Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cung diên thọ (đại nội huế) qua tư liệu khảo cổ học...

Tài liệu Cung diên thọ (đại nội huế) qua tư liệu khảo cổ học

.PDF
211
100
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- KỲ DƯƠNG NHẬT LINH CUNG DIÊN THỌ (ĐẠI NỘI HUẾ) QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- KỲ DƯƠNG NHẬT LINH CUNG DIÊN THỌ (ĐẠI NỘI HUẾ) QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: KHẢO CỔ HỌC MÃ SỐ: 60220317 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN ĐOÀN HÀ NỘI – 2018 Luận văn này được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu không ngừng của bản thân cùng sự động viên, giúp đỡ của quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn khoa Lịch sử, Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử, các thầy cô bộ môn Khảo cổ học đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Đoàn, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tủ sách Nishimura Masanari, Thư viện Bảo tàng Nhân học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà nội, Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu cho luận văn. Xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Tuy đã cố gắng, nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của các nhà nghiên cứu, các thầy cô và những người quan tâm tới đề tài để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Kỳ Dương Nhật Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học và được trích nguồn rõ ràng, được các đồng tác giả cho phép sử dụng. Kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nếu không đúng sự thật tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Kỳ Dương Nhật Linh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ÂL: Âm lịch BTLSQG: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ĐNNTC: Đại Nam nhất thống chí ĐNTL: Đại Nam thực lục KĐĐNHĐSL: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ NCTN: Nội các triều Nguyễn Nxb: Nhà xuất bản PBTL: Phủ biên tạp lục PL: Phụ lục QSQTN: Quốc Sử quán triều Nguyễn TK: Thế kỷ Tp: Thành phố Tr: Trang XNTSDT: Xí nghiệp tu sửa di tích VNDCCH: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, PHỤ LỤC Bảng 1: Các triều đại phong kiến trị vì ở Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế từ 1558 - 1945 Bảng 2: Niên biểu thay đổi tên cung Diên Thọ qua các đời vua Bảng 3: Bảng thống kê, phân loại vật liệu kiến trúc tìm được trong Đại Nội Huế qua đợt khai quật 1999 - 2002 Bảng 4: Bảng thống kê đồ gốm men Việt Nam tìm thấy tại cung Diên Thọ Bảng 5: Bảng thống kê đồ đất nung tìm thấy tại cung Diên Thọ Bảng 6: Bảng thống kê, phân loại đồ sứ Trung Quốc tìm được trong Đại Nội Huế qua đợt khai quật 1999 - 2002 Bảng 7: Bảng thống kê, phân loại đồ sứ Pháp tìm được trong Đại Nội Huế qua đợt khai quật 1999 - 2002 Bảng 8: Bảng thống kê tiền đồng Bảng 9: Bảng thống kê, phân loại các loại hình di vật tìm được trong Đại Nội Huế qua đợt khai quật 1999 - 2002 Bảng 10: Niên biểu tu bổ và xây dựng cung Diên Thọ Bản đồ 01: Bản đồ hành chính Việt Nam Bản đồ 02: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế Bản đồ 03: Bản đồ hành chính Tp Huế Bản đồ 04: Bản đồ không ảnh khu vực Đại Nội Huế Bản đồ 05: Bản đồ không ảnh khu vực cung Diên Thọ, Đại Nội Huế PL 01: Mặt bằng các hố khai quật cung Diên Thọ PL 02: Mặt bằng hiện trạng cao độ tổng thể cung Diên Thọ PL 03: Bản vẽ hiện trường hố đào trước sân Chính điện PL 04: Bản vẽ hiện trường hố đào trước sân Chính điện PL 05: Bản vẽ hiện trường hố đào trước sân Chính điện PL 06: Bản vẽ hiện trường hố đào trước sân Chính điện PL 07: Bản vẽ hiện trường hố đào ở điện Thọ Ninh PL 08: Bản vẽ hiện trường hố đào ở điện Thọ Ninh PL 09: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du PL 10: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du PL 11: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du PL 12: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du PL 13: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du PL 14: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du PL 15: Bản vẽ hiện trường hố đào ở gác Khương Ninh PL 16: Bản vẽ hiện trường hố đào ở gác Khương Ninh PL 17: Bản vẽ phục dựng gác Khương Ninh PL 18: Bản vẽ hiện trường hố đào ở cổng Thọ Chỉ PL 19: Bản vẽ hiện trường hố đào ở Tả túc đường PL 20: Bản vẽ hiện trường hố đào ở cổng Thụy Quang PL 21: Bản ảnh hiện trường hố đào ở sân Chính điện PL 22: Bản ảnh phế tích điện Thọ Ninh và trường lang PL 23: Bản ảnh hiện trường hố đào ở điện Thọ Ninh PL 24: Bản ảnh chụp tạ Trường Du năm 1930 PL 25: Bản ảnh phế tích tạ Trường Du PL 26: Bản ảnh hệ thống thoát nước và móng trụ kê chân tảng trong hồ tạ Trường Du PL 27: Bản ảnh hiện trường hố đào ở tạ Trường Du PL 28: Bản ảnh hiện trường hố đào ở tạ Trường Du PL 29: Bản ảnh phế tích gác Khương Ninh PL 30: Bản ảnh hiện trường hố đào ở gác Khương Ninh PL 31: Bản ảnh kỹ thuật gia cố móng trụ kê chân tảng PL 32: Bản ảnh hiện trường hố đào ở cổng Thọ Chỉ và Tả túc đường PL 33: Bản ảnh phế tích lầu Tịnh Minh trước và trong quá trình trùng tu PL 34: Bản ảnh quá trình trùng tu cổng Thọ Chỉ và bình phong tiền án PL 35: Bản ảnh cổng Thọ Chỉ và bình phong tiền án hiện tại PL 36: Bản ảnh trang trí nội thất Chính điện hiện tại PL 37: Bản ảnh sân Chính điện hiện tại PL 38: Bản ảnh dấu vết nền móng phế tích trước sân Chính điện PL 39: Bản ảnh nhà Tả Trà hiện tại PL 40: Bản ảnh lầu Tịnh Minh hiện tại PL 41: Bản ảnh am Phước Thọ - gác Khương Ninh hiện tại PL 42: Bản ảnh điện Thọ Ninh hiện tại PL 43: Bản ảnh tạ Trường Du hiện tại PL 44: Bản ảnh tạ Trường Du hiện tại PL 45: Bản ảnh cảnh quan cung Trường Sanh PL 46: Bản ảnh cảnh quan cung Trường Sanh PL 47: Bản ảnh cảnh quan cung Trường Sanh PL 48: Bản ảnh cảnh quan cung Trường Sanh PL 49: Bản ảnh, bản vẽ, bản dập gạch PL 50: Bản ảnh, bản vẽ ngói PL 51: Bản ảnh vật liệu trang trí PL 52: Bản ảnh, bản vẽ đinh sắt PL 53: Bản ảnh, bản vẽ bát gốm men Việt Nam PL 54: Bản ảnh, bản vẽ bát gốm men Việt Nam PL 55: Bản ảnh, bản vẽ bát gốm men Việt Nam PL 56: Bản ảnh, bản vẽ bát gốm men Việt Nam PL 57: Bản ảnh, bản vẽ đĩa gốm men Việt Nam PL 58: Bản ảnh, bản vẽ đĩa gốm men Việt Nam PL 59: Bản ảnh, bản vẽ đĩa gốm men Việt Nam PL 60: Bản vẽ thìa gốm men Việt Nam PL 61: Bản ảnh, bản vẽ nắp gốm men Việt Nam PL 62: Bản ảnh, bản vẽ âu đất nung PL 63: Bản ảnh, bản vẽ nồi đất nung PL 64: Bản ảnh vòi đất nung PL 65: Bản ảnh, bản vẽ lon sành PL 66: Bản ảnh, bản vẽ bình sành PL 67: Bản ảnh, bản vẽ chậu sành PL 68: Bản ảnh, bản vẽ âu sành PL 69: Bản ảnh, bản vẽ nắp sành PL 70: Bản ảnh, bản vẽ bát sứ Trung Quốc PL 71: Bản ảnh, bản vẽ bát sứ Trung Quốc PL 72: Bản ảnh, bản vẽ bát sứ Trung Quốc PL 73: Bản ảnh, bản vẽ bát sứ Trung Quốc PL 74: Bản ảnh, bản vẽ bát sứ Trung Quốc PL 75: Bản ảnh, bản vẽ đĩa sứ Trung Quốc PL 76: Bản ảnh, bản vẽ đĩa sứ Trung Quốc PL 77: Bản ảnh, bản vẽ đĩa sứ Trung Quốc PL 78: Bản ảnh, bản vẽ đĩa sứ Trung Quốc PL 79: Bản ảnh, bản vẽ chén sứ Trung Quốc PL 80: Bản ảnh, bản vẽ nắp sứ Trung Quốc PL 81: Bản dập ký tự trên gạch Bát Tràng PL 82: Bản dập ký hiệu trên gạch Bát Tràng và gạch vồ PL 83: Bản dập ký tự trên gạch vồ MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 4 2. Nguồn tư liệu ................................................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 6 4. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 7 7. Bố cục đề tài ..................................................................................................... 8 Chương 1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU ............................................................... 10 1.1. Khái quát về lịch sử triều Nguyễn ............................................................ 10 1.2. Đôi nét về khu vực Đại Nội Huế ............................................................... 12 1.2.1. Cảnh quan khu vực Đại Nội Huế ........................................................... 12 1.2.2. Quá trình hình thành và tồn tại của khu di tích Đại Nội Huế .............. 16 1.3. Lịch sử hình thành và quá trình nghiên cứu di tích cung Diên Thọ..... 19 1.3.1. Lịch sử hình thành và biến đổi di tích cung Diên Thọ .......................... 19 1.3.2. Quá trình nghiên cứu về di tích cung Diên Thọ .................................... 31 Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 34 1 Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC TẠI DI TÍCH CUNG DIÊN THỌ ................................................................... 36 2.1. Diễn biến và kết cấu địa tầng chung ........................................................ 36 2.2. Di tích .......................................................................................................... 38 2.2.1. Di tích kiến trúc Chính điện Diên Thọ ................................................... 38 2.2.2. Di tích điện Thọ Ninh .............................................................................. 41 2.2.3. Di tích tạ Trường Du ............................................................................... 42 2.2.4. Di tích gác Khương Ninh ........................................................................ 45 2.2.5. Di tích kiến trúc khác .............................................................................. 47 2.3. Di vật ........................................................................................................... 49 2.3.1. Vật liệu kiến trúc ...................................................................................... 50 2.3.1.1. Gạch .................................................................................................. 50 2.3.1.2. Ngói................................................................................................... 52 2.3.1.3. Trang trí kiến trúc ............................................................................. 53 2.3.1.4. Đinh sắt ............................................................................................. 54 2.3.2. Gốm sứ...................................................................................................... 54 2.3.2.1. Đồ gốm Việt Nam ............................................................................. 54 2.3.2.2. Đồ sứ Trung Quốc ............................................................................ 62 2.3.2.3. Đồ sứ Pháp ........................................................................................ 65 2.3.2.4. Đồ sứ Nhật Bản................................................................................. 65 2.3.3. Các loại hình di vật khác ......................................................................... 66 2 Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 67 Chương 3. CUNG DIÊN THỌ - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ...................................................................................... 69 3.1. Giá trị lịch sử - văn hóa ............................................................................. 69 3.2. Giá trị nghệ thuật kiến trúc ...................................................................... 75 3.2.1. Giá trị kiến trúc ........................................................................................ 75 3.2.2. Giá trị nghệ thuật ..................................................................................... 79 3.3. Góp phần trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích ........................... 82 3.3.1. Góp phần trùng tu tôn tạo di tích ............................................................ 82 3.3.2. Góp phần phát huy giá trị di tích ............................................................ 85 Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 88 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 93 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại Nội Huế hay còn gọi là khu vực Hoàng thành, giữ vị trí trung tâm Kinh thành Huế. Đại Nội Huế là trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt của nhà vua và Hoàng gia. Bên trong Đại Nội có rất nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, và mỗi công trình đều có một chức năng, giá trị riêng. Ngoài phần trung tâm là nơi làm việc của vua và triều đình gồm có các công trình như điện Thái Hòa, sân Đại Triều Nghi, Hưng Miếu, Thế Miếu, Triệu Miếu, Thái Miếu, điện Cần Chánh, điện Càn Thành... trong Hoàng thành (hay Đại Nội), còn có Tam cung lục viện, là nơi ăn, ở, sinh hoạt của vua và Hoàng gia. Trong số hơn 100 công trình lớn nhỏ trong Đại Nội Huế, cung Diên Thọ nằm ở phía tây của Đại Nội, bên ngoài khu vực Tử Cấm thành, là nơi ở và sinh hoạt của Hoàng Thái hậu. Đây là một trong những nơi có ý nghĩa rất lớn trong hệ thống di tích Đại Nội Huế. Nó không những là một phần của mô hình nhà nước quân chủ phong kiến, mà còn là nơi thể hiện đạo lý truyền thống muôn đời của dân tộc ta, thể hiện sự hiếu thuận của nhà vua đối với người đã sinh thành, dưỡng dục mình. Mặc dù có tầm quan trọng và vai trò to lớn trong Hoàng cung xưa, nhưng cung Diên Thọ lại chưa được các nhà Sử học cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết về di tích cung Diên Thọ, mà chỉ mới khái quát chung về Đại Nội Huế hay chỉ mới giới thiệu một cách tổng quát nhất về cung Diên Thọ. Cơ sở lớn nhất và cũng là tài liệu đáng tin cậy nhất về cung Diên Thọ chính là “Báo 4 cáo kết quả thám sát, khai quật di tích cung Diên Thọ, Đại Nội Huế năm 1999” do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành năm 1999 và được giới thiệu tóm tắt trong sách Khảo cổ học tại di tích Cố đô Huế 1999 - 2002. Với mong muốn làm rõ vị trí, vai trò của cung Diên Thọ trong tổng thể kiến trúc Đại Nội Huế, đồng thời cũng thông qua tư liệu khảo cổ học để góp phần phục vụ cho công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Đại Nội Huế, tôi mạnh dạn chọn đề tài “CUNG DIÊN THỌ (ĐẠI NỘI HUẾ) QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Nguồn tư liệu Đề tài được thực hiện trên cơ sở tham khảo các nguồn tư liệu sau: Các tác phẩm, công trình nghiên cứu đã được in thành sách, nhất là các bộ chính sử của QSQTN, NCTN biên soạn; các tài liệu, công trình khoa học của các học giả trong và ngoài nước, các bài viết liên quan đến đề tài được đăng trên các tập san, tạp chí, bài báo khoa học hàng năm, Báo cáo kết quả thám sát, khai quật di tích cung Diên Thọ của BTLSQG; các sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành, các thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học. Đặc biệt, luận văn khai thác một số các tài liệu điền dã tại khu vực Đại Nội Huế, kho lưu trữ Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Trung tâm BTDTCĐH, kho lưu trữ Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Thư viện Bảo tàng Nhân học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, BTLSQG, Tủ sách Nishimura Masanari, kho tư liệu của Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung… Các nguồn tư liệu này chủ yếu chỉ đề cập một cách khái quát nhất về di tích cung Diên Thọ. Nó mới chỉ bước đầu giới thiệu về di tích mà chưa có sự đánh giá tổng quát cũng như liên kết các đơn nguyên kiến trúc với nhau. Các bộ 5 chính sử của triều Nguyễn chỉ ghi chép về các sự kiện diễn ra tại di tích hay ghi chép, mô tả về thời gian xây dựng, quy mô công trình, chứ không hề có sự đánh giá khách quan nào cho toàn bộ hệ thống di tích. Nguồn tư liệu chính mà luận văn sử dụng là “Báo cáo kết quả thám sát, khai quật di tích cung Diên Thọ” của BTLSQG. Đây là tư liệu nêu được đầy đủ các kết quả mà công tác khai quật khảo cổ học đem lại. Tuy nhiên, nó vẫn không có sự đánh giá hay kiến nghị cụ thể về công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là di tích và di vật phát hiện tại cung Diên Thọ trong hệ thống di tích Đại Nội Huế thông qua tư liệu khảo cổ học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: TK XIX - nửa đầu TK XX. Về không gian: Khu vực cung Diên Thọ trong mối tương quan với hệ thống Đại Nội Huế. Trong quá trình thực hiện sẽ có sự mở rộng không gian, thời gian để làm rõ nội dung mà luận văn đề cập. 4. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua hệ thống các di tích và di vật, luận văn bước đầu tìm hiểu, phân tích, đánh giá những đặc điểm nổi bật về kiến trúc cũng như điêu khắc, mỹ thuật thời Nguyễn qua di tích cung Diên Thọ. Trên cơ sở đó, luận văn một mặt làm rõ hơn và đồng thời nhấn mạnh hơn nữa vai trò, vị trí của cung Diên Thọ trong tổng thể hệ thống di tích Đại Nội 6 Huế qua quá trình tồn tại và biến đổi của di tích. Thêm nữa, dựa trên kết quả khai quật khảo cổ học, tác giả muốn góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa của nhân loại. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng và kế thừa kết quả các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống như: thám sát, thăm dò và lấy tư liệu tại hiện trường, có sự hỗ trợ của các kỹ thuật hiện đại… cũng như các kỹ thuật nghiên cứu khảo cổ học trong phòng: thống kê, dập hoa văn, đo vẽ hiện vật bằng chương trình Auto CAD, CorelDraw, chụp và xử lý ảnh bằng chương trình Photoshop… Đồng thời triệt để sử dụng các phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp về nghệ thuật điêu khắc, trang trí, kiến trúc trên các loại hình vật liệu, cấu trúc mặt bằng. Luận văn còn kết hợp các phương pháp liên ngành: Lịch sử, Văn hóa học, Nghệ thuật, Điêu khắc, Hán Nôm học… Ngoài ra, phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng cũng được luận văn khai thác triệt để nhằm đưa ra cái nhìn khách quan nhất về vị trí, vai trò của di tích cung Diên Thọ đối với hệ thống di tích Đại Nội Huế. 6. Đóng góp của đề tài Thông qua việc nghiên cứu, cùng với Báo cáo kết quả thám sát, khai quật di tích cung Diên Thọ và các tài liệu đã có, luận văn góp phần nghiên cứu, tìm hiểu và cung cấp thêm những tư liệu chân xác về những gì liên quan đến cung Diên Thọ, từ đó có thể đóng góp vào những hiểu biết về các đặc trưng cơ bản của các đơn nguyên kiến trúc trong Đại Nội Huế nói riêng và kiến trúc cung đình Huế nói chung. Bên cạnh đó, luận văn còn góp phần làm rõ thêm các đặc trưng kiến trúc và nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Nguyễn. 7 Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ đắc lực cho công tác trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích cung Diên Thọ nói riêng, Đại Nội Huế nói chung trước yêu cầu thực tiễn nhằm phát huy giá trị của Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa của nhân loại. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 Chương. Chương 1. Tổng quan tư liệu Khái quát về cảnh quan cũng như toàn bộ những đặc điểm chung của khu vực Đại Nội Huế. Bên cạnh đó, chương này trình bày các vấn đề về lịch sử hình thành, quá trình tồn tại và biến đổi của khu di tích Đại Nội Huế. Đồng thời giới thiệu khái quát về di tích cung Diên Thọ ở các mặt lịch sử hình thành, quá trình tồn tại, biến đổi, quá trình nghiên cứu về di tích cung Diên Thọ trong Đại Nội Huế. Chương 2. Kết quả nghiên cứu và khai quật khảo cổ học tại di tích cung Diên Thọ Ở chương này, tác giả tập trung trình bày kết quả khai quật khảo cổ học tại cung Diên Thọ về diễn biến địa tầng, di tích và di vật. Trong hệ thống di tích, luận văn sẽ trình bày về địa tầng chung, phạm vi, vị trí bố cục mặt bằng, kết cấu của các đơn nguyên kiến trúc trong cung Diên Thọ. Trong hệ thống di vật, luận văn tập trung vào việc phân loại, mô tả 2 loại hình di vật tiêu biểu là vật liệu kiến trúc và đồ gốm sứ. Bên cạnh đó còn có một số loại hình khác như đồ pha lê, tiền đồng… 8 Từ đó, luận văn hệ thống hóa, đánh giá, nêu lên những đặc trưng cơ bản của hệ thống di tích, di vật qua kết quả khai quật tại các đơn nguyên kiến trúc. Ngoài ra, ở Chương này, luận văn trình bày những hiểu biết mới của bản thân về cung Diên Thọ từ kết quả khai quật khảo cổ học. Qua đó, nêu lên những nhận định cá nhân về kết quả khai quật khảo cổ học tại di tích này. Chương 3. Cung Diên Thọ - Giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc Thông qua hệ thống tư liệu được đề cập ở Chương 1 và hệ thống di tích, di vật khảo cổ học, đặc trưng về cung Diên Thọ ở Chương 2, trong Chương này luận văn sẽ khái quát, đánh giá toàn bộ giá trị lịch sử của di tích trong hệ thống di tích cung đình Huế cũng như giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc triều Nguyễn. Đồng thời, ở chương này luận văn còn phân tích các kết quả khai quật khảo cổ học để từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về việc trùng tu, tôn tạo cung Diên Thọ trong tương lai. Ngoài ra, luận văn còn đánh giá kỹ hơn về những gì mà công tác trùng tu di tích đã làm được cho đến nay để có hướng phát triển tiếp theo cho di tích. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu bật được những ý nghĩa, vai trò của di tích cung Diên Thọ trong hệ thống di tích Đại Nội Huế và có sự đối sánh với các công trình khác có cùng chức năng trong khu vực. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1.1. Khái quát về lịch sử triều Nguyễn Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc. Nguyễn Kim (1468 - 1545), vốn là một tướng giỏi của nhà Hậu Lê, nhờ có công giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái sư Hưng Quốc Công (sau này khi nhà Nguyễn thành lập đã truy tôn ông là Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế). Nguyễn Kim có ba người con. Con gái đầu tên là Ngọc Bảo, lấy Trịnh Kiểm, người sau này trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, hai người con trai kế của Nguyễn Kim cũng là tướng giỏi và được phong chức Quận công. Sau khi người con trai lớn là Nguyễn Uông bị anh rể là Trịnh Kiểm giết hại, người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để rời xa sự kiểm soát của Trịnh Kiểm, nhằm mưu đồ tạo dựng cơ nghiệp riêng cho họ Nguyễn. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, từ đây cơ nghiệp của họ Nguyễn bắt đầu được hình thành. Các chúa Nguyễn về danh nghĩa là quan của nhà Lê trung hưng, nhận sắc phong và dùng niên hiệu của vua Lê, giúp vua Lê cai quản vùng lãnh thổ phía nam, nhưng trên thực tế họ cai trị lãnh thổ Đàng Trong một cách tương đối độc lập với vua Lê. Tổng cộng có 9 chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong trong hơn 2 thế kỷ. Năm 1765, Chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời, nhận thấy chính sự của Đàng Trong lúc này quá rối ren quanh việc chọn người lên ngôi chúa, quyền thần Trương Phúc Loan nắm lấy triều chính, mọi quyền hành đều do Trương Phúc Loan thao túng. Cùng lúc đó, trụ cột của triều Nguyễn là Lại bộ Thượng 10 thư Nguyễn Cư Trinh qua đời, những người có tài như Tôn Thất Dục bị Trương Phúc Loan tìm cách hãm hại, tài chính vô cùng kiệt quệ, cơ nghiệp chúa Nguyễn đến thời điểm này là suy vong không thể cứu vãn nổi. Cuối TK XVIII, nhận thấy chính sự quá rối ren, lòng dân ly tán, năm 1771, 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ khởi binh ở Tây Sơn, Bình Định với danh nghĩa ủng hộ Nguyễn Phúc Dương, và giành được chính quyền. Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh - hậu duệ của các chúa Nguyễn đã thâu tóm giang sơn về một mối, lập nên vương triều Nguyễn, đặt niên hiệu là Gia Long, lấy Phú Xuân làm kinh đô và đổi tên thành Kinh đô Huế. Trong suốt 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã xây dựng Huế thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quyền lực lớn của nước Việt Nam thống nhất từ bắc đến nam, phản ánh bước phát triển cao hơn của lãnh thổ quốc gia. Triều Nguyễn được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi vào năm 1802 và chấm dứt hoàn toàn khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945. Đây là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa TK XIX. Vua Gia Long và sau đó là Minh Mạng đã cố gắng xây dựng Việt Nam trên nền tảng Nho giáo và xóa bỏ các cải cách theo hướng tiến bộ của nhà Tây Sơn. Giai đoạn này, mặc dù lòng dân chưa theo hẳn nhà Nguyễn, hàng trăm cuộc nổi dậy của người dân diễn ra, nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ cũng đã gây mất ổn định chính trị, nhất là dưới thời vua Minh Mạng. Tuy nhiên, đây được xem là giai đoạn phát triển và ổn định nhất của vương triều Nguyễn. Bộ mặt Kinh thành Huế (gồm Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành) được kiến thiết và xây dựng hoàn chỉnh, tạo nên một không gian kiến trúc đồ sộ, quy chuẩn nhất. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan