Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của nhân dân trà vinh (1945 1954)...

Tài liệu Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của nhân dân trà vinh (1945 1954)

.PDF
132
7165
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THANH NHANH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN TRÀ VINH (1945 - 1954) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60220313 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG DUY BẰNG HÀ NỘI, NĂM 2017 -0- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các tư liệu được trích dẫn đúng quy định. Tác giả luận văn Lê Thanh Nhanh -1- LỜI CẢM ƠN Qua một khoảng thời gian cố gắng thực hiện, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đây là kết quả của những ngày tháng nghiên cứu, tìm tòi của bản thân. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ từ nhiều phía để luận văn của tôi có thể hoàn thành. Tôi xin chân thành biết ơn Thầy hướng dẫn - TS. Dương Duy Bằng. Những ý kiến, cùng với sự hướng dẫn tận tâm, tận tình của Thầy thật sự dẫn đường cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn. Xin được thể hiện lòng cảm ơn của tôi đến quý Thầy, Cô giảng dạy đã không ngại những khó khăn đến giảng dạy cho lớp chúng tôi. Lớp Cao học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, khóa 25 (20152017) liên kết đào tạo tại Trường Đại học Trà Vinh. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người thân và bạn bè luôn luôn ủng hộ, động viên giúp tôi có thêm nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn này. Do thời gian và khả năng có hạn, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự chỉ bảo của quí thầy, cô sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp và bạn bè để luận văn hoàn thiện hơn. Tác giả luận văn -2- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………….. 1 LỜI CÁM ƠN……………………………………………………………........ 2 I. MỞ ĐẦU........................................................................................................ 6 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………. 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………….. 7 3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….. 10 4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………… 10 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu……………………………........ 11 6. Đóng góp của luận văn................................................................................... 11 7. Bố cục luận văn.............................................................................................. 12 II. NỘI DUNG.................................................................................................. 13 Chương 1: VÀI NÉT VỀ TRÀ VINH VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN TRÀ VINH (1945 - 1954)................................................................................. 13 1.1. Vài nét về tỉnh Trà Vinh đến năm 1945.................................................. 13 1.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 13 1.1.2. Dân cư Trà Vinh - lịch sử và truyền thống ............................................ 16 1.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................... 23 1.1.4. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Trà Vinh từ năm 1930 đến năm 1945...................................................................................................... 26 1.2. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của -3- nhân dân Trà Vinh........................................................................................... 31 1.2.1. Bối cảnh quốc tế.................................................................................... 31 1.2.2. Cách mạng tháng Tám thành công và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...................................................................................................... 34 1.2.3. Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta............................................................................ 36 Tiểu kết chương 1……………………………………………………………... 41 Chương 2: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN TRÀ VINH (1945 - 1954)........................................................... 43 2.1. Thực dân Pháp quay lại đánh chiếm Trà Vinh và những ngày đầu chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh............................................... 43 2.2. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh từ tháng 12 năm 1946 đến năm 1950................................................................... 57 2.2.1. Nhân dân Trà Vinh phối hợp các tỉnh Nam kì chống thực dân Pháp (từ tháng 12 - 1946 đến tháng 12 - 1948)................................................................. 57 2.2.2. Phát triển các lực lượng kháng chiến, chống chính sách bình định lấn chiếm của thực dân Pháp từ năm 1949 đến năm 1950………………………... 71 2.3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh từ năm 1951 đến năm 1954………………………………………………........... 82 2.3.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................... 82 2.3.2. Củng cố lực lượng, xây dựng hậu phương kháng chiến, đẩy mạnh chiến tranh du kích đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.................................... 84 Tiểu kết chương 2……………………………………………………………... 99 Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG -4- THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN TRÀ VINH (1945 - 1954)............... 101 3.1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh là cuộc kháng chiến toàn dân............................................................................... 101 3.2. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh là cuộc kháng chiến toàn diện.............................................................................. 103 3.3. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Trà Vinh đã sử dụng nhiều hình thức đánh giặc rất đa dạng, sáng tạo.............. 110 3.4. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh có vị trí quan trọng trong cuộc kháng chiến của Nam Bộ, của cả nước ở mọi thời điểm lịch sử................................................................................................ 112 3.5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu...................................................... 116 III. KẾT LUẬN………………………………………………………………. 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 121 PHỤ LỤC……………………………………………………………………... 127 Phụ lục 1............................................................................................................. 127 Phụ lục 2............................................................................................................. 128 Phụ lục 3............................................................................................................. 129 Phụ lục 4............................................................................................................. 130 Phụ lục 5............................................................................................................. 131 -5- I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trà Vinh là vùng đất có truyền thống cách mạng, nhân dân Trà Vinh giàu lòng yêu nước. Trong tiến trình lịch sử, người Kinh, người Khmer, người Hoa đã hội tụ lại đây hình thành cộng đồng cư dân. Họ sớm biết đoàn kết để khai phá tự nhiên, xây dựng cuộc sống và anh dũng chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ tự do, tạo nên Hào khí Trà Vinh rất đáng tự hào. Cuối thế kỷ XIX ngay sau khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công Trà Vinh nhiều phong trào yêu nước, khởi nghĩa của nhân dân diễn ra liên tiếp gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn. Nhưng nhìn chung cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh trong thời gian này đều thất bại, bị tổn thất nặng về người và của. Từ những năm 20 của thế kỷ XX trở đi, ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, cùng với những tư tưởng yêu nước đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc được truyền về trong nước đã soi sáng con đường kháng chiến chống thực dân Pháp cho nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân ở Trà Vinh nói riêng. Các chi bộ Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở Mỹ Long, tỉnh lị Trà Vinh và ở An Trường vào đầu năm 1930. Cũng trong thời gian này Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, các Quận ủy, nhân dân Trà Vinh đã tiến hành thắng lợi cuộc khởi nghĩa vũ trang vào tháng Tám năm 1945, thành lập chính quyền cách mạng. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại và là mốc mở đầu chặng đường mới trong tiến trình phát triển của tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên do Trà Vinh có địa thế quan trọng về nhiều mặt, được xem là bản lề giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, nằm án ngữ cả đường sông và đường biển, nên sau khi quay lại xâm lược nước ta, thực dân Pháp sớm tiến đánh -6- Trà Vinh. Nhân dân Trà Vinh đã tỏ rõ truyền thống cách mạng, kiên quyết chống thực dân Pháp. Mặc dù cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo linh hoạt của Trung ương Đảng và Xứ ủy Nam kì, Trung ương Cục miền Nam, Liên Tỉnh ủy, Khu ủy, Tỉnh ủy Trà Vinh đã phát huy thế trận chiến tranh nhân dân chống thực dân Pháp giành được nhiều chiến công oanh liệt như: trận La Bang, chiến dịch Cầu Kè, chiến dịch Trà Vinh...Chiến công nối tiếp chiến công, góp phần cùng nhân dân cả nước buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 1954) là một bộ phận không thể tách rời lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của cả nước. Nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 -1954) chẳng những góp phần vào việc nghiên cứu toàn diện lịch sử dân tộc trong giai đoạn này, mà còn để khẳng định những đóng góp của nhân dân Trà Vinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, phục vụ tốt cho việc dạy học lịch sử địa phương trong các trường phổ thông ở Trà Vinh, nhằm giáo dục lòng tự hào về quê hương và đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Với lí do trên tôi chọn đề tài “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 - 1954)” làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (19451954) đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà sử học, các nhà nghiên cứu chính trị, quân sự từ Trung ương đến địa phương. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu. Các cuốn: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, tập 1 (1945 - 1954), Ban biên tập lịch sử Tây Nam bộ, Nhà xuất bản Chính trị - Quốc gia, Hà Nội (2008); Lịch -7- sử Nam Bộ kháng chiến, tập 1 (1945-1954), Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Nhà xuất bản Chính trị - Quốc gia, Hà Nội (2010); Kỷ yếu Khởi nghĩa Nam kì ở Vĩnh Long năm 1940, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long (2016), đã đề cập đến quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp đầy gian khổ của nhân dân Nam kì trong đó có Trà Vinh. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương nhân dân Nam kì nói chung, nhân dân Trà Vinh nói riêng đã phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết, dũng cảm chiến đấu, giành được những chiến công lẫy lừng, hoàn thành sứ mệnh “Thành đồng Tổ quốc” góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược. Theo các tác giả của quyển Lịch sử tỉnh Trà Vinh, tập 1 (1732 - 1945) và Lịch sử tỉnh Trà Vinh, tập 2 (1945 - 1954), Ban Tư tưởng Tỉnh ủy Trà Vinh (1995; 1999); Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732 - 2000), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long (2002), thì vùng đất Trà Vinh trong những ngày đầu khai hoang lập ấp, những lưu dân đến đây đã có ý thức đoàn kết cộng đồng. Trong giai đoạn 1945 - 1954 dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ và chính quyền cách mạng ở các địa phương, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh ngày càng phát triển. Kết quả đã lập nhiều chiến công to lớn, góp phần cùng cả nước đánh bại thực dân Pháp ở Việt Nam, bảo vệ được thành quả cách mạng và chế độ mới. Trong các công trình nghiên cứu lịch sử địa phương: Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Càng Long (1930 - 2010), Ban Tuyên giáo Huyện ủy Càng Long ấn hành (2015); Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Cầu Ngang anh hùng (1930 - 1975), Huyện ủy Cầu Ngang ấn hành (2000); Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Châu Thành (1930 - 1975), Ban Tuyên giáo Huyện -8- ủy Châu Thành ấn hành (1999); Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Cầu Kè anh hùng tỉnh (1930 - 1975), Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cầu Kè ấn hành năm (2001); Huyện Tiểu Cần những chặng đường lịch sử vẻ vang (1930 - 1975), Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiểu Cần ấn hành năm (2002); Lịch sử Đảng bộ huyện Trà Cú lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ (1930 - 1975), Ban Tuyên giáo Huyện ủy Trà Cú ấn hành (1999); Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải (1930 - 1975), Ban Tuyên giáo Huyện ủy Duyên Hải ấn hành (2000); Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị xã Trà Vinh anh hùng (1930 -1975), Ban Tuyên giáo Thị ủy Trà Vinh (2001), các tác giả đã trình bày một cách hệ thống toàn diện lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các huyện thuộc tỉnh Trà Vinh, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các phong trào đấu tranh này đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Cuốn Lực lượng vũ trang nhân dân Trà Vinh 30 năm kháng chiến (1945 1975), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân (1998), đã nêu lên những chiến công oanh liệt của quân dân Trà Vinh trong kháng chiến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945 - 1975) với những trận đánh lớn ở Ô Đùng, La Bang, chiến dịch Cầu Kè... Các cuốn thông sử như: Lịch sử Việt Nam 1945 - 1975, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (1987); Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2 (1858 - 1945) của Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục (2000); Lịch sử Việt Nam (1945 - 1954) của Hồ Sỹ Khoách, Hà Minh Hồng, Võ Văn Sen, Tủ sách Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (1996); Lịch sử Việt Nam, tập 10 (1945 - 1950) của Đinh Thị Thu Cúc (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội (2013); -9- Lịch sử Việt Nam, tập 11 (1951 - 1954) của Nguyễn Văn Nhật (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội (2013), tuy không đề cập trực tiếp những vấn đề cụ thể của đề tài nhưng giúp tác giả luận văn nắm được bối cảnh lịch sử đất nước trong giai đoạn 1930 - 1945, qua đó hiểu rõ hơn bối cảnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 - 1954). Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết nêu trên đều có đề cập những vấn đề liên quan đến đề tài.Song cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 -1954). Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 - 1954). 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là khôi phục một cách hệ thống, toàn diện về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 1954). Trên cơ sở đó luận văn khẳng định, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân cả nước. Luận văn góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu, dạy học lịch sử địa phương. Trên cơ sở đó giúp học sinh hiểu rõ truyền thống vẻ vang của ông cha, giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước. 4. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 - 1954). -10- Thời gian: Khoảng thời gian mà luận văn nghiên cứu từ 1945 đến 1954, tuy nhiên để làm rõ bối cảnh lịch sử luận văn cũng đề cập đến tình hình Trà Vinh trước năm 1945. Không gian: Địa bàn tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn 1945 - 1954. 5. Nguồn tài liệu và Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài này, luận văn dựa vào các nguồn tài liệu sau: Các văn kiện, chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, các chỉ thị của Xứ ủy Nam kì, Trung ương Cục miền Nam, Liên Tỉnh ủy, Khu ủy, Tỉnh ủy Trà Vinh. Đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi hiểu rõ về đường lối chỉ đạo, chiến lược và sách lược của Đảng trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Các sách chuyên khảo về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Trà Vinh được lưu giữ ở thư viện, Ban tuyên giáo, Ban di tích lịch sử tỉnh, huyện; các bài viết đăng trên các Tạp chí chuyên ngành có liên quan đến đề tài. Ngoài ra tác giả còn tiến hành thu thập thông tin từ nhân chứng lịch sử đó là các đồng chí lãnh đạo hoặc chỉ huy các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp ở Trà Vinh nhằm đối chiếu lại một số sự kiện, nhân vật lịch sử ghi trong các tư liệu đã công bố. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, thông kê, tổng hợp để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 6. Đóng góp của luận văn -11- Về khoa học: Luận văn cố gắng tái hiện một cách khách quan, cụ thể về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 - 1954) với những nét đặc trưng sinh động dưới tác động bối cảnh lịch sử cụ thể. Về thực tiễn: Luận văn giúp cho giáo viên và học sinh các trường phổ thông ở Trà Vinh có thêm cơ sở khoa học và tài liệu để dạy học lịch sử địa phương. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Vài nét về Trà Vinh và bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 - 1954) Chương 2: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 -1954) Chương 3: Một số nhận xét về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Trà Vinh (1945 - 1954) -12- II. NỘI DUNG Chương 1: VÀI NÉT VỀ TRÀ VINH VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN TRÀ VINH (1945 - 1954) 1.1. Vài nét về tỉnh Trà Vinh đến năm 1945 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1.Vị trí địa lí Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa 9 độ 31 đến 10 độ 04 độ vĩ bắc và 105 độ 57 đến 106 độ 36 độ kinh đông. Phía Đông và Đông - Nam giáp biển Đông, có chiều dài bờ biển là 65 ki lô mét. Phía Nam và Tây - Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, ranh giới là sông Hậu, dài hơn 60 ki lô mét. Phía Tây và Tây - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, ranh giới là rạch nước và giồng đất, khoảng 60 ki lô mét. Phía Bắc và Đông - Bắc giáp tỉnh Bến Tre, ranh giới là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), dài 60 ki lô mét[18, tr 8]. Nhìn tổng thể Trà Vinh có hình thể như một tứ giác, nằm giữa sông Cổ Chiên và sông Hậu. Với chiều dài bờ biển 65 ki lô mét được giới hạn bởi hai cửa sông: cửa Cung Hầu (sông Cổ chiên) và cửa Định An (sông Hậu). “Trước đây, năm 1945 Trà Vinh có 5 quận: Châu Thành, Càng Long, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang, có 49 làng” [24, tr 8]. 1.1.1.2. Đất đai Địa hình Trà Vinh là một dải đồng bằng, đất bằng phẳng, không đồi núi với độ cao trên dưới 1 mét so với mực nước biển. Ở những vùng tiếp giáp với biển thường là rừng ngập mặn và có nhiều chỗ gợn lên như lớp sóng do tác động bởi thủy triều biển Đông, mà từ lâu người dân địa phương gọi là “gò” hay -13- “giồng”, cao từ 2 đến 5 mét so với mực nước biển. Hợp chất đất ở các giồng, gò là cát pha đất sét, một số nơi còn có phù sa pha mùn. Đất đai ở Trà Vinh có 3 nhóm chính: đất cát giồng, đất phù sa và đất phèn. Đất đai phong phú, đa dạng là môi trường sinh trưởng tốt cho nhiều loài sinh vật. Trên ý nghĩa tương đối, có thể xem tỉnh Trà Vinh như con đẻ của sông Mê kông và biển Đông. Hai con sông lớn là sông Hậu và sông Cổ Chiên đã và đang chuyển tải một lượng lớn phù sa bồi đắp cho vùng đất này. 1.1.1.3. Khí hậu Giống như các tỉnh khác ở Tây Nam Bộ, tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm/ năm phân bố tương đối đều, nắng ấm, nhiệt độ trung bình khoảng 260C/ năm. Do nằm ven biển Đông nên Trà Vinh ít bị lụt, nhưng do ảnh hưởng của bão ở mùa mưa trên địa bàn đôi lúc xuất hiện mưa dông, những cơn lốc xoáy nhỏ, phạm vi hẹp. Độ ẩm vào mùa khô khoảng 76% 86% và mùa mưa 86% - 88% [56, tr 13]. Nhìn chung, khí hậu ở Trà Vinh tương đối ổn định, là điều kiện thuận lợi cho người dân trồng trọt và chăn nuôi. 1.1.1.4. Sông, rạch, biển Trà Vinh nằm ở hạ lưu sông Mê kông, nằm giữa sông Hậu và sông Cổ Chiên nên có mạng lưới sông, kênh, rạch chằng chịt có thể chia theo ba hệ thống: Hệ thống sông đổ ra biển Đông; Hệ thống đổ ra sông Cổ Chiên; Hệ thống đổ ra sông Hậu. -14- Hệ thống sông, kênh, rạch biển ngoài chức năng phục vụ tưới tiêu và cung cấp phù sa cho cây trồng, điều hòa thủy mực, còn có ý nghĩa quan trọng khác như: giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Trà Vinh. 1.1.1.5. Thủy văn Vùng đất Trà Vinh trực tiếp nhận các nguồn nước từ sông Mê kông, nguồn nước mưa và nước biển Đông. Lượng dòng chảy của sông Cổ Chiên và sông Hậu tương đối cao khoảng 1.500 mét khối/giây vào mùa khô và 6.000 mét khối/giây vào mùa mưa lũ [18, tr 17]. Biển ở Trà Vinh nằm trong vùng biển có chế độ bán nhật triều mỗi ngày có hai lần nước lên và hai lần nước xuống. Độ mặn khá cao và lan trên diện rộng. Điều kiện thủy văn có tác động đến nhiều mặt sinh hoạt của cư dân Trà Vinh, vừa có ý nghĩa tích cực đối với hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản và giao thông đường thủy, nhưng cũng có những hạn chế nhất định đến việc cung cấp nguồn nước ngọt và giao thông đường bộ. 1.1.1.6. Động thực vật Trên vùng đất giồng và ven giồng cát là rừng dày, rậm, nhiều tầng, có nhiều loài gỗ như: sao, dầu, xà cừ, thao lao, cồng...cùng nhiều loài dây leo, đó là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật như: cọp, trâu, bò, khỉ, chuột, heo, kì đà... Ở những vùng ven biển là rừng ngập mặn có cây bần đắng, mắm, sú, vẹt...là nơi tập trung sinh sống nhiều loài chim và cá, tôm, cua, nghêu, ba khía...Cửa biển và biển Trà Vinh có hàng trăm loại tảo và hàng trăm loại tôm, cá... Quần thể thực vật vùng ven biển và sông, rạch rất đa dạng như: lác, đưng, dừa nước, dứa gai, bần chua, lau, sậy... -15- Bằng sức lao động dẻo dai, nghị lực và trí tuệ, đồng bào các dân tộc ở Trà Vinh đã biến đổi rừng hoang, đầm lầy thành ruộng, vườn, trên đó trồng những cây loại cây lương thực, cây ăn trái... 1.1.1.7. Đường giao thông Về Đường thủy Trà Vinh được ví như một dải cù lao có hai sông lớn bao bọc là sông cổ Chiên, sông Hậu và cũng được xem như hai đường ranh giới. Trong nội địa mạng lưới sông, rạch phân bố tương đối đều như mạch máu trên khắp cơ thể tự nhiên của Trà Vinh. Điều đó tạo thuận lợi cho tàu thuyền qua lại nhiều chiều suốt ngày đêm. Từ Trà Vinh có thể thông thương bằng đường thủy, đường biển với các tỉnh Tây Nam Bộ, miền Trung, miền Bắc, các nước trong khu vực Đông Nam Á rất thuận lợi. Nhưng sông, rạch cũng có hạn chế nhất định là chia cắt địa hình thành nhiều vùng khác nhau. Về Đường bộ Đường thuộc địa số 3, nối tỉnh lị Trà Vinh với tỉnh lị Bến Tre sang Mỹ Tho trong đó có 15 ki lô mét nằm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tuyến đường bộ huyết mạch liên tỉnh, nối liền tỉnh lị Trà Vinh - tỉnh lị Vĩnh Long có chiều dài 65 ki lô mét. Ngoài ra có các tuyến lộ nội tỉnh được rải đá, nối liền trung tâm tỉnh lị Trà Vinh với các quận lị của tỉnh và những con đường mòn nối liền các tổng, các làng...tạo nên một mạng lưới giao thông đường bộ liên hoàn. 1.1.2. Dân cư Trà Vinh - lịch sử và truyền thống 1.1.2.1. Khái quát lược sử vùng đất Nam Bộ Trước thế kỷ thứ VII, trên vùng đất Nam Bộ ngày nay đã từng tồn tại Vương quốc Phù Nam. Đến khoảng đầu kỷ thứ VII, Vương quốc Phù Nam sụp đổ do bị Chân Lạp đánh chiếm, không lâu sau nước Chân Lạp bị chia đôi và tình -16- trạng hỗn chiến kéo dài. Gần 10 thế kỷ vùng đất Nam Bộ không được cai quản chặt chẽ là vùng hoang vắng. Tuy nhiên, nơi đây đã có một số bộ tộc bản địa cư trú như: Xtiêng, Mạ, Mnông, Khmer, Cơ Ho, Chăm, GiaRai, Ê đê... Vùng đất Nam Bộ đầy tiềm năng thật sự được đánh thức từ đầu thế kỷ XVII khi những nhóm lưu dân người Việt ở vùng Thuận Quảng bắt đầu di dân tự phát vào cư ngụ ở Mô Xoài (Bà Rịa) và Nông Nại (Đồng Nai). Trên cơ sở dân cư đã có, năm 1698 Thống suất Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính được cử vào “kinh dinh” vùng đất phía Nam, chọn đất Đông Phố lập phủ Gia Định. Như vậy, đến năm 1698 các chúa Nguyễn chính thức hoạch định miền đất Sài Gòn - Gia Định vào bản đồ xứ Đàng Trong, xếp đặt các đơn vị hành chính bộ máy quản lí xuống đến tận xã, thôn [21, tr 133, 134]. Bước sang nửa đầu thế kỷ XVIII vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê kông dân cư tương đối đông đúc, kinh tế đã khởi sắc. Năm 1714 chúa Nguyễn Phúc Chu cho thiết lập trấn Hà Tiên, đến năm 1732 lập dinh Long Hồ (dinh Long Hồ là một vùng đất rộng mênh mông, trong đó có vùng đất Trà Vang). Tóm lại, “đến năm 1757, về cơ bản, toàn bộ vùng đất Nam Bộ đã thuộc quyền quản lí của các chúa Nguyễn” [21, tr 139]. Lãnh thổ của Việt Nam đã trải dài từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau. 1.1.2.2. Vài nét cộng đồng dân cư Trà Vinh Cộng đồng người Việt Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ nói chung và hình thành cộng đồng cư dân ở Trà Vinh nói riêng gắn liền với công cuộc Nam tiến của dân tộc ta. Vào thế kỷ thứ XVII các cuộc chiến tranh, nội loạn ở các quốc gia phong kiến: Việt Nam, Trung Hoa, Campuchia...ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân lao động nghèo. Họ lâm vào tình cảnh cùng cực buộc phải tha phương cầu thực. Đó -17- là những nguyên nhân chính dẫn đến sự xáo động dân cư ở các nước trong khu vực. Cùng lúc đó, các chúa Nguyễn có chính sách tổ chức di dân cho người Việt và người Hoa (Trung Hoa) khai hoang vùng đất Nam Bộ. Vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê kông đương thời vì thế sớm trở thành nơi đón nhận sự cộng cư ngày một đông của đồng bào các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm... Theo dòng chảy di dân, những lưu dân người Việt vào thế kỷ thứ XVII đã đặt chân và hội tụ trên vùng đất Trà Vinh sớm hơn so với một số địa phương khác ở Nam Bộ. Lưu dân phần lớn là nông dân, thợ thủ công nghèo từ các tỉnh Trung bộ vùng Ngũ Quảng đến Trà Vinh bằng nhiều con đường nhờ vào phương tiện giao thông đường thủy đương thời. Thuở ban đầu, những lưu dân dừng chân trên những khu đất cao ở ven biển, ven sông. Sau đó, theo các chi lưu tiến vào nội địa. Trên vùng đất mới, lưu dân người Việt phải trải qua những thử thách nghiệt ngã của tự nhiên. Với truyền thống trồng lúa nước, ưu thế về dân số, kinh nghiệm trong khai hoang theo kiểu “móc lõm”,“ đào mương lên liếp”, nông cụ bằng sắt được cải tiến...Mặc nhiên, họ trở thành đội quân chủ lực trong công cuộc khai phá, từng bước biến những mảng rừng um tùm, những vùng đất bưng, sình trở thành những thửa ruộng, những cánh đồng trồng lúa nước. Để trụ vững, người dân Việt phải quần tụ, đoàn kết gắn bó, tương trợ giúp đỡ nhau trong khai hoang và chống chọi với thiên nhiên. Buổi đầu hình thành những “lõm dân cư” theo thời gian phát triển thành thôn, làng. “Hai hình thái tổ chức đơn vị cư trú của cư dân Trà Vinh lúc này là: Phum, sóc của người Khmer và thôn, làng của người Việt, Hoa.” [18, tr 35]. Bên cạnh đó, người Việt, người Hoa còn có 2 dạng loại hình làng tương đối tiêu biểu “làng biển” và “làng rừng” để thích ứng với môi trường tự nhiên và thuận lợi cho quá trình khai hoang. Mỗi làng ra đời thì -18- đình làng, chùa cũng được xây dựng, đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của lưu dân người Việt. Cộng đồng người Khmer Thông qua nghiên cứu thư tịch cho thấy, địa bàn cư trú ban đầu của người Khmer không phải trên vùng đất Tây Nam Bộ. Khoảng thế kỷ XII, XIII là một thời kì binh biến triền miên của vương triều Ăngco. Một bộ phận người Khmer từ Chân Lạp và biên giới Việt - Chân Lạp di cư xuôi theo sông Tiền, sông Hậu xuống định cư ở vùng đất Sóc Trăng và Trà Vinh, nơi có nhiều gò, giồng đất cao là môi trường thích nghi với cư dân Khmer có truyền thống nông nghiệp bán sơn địa. Dân số Trà Vinh tăng đáng kể vào thời gian này. Kinh tế người Khmer chủ yếu là trồng lúa rẫy, rau màu, chăn nuôi, đan lát, dệt vải...Người Khmer cư trú trên nhà sàn, sinh sống quần tụ thành những tập thể láng giềng nhỏ và được tổ chức thành những đơn vị xã hội tự quản trong các phum, sóc. Mỗi phum hoặc vài phum gần cạnh nhau họ có chung một ngôi chùa, đây là nơi sinh hoạt văn hóa - giáo dục dân tộc cổ truyền. Cộng đồng người Hoa Bên cạnh người Việt là chủ nhân chính trong công cuộc khai hoang vùng đất Trà Vinh, còn có người Khmer, người Hoa và một số thành phần dân tộc khác. Đến thế kỷ XVII, XVIII vùng đất Nam Bộ tiếp nhận các nhóm người Hoa đầu tiên là Mạc Cửu đến vùng đất Hà Tiên, Dương Ngạn Địch đến định cư vùng Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên đến khai khẩn đất Nông Nại. Họ là nhóm di thần binh sĩ nhà Minh, bất hợp tác với nhà Thanh và nhóm dân nghèo ven biển Đông Nam Trung Hoa, lần lượt dắt nhau đến phương Nam mưu sinh. Người Hoa ban đầu đến Trà Vinh đã sớm hòa nhập vào cộng đồng người Việt và người Khmer và tham gia khai phá để trồng trọt, đánh bắt ven biển. Một số khác làm nghề thủ -19-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan