Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh phú thọ...

Tài liệu Công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh phú thọ

.DOC
45
158
57

Mô tả:

Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế xã hội trong số các địa phương vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, và đây cũng là một tỉnh với nhiều tiềm năng thu hút VĐT phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thu hút đầu tư vào Phú Thọ chưa thực sự đúng với tiềm năng của tỉnh. Chính vì vậy công tác XTĐT của tỉnh đang ngày càng được các cấp các ngành chú trọng và đẩy mạnh. Tuy nhiên, nhận thức về hoạt động XTĐT hiện nay vẫn còn có những hạn chế nhất định và hoạt động XTĐT ở nước ta nói chung, và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khai, chưa có được chiến lược XTĐT cụ thể và hợp lí, đồng thời cũng chưa khai thác hết tính hiệu quả của các công cụ XTĐT trong quá trình vận động các nhà đầu tư tiềm năng. Như vậy, thực trạng của hoạt động XTĐT diễn ra tại tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào? Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế là gì? Và những giải pháp nào nên được đưa ra để tăng cường hiệu quả của công tác XTĐT của tỉnh Phú Thọ là gì? Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động XTĐT trong việc tăng cường thu hút vốn đầu tư, tôi quyết định chọn đề tài: “Công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Phú Thọ.” CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 1.1. Khái niệm và vai trò của XTĐT 1.1.1. Khái niệm về XTĐT Vốn đầu tư là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Để thu hút vốn đầu tư, mỗi địa phương, mỗi quốc gia cần cho các nhà đầu tư thấy được nhưng tiềm năng và lợi thế của mình. Và giải pháp ở đây chính là hoạt động xúc tiến đầu tư. Vậy XTĐT là gì? Có nhiều khái niệm khác nhau về XTĐT nhưng có thể hiểu một cách chung nhất như sau: “Xúc tiến đầu tư là tổng thể các biện pháp, các hoạt động nhằm định hướng nhà đầu tư đến với các cơ hội đầu tư tại một quốc gia, một địa phương hay thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào quốc gia hay địa phương đó”. 1.1.2. Vai trò hoạt động XTĐT Hoạt động XTĐT được thực hiện để tăng cường khả năng thu hút VĐT của một quốc gia hay một địa phương thông qua việc định hướng cho các nhà đầu tư đến với những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Như vậy, XTĐT có vai trò không chỉ đối với các địa phương, các quốc gia khi tìm kiếm nguồn VĐT mà còn có vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư khi tìm kiếm các cơ hội và đưa ra quyết định đầu tư. 1.1.2.1. Đối với các nhà đầu tư Trước khi đưa ra quyết định đầu tư nhà đầu tư cần xem xét tính toán toàn diện tất cả khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý có liên quan. Do đó XTĐT sẽ giúp nhà đầu tư trả lời những câu hỏi trên để đưa ra quyết định cuối cùng. Một cách cụ thể có, XTĐT đối với nhà đầu tư có những vai trò quan trọng sau đây: - Là kênh cung cấp thông tin quan trọng cho nhà đầu tư về cơ hội đầu tư vào nước chủ nhà, các chính sách ưu đãi, trình độ nguồn nhân lực, những nguồn tài nguyên chưa khai thác và lợi ích mà nhà đầu tư có thể nhận được … - Thông qua hình thức cũng như mức độ của các hoạt động xúc tiến, các nhà đầu tư có thể đánh giá đúng hơn về tầm quan trọng, tiềm năng và những ưu đãi của chính phủ chủ nhà dành cho các nhà đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí khi, dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nơi đầu tư… - Trong XTĐT, các nước chủ nhà cần xây dựng những danh mục đầu tư rõ ràng, giúp đỡ nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn, đáp ứng những yêu cầu của nhà đầu tư một cách tốt nhất…do đó, giúp nhà đầu tư nhanh chóng tiếp cận và hoàn thành các thủ tục đầu tư với các dự án của nước chủ nhà. 1.1.2.2. Đối với bên nhận đầu tư: - Giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp với nhà đầu tư: XTĐT là biện pháp tốt để xây dựng hình ảnh một đất nước, một thành phố giàu tiềm năng và luôn sẵn sàng những cơ hội đầu tư hấp dẫn hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận. Nâng cao tính cạnh tranh với các nước, các đại phương khác trong thu hút đầu tư nước ngoài: Mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều có những lợi thế so sánh và đều muốn phát huy cũng như làm cho các nhà đầu tư hiểu được lợi thế so sánh này. Do vậy, cạnh tranh thu hút đầu tư là cạnh tranh trong XTĐT. - XTĐT giúp nước chủ nhà tìm hiểu về nhà đầu tư: Mỗi nhà đầu tư lại có một mô hình và động cơ kinh doanh khác nhau. Hoạt động XTĐT sẽ giúp các cơ quan xúc tiến thu thập thông tin từ nhà đầu tư, tìm hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của họ. Từ đó có thể có những chiến lược định hướng cụ thể để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. - XTĐT giúp nước chủ nhà chủ động lựa chọn tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng. Căn cứ vào nhu cầu và thực tế của quốc gia mà lựa chọn ngành, lĩnh vực mũi nhọn cần thu hút đầu tư, từ đó nước chủ nhà có thể định hướng rõ ràng đối tượng mà mình muốn XTĐT. XTĐT đem lại cho nước chủ nhà nhiều lựa chọn hơn trong việc hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài, trên cơ sở đó sẽ thuận lợi cho nước chủ nhà tiếp nhận đầu tư với những thỏa thuận hợp lý mang lại lợi ích tối ưu cho cả hai bên. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến đầu tư 1.2.1. Hệ thống luật pháp và chính sách đầu tư Đây là những căn cứ pháp lí liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án và quá trình vận hành kết quả của dự án, do vậy nó ảnh hưởng tới công tác XTĐT. 1.2.2. Công tác quy hoạch Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm là định hướng cơ bản cho các sản phẩm và dịch vụ của dự án. Vì vậy, công tác XTĐT phải quan tâm đến quy hoạch, kế hoạch để định hướng các nhà đầu tư vào đúng ngành nghề lĩnh vực, để tối đa hóa hiệu quả đầu tư. 1.2.3. Cở sở hạ tầng Hệ thống cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới tâm lí của các nhà đầu tư vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện và vận hành của dự án. Do đó, các hoạt động XTĐT nên chú trọng về vấn đề cơ sở hạ tầng phục vụ cho dự án, phải cung cấp cho các nhà đầu tư một hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo cho dự án được tiến hành thuận lợi và dễ dàng đi vào hoạt động. 1.2.4.Nguồn nhân lực Yếu tố lao động là một trong những yếu tố nguồn lực then chốt đối với cả quá trình thực hiện và vận hành dự án đầu tư. Vì vậy, trong công tác XTĐT, cơ quan XTĐT phải thực hiện tốt vấn đề hỗ trợ nhân lực cho dự án đảm bảo dự án có thể đủ lao động về số lượng và chất lượng để thi công đúng tiến độ và vận hành hiệu quả. 1.2.5.Công tác giải phóng mặt bằng Công tác giải phóng mặt bằng là hoạt động trước tiên đối với mỗi dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên nếu công tác này không được tiến hành kịp thời sẽ làm gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Vì vậy, khi thực hiện XTĐT, cơ quan XTĐT phải đặc biệt quan tâm tới công tác này để các nhà đầu tư yên tâm thực hiện dự án. 1.2.6.Năng lực của các đối tác Các mối quan hệ đối tác có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà đầu tư. Khi các nhà đầu tư có mối quan hệ đối tác tốt với một địa phương thì họ sẽ ưu tiên đầu tư vào địa phương đó hơn. Nếu địa phương có những đối tác có năng lực, có kinh nghiệm thì địa phương đó được coi là một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư, điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư tiềm năng. Do đó, công tác XTĐT cần xây dưng những mối quan hệ đối tác vững vàng, đáng tin cậy với các nhà đầu tư. 1.2.7.Năng lực của cơ quan xúc tiến đầu tư Một cơ quan XTĐT có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của hoạt động XTĐT. Năng lực của một cơ quan XTĐT được đánh giá bởi đội ngũ cán bộ và các nhà quản lý, sự ủng hộ của nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương, nhân dân và bởi nguồn tài chính của cơ quan. 1.3. Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư Để thực hiện tốt công tác XTĐT thì việc xác định nội dung, chương trình cho những hoạt động này là rất quan trọng, bao gồm 6 nội dung hoạt động sau: 1.3.1. Xây dựng chiến lược về XTĐT - Khái niệm: Chiến lược XTĐT là cách thức tổ chức một loạt các hoạt động XTĐT nhằm tăng cường đầu tư vào một quốc gia, một địa phương. - Sự cần thiết phải xây dựng một chiến lược XTĐT: Một chiến lược XTĐT sẽ là một bản đồ chỉ dẫn cơ quan XTĐT đạt được các mục tiêu đã đề ra. Phải có một kế hoạch tổng thể sắp xếp các hoạt động như chuẩn bị tài liệu giới thiệu, tổ chức các cuộc hội thảo đầu tư, tổ chức các cuộc thăm địa điểm đầu tư…để đạt được mục tiêu thu hút đầu tư Để thực sự đạt được hiệu quả, các chiến lược đầu tư đều phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chung. Việc xác định mục tiêu cho chiến lược liên quan đến việc xác định lợi thế, bất lợi, những lĩnh vực phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, trên cơ sở đó lựa chọn đối tác, lĩnh vực cũng như các công ty để tiến hành chương trình XTĐT. Việc này đòi hỏi sự nghiên cứu và hoạch định một cách chi tiết, cụ thể. Đây là một nội dung hết sức quan trọng, định hướng cho toàn bộ hoạt động XTĐT tiến hành sau đó. Chiến lược XTĐT có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của toàn bộ chương trình XTĐT. - Các bước để xây dựng một chiến lược XTĐT: gồm 3 bước Bước 1: Đánh giá nhu cầu của cơ quan XTĐT và tiềm năng đầu tư + Xác định các mục tiêu của cơ quan XTĐT và mục tiêu phát triển của quốc gia, địa phương + Khảo sát các xu hướng đầu tư nước ngoài và những ảnh hưởng bên ngoài. + Tiến hành phân tích SWOT + Phân tích các đối thủ cạnh tranh Bước 2: Hướng tới các ngành và khu vực có nguồn đầu tư Để hướng tới các ngành, các khu vực địa lý có nguồn đầu tư phù hợp với các đặc tính của đất nước, cần hoàn thiện các nhiệm vụ sau: + Lập một danh sách các ngành. + Phân tích các ngành + Đánh giá khả năng phù hợp của ngành với đất nước, địa phương + Lập một danh sách ngắn các ngành. Bước 3: Xây dựng chiến lược XTĐT Cách xây dựng một tài liệu chiến lược XTĐT gồm việc xác định: + Các ngành hướng tới trong ngắn hạn và trung hạn; + Các khu vực địa lý quan trọng cần tập trung của chiến lược; + Các phương pháp XTĐT được sử dụng để tiếp cận các công ty và lý do chọn các phương pháp đó; +Những thay đổi cần thiết trong cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên trong cơ quan. +Những thay đổi cần thiết trong quan hệ đối tác và ngân sách, các nguồn tài trợ cho các giai đoạn. 1.3.2. Xây dựng hình ảnh - Khái niệm: là cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin và kế hoạch đầu tư của một quốc gia, các chính sách và chế độ đãi ngộ, các thủ tục hành chính và yêu cầu khi đầu tư cũng như những tiến bộ, thành tựu quốc gia, địa phương đó. Nhà đầu tư sẽ tích cực đầu tư khi có được những hình ảnh tích cực về một quốc gia, địa phương sở tại. - Các bước tạo dựng hình ảnh: gồm 3 bước: Bước 1: Xác định nhận thức của chủ đầu tư và mục tiêu của việc xây dựng hình ảnh. Bước 2: Xây dựng các chủ đề Marketing. Bước 3: Lựa chọn và xây dựng các công cụ xúc tiến và tham gia vào chương trình phối hợp Marketing. 1.3.3. Xây dựng quan hệ - Khái niệm: Xây dựng quan hệ là tạo lập và củng cố mối quan hệ ngoại giao giữa các nước, các địa phương từ đó tạo tiền đề để xây dựng mối quan hệ hợp tác về kinh tế - đầu tư Ở hầu hết các quốc gia, các địa phương hiện nay đã thành lập CQXTĐT. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi địa phương hoạt động của CQXTĐT có thể khác nhau. Xây dựng mối quan hệ giữa cơ quan XTĐT giữa các nước, địa phương khác nhau sẽ có tác dụng lớn hỗ trợ và bổ sung cho nhau trên cơ sở mục tiêu hoạt động của mỗi tổ chức. - Các bước xậy dựng mối quan hệ: gồm 3 bước Bước 1: Một Cơ quan XTĐT tham gia vào các quan hệ đối tác Bước 2: Quản lý các mối quan hệ đối tác Bước 3: Đánh giá quan hệ đối tác 1.3.4. Lựa chọn mục tiêu và cơ hội đầu tư - Khái niệm: Lựa chọn mục tiêu và cơ hội đầu tư là giai đoạn cơ quan XTĐT thiết lập các mục tiêu đầu tư bao gồm: (1) các đối tác được tiếp xúc, (2)quy mô và giá trị của việc đầu tư, từ đó phân loại, lựa chọn nhà đầu tư tiềm năng và tiến hành các biện pháp, công cụ vận động đầu tư như thư từ, điện thoại, hội thảo đầu tư. Cơ quan đại diện tiến hành Marketing trực tiếp đến cá nhân và nhà đầu tư. Hội thảo đầu tư là biện pháp thường được lựa chọn và đem lại hiệu quả cao. - Các bước tiến hành lựa chọn mục tiêu và cơ hội đầu tư: gồm 4 bước Bước 1: Thực hiện chuyển từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sang vận động đầu tư Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu theo định hướng XTĐT và được cập nhật Bước 3: Lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch vận động đầu tư: xây dựng kế hoạch Marketing, chuẩn bị thư để marketing trực tiếp và thuyết trình tại công ty. Bước 4: Các hoạt động tiếp theo chuyến tham quan công ty 1.3.5. Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu tư - Khái niệm: là quá trình cơ quan XTĐT tiếp tục cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Đây là giai đoạn theo dõi và chăm sóc sau cấp phép đầu tư, thực chất là cơ quan XTĐT sẽ hỗ trợ sau khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định triển khai dự án ở nước sở tại như nắm bắt, hỗ trợ, tư vấn, tháo gỡ những vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện dự án. Giai đoạn này nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để dự án đầu tư đi vào hoạt động một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sau khi cơ quan XTĐT có bài thuyết trình trước một nhà đầu tư tiềm năng, cơ quan XTĐT cần chuẩn bị một bản báo cáo về chuyến thăm doanh nghiệp để tạo cơ sở cho việc hỗ trợ các nhà đầu tư thành công. - Hỗ trợ nhà đầu tư bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị cho việc đi thực địa, chuẩn bị và thu xếp cho chuyến đi đó và các công việc sau chuyến thăm. 1.3.6. Đánh giá và giám sát công tác xúc tiến đầu tư - Khái niệm: là quá trình giám sát, kiểm tra một cách đều đặn các tiến độ trong hoạt động của CQXTĐT để đạt được mục tiêu đã đề ra và kiểm tra xem các mục tiêu của CQXTĐT đã đạt được chưa và nếu chưa đạt được thì về mặt chi phí có tiết kiệm không. Thông qua những hoạt động này, một CQXTĐT có thể đánh giá được hoạt động của mình. - Sự cần thiết của việc đánh giá và giám sát công tác XTĐT: Đánh giá kết quả hoạt động tạo điều kiện cho CQXTĐT so sánh các kết quả và tiến độ đã đạt được với các mục tiêu nội bộ và mục tiêu quốc gia. Điều này cũng có một số những lợi ích liên quan quan trọng: thu thập dữ liệu và các thông tin khác được sử dụng trong các chiến dịch xúc tiến; tạo điều kiện cho cơ quan XTĐT học hỏi từ những sai sót của mình và chứng minh khả năng hoạt động của CQXTĐT. Để tạo điều kiện giám sát và đánh giá thường xuyên, tất cả các dự án và hoạt động của CQXTĐT đều phải xây dựng hệ thống mục tiêu trung gian và kế hoạch thời gian để hoàn thành mục tiêu đó. Các mục tiêu và lịch biểu thực hiện này là nền móng của việc thực hiện thành công công tác giám sát và đánh giá. Giám sát và đánh giá không thể coi là những nhiệm vụ đứng riêng lẻ. Hơn thế, các hệ thống theo dõi hoặc đo lường tốt nhất là những hệ thống phải được triển khai thường nhật như một phần trong công việc thường xuyên của các cán bộ CQXTĐT. - Các bước thực hiện hoạt động giám sát và đánh giá trong công tác:cơ quan XTĐT có thể tiến hành theo 4 bước sau: Bước 1: Giám sát tình hình môi trường đầu tư tại các địa điểm của CQXTĐT Bước 2: Giám sát và đánh giá các hoạt động chính của CQXTĐT Bước 3: Giám sát và đo lường tình hình đầu tư thực tế. Bước 4: Xây dựng tiêu chuẩn so sánh kết quả đầu tư. 1.4. Các công cụ chính của hoạt động XTĐT 1.4.1. Quan hệ cộng đồng. - Khái niệm: Quan hệ cộng đồng của là việc cơ quan XTĐT chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng giữ gìn một hình ảnh tích cực và nâng cao uy tín của mình thông qua các phương tiện như: báo, đài, internet… - Mục tiêu: Xây dựng hình ảnh và nâng cao uy tín của cơ quan XTĐT. - Ưu điểm: + Là công cụ hữu hiệu để giảm bớt nhận thức tiêu cực và xây dựng hình ảnh về địa điểm đầu tư hấp dẫn + Độ tin cậy cao + Chi phí vừa phải + Phụ thuộc vào phương tiện truyền thông sử dụng, công cụ này có thể tác động lên một phạm vi đối tượng rộng lớn. - Nhược điểm: có thể gây tác động tiêu cực và sự phản tác dụng nếu như những bài viết có nội dung không chính xác. 1.4.2. Quảng cáo - Khái niệm: Quảng cáo là hình thức mà cơ quan XTĐT tuyên truyền, đưa ra thông tin, thông điệp mời gọi và phản ánh chiến lược mình muốn vận động. - Mục tiêu: giới thiệu và vận động các nhà đầu tư dựa trên chiến lược XTĐT. - Ưu điểm: thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. - Nhược điểm: + Chi phí quảng cáo đắt + Độ tin cây không cao 1.4.2. Tham gia triển lãm, hội chợ - Khái niệm: là hoạt động chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư bằng cách tham gia các hội chợ, triển lãm. Tại đây cơ quan XTĐT trực tiếp giới thiệu về các cơ hội đầu tư tại các gian hàng triển lãm của địa phương mình. - Mục tiêu: Hoạt động này dùng xây dựng hình ảnh, chủ động tìm kiếm nhà đầu tư bằng cách tiếp xúc với những doanh nghiệp khác tham gia triển lãm - Ưu điểm: + Giúp giới thiệu thông tin đầy đủ về đất nước, địa phương và dễ dàng phân tích đối thủ cạnh tranh. + Có thể tạo nên diễn đàn cho các doanh nghiệp để tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước. + Tạo nên các hướng kinh doanh, củng cố kiến thức về khách hàng và thị trường. - Nhược điểm: + Khó ước tính chi phí vì nó phụ thuộc vào quy mô và tính chất của triển lãm + Kế hoạch tham gia triển lãm đòi hỏi nhiều thời gian công sức và chi phí 1.4.3. Tổ chức tham gia vận động đầu tư - Khái niệm: là hoạt động nhằm chủ động tìm kiếm nhà đầu tư thông qua việc cử các phái đoàn trực tiếp tiếp xúc với các nhà đầu tư, hoặc là ngược lại, các phái đoàn của các nhà đầu tư chủ động tìm kiếm địa điểm đầu tư qua việc tiếp xúc tìm hiểu bên nhận đầu tư. - Mục tiêu: xây dựng hình ảnh dựa trên những định hướng chiến lược đầu tư. - Ưu điểm: tạo điều kiện để bên nhận đâu tư và bên thu hút đầu tư trực tiếp tiếp xúc, tìm hiểu. - Nhược điểm: + Đoàn XTĐT phải được chuẩn bị kĩ càng và có mục tiêu rõ ràng nếu không sẽ gây phản tác dụng, làm phân tán tác động XTĐT. + Chi phí cao. 1.4.4. Tổ chức hội thảo, hội nghị về cơ hội đầu tư - Khái niệm: là tổ chức thảo luận trao đổi về một vấn đề nào đó về các cơ hội đầu tư, từ đó tạo dựng hình ảnh và giới thiệu các cơ hội đầu tư hấp dẫn đến với các nhà đầu tư. - Mục tiêu: xây dựng hình ảnh để vận động và thu hút nhà đầu tư. - Ưu điểm: Tạo cơ hội tốt để thiết lập các quan hệ với một công ty triển vọng và chuyển từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sang giai đoạn tạo ra cơ hội đầu tư. - Nhược điểm: + Chi phí cao + Chỉ thu được kết quả khi chất lượng khách mời tham dự và diễn giả tốt. 1.4.5. Sử dụng hệ thống Internet và thư điện tử - Khái niệm: là hình thức sử dụng các công cụ internet như thư điện tử và các Website để quảng bá và giới thiệu các cơ hội đầu tư. - Mục tiêu: chuyển tải các thông tin tới tất cả mọi người trên thế giới về các cơ hội đầu tư để thu hút đầu tư. - Ưu điểm: + Internet là mạng toàn cầu và ngày càng phổ biến,vì vậy sẽ cho phép mọi người trên toàn thế giới truy cập và tìm hiểu thông tin. + Thông qua các Website của mình, cơ quan XTĐT sẽ xây dựng được hình ảnh khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. + Xét về lâu dài thì công cụ này cho phép tiết kiệm chi phí so với việc tái bản các tài liệu xúc tiến in ấn khác. - Nhược điểm: + Việc vận động các nhà đầu tư chỉ có hiệu quả nếu có một hệ thống cơ sở dữ liệu tốt. + Để có được một Website tốt thì cần có những chuyên gia thiết kế cao cấp, và chi phí ban đầu để có được điều này thường là khá cao. 1.4.6. Sử dụng thư trực tiếp - Khái niệm: là hình thức cơ quan XTĐT gửi thư trực tiếp đến phía các nhà đầu tư để giới thiệu, quảng bá và thu hút cac nhà đầu tư đến với những cơ hội đầu tư. - Mục tiêu: trực tiếp cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin quan trọng, tạo ra những cơ hội hấp dẫn với các nhà đầu tư. - Ưu điểm: + Tiết kiện chi phí. + Tiếp cận mang tính cá nhân cao, tốt cho việc thiết lập và duy trì mối quan hệ đối thoại giữa cơ quan XTĐT và các nhà đầu tư. 1.5. Trình tự thực hiện các hoạt động XTĐT Việc thực hiện hoạt động XTĐT cần phải theo một trình tự hợp lý và làm sao để phối hợp giữa các công cụ XTĐT để đem lại hiệu quả cao nhất. Thông thường hoạt động XTĐT được tuân theo trình tự sau: 1.5.1. Gửi thư trực tiếp Cơ quan XTĐT liên hệ với nhà đầu tư qua một lá thư được gửi trực tiếp. Yêu cầu của lá thư là phải ngắn gọn, chứa đựng những thông tin cần thiết quan trọng nhất để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Đặc biệt, trong thư CQXTĐT phải đưa ra đề nghị mong muốn được thuyết trình và cung cấp thông tin chi tiết hơn cho các nhà đầu tư. 1.5.2. Gọi điện Sau khi đã gửi thư, CQXTĐT sẽ tiến hành gọi điện trực tiếp để thuyết phục nhà đầu tư để đề nghị việc nhà đầu tư tạo điều kiện cho phép nhóm XTĐT của cơ quan tới thăm và thuyết trình rõ hơn với phía nhà đầu tư về các cơ hội đầu tư. Mục đích của CQXTĐT qua cuộc gọi điện này là cung cấp thêm một cách vừa đủ những thông tin để thu hút sự quan tâm hơn nưa từ phía nhà đầu tư và tao cơ hội để tiếp xúc trực tiếp. 1.5.3. Bài thuyết trình Sau khi phía nhà đầu tư đồng ý việc gặp mặt và nghe thuyết trình thì cơ quan XTĐT sẽ tổ chức trình bày cụ thể và chi tiết hơn những thông tin liên quan đến cơ hội đầu tư, đồng thời đánh giá mức độ quan tâm của các nhà đầu tư. Đây là một nội dung rất quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định, vì vậy chuẩn bị tốt bài thuyết trình được xem là một bước thành công lớn. 1.5.4. Thăm thực địa Địa điểm đầu tư là một trong những điều đầu tiên mà nhà đầu tư quan tâm trước khi bỏ vốn đầu tư vì nó quyết định đến quá trình thực hiện và vận hành kết quả của dự án đầu tư. Chính vì vậy thăm thực địa là bước tiếp theo trong trình tự XTĐT. Những thông tin thu thập được sau chuyến thăm thực địa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhà đầu tư. Đây được coi là ấn tượng ban đầu mà CQXTĐT cần tạo ra trong mắt các nhà đầu tư. 1.5.5. Những hoạt động sau chuyến thăm quan Cơ quan XTĐT sẽ tiếp tục thực hiện đáp ứng những nhu cầu của nhà đầu tư để chính thức đi vào giai đoạn đàm phán chi tiết với các nhà đầu tư nếu họ thật sự quan tâm đến các cơ hội đầu tư. Quyết định đầu tư sẽ được đưa ra sau quá trình đàm phán, vì vậy cần đặc biệt quan tâm tới việc chuẩn bị và thực hiện công tác này. 1.5.6. Quyết định đầu tư Sau khi các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư thì cơ quan XTĐT vẫn phải tiếp tục thực hiện công tác xúc tiến của mình để đảm bảo chắc chắn việc đầu tư được triển khai có hiệu quả. Rất nhiều dự án đầu tư đã bị huỷ ngay cả sau khi quyết định đầu tư, vì nhà đầu tư gặp phải khó khăn của khu vực đầu tư liên quan đến việc xây dựng công trình, thuê mướn công nhân, cung cấp điện nước... Do vậy CQXTĐT phải tiếp tục quan tâm theo sát và tạo điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện thuận lợi công việc đầu tư. 1.5.7. Hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án Ngay cả khi quyết định đầu tư đã được đưa ra, CQXTĐT vẫn phải tiếp tục liên hệ với các nhà đầu tư để đảm bảo các nhu cầu của họ được đáp ứng kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi để dự án được tiến hành hiệu quả. Việc làm này sẽ là công cụ hữu hiệu để thu hút các nhà đầu tư tái đầu tư, cũng như thông qua họ để thu hút các nhà đầu tư mới. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Tổng quan về tỉnh Phú Thọ hiện nay. 2.1.1. Địa hình, khí hậu: - Địa hình: Chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu: + Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản. + Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng, sông Lô và Sông Đà là vùng thuận lợi cô phát triển nông lâm thủy sản. - Khí hậu: Tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 86%. 2.1.2. Vị trí địa lý Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng miền núi phía Bắc Việt nam, là cửa ngõ Tây Bắc thủ đô Hà Nội và là cầu nối vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc). Phú Thọ là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: Sông Hồng – Sông Đà – Sông Lô nên có điều kiện thuận lợi cả về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. 2.1.3. Tài nguyên - Tài nguyên thiên nhiên: + Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.528 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 140.186 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha. + Phú Thọ còn là tỉnh có tiềm năng lớn về nguyên liệu giấy, nguyên liệu nông lâm sản. + Tỉnh Phú Thọ có nhiều khoáng sản ưu thế phục vụ cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khoáng sản phi kim loại với trữ lượng lớn và chất lượng tốt (kaolin, sét gốm sứ…), và một số khoáng sản quý hiếm (Parit, vàng, sắt…). - Tài nguyên du lịch: Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên và du lịch văn hoá như vườn Quốc gia Xuân Sơn chứa đựng trong đó thảm thực vật, động vật phong phú, nhiều chi loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và nhiều di tích lịch sử văn hóa và lễ hội như Đền Hùng, Bạch Hạc, Chu Hoá… 2.1.4. Dân số và lao động - Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu người, có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. - Nguồn lao động dồi dào: Số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%. Hầu hết lao động có trình độ học vấn, được đào tạo có tay nghề, đức tính cần cù, siêng năng(lao động qua đào tạo trên 33,5%.) - Chi phí nhân công rẻ, bằng 65% so với Hà Nội và 40% so với thành phố Hồ Chí Minh. Lương bình quân 70-90 USD/người/tháng. - Cơ sở đào tạo hiện Phú Thọ có 2 trường Đại học, 34 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và trung tâm đào tạo nghề, đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo nguồn lao động cho doanh nghiệp. 2.1.5. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội những năm vừa qua - Tỉnh Phú Thọ đạt mức tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2006-2010) đạt 10,9%, năm 2011 đạt 7,5-8,5% - Cơ cấu kinh tế năm 2010 Công nghiệp - xây dựng: 40%, Nông- Lâm nghiệp: 24%, Dịch vụ: 36% - Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009 đạt trên 1.300 tỷ đồng , tăng 11,1% so với năm 2008 ; năm 2010 đạt khoảng 1500 tỷ đồng. - Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,6% xuống còn bình quân toàn tỉnh 17,4%. Giải quyết việc làm cho 18 ngàn người, trong đó tạo được 10,8 ngàn chỗ làm mới. - Kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm ,100% số xã có điện lưới quốc gia; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 100% xã có điện thoại ; 100% số trạm y tế xã có bác sỹ và 100% thôn bản có cán bộ y tế ; hoàn thành xóa nhà tạm cho hộ nghèo. - Tỉnh Phú Thọ từ một trung tâm công nghiệp cũ trở thành một trung tâm công nghiệp mới của miền Bắc Việt Nam. - Tỉnh Phú Thọ là một trong 14 trung tâm vùng của cả nước, hiện đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, về sản xuất và chế biến một số sản phẩm nông nghiệp lớn (chè, nguyên liệu giấy, thủy sản…). và là trung tâm khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp và là trung tâm văn hóa xã hội và nhân văn của cả nước. 2.1.5. Cơ sở hạ tầng Giao thông: Hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Điện, nước: Hệ thống điện Quốc gia đã phủ kín ở tất cả các huyện, xã trong tỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh ; Hiện 70% dân số trong tỉnh đã được dùng nước sạch đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Thành phố, thị xã, thị trấn các huyện đã có nhà máy cung cấp nước sạch. Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh Phú Thọ được phát triển với tốc độ nhanh theo hướng hiện đại hoá, đa dạng và rộng khắp đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế. Hệ thống ngân hàng, tài chính: Gồm các sàn giao dịch chứng khoán, ngân hàng BIDV, Agribank, Vietinbank, MB, Vietcom Bank.vv... Có lực lượng nhân viên đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh... Hải quan : Hải quan Hà Nội, chi nhánh tại tỉnh Phú Thọ và cảng cạn ICD Thuỵ Vân. Hàng hoá xuất, nhập khẩu được làm thủ tục thông quan tại tỉnh Phú Thọ trước khi đưa đến các cảng hàng không, cảng biển để xuất khẩu. 2.1.6. Hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp Hiện Phú Thọ đã có và quy hoạch 09 Khu công nghiệp, và 1 khu liên hợp dịch vụ với diện tích 4.256 ha và 24 Cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích 1.100 ha và 3.000 ha quỹ đất dự phòng thoả mãn nhu cầu đầu tư… 2.2. Tình hình thu hút đầu tư và sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác XTĐT của tỉnh Phú Thọ 2.2.1. Khái quát tình hình thu hút vốn đầu tư của tỉnh Phú Thọ hiện nay 2.1.1.1. Đầu tư FDI Đến tháng 7/2010 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 103 dự án, tổng vốn đăng ký 696,9 triệu USD. Trong đó, Hàn Quốc 89 dự án, Nhật bản 03 dự án, Đài Loan 05 dự án, Đức 01 dự án, Bỉ 01 dự án, Irắc 01 dự án, Indonesia 01 dự án, Trung Quốc 02 dự án. Lĩnh vực đầu tư hiện tại tập trung vào cơ khí, điện, điện tử, lắp ráp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Trong tương lai phát triển mạnh các ngành dịch vụ, sản xuất chế tạo công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo, lắp ráp, hoá chất, dược, du lịch, kinh doanh bất động sản, thị trường chứng khoán, công nghệ cao, năng lượng điện..... 2.1.1.2. Các dự án từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Tính đến hết ngày 30/06/2011 có 35 dự án ODA còn hiệu lực, với tổng mức vốn dự án 2.195,054 tỷ đồng. Trong đó vốn ODA 1.733,917 tỷ đồng, vốn đối ứng 461,137 tỷ đồng. Bình quân hàng năm giải ngân đầu tư từ 300-350 tỷ đồng; Dự kiến năm 2011 thu hút khoảng 120- 150 triệu USD. Các dự án ODA được thu hút tập chung ở các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, điện, cấp nước, thuỷ lợi, y tế giáo dục và xoá đói giảm nghèo. Đối tác tài trợ ODA tập chung ở các nguồn vốn JICA Nhật Bản, ngân hàng Châu Á (ADB), ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng Hàn Quốc, NaUy.vv... 2.1.1.3. Các dự án đầu tư tỉnh ngoài Đã có 29 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tổng vốn đầu tư đăng ký 8.628 tỷ đồng. Ngoài ra, đã có nhiều dự án quy mô vốn lớn thuộc các lĩnh vực đầu tư hạ tầng KCN, CCN, khu đô thị, khu du lịch đô thị cao cấp, sinh thái, nước khoáng và chế biến sâu quặng, công nghiệp, cơ khí, điện tử.vv… Trong tương lai sẽ có nhiều dự án đầu tư tỉnh ngoài đầu tư vào tỉnh, hầu hết các dự án đều có quy mô vốn đầu tư lớn ở mức hàng ngàn tỷ đồng. 2.2.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào tỉnh Phú Thọ Hiện Phú Thọ là tỉnh đứng đầu về thu hút đầu tư trong số các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, Phú Thọ vẫn là một tỉnh còn nghèo, vì vậy trong thời gian tới, việc thu hút VĐT trong và ngoài nước vẫn tiếp tục là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Việc thu hút các nguồn VĐT trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh Phú Thọ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vì vậy, công tác XTĐT là cần thiết : - Thứ nhất, XTĐT giúp xây dựng hình ảnh và ấn tượng tốt đẹp của các nhà đầu tư về Phú Thọ-một tỉnh miền núi phía Bắc với nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến với tỉnh. - Thứ hai, XTĐT và thu hút đầu tư nhằm bổ sung nhuồn vốn xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Thứ ba, XTĐT góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. - Thứ tư, XTĐT góp phần tạo ra công ăn việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách của tỉnh. 2.3. Thực trạng công tác XTĐT của tỉnh Phú Thọ 2.3.1. Khái quát về cơ quan XTĐT tỉnh Phú Thọ - Tên cơ quan: Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch Phú Thọ. - Địa chỉ liên hệ: Địa chỉ: đường Trần Phú, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Điện thoại: (+84) 0210 399 3689 Fax: (+84) 0210 399 3589 Website: www.dpi.phutho.gov.vn - Trung tâm là đơn vị trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, được sát nhập từ 3 trung tâm (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thông tin Kinh tế Xã hội, Trung tâm Xúc tiến Thương Mại, Trung tâm Xúc tiến Du lịch) tại quyết định số Căn cứ Quyết định số 3536/QĐ-UBND ngày 23/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ; Trung tâm hoạt động hoạch toán độc lập có con dấu, tài khoản, hóa đơn GTGT đảm bảo tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động sự nghiệp có thu, hoạt động XTĐT và tư vấn, quản lý dự án... Nhiệm vụ và chức năng: + Là cơ quan tham mưu giúp Sở và UBND tỉnh trong công tác Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch. Hỗ trợ nhà đầu tư trong các hoạt động tìm hiểu thông tin để chuẩn bị đầu tư, tư vấn giúp nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. + Trung tâm thực hiện các dịch vụ tư vấn chọn gói từ khi Nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư đến khi đưa dự án vào khai thác và triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo hiệu quả tối đa cho Nhà đầu tư. - Phương châm hoạt động: “Công việc của chúng tôi là mang niềm tin và lợi ích đến cho Nhà đầu tư” “Thành công của bạn là thành công của chúng tôi” 2.3.2. 2.3.2.1. Nội dung công tác XTĐT tại tỉnh Phú Thọ Chiến lược XTĐT của tỉnh Phú Thọ Dựa trên những văn bản Thủ tướng chính phủ ban hành về “Quy chế xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2010-2015” và Chương trình XTĐT quốc gia 2010 , đồng thời dựa trên Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 99/2008/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 7 năm 2008(theo đó đến năm 2010 tỉnh thoát nghèo, đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp), Trung tâm XTĐT- Thương mại và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã xây dựng chương trình XTĐT cụ thể của tỉnh: Giai đoạn 2010-2020, tỉnh Phú Thọ ưu tiên đầu tư vào các ngành nghề lĩnh vực dưới đây theo thứ tự: Đầu tư kinh doanh hạ tầng, khu CN, cụm công nghiệp; Lĩnh vực công nghệ cao; Dịch vụ, du lịch; Lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; Đầu tư sản xuất, lắp ráp điện, điện tử, hoá chất, dược phẩm; Công nghiệp ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo; Đầu tư sản xuất các loại phần mềm; Đầu tư kinh doanh bất động sản; Khai thác và chế biến sau khoáng sản; Đầu tư vào các lĩnh vực thu hút nhiều lao động; Vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa; Đầu tư sản xuất chế biến, nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản mũi nhọn. Tỉnh Phú Thọ khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện đầu tư dưới mọi hình thức BOT, BT, 100% vốn nước ngoài, liên doanh liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan