Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thi...

Tài liệu đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi tam đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh học

.PDF
69
57
140

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ..……..o0o…....... ĐỖ MINH CƯƠNG ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY THUỐC VÀ CÁC LOÀI CÂY CÓ ĐỘC CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG NÚI TAM ĐẢO VÀ TÌM KIẾM CÁC LOÀI CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ..……..o0o…....... ĐỖ MINH CƯƠNG ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY THUỐC VÀ CÁC LOÀI CÂY CÓ ĐỘC CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG NÚI TAM ĐẢO VÀ TÌM KIẾM CÁC LOÀI CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 842 01 11 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THẾ CƯỜNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tôi đã nhận được sự giảng dạy ủng hộ và giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp này tôi xin được cảm ơn TS. Nguyễn Thế Cường đã hướng dẫn khoa học của luận văn giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Xin cảm ơn Đề tài cấp Viện Hàn lâm KHCNVN: “Điều tra, đánh giá các loài cây thuốc và cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh học nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững”; Mã số: VAST04.07/18-19 đã hỗ trợ kinh phí thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới hội đồng giáo dục, các đồng nghiệp tại trường THPT Marie Curie Hải Phòng nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện về thời gian và nhân lực giúp tôi hoàn thành mọi công việc được giao. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè là hậu phương vững chắc, là động lực giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt luận văn của mình. Cuối cùng, trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, nhân lực và tài chính nên chắc chắn bản luận văn còn nhiều thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2018 Tác giả Đỗ Minh Cương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Hà Nội, tháng 10 năm 2018 Tác giả Đỗ Minh Cương MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4 1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 4 1.1.1. Sơ lược về đa dạng cây thuốc và cây có độc trên thế giới và trong khu vực ................................................................................................................. 4 1.1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu đa dạng cây thuốc và cây có độc ở trong nước ............................................................................................................... 8 1.1.2.1. Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây dược liệu ở Việt Nam ............................................................................................................... 8 1.1.2.2. Những nghiên cứu, đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên cây thuốc .......................................................................... 11 1.1.2.3. Tình hình nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào các dân tộc Việt Nam ................................................................................... 12 1.2. Điều kiện tự nhiên VQG Tam Đảo ....................................................... 14 1.2.1. Địa hình, địa chất thổ nhưỡng............................................................. 14 1.2.2. Khí hậu thuỷ văn ................................................................................ 15 1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 16 1.2.4. Điều kiện kinh tế xã hội...................................................................... 17 1.3. Tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc và cây có độc tại vùng núi Tam Đảo ...................................................................................................... 18 1.4. Sơ lược về nghiên cứu hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và chống ôxi hóa trên hệ 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH). ..................................... 20 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 22 2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 27 3.1. Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài cây thuốc của đồng bào dân tộc tại vùng núi Tam Đảo................................................................................... 27 3.1.1. Tính đa dạng các bậc taxon................................................................. 27 3.1.2. Đánh giá đa dạng về nhóm bệnh ......................................................... 33 3.1.3. Đánh giá về bộ phận sử dụng và cách sử dụng.................................... 36 3.1.4. Đánh giá về khả năng chữa bệnh khác nhau của các loài .................... 41 3.1.5. Đánh giá về cây có độc và cách sử dụng............................................. 42 3.1.6. Đa dạng trong phương thức sử dụng của từng dân tộc ........................ 44 3.1.6.1. Đa dạng trong phương thức sử dụng của dân tộc Sán Dìu................ 44 3.1.6.2. Đa dạng trong phương thức sử dụng giữa dân tộc Dao và dân tộc Sán Dìu ............................................................................................................... 46 3.1.7. Các loài thực vật quý hiếm ................................................................. 50 3.2. Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết .................................................... 51 3.2.1. Mẫu dịch chiết .................................................................................... 51 3.2.2. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa .................................................. 51 3.2.3. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định...................... 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 55 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DMSO Dimethyl sulfoxid. DPPH Diphenyl-1-Picrylhydrazyl. ĐDSH Đa dạng sinh học. ELISA Enzyme-linked Immunosorbent assay. International Union for Conservation of Nature and Natural IUCN Resources - Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên. NĐ 32/2006 PRA RRA Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Participatori Rural Appraisal - Phương phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân. Rapid Rural Appraisal - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn. SĐVN Sách đỏ Việt Nam. TCN Trước công nguyên. USD United States dollar. VQG Vườn Quốc gia. VSVKĐ Vi sinh vật kiểm định. VU Vulnerable – Sẽ nguy cấp. WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Khí hậu vùng Tam Đảo ................................................................ 15 Bảng 3.1. Số lượng cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc ở Tam Đảo ..................................................................................................................... 27 Bảng 3.2. So sánh hệ cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc ở vùng núi Tam Đảo với đa dạng thực vật ở Tam Đảo ............................................. 28 Bảng 3.3. Các họ có nhiều loài cây thuốc của đồng bào dân tộc Tam Đảo ... 30 Bảng 3.4. Các chi có nhiều loài cây thuốc nhất của đồng bào dân tộc Tam Đảo ..................................................................................................................... 31 Bảng 3.5. Đa dạng các nhóm bệnh chữa trị bệnh của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo ................................................................................................ 33 Bảng 3.6. Đa dạng trong các bộ phận sử dụng làm thuốc của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo........................................................................................ 37 Bảng 3.7. Đa dạng trong cách thức sử dụng các loài cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo...................................................... 39 Bảng 3.8. Số cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc chữa các nhóm bệnh khác nhau............................................................................................. 41 Bảng 3.9. Danh sách cây có độc của đồng bào dân tộc tại vùng núi Tam Đảo ..................................................................................................................... 42 Bảng 3.10. Đa dạng trong phương thức sử dụng của dân tộc Sán Dìu ở vùng núi Tam Đảo ................................................................................................ 45 Bảng 3.11. Số cây thuốc cùng chữa 1 loại bệnh của dân tộc Dao và Sán Dìu ở vùng núi Tam Đảo........................................................................................ 46 Bảng 3.12. Các loài thực vật quý hiếm trong danh lục cây thuốc của đồng bào dân tộc ở vùng núi Tam Đảo ........................................................................ 50 Bảng 3.13. Danh sách 03 mẫu dịch chiết tổng .............................................. 51 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá hoạt tính chống oxi hóa ................................... 51 Bảng 3.15. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định.............. 52 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc ở Tam Đảo ..................................................................................................................... 28 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh hệ cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc ở vùng núi Tam Đảo với đa dạng thực vật ở Tam Đảo .................................... 29 Hình 3.3. Biểu đồ các họ có nhiều loài cây thuốc của đồng bào dân tộc Tam Đảo…………………………………………………………………………. 30 Hình 3.4. Biểu đồ các chi có nhiều loài cây thuốc của đồng bào dân tộc Tam Đảo .............................................................................................................. 32 Hình 3.5. Biểu đồ đa dạng các nhóm bệnh của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo ...................................................................................................... 35 Hình 3.6. Biểu đồ đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo ............................................................ 37 Hình 3.7. Biểu đồ đa dạng trong cách thức sử dụng các loài cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo .......................................... 40 Hình 3.8. Biểu đồ cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc chữa các nhóm bệnh khác nhau................................................................................... 41 Hình 3.9. Biểu đồ đa dạng trong phương thức sử dụng của dân tộc Sán Dìu ở vùng núi Tam Đảo........................................................................................ 46 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Châu Á đã có trên 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong nền văn minh Văn Lang và văn minh Đại Việt, những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của lý luận y học Phương Đông kết hợp với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu phong phú và của cộng đồng 54 dân tộc. Trải qua hàng thế kỷ, với sự phát triển mạnh mẽ của y học Phương Tây nhưng cộng đồng các dân tộc Việt Nam vẫn biết cách sử dụng và phát triển các phương thuốc cổ truyền của họ, làm cho các loài cây thuốc và công dụng của chúng ngày càng có ý nghĩa hơn. Tam Đảo không chỉ được biết đến với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn lưu giữ nguồn tài nguyên động, thực vật quý giá. Các cộng động dân tộc tại đây vẫn lưu truyền các bài thuốc dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác và một số bài thuốc cũng như phương pháp chữa bệnh còn mang nhiều bản sắc riêng. Các bài thuốc là sự kết hợp giữa những cây dược liệu được khai thác trong tự nhiên với kinh nghiệm cha ông truyền lại. Ngoài các phương thuốc và cách chữa bệnh theo quan niệm của y học truyền thống, cộng đồng các dân tộc nơi đây còn tìm tòi các cây dược liệu mới để tạo ra các phương thuốc mới. Để phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh, người dân nơi đây thường xuyên thu hái một số lượng lớn các loài cây thuốc từ tự nhiên. Do đó, một số loài cây thuốc bị khai thác với khối lượng lớn dẫn đến trữ lượng nguồn tài nguyên cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng Tam Đảo đã bị giảm sút nghiêm trọng. Nếu không có các chương trình, kế hoạch và phương thức bảo vệ, một số cây thuốc sẽ bị tuyệt diệt, một số bài thuốc dân gian của cộng đồng dân tộc cũng sẽ bị thất truyền. Xuất phát từ thực trạng đó chúng tôi tiến hành đề tài “Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân 2 tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh học”. 2. Mục tiêu - Tìm hiểu sự đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc tại vùng núi Tam Đảo. - Tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh học tại vùng núi Tam Đảo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Các loài thực vật bậc cao dùng làm thuốc và cây có độc tại vùng núi Tam Đảo - Phạm vi nghiên cứu: vùng núi Tam Đảo gồm: Ngọc Thanh - Mê Linh - Vĩnh Phúc, Đại Đình - Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Quân Chu - Đại Từ Thái Nguyên. Tiến hành phỏng vấn, điều tra các thầy lang thuộc dân tộc Dao và Sán Dìu sống tại vùng núi Tam Đảo gồm:  Trần Ánh Sáng (dân tộc Sán Dìu): Đại Đình – Tam Đảo – Vĩnh  Hồ Văn Hai (dân tộc Sán Dìu): Đại Đình – Tam Đảo – Vĩnh  Trịnh Văn Sáu (dân tộc Sán Dìu): Ngọc Thanh – Mê Linh – Vĩnh  Đặng Đức Mùi (dân tộc Dao): Quân Chu – Đại Từ – Thái Phúc. Phúc. Phúc. Nguyên.  Nguyên. Dương Trung Quý (dân tộc Dao): Quân Chu – Đại Từ – Thái 3 4. Ý nghĩa phương pháp luận Ý nghĩa khoa học Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo tồn đối với các loài cây thuốc quý hiếm. Ý nghĩa thực tiễn - Làm cơ sở khoa học để bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc quý hiếm, nguy cấp tại Tam Đảo. - Làm cơ sở xây dựng và phát triển vùng cung cấp nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường từ đó nâng cao đời sống nhân dân địa phương. - Kết quả thử hoạt tính của một số loài tiềm năng. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.1.1. Sơ lược về đa dạng cây thuốc và cây có độc trên thế giới và trong khu vực Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 1985 trên thế giới đã có khoảng 20.000 loài thực vật được sử dụng trực tiếp làm thuốc chữa bệnh, hoặc được sử dụng làm nguyên liệu để cung cấp các hoạt chất tự nhiên dùng làm thuốc. Cho đến nay, số loài cây thuốc được sử dụng trên thế giới chưa có con số cụ thể, số lượng các loài cây thuốc và cây có độc ước tính từ 30.000 đến 70.000 loài [7]. Nguồn tài nguyên cây thuốc và cây có độc trên thế giới tập trung chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, bao gồm lưu vực sông Amazon của châu Mỹ, khu vực Đông Nam Á, khu vực Ấn Độ - Malaysia, khu vực Tây Phi. Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời nhất trong nền dược học châu Á. Khoảng 5000 năm về trước (2.737 TCN 2.697 TCN), dược thảo ở Trung Quốc đã mô tả về giá trị và đặc điểm của hơn 70 loại thảo mộc [50]. Trong cuốn sách "Cây thuốc Trung Quốc " xuất bản năm 1985 đã liệt kê một loạt các loại cây cỏ như Rễ gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.) chữa nhọt độc, viêm tuyến hạch, sưng tấy đau khớp, sốt rét; Cải soong ( Nasturtium officinale R.Br.) giải nhiệt, chữa lở mồm, chảy máu chân răng, bướu cổ. Theo “Thần nông bản thảo”, người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng 365 vị thuốc và cây thuốc để phòng và chữa bệnh. Chính cuốn sách này đã tạo nền tảng cho sự phát triển của nền y học cổ truyền Trung Quốc cho đến ngày nay. Đến thời nhà Hán (năm 168 TCN) trong cuốn sách “Thủ Hậu cấp phương” đã thống kê 52 đơn thuốc trị bệnh từ các loài cây cỏ [31],[10]. 5 Tới giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đã thống kê 1.200 vị thuốc trong có nguồn gốc từ thực vật và động vật trong tập“Bản thảo cương mục”. Đến nay, kinh nghiệm sử dụng các loài cây thuốc của người Trung Quốc được đánh giá là hàng đầu thế giới. Hiện nay, tại Trung Quốc đã thống kê được khoảng trên 8.000 loài cây đã được ghi nhận sử dụng làm thuốc và có độc tính [29]. Ấn Độ cũng là quốc gia ở châu Á có nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như kinh nghiệm sử dụng rất đa dạng. Vào khoảng 4500 - 1600 TCN trong sách Rig - Veda đã có những ghi chép sớm nhất về sử dụng cây thuốc. Cho đến nay, Ấn Độ đã nghiên cứu và sử dụng khoảng 7.500 loài cây thuốc trong điều trị bệnh trực tiếp hoặc cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc. Nền y học cổ truyền Ấn Độ được gọi là Ayurveda có nguồn gốc từ thời cổ xưa. Cách đây 6.000 năm tại Ấn Độ, y học Ayurveda đã sử dụng bột nghệ làm thuốc chữa bệnh [44],[50]. Cho đến nay, tại Himalaya có 1.748 loài được sử dụng như là cây thuốc. Hiện nay, lĩnh vực dược liệu ở Ấn Độ sử dụng khoảng 280 loài cây thuốc, trong đó có 175 loài được tìm thấy ở Himalaya [39]. Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2000 loài [7]. Trong đó, các quốc gia có số lượng lớn các loài cây thuốc được sử dụng phải kể đến là Malaysia, Indonesia, Việt Nam... Ở Đông Nam Á, người Philippin dùng vỏ cây Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L) Hook.f.) sắc làm thuốc cầm máu, hoặc tán bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét làm chúng chóng khỏi [7]. Người Cămpuchia, Malaysia, dùng cây Hương nhu tía (Ocimun sanctum L.) trị đau bụng, sốt rét, nước lá tươi trị long đờm hoặc giã nát đắp trị bệnh ngoài da, khớp [17]. 6 Hàn Quốc đã phát hiện 200 loài thuộc 168 chi, 87 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: rối loạn cơ xương, đau nhức, rối loạn hệ hô hấp, bệnh gan và các vết thương [48]. Không chỉ ở châu Á mà việc sử dụng cây cỏ làm thuốc cũng xuất hiện ở châu Âu từ lâu đời. Năm 384 - 322 (TCN), Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 (TCN) Theophraste với tác phẩm "Lịch sử thực vật" đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng [8]. Nghiên cứu về cây thuốc ở Serra de São Mamede, Bồ Đào Nha đã cung cấp thông tin của 165 loài thực vật làm thuốc [39]. Đã có trên 518 loài thực vật thuộc 335 chi và 80 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau ở khu vực Alps Empordaf, Catalonia, bán đảo Iberia [45]. Năm 1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có công trình "Les phantes de médicinales du Cambodye, du Laos et du Viet nam" gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương [46]. Ở Châu Phi, việc sử dụng các cây thuốc trong việc điều trị bệnh cũng có từ rất sớm. Khoảng 1500 năm TCN, dân tộc Ebers đã ghi lại hơn 870 toa thuốc, 700 loại thảo dược và các chứng bệnh [3]. Đến năm 800 TCN, trong thiên sử thi Iliad và Odyssey của Homer có 63 loài thực vật từ Minoan, Mycenae và Assyrian ở Ai Cập đã được giới thiệu [43]. Hiện nay, cộng đồng dân tộc Mt. Nyiru, Nam Turkana, Kenya đã ghi nhận 448 loài cây thuốc được người dân sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh [40]. Kết quả điều tra cây thuốc ở Babungo, phía Bắc Cameroon đã ghi nhận 107 loài thực vật thuộc 98 chi và 54 họ được người dân địa phương sử dụng [25]. Theo một hướng khác, nghiên cứu cây thuốc trên thế giới được tập trung theo các mục đích ứng dụng cụ thể. Nhiều công trình theo hướng này đã 7 được công bố trong những năm gần đây: các loài cây thuốc chữa bệnh ung thư, các loài cây thuốc chữa bệnh tiểu đường, v.v.... Tài nguyên thực vật là đối tượng quan trọng để sàng lọc tìm ra các thuốc mới. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã sàng lọc đến trên 35.000 trong số trên 250.000 loài thực vật đã biết trên khắp thế giới để tìm và đã phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh có nguồn gốc từ thực vật [31], [32]. Theo Fujiki (Nhật Bản) cùng các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh thì Chè xanh (Thea sinensis L.) còn ngăn chặn sự phát triển các loại ung thư gan, dạ dày nhờ chất Gallat epigallocatechine. Theo Anon. (1982) trong vòng gần 200 năm trở lại đây đã có ít nhất 121 hợp chất hóa học tự nhiên đã nắm được cấu trúc, thành phần hóa học được chiết từ các cây cỏ với mục đích làm thuốc từ đó tổng hợp nên các loại thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Như từ cây Lô hội (Aloe vera L.) theo Gotthall (1950) đã phân lập được chất Glycosid barbaloin có tác dụng với vi khuẩn lao và tác dụng với vi khuẩn Baccillus subtilis. Người ta cũng đã chiết xuất được Berberin từ cây Hoàng Liên (Coptis chinensis Franch.). Theo Gilliver (1946) thì Berberin có tác dụng kiềm chế một số giống vi khuẩn làm hại cây cối. Theo Schlederre (1962) thì nó có thể chữa khỏi bệnh Bouton d’orient. Lebedev thì nhận thấy Berberin có tác dụng đối với tụ cầu, liên cầu, thương hàn, trực khuẩn lao, trực khuẩn ho gà [20]. Tokin, Klein, Penneys đã chứng minh rằng hầu hết cây cỏ đều có tính kháng sinh, đó là một trong các yếu tố miễn dịch tự nhiên. Tác dụng kháng khuẩn đó là do các hợp chất tự nhiên như: Phenolic, antoxyan, các dẫn chất quinon, alkaloid, heterosid, flavonoid, saponin...[20]. 8 1.1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu đa dạng cây thuốc và cây có độc ở trong nước 1.1.2.1. Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây dược liệu ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có địa hình và thổ nhưỡng rất đa dạng, có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Theo các tài liệu đã công bố gần đây, Việt Nam có khoảng trên 15.000 loài thực vật, trong đó ngành Tảo có khoảng gần 2200 loài, ngành Rêu khoảng 480 loài, ngành Khuyết lá thông 1 loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành Cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ khoảng gần 700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín khoảng trên 12.000 loài. Trong đó, có rất nhiều loài đã và đang có triển vọng được sử dụng làm thuốc. Thời Hùng Vương (2900 năm TCN), tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ để làm gia vị, kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh. Thế kỷ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm miệng, uống nước chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu...Theo Long Úy chép lại, vào đầu thế kỷ thứ II có hàng trăm vị thuốc từ đất Giao Chỉ như: Ý dĩ (Coix lachrymal-jobi L.), Hoắc hương (Pogostemon cablin Benth.) [11]. Đời nhà Lý (1010 – 1224) nhà sư Nguyễn Minh Không tức Nguyễn Chí Thành đã dùng nhiều loại cây cỏ chữa bệnh nên được phong tấn “Quốc sư” triều Lý. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc [10]. Đời nhà Trần (1225- 1399) Việt Nam đã có nhiều danh y nghiên cứu, thống kê về các loài cây thuốc. Đáng chú ý nhất là Tuệ Tĩnh, tên thực là Nguyễn Bá Tĩnh (vào thế kỷ XIV) đã biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển với 499 vị thuốc nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc 9 thực vật [10]. Ông đã để lại cho đời sau nhiều bộ sách y thư quý giá như: “Tuệ Tĩnh y thư”, “ Hồng Nghĩa Giác Tư Y” với 2 bài Hán - Nôm, trong đó tóm tắt của 130 loài cây thuốc cùng cách trị 37 chứng sốt khác nhau (Thương hàn tam thấp trùng pháp) [9]. Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã thừa kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập "Lĩnh Nam bản thảo", nội dung gồm 499 vị thuốc Nam của "Nam dược thần hiệu" và phát hiện thêm hơn 300 vị nữa. Tư liệu vĩ đại nhất của ông là bộ sách: "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển viết về lý luận cơ bản, phương pháp chẩn đoán, trị bệnh. Ông được mệnh danh là người sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam [9]. Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập "Nam dược" với 620 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền [10]. Năm 1858, Trần Nguyên Phương với “Nam bang thảo mộc” đã kể tên và mô tả công dụng của trên 100 loài cây thuốc [11]. Nhưng các nghiên cứu về các loài cây thuốc ở Việt Nam thực sự có nhiều ghi nhận từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong số các công trình đã được công bố đáng chú ý là bộ sách “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam”, gồm 3 tập do Đỗ Tất Lợi biên soạn năm 1957, năm 1961 tái bản in thành 2 tập. Trong đó tác giả mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc Nam . Từ 1962 - 1965 Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Lần tái bản thứ 7 (1995) số loài cây thuốc được nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản thứ 13, năm 2005 [18]. Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện trong“Sổ tay cây thuốc Việt Nam”,... [2]. Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản "1900 loài cây có ích" cho biết trong số 10 các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [19]. Võ Văn Chi (1996) với bộ sách "Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã giới thiệu 3.200 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả khá chi tiết từng loài, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị, công dụng của chúng. Ngoài ra, sách còn có hình vẽ và ảnh chụp một số loài cây nên thuận lợi cho việc tra cứu [6]. Năm 2006, trong cuốn “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được 2.000 loài có giá trị làm thuốc, ở đây tác giả chỉ mô tả sơ lược đặc điểm nhận dạng và giá trị sử dụng của chúng [12]. Năm 2007 trong công trình “Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam” Nguyễn Tập đã giới thiệu 144 loài cây thuốc nguy cấp ở Việt Nam [23]. Tác giả Tào Duy Cần, Trần Sĩ Viên đưa ra “Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc Việt Nam” (2007) gồm trên 500 vị thuốc Nam – thuốc Bắc thường dùng (vốn là những thảo mộc dễ kiếm, sống ở nước ta) được mô tả, xác định vùng phân bố, bộ phận dùng và tác dụng của thuốc ngoài ra còn kèm theo các phương thuốc trị bệnh theo y học cổ truyền [4]. Cuối năm 2016, Viện Dược liệu đã xuất bản cuốn “Danh lục cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 5.117 loài có công dụng làm thuốc ở nước ta. Trong cuốn sách cũng chỉ ra rằng, nguồn cây thuốc mọc tự nhiên không chỉ đa dạng về số lượng loài mà còn phong phú cả về khả năng khai thác, phân bố địa lý cũng như giá trị khai thác [35]. Từ năm 2000 đến nay, các nhà nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã thu thập, nghiên cứu và công bố một số tài liệu liên quan tới cây thuốc. Đáng chú ý tập sách “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” của tác giả Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001; 2002), các tác giả đã đề cập 11 đến giá trị sử dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật có tinh dầu ở Việt Nam [21]. Bên cạnh đó, nhiều đề tài nghiên cứu được Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện điều tra về cây thuốc như: Nguyễn Văn Dư (2015) đã ghi nhận ở khu vực Tây Nguyên có 1.633 loài cây được dùng làm thuốc và 363 bài thuốc [36]; Lê Thanh Hương (2015) đã ghi nhận 745 loài cây làm thuốc tại tỉnh Thái Nguyên [13]. 1.1.2.2. Những nghiên cứu, đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam là ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc, trong đó người Kinh (Việt) có tỷ lệ dân số lớn nhất, chủ yếu phân bố ở các vùng châu thổ. Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi núi, sinh sống dọc ven biển miền Trung và Tây Nguyên. Mỗi dân tộc có tập quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc khác nhau. Điều này dẫn đến sự đa dạng về tri thức sử dụng cây thuốc ở Việt Nam [15]. Số liệu thống kê của ngành Y tế (giai đoạn trước 2010), mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ từ 30.000 - 50.000 tấn các loại dược liệu khác nhau. Trên 2/3 khối lượng này được khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước. Riêng từ nguồn cây thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm. Tuy vậy, khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ 200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, còn nhiều loài cây thuốc khác vẫn được thu hái sử dụng tại chỗ trong cộng đồng, hiện chưa có con số thống kê cụ thể,..v.v. Mặt khác, nghiên cứu về giá trị kinh tế của cây thuốc ở Việt Nam (trước 2010), cho thấy dược liệu để xuất khẩu mỗi năm từ 5.000 đến gần 10.000 tấn, với giá trị khoảng 15 triệu USD,..v.v. Việt Nam còn xuất khẩu một số bán thành phẩm thuốc dưới dạng hoạt chất như: Berberin, palmatin, rotundin,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan