về các mối quan hệ, vị thế bản thân, yêu cầu của nhiệm vụ học tập mới, phải tiếp cận với kiến thức chuyên ngành,… các em đã gặp không ít khó khăn. Đa số sinh viên người dân tộc Khmer đều gặp phải những khó khăn nhất định, một số em có kết quả học tập còn kém, hiệu quả giao tiếp hạn chế, phải bỏ học hoặc khi ra trường khó xin việc do chưa đáp ứng được kỹ năng nghề nghiệp... Hiện nay, việc tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với sinh viên người dân tộc thiểu số nói chung, người dân tộc Khmer nói riêng đang được xem là một chính sách quan trọng của nhà nước. Do đó, việc nghiên cứu về sinh viên dân tộc Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long, để đề ra các chính sách phù hợp, là vấn đề cần thiết được thực hiện. 1.3. Trong quá trình học tập tại các trường đại học, sinh viên người dân tộc Khmer đã bộc lộ nhiều nét đặc trưng riêng biệt, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, 1 nhất là trong giao tiếp. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer thể hiện thông qua đối tượng, nội dung, phương tiện và hình thức giao tiếp đa dạng và văn hóa đặc sắc của vùng miền tạo nên những nét đặc trưng trong môi trường học tập hiện đại. Tuy nhiên, những đặc trưng này của sinh viên người Khmer làm các em chậm thích nghi với sự thay đổi, ảnh hưởng lớn đến học thuật, hiệu quả giao tiếp, định hướng nhân cách nghề của các em … 1.4. Trong các nghiên cứu trước đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đặc điểm giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của học sinh và sinh viên người dân tộc ở nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên hiện còn chưa có nhiều nghiên cứu một cách chuyên sâu và hệ thống từ góc độ khoa học tâm lý về đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long, những yếu tố ảnh hưởng đến các đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer, luận án đề xuất các biện pháp tâm lý hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu về giao tiếp, đặc điểm giao tiếp, đặc điểm giao tiếp của học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số. - Xây dựng cơ sở lý luận về đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer. - Đánh giá thực trạng đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long. - Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long. 2 3. Đối tượng và ph m vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung nghiên cứu Đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer là những đặc trưng, nổi bật thể hiện trong sự tiếp xúc tâm lý của sinh viên người Khmer với người khác nhằm vận hành các quan hệ xã hội, được các chủ thể thực hiện với đối tượng, nhu cầu, mục đích, nội dung, hình thức, phương tiện, điều kiện xác định. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu 4 đặc điểm sau: - Đặc điểm về đối tượng giao tiếp, luận án tìm hiểu 4 nhóm đối tượng: với người thân trong gia đình, với bạn bè, với thầy cô và với các tổ chức xã hội. - Đặc điểm về nội dung giao tiếp, luận án tìm hiểu 7 khía cạnh: hoạt động học tập; đời sống tình cảm; kỹ năng sống, sức khỏe; đời sống kinh tế; thời sự, văn hóa, thể thao; kỹ năng nghề nghiệp và tín ngưỡng, tôn giáo. - Đặc điểm về hình thức giao tiếp, luận án tìm hiểu qua 2 hình thức: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. - Đặc điểm về phương tiện giao tiếp, luận án tìm hiểu qua 2 hình thức: giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. 3.2.2. Về địa bàn nghiên cứu Luận án chỉ nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer theo học tại các trường đại học trong vùng Đ ng bằng sông Cửu Long, cụ thể là ba trường đại học: Đại học An Giang, Đại học Trà Vinh và Đại học Cần Thơ. 3.2.3. Về khách thể nghiên cứu - Tổng số khách thể nghiên cứu là 426 sinh viên người Khmer thuộc các tỉnh Đ ng bằng Sông Cửu Long. Trong đó: + Điều tra thử 50 sinh viên người Khmer, điều tra chính thức 426 sinh viên người Khmer. + Phỏng vấn sâu: 3 sinh viên người Khmer. 3 + Phỏng vấn 50 giảng viên, cán bộ các trường Đại học An Giang, Trường Đại học Trà Vinh và Trường Đại học Cần Thơ. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận 4.1.1. Tiếp cận từ góc độ của tâm lý học hoạt động Giao tiếp của sinh viên người Khmer được thể hiện qua hoạt động hàng ngày. Thông qua hoạt động, các đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer được thể hiện. Chính vì vậy, nghiên cứu đặc điểm đối tượng, nội dung, hình thức và phương tiện giao tiếp của sinh viên người Khmer phải thông qua hoạt động học tập, sinh hoạt, giải trí… của các sinh viên. 4.1.2. Tiếp cận liên văn hóa Phương pháp tiếp cận liên văn hóa cho chúng tôi biết, người có năng lực giao tiếp tốt, có khả năng thích ứng nhanh chóng với nhiều người khác nhau ở nhiều môi trường văn hóa khác nhau. Sitaram & Lawrence (1979) thấy rằng các nền văn hóa khác nhau tạo ra các hệ thống giá trị khác biệt về nhận thức và ý nghĩa, cách giao tiếp của con người bị ảnh hưởng bởi các giá trị được phản ánh trong môi trường văn hóa mà họ giao tiếp. Chính vì vậy, khi nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer thì phải tìm hiểu những giá trị văn hóa ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer. 4.1.3. Tiếp cận hệ thống và hệ thống sinh thái Giao tiếp, đặc điểm giao tiếp là tổng hòa tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến sinh viên người Khmer. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm đối tượng, nội dung, hình thức và phương tiện giao tiếp của sinh viên người Khmer phải được nghiên cứu một cách hệ thống và tổng thể. Ngoài ra, khi nói đến giao tiếp và các đặc điểm giao tiếp là nói đến mối quan hệ giữa cá nhân với các hệ thống trong môi trường xã hội: yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, môi trường sống, vị thế cá nhân của chủ thể… Sự biến động của một thành tố sẽ ảnh hưởng đến những thành tố khác của hệ thống. Vì vậy khi nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp cần đặt trong mối quan hệ với hệ thống sinh thái của môi trường xã hội. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu 4.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 4.2.4. Phương pháp quan sát 4.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 4.2.6. Phương pháp thực nghiệm tác động tâm lý 4.2.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Về lý luận Luận án đã làm rõ lý luận về giao tiếp, đặc điểm giao tiếp, đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer thể hiện rõ nét qua các yếu tố cấu thành như: đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, hình thức giao tiếp, phương tiện giao tiếp, xây dựng tiêu chí và chỉ ra một số yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer cũng như đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả giao tiếp cho sinh viên người Khmer. Những kết quả này góp phần bổ sung thêm lý luận về giao tiếp nói chung và giao tiếp của sinh viên người Khmer nói riêng. 5.2. Về thực tiễn Luận án đã đánh giá được thực trạng đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long với những nét đặc trưng riêng biệt của văn hóa vùng miền, đối tượng giao tiếp chủ yếu với bạn cùng dân tộc, bằng tiếng dân tộc Khmer; nội dung giao tiếp chủ yếu về học tập, nghề nghiệp, quan tâm nhiều đến hôn nhân, tình yêu, tình dục nhưng ngại thổ lộ; hình thức giao tiếp nổi trội là giao tiếp gián tiếp, thể hiện khá phong phú như: vái chào, đeo chỉ đỏ cầu may, đi cúng chùa, lễ Phật, viếng sư, đi khất thực, tham gia các nghi thức tôn giáo; phương tiện giao tiếp là tiếng Khmer phiên âm và ngôn ngữ hình thể qua điệu múa dân gian đậm nét Khmer Nam bộ. Các yếu tố tâm lý chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer ở các mức độ khác nhau. Trong đó, yếu tố cảm nhận của sinh viên người Khmer về vai trò, vị thế của họ trong gia đình và xã hội là yếu tố có tác động mạnh nhất đến hình thức giao tiếp của sinh viên người Khmer, cách thức 5 tổ chức hoạt động của các tổ chức xã hội dành cho sinh viên người Khmer ở trường đại học hiện nay là yếu tố có tác động mạnh nhất đến đối tượng giao tiếp của sinh viên người Khmer. Sự phối kết hợp giữa các yếu tố chủ quan có tác động mạnh nhất đến đặc điểm phương tiện giao tiếp của sinh viên người Khmer. Tổng hợp các yếu tố khách quan có tác động mạnh đến nội dung giao tiếp và đối tượng giao tiếp của sinh viên người Khmer. Tổng hợp các yếu tố chủ quan có tác động mạnh hơn so với ảnh hưởng của từng yếu tố độc lập. Luận án đã đưa ra những kiến nghị với các trường đại học một số biện pháp tác động nhằm giúp sinh viên người Khmer nâng cao hiệu quả giao tiếp, góp phần quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ, nhân cách nghề và cải thiện kết quả học tập của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án đã hệ thống hóa và xác định được một số vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp, đặc điểm giao tiếp, đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer. Luận án cũng chỉ ra những biểu hiện đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer đó là những điểm đặc trưng nổi bật về đặc điểm nội dung giao tiếp, đặc điểm đối tượng giao tiếp, đặc điểm hình thức giao tiếp và đặc điểm phương tiện giao tiếp. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về tâm lý học giao tiếp và đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer làm cơ sở cho các nghiên cứu cùng hướng với nghiên cứu này. 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn - Luận án đã làm rõ thực trạng mức độ biểu hiện đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer. Trong đó, phân tích mức độ biểu hiện của bốn yếu tố cấu thành đặc điểm giao tiếp: nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp, hình thức giao tiếp, phương tiện giao tiếp của sinh viên người Khmer, cho thấy sự nổi bật, khác biệt trong đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long. - Luận án đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer; trên cơ sở đó đưa ra những 6 kiến nghị với các trường đại học, các phòng ban, giảng viên của trường một số biện pháp hỗ trợ nhằm giúp sinh viên người Khmer nâng cao hiệu quả giao tiếp, góp phần cải thiện kết quả học tập và các mối quan hệ trong cuộc sống. 7. Cấu trúc luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục về tài liệu nghiên cứu, g m 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực trạng đặc điểm giao tiếp của sinh viên người Khmer vùng Đ ng bằng Sông Cửu Long. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu về giao tiếp và đặc điểm giao tiếp 1.1.1. Những nghiên cứu về giao tiếp Giao tiếp là vấn đề được các nhà khoa học, nhà tâm lý học trên thế giới quan tâm từ rất lâu và đã trở thành một ngành khoa học được nhiều người nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Đến cuối thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp ra đời: Tác phẩm “Giao tiếp là đối tượng nghiên cứu về lý luận và thực tiễn” của tập thể các tác giả Lêningrad (1972); “Về bản chất con người” của X.N.Xôcôpnhin (1973); “Tâm lý học giao tiếp” của A.A. Leonchev (1974); “Giao tiếp là vấn đề của tâm lý học đại cương” của B.Ph.Lomov (1975); “Hoạt động và giao tiếp” của A. N. Leonchev (1979); “Vấn đề giao tiếp trong tâm lý học” của K. K. Platônov (1981); “Những khó khăn tâm lý giao tiếp giữa các nhân cách” của E. V. Surcanova (1985); “Thế giới giao tiếp” của M.X. Kagan (1988); “Sự phát triển giao tiếp của trẻ em trước tuổi học với bạn cùng tuổi” của A. L. Ruzcoi (1989)…[20],[28][56]. Đặc biệt, ở Liên Xô, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu về giao tiếp theo nhiều góc độ như: giao tiếp với sự hình thành ý thức tự giác của cá nhân, mối quan hệ của cá nhân với nhóm, mối quan hệ giữa nhóm với nhóm. Qua nghiên cứu về giao tiếp, từ khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái niệm, bản chất của giao tiếp chưa bao giờ thống nhất hoàn toàn. Mỗi tác giả đề cập đến một mặt, một khía cạnh của hoạt động giao tiếp và có ba quan điểm chính: - Quan điểm thứ nhất, coi giao tiếp là quá trình truyền thông tin: Với góc độ này, theo Peter Drucker “chính người nhận thông điệp mới là người giao tiếp vì chỉ có sự giao tiếp khi có người nghe và đáp ứng” [40, 18]. Theo tác giả, giao tiếp chỉ mang tính một chiều ở người nhận mà thôi, điều này chưa lý giải tính chủ thể và tương tác trong giao tiếp. J.P.Gruere (1982) lại cho rằng, “giao tiếp là một quá trình chuẩn trong đó một thông điệp được chuyển tải từ một bộ phát tới một bộ thu thông qua một chuỗi 8 các yếu tố được gọi là: nguồn, kênh, địa chỉ”[Dẫn theo 48]. Quan niệm trên cho thấy J.P.Gruere chỉ chú ý đến việc chuyển tải thông điệp từ “một bộ phát” đến “một bộ thu” thể hiện giao tiếp diễn ra một chiều. Ông nhấn mạnh đến khâu truyền thông tin mà không để ý đến thái độ, cảm xúc, tâm lý của người “phát” và người “thu” dẫu biết rằng quá trình giao tiếp diễn ra thông qua một số yếu tố như tác giả gọi đó là “ngu n, kênh, địa chỉ”[40]. K.K.Platônov và cộng sự cho rằng “giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa những con người với nhau và giao tiếp đó là sự tác động lẫn nhau trên cơ sở phản ánh tâm lý lẫn nhau”[76]. Như vậy, theo các tác giả, giao tiếp không chỉ đơn thuần là trao đổi thông tin mà nhờ trao đổi thông tin đó, con người tác động lẫn nhau thông qua các quy luật, xúc cảm, tình cảm... tâm lý trong đời sống con người. Theo Laswell: “giao tiếp nói theo nghĩa hẹp là truyền đi một thông điệp, nhưng nay được hiểu là làm cho hai con người cùng chấp nhận một cái gì là chung nhờ một quá trình hai chiều”[Dẫn theo 21]. Như vậy, Laswell đã quan tâm đến tính hai chiều trong quá trình giao tiếp chứ không chỉ đơn thuần là sự tác động một chiều như quan niệm của J. P. Gruere. Tuy nhiên trong thực tế giao tiếp không phải lúc nào con người cũng đi đến một sự thống nhất, một sự chấp nhận một cái gì chung mà có thể mâu thuẫn với nhau và không chấp nhận một cái chung. Qua trên cho thấy, các tác giả mô tả quá trình giao tiếp bằng quá trình truyền tin qua bộ mã hóa thông tin, bộ phát thông tin, môi trường truyền thông tin, bộ nhận thông tin, bộ giải mã và quá trình phản h i. Nếu bộ giải mã và bộ mã hóa không tương thích với nhau thì thông tin nhận được có thể bị biến đổi. Họ chỉ chú ý đến sự trao đổi thông tin trong giao tiếp mà chưa quan tâm đến người nhận thông tin và thái độ cảm xúc của họ khi nhận được những thông tin đó. Trong giao tiếp, trao đổi thông tin là một trong những chức năng tạo nên và duy trì quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, chủ thể và đối tượng giao tiếp còn bày tỏ quan điểm, thái độ, hành vi... khi tiếp nhận được thông tin đó thông qua hoạt động cùng nhau chứ không chỉ đơn thuần là tiếp nhận nó. Với quan điểm trên, cần nghiên cứu giao tiếp trong mối quan hệ mang tính chỉnh thể của nó, bởi lẽ ngoài việc tiếp nhận và trao đổi thông tin thì 9 giao tiếp còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức, xúc cảm, tình cảm của con người. Giao tiếp không phải là thông tin mà thông tin là chức năng của giao tiếp. - Quan điểm thứ hai, coi giao tiếp là một dạng hoạt động: Theo A.A.Leonchev, giao tiếp như một dạng của hoạt động. Ông cho rằng, cũng như các dạng hoạt động khác, giao tiếp hướng tới những mục đích xác định, giao tiếp được thúc đẩy bởi những động cơ nhất định, giao tiếp được diễn ra nhờ các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ. A.A.Leonchev đưa ra định nghĩa về giao tiếp: “Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích, có động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các hoạt động tâm lý và sử dụng những phương tiện đặc thù, trước hết là ngôn ngữ” [41]. Tác giả Pat Petrie cho rằng: “Giao tiếp giữa người với người diễn ra ở mọi độ tuổi. Họ nói chuyện, nghe, quan sát và phản ứng lại nhau, trao đổi nhiều loại thông tin bằng nhiều cách khác nhau như dùng nét mặt, cơ thể và giọng nói. Theo Pat Petrie, giao tiếp là sự trao đổi luôn có ít nhất hai người tham gia và giao tiếp xảy ra khi một người gửi đi thông điệp và người kia nhận nó. Giao tiếp là quá trình hai chiều” [Dẫn theo 4]. Theo hai tác giả J C. Richar và R.W.Schmidt cho rằng: “giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc, trao đổi tình cảm, tư tưởng, thông tin, liên kết hành động giữa hai hay nhiều người” [104], qua đó hai tác giả đã mở rộng hơn khái niệm giao tiếp, thể hiện trong các mối quan hệ giữa nhiều chủ thể. Khi đánh giá quan điểm của hai ông, nhiều nhà tâm lý học như Đ.B.Encônhin. A.A.Bôđaliôv, K.K.Platônôv,... cho rằng, ý kiến của các nhà tâm lý học trên đều có mặt hợp lý và chưa hợp lý, chưa thỏa đáng. A.A.Leochev khi bảo vệ quan điểm cho rằng giao tiếp là dạng đặc biệt của hoạt động có đối tượng đã lý giải chưa xác đáng về đối tượng, động cơ, chủ thể của hoạt động này; trong khi B.Ph.Lomov lại quá nhấn mạnh đến phạm trù giao tiếp cũng đi đến chỗ khó giải thích một số trường hợp giao tiếp tham gia vào hoạt động có đối tượng như là điều kiện thiết yếu của hoạt động.[24] Phần lớn các nhà tâm lý học theo hướng này cho rằng: Hoạt động là quy luật chung nhất của tâm lý học người, giao tiếp là một dạng hoạt động phản ánh mối 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất