Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội nhóm với bệnh nhân tâm thần phân liệt nhằm phục hồi chức năng tự...

Tài liệu Công tác xã hội nhóm với bệnh nhân tâm thần phân liệt nhằm phục hồi chức năng tự phục vụ (can thiệp tại mô hình phục hồi chức năng bệnh viện tâm thần tỉnh bắc giang)

.PDF
103
262
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ LOAN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT NHẰM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỰ PHỤC VỤ ( Can thiệp tại mô hình phục hồi chức năng bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI – 2016 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ LOAN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT NHẰM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỰ PHỤC VỤ ( Can thiệp tại mô hình phục hồi chức năng bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang) Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa hoc: PGS.TS Nguyễn Hồi Loan HÀ NỘI – 2016 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Nguyễn Hồi Loan. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố, Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Loan 3 LỜI CẢM ƠN Để đạt được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tới Quý các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Hồi Loan, là người thầy trực tiếp giảng dạy môn học “CTXH trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần” và cũng là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, người đã dày côn giúp đỡ, chỉ bảo để em hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cũng như tập thể các y, Bác sĩ, điều dưỡng viên, bộ phận hành chính của bệnh viện. Đặc biệt là giám đốc Trịnh Đình Tuấn đã tận tình chỉ đạo đội ngũ nhân viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hành tại viện. Tiếp đến, là sự chân thành cảm ơn của bản thân tôi tới chính bệnh nhân và gia đình, người thân của họ đã vô cùng nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ tôi trong thời gian tại viện. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên về vật chất, tinh thần, kết nối các mối quan hệ, nhằm tạo dựng lên nguồn lực tốt nhất để tôi hoàn thành công việc học tập. Mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng của bản thân, song luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý các Thầy giáo, Cô giáo, của bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Loan 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1 1.Lý do lựa chọn vấn đề can thiệp ............................................................................. 10 2. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến vấn đề can thiệp ........................... 11 2.1. Trên thế giới: .......................................................................................................... 12 2.2. Tại Việt Nam .......................................................................................................... 15 3. Ý nghĩa của can thiệp .............................................................................................. 18 3.1 Ý nghĩa lý luận: ....................................................................................................... 18 3.2 Ý nghĩathực tiễn: ..................................................................................................... 18 4. Mục đích can thiệp: ................................................................................................. 19 5. Khách thể, vấn đề cần can thiệp ............................................................................ 19 5.1 Khách thể can thiệp: ................................................................................................ 19 5.2 Vấn đề can thiệp: ..................................................................................................... 19 6. Phạm vi can thiệp .................................................................................................... 19 7. Phƣơng pháp can thiệp ........................................................................................... 19 8. Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá ............................................................................ 20 CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀTHỰC TIỄN CỦA THỰC NGHIỆM .......... 23 1. Lý thuyết ứng dụng thực tiễn trong can thiệp...................................................... 23 1.1. Thuyết học tập xã hội ........................................................................................... 23 1.1.1. Nội dung cơ bản của thuyết................................................................................. 23 1.1.2 Ứng dụng .............................................................................................................. 23 1.2. Thuyết nhu cầu:.................................................................................................... 25 1.2.1 Nội dung cơ bản của thuyết: ............................................................................... 25 1.2.2 Ứng dụng:............................................................................................................. 25 5 1.3. Thuyết vai trò ....................................................................................................... 26 1.3.1. Nội dung cơ bản của thuyết: ............................................................................... 26 1.3.2. Ứng dụng ............................................................................................................. 27 2. Kỹ năng CTXH nhóm đƣợc áp dụng để triển khai công việc can thiệp cho bệnh nhân TTPL phục hồi chức năng tự phục vụ ................................................... 27 2.1 Nhóm kỹ năng giao tiếp, nhận diện vấn đề, xác định nhu cầu và thiết lập hoạt động của nhóm .............................................................................................................. 27 2.2 Nhóm kỹ năng triển khai và duy trì hoạt động của nhóm:...................................... 33 2.3 Nhóm kỹ năng đánh giá hoạt động của nhóm:........................................................ 37 3. Các khái niệm chính trong can thiệp .................................................................... 39 3.1 Tâm thần phân liệt:................................................................................................. 39 3.2 CTXH nhóm ............................................................................................................ 39 3.3 Khái niệm về chức năng và phục hồi chức năng .................................................... 40 3.4 Khái quát về bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang ................................................... 41 3.5 Cơ sở pháp lý của can thiệp: ................................................................................... 43 3.6. Đặc điểm của bệnh nhân TTPL: ............................................................................ 44 3.7. Đặc điểm của đối tượng trước khi can thiệp: ......................................................... 46 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 48 CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH CAN THIỆP, TRỢ GIÚP NGƢỜI TÂM THẦN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỰ PHỤC VỤ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CTXH NHÓM. ................................................................... 49 2.1 Các bƣớc CTXH nhóm đƣợc áp dụng để triển khai công việc can thiệp cho bệnh nhân TTPL phục hồi chức năng tự phục vụ ................................................... 49 2.1.1. Bước 1:Chuẩn bị và thành lập nhóm ................................................................... 49 2.1.2 Bước 2: Khởi động và bắt đầu hoạt động ............................................................ 53 2.1.3 Bước 3: Tập trung hoạt động- giai đoạn trọng tâm .............................................. 56 6 2.1.4 Bước 4:Lượng giá và kết thúc .............................................................................. 58 2.2. Thực nghiệm hoạt động công tác xã hội nhóm nhằm trợ giúp ngƣời mắc bệnh tâm thần phân liệt phục hồi chức năng tự phục vụ ........................................ 60 2.2.1 Bước 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm ................................................................... 60 2.2.2 Bước 2: Khởi động và bắt đầu hoạt động ............................................................ 71 2.2.3 Bước 3: Tập trung hoạt động- giai đoạn trọng tâm:............................................. 75 2.2.4 Lượng giá kết quả thực nghiệm: .......................................................................... 87 2.3 Bài học kinh nghiệm: ............................................................................................ 91 2.3.1 Mức độ đáp ứng nhu cầu của đối tượng can thiệp: ............................................. 91 2.3.2 Mối liên hệ giữa kiến thức, lý thuyết, phương pháp ứng dụng và kiến thức thực tế ............................................................................................................................ 91 2.3.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình can thiệp và biện pháp khắc phục ... 92 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 97 1. Kết luận: .................................................................................................................... 97 2. Khuyến Nghị ............................................................................................................. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 100 PHỤ LỤC 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt CTXH BLĐTB&XH TTPL PHCN UBND NVXH TC Viết đầy đủ Công tác xã hội Bộ lao động thương binh và xã hội Tâm thần phân liệt Phục hồi chức năng Ủy ban nhân dân Nhân viên xã hội Thân chủ 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Điểm thực trạng các chức năng tự phục vụ của từng thân chủ trước khi can thiệp……………………………………………………………………………39 Bảng 1.2: Điểm thực trạng các chức năng tự phục vụ của từng thân chủ sau khi can thiệp ………………………………………………………………………………83 9 MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn vấn đề can thiệp Tại sao tôi lại chọn đề tài này? Đó là lý do xuất phát từ những trăn trở của bản thân, từ sự hứng thú đam mê cũng như tính cấp thiết và ứng dụng cao của đề tài. Từ khi là học sinh tôi tự nguyện lựa chọn ngành học CTXH, đến khi trở thành sinh viên thì được học đối tượng của CTXH chính là những người yếu thế trong xã hội( trẻ em mồ côi, trẻ nhiễm HIV, trẻ em lang thang, người già cô đơn, người già bị bạo hành, phụ nữ bị bạo hành, người đồng tính nam, đồng tính nữ, những người bị thất nghiệp...) tóm lại là có đủ tất cả già, trẻ, gái, trai miễn sao có vấn đề cần đến CTXH, bởi vậy mà nhóm đối tượng này đã được nghiên cứu rất nhiều trên những chiều cạnh khác nhau. Nhưng điều thật đáng buồn là có rất ít những nghiên cứu về những người bị mắc bệnh TTPL thuộc đối tượng làm việc của CTXH, phải chăng đây là đối tượng nghiên cứu còn tương đối mới ở nước ta? Tôi tưởng rằng những câu hỏi mình đặt ra vì những ánh mắt ấy sẽ lãng quên trong tôi giữa dòng đời mưu sinh cơm, áo, gạo, tiền. Nhưng thật may mắn cho tôi khi con đường học vấn còn được bước tiếp và trở thành học viên cao học, được học sâu rộng hơn bậc đại học rất nhiều, trong đó phải kể đến môn học “ CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần” do thầy PGS.TS Nguyễn Hồi Loan trực tiếp giảng dạy, qua đó đã đánh thức niềm trăn trở bấy lâu trong tôi về đối tượng bệnh nhân là người mắc bệnh tâm thần, qua những bài giảng của thầy là hành trang ban đầu cho tôi dấn thân vào đam mê nghiên cứu về đối tượng này mà khi nêu tên đề tài thôi khiến bạn bè trong lớp đều có chung nhận xét “sao chọn đề tài khó quá vậy?” Mặt khác, khi chọn đề tài nghiên cứu theo hướng thực hành bản thân tôi đã rất mong muốn ứng dụng những lý thuyết được học trên lớp vào thực tiễn để nhằm minh chứng cho tính ứng dụng cao, tính đặc thù của ngành học được công nhận là một nghề chuyên nghiệp này. Bên cạnh đó tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía ban lãnh đạo bệnh viện, đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng viên cũng như đông đảo bạn bè, đồng nghiệp, gia đình quan tâm, động viên khích lệ. 10 Như chúng ta đều đã biết, bệnh tâm thần nói chung và TTPL nói riêng nó đã để lại những hệ quả vô cùng to lớn cho xã hôị và chính bản thân, gia đình người bệnh. Theo số liệu của WHO thì số người mắc bệnhTTPL trên thế giới là 1,3 đến 1,5% dân số và ở Việt Nam là 1% dân số [15, tr27]. Đây là những con số đáng buồn, một mảng tối trong bức tranh “sức khỏe” của xã hội. Tại tỉnh Bắc Giang người mắc bệnh TTPL được tập trung ở 2 nơi, thứ nhất là tại trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh, thứ 2 tại bệnh viện tâm thần. Tuy nhiên ở trung tâm bảo trợ xã hội thì chỉ là hoạt động nuôi nhốt, các hoạt động can thiệp y tế còn vô cùng nghèo bởi vậy mà hoàn toàn không hề có chương trình phục hồi chức năng. Đây là một lỗ hổng trong quá trình chăm sóc, trợ giúp bệnh nhân thuộc sự quản lý của BLĐTB&XH. Còn ở bệnh viện tâm thần tỉnh trong mô hình PHCN thì các hoạt động diễn ra được “mặc định” theo sự hưỡng dẫn của đội ngũ nhân viên y tế phụ trách, điều này tức là thiếu sự tiếp cận họ dưới khía cạnh tâm lý, xã hội, không đi sâu vào việc tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn, tâm tư tình cảm của họ…do vậy mà hiệu quả trong quá trình phục hồi vẫn chưa cao. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất bằng việc tìm hiểu và xác định đúng các chức năng cần được phục hồi và các biện pháp can thiệp trong mô hình PHCN cho bệnh nhân TTPL và phải có tính ứng dụng cao. Với cách tiếp cận vấn đề bằng phương pháp CTXH nhóm trên cơ sở đam mê của nhà nghiên cứu chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả trong việc PHCN cho bệnh nhân tại mô hình. Vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài“ CTXH nhóm với bệnh nhân tâm thần phân liệt nhằm phục hồi chức năng tự phục vụ”(Can thiệp tại mô hình phục hồi chức năng bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang). 2. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến vấn đề can thiệp Sức khỏe tâm thần nói chung và TTPL nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại. Bởi vậy mà đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về căn bệnh này, nhưng chủ yếu là từ góc nhìn y học, nhưng đó lại là nền tảng hiểu biết về bệnh mang tính quyết định cho việc ứng dụng CTXH với 11 đối tượng là bệnh nhân TTPL. Sau đây là những nghiên cứu và can thiệp liên quan đến vấn đề. 2.1. Trên thế giới: Bệnh TTPL đã có từ rất lâu nhưng đến mãi đến thế kỷ XVIII mới được miêu tả trong y văn. Sự hiểu biết về TTPL bắt đầu bằng quan niệm của Griesinger, ông gọi đó là sự điên loạn tiên phát. Morel vào năm 1857 mô tả một loại bệnh tâm thần ở người trẻ tuổi dẫn đến mất trí. Hecker vào năm 1871 mô tả thể thanh xuân thường xuất hiện ở người trẻ tuổi với những triệu chứng dữ dội và bệnh nhân nhanh chóng đi đến trạng thái sa sút về trí tuệ, tan rã nhân cách. Năm 1874 Khlboumk mô tả thể căng trương lực với một hội chứng chủ yếu là rối loạn tâm lý. Magnan V vào năm 1983 mô tả bệnh hoang tưởng mãn tính, trong đó một số bệnh nhân kết thúc bằng mất trí vô cảm . Korsakov vào năm 1891 mô tả một bệnh tâm thần tiến triển cấp tính như là một bệnh độc lập, về mặt lâm sàng có nhiều nét phù hợp với với bệnh TTPL tiến triển cấp tính. Năm 1898 Kraepelin E thống nhất tất cả các bệnh độc lập được các tác giả mô tả ở trên thành một bệnh riêng biệt được gọi là bệnh mất trí sớm, bệnh phát sinh ở tuổi trẻ và dẫn đế sa sút. Bleuler P.E vào năm 1911, khi phân tích diễn biến lâm sàng của bệnh thấy đặc điểm nổi lên là tính chia cắt, mất thống nhất trong các hoạt động tâm thần và gọi là Schizophrenia – TTPL và thuật ngữ này đã nhanh chóng được các tác giả ở nhiều nước trên thế giới chấp nhận, đến đây căn bệnh đã được gọi tên một cách chính thức [ 7, tr17] Quan niệm hiện tại về TTPL rất mới, bệnh này dần dần được tách ra khỏi các bệnh tâm thần trong thế kỷ trước, nó vẫn còn đang được bàn cãi bởi rất nhiều các tác giả. Từ 1857, một tác giả người Pháp là Morel đã nêu ra với cụm từ “sa sút sớm” để chỉ các thanh niên có hư hại trí tuệ tiến triển nhanh. Nhưng chính ở Đức mới thật sự có quan niệm hiện đại về TTPL. Như Kahlbaum năm 1863 đã viết về bệnh mà học trò của ông là Hecker đã góp nó vào năm 1871 là “ bệnh thanh xuân” cũng như sa sút sớm của Morel, bệnh thanh xuân đến sau tuổi dậy thì và biểu hiện bằng sự phát triển trí tuệ dẫn đến sa sút. Năm 1874 Kahlbaum luôn mô tả căng trương lực 12 trong khi đó các rối loạn vận động là hàng đầu nhưng được phối hợp thêm với các rối loạn khí sắc và hoang tưởng [7, tr18] Kraepeline trong nghiên cứu chủ yếu của mình ông cho rằng tâm thần học hiện đại là sự thừa kế trực tiếp sẽ hợp nhất các mô tả khác nhau và trong lần xuất bản thứ 6 các tác phẩm của ông năm 1899 đã gộp lại dưới danh từ “sa sút sớm”. Nó đã thừa nhận 2 tiêu chuẩn chính: Triệu chứng học được đánh dấu bởi sự tan rã các chức năng trí tuệ, các rối loạn cảm xúc, hành vi ngôn ngữ, tư duy và tiến triển nặng dần đến sự sa sút sau cùng [7, tr18] Eugen Bleuler (1857-1939) vào năm 1911 đề nghị thay từ “sa sút sớm” bằng danh từ TTPL một từ bắt nguồn theo danh từ của Hy Lạp “Schlzein” tách ra hoặc chia ra. Ông muốn đặt một dấu cộng thêm cho sự quan trọng của sự chia cắt các chức năng tâm thần cũng như sự tiến triển của sa sút. Ông cũng nhấn mạnh đến điều mà TTPL không được tạo nên bởi một bản chất hoàn toàn dứt khoát mà nó là một tổng hợp các rối loạn tâm thần “ Tôi muốn đặt tên sự sa sút sớm là TTPL bởi vì, như tôi muốn chứng minh sự chia cắt các chức năng tâm thần nhiều loại là một trong những tính chất rất quan trọng của nó. Để cho thuận lợi tôi dùng danh từ ở số ít mặc dù một nhóm gần như rất nhiều bệnh”[3, tr21]. Ở Pháp một lập luận tương tự cũng được thực hiện tiếp theo đó là Chasline, ông là người đặt sự thiếu hòa hợp vào nguồn gốc cá biểu hiện lâm sang của TTPL, chính sự thiếu hòa hợp này mà Bleuler trước kia mô tả là sự phân ly. Chaslin làm rõ ràng sự thiếu hòa hợp này qua những cử chỉ của bệnh nhân nhất là về phương diện hành vi [10, tr29]. Các trường phái nói tiếng Anh nhất là Hoa Kỳ đã cho ho ra những công trình hiện đại nhất liên quan đến lâm sàng của TTPL kể từ những năm 1950. Quan niệm về TTPL ở đây đã được mở rộng bằng tất cả những nghiên cứu về tiến triển, về nguyên nhân hoặc tâm thần bệnh lý; tất cả những trường hợp này đều theo sát các công trình nghiên cứu ở Châu Âu [ 16, tr9]. Thật đáng buồn là trong một thời gian dài việc tổ chức chữa bệnh cho họchưa được đặt ra 13 Thời trung cổ phần lớn những bệnh nhân TTPL được đưa vào các tu viện và các nhà cứu tế, người ta nghĩ ra cách trói họ vào ghế để bệnh nhân không còn kích động được nữa. Đến cuối thế kỷ XVIII, thái độ đối bệnh nhân TTPL đã được cải thiện, sự xuất hiện các cơ sở điều trị chuyên khoa cho các bệnh nhân tâm thần là bước tiến bộ rất đáng kể cho sự tiến bộ của ngành tâm thần học. Vào năm 1793 nhà tâm thần học người Pháp là Pinel P đã đề xuất cải tạo những nhà cứu tế bệnh nhânthành những bệnh viện tâm thần [24, tr36]. Đầu thế kỷ XX hầu hết các bệnh viện tâm thần với quy mô lớn từ 1000-3000 giường được xây dựng ở hầu hết các nước phát triển nhằm điều trị và quản lý bệnh nhân.Nhưng hiện nay xu hướng điều trị trói buộc bệnh nhân tâm thần trong các bệnh viện đã dần được thay đổi bằng cách giảm dần số lượng giường bệnh và tăng cường việc chăm sóc tại cộng đồng [24, tr40]. Cuối thế kỷ XX tại Anh, Austrailia chiến lược về chăm sóc sức khỏe tâm thần đã được thay đổi. Tháng 4/ 1992 bộ trưởng bộ y tế cùng đại diện y tế các bang đã ký một chính sách sức khỏe tâm thần quốc gia( National mental health polici) trong đó nhấn mạnh đến các dịch vụ dựa vào cộng đồng. Ở các nước châu Âu, đặc biệt là ở Nga phát triển mạnh hệ thống Pix pance tâm- thần kinh, đó là khâu đầu tiên của hệ thống chữa bệnh tâm thần nằm ở các cơ sở Ở Mỹ mô hình điều trị dựa vào cộng đồng do Stein và Test ( 1980) lần đầu tiên xây dựng ở Madison. Những điểm đặc trưng cơ bản của mô hình này là: Kết hợp điều trị, phục hồi chức năng, dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân được thực hiện bởi sự phối hợp giữa bác sĩ tâm thần, y tá tâm thần và cán sự xã hội [24, tr41]. Rebeca P.S ( 1999) mô tả mô hình quản lý ca bệnh theo mô hình bao gồm: Mô hình chung, mô hình phục hồi chức năng, mô hình tăng cường. MC Nulty S.V ( 2003) nghiên cứu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân TTPL lớn tuổi đã thấy rằng nhu cầu chăm sóc của họ là rất lớn, cần phải tăng cường hơn nữa cho các dịch vụ có chất lượng để phục vụ bệnh nhân tại cộng đồng 14 Mô hình can thiệp gia đình trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần được nghiên cứu bởi Schooler, Keith, Severe, Mathews, Bellck, Glick vào năm 1924 trong mô hình này bác sĩ gia đình với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân tham gia hợp tác trong đó bác sĩ, y tá, cán sự xã hội tổ chức giới thiệu về bệnh TTPL, các bác sĩ cung cấp thông tin hỗ trợ, đề xuất, khuyến khích các thành viên tham gia, chia sẻ kinh nghiệm với các gia đình khác giúp họ gắn liền với nhau đồng thời thảo luận những vấn đề việc làm, lao động cho bệnh nhân [16, tr24]. Sudipto C ( 1998) đã nghiên cứu, so sánh mô hình PHCN dựa vào cộng đồng với mô hình chăm sóc bệnh nhân ngoại trú cho bệnh nhân TTPL ở Bawari Ấn Độ từ 1997- 1998 cho thấy bệnh nhận TTPL ở cộng đồng có kết quả tốt hơn và phù hợp với Ấn Độ và các nước đang phát triển.[ 22, tr19]. Nhìn chung các mô hình tổ chức, chăm sóc bệnh nhân tâm thần trên thế giới ngoài việc chữa trị chuyên sâu tại các bệnh viện chuyên khoa thì luôn có xu hướng chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng do mô hình ưu việt của nó. 2.2. Tại Việt Nam Vào năm 1991 một đề án hợp tác giữa ngành tâm thần học Việt Nam và tổ chức y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương “ nghiên cứu thí điểm PHCN tâm lý xã hội cho bệnh nhân TTPL và động kinh dựa vào cộng đồng” . Kết quả sau 1 năm nghiên cứu cho thấy số bệnh nhân tái phát giảm, thái độ cộng đồng đối với bệnh nhân tâm thần đã được cải thiện hơn, sự hiểu biết của cộng đồng được nâng cao rõ rệt, đã huy động được cộng đồng tham gia vào việc PHCN cho bệnh nhân. Bùi Thế Khanh (1997) “nghiên cứu lồng ghép điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân TTPL vào mạng lưới y tế ở xã Duyên Thái”.Sau 12 tháng nghiên cứu cho thấy khả năng lồng ghép trong điều trị PHCN cho bệnh nhân TTPL vào mạng lưới y tế cơ sở là thực hiện được và có hiệu quả. Luận án Tiến sĩ do Bùi Thế Khanh bảo vệ vào năm 2005 với đề tài “ Phục hồi chức năng cho bệnh nhân TTPL dựa vào cộng đồng tại Hà tây” lại một lần nữa đi đến khẳng định tính ưu việt của mô hình và mang đến tính ứng dụng cao trong thực 15 tiễn. Tuy nhiên luận án này vẫn chưa nêu bật được vai trò, tầm quan trọng của lực lượng nhân viên xã hội tham gia vào mô hình. Nghiên cứu của bác sĩ Lâm Xuân Điền và cộng sự vào năn 2000 có công trình nghiên cứu “ Đánh giá sơ bộ công tác phục hồi chức năng trên bệnh nhân TTPL dựa vào cộng đồng” và đi đến nhận định là việc triển khai các công tác PHCN tâm lý, xã hội ở bệnh nhân TTPL cụ thể tùy theo điều kiện địa phương không hề đơn giản, đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức và thời gian vừa làm, vừa học hỏi mục tiêu nhằm đánh giá sơ bộ công tác PHCN cho bệnh nhân TTPL, đề xuất những biện pháp thích hợp nhằm xây dựng mô hình PHCN cho bệnh nhân TTPL với hoàn cảnh ở thành phố Hồ CHí Minh. “Nghiên cứu tiến triển và hậu quả của bệnh nhân TTPL ở cộng đồng” do bác sĩ Lý Trần Tình và cộng sự thuộc bệnh viện tâm thần Hà Nội nghiên cứu và đi đến kết luận các kiểu tiến triển của bệnh TTPL khác nhau nhiều giữa các nghiên cứu do quan điểm về tiến triển, tiên lượng, tái phát và mức độ thuyên giảm rất phức tạp. Sau giai đoạn cấp của mỗi bệnh nhân rất khác nhau: Tiến triển của bệnh, mức độ thuyên giảm, sự tuân thủ điều trị, hậu quả của bệnh với gia đình và xã hội,...Vì vậy, đề tài được tiến hành với hai mục tiêu: Xác định kiểu tiến triển và một số yếu tố liên quan. Đánh giá hậu quả của bệnh tâm thần phân liệt với gia đình và xã hội. Nghiên cứu này được thực hiện trên 1.000 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh TTPL, có thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm và đang điều trị ngoại trú tại các trạm y tế xã, phường của 29 quận, huyện - TP Hà Nội từ tháng 1/2013 đến 3/2013[6]. Tuy nhiên có thể nói rằng các nghiên cứu trên là do các bác sĩ đang làm việc trong các bệnh viện nên chỉ mang nặng vấn đề “y học”, nghiêng về nghiên cứu con người về mặt sinh học mà vẫn còn thiếu vắng con người xã hội trong đó. Việc chăm sóc, chạy chữa, phục hồi chức năng cho bệnh nhân TTPL là trách nhiệm của nhiều ngành liên quan. Nhưng trực tiếp và quan trọng nhất đó chính là Bộ y tế và bộ LĐTB&XH, trong đó bên Bộ y tế thì đảm đương khâu chăm lo về mặt y tế cho bệnh nhân còn BLĐTB&XH đảm đương chăm lo về mặt xã hội cho bệnh nhân. Nhưng đã một thời gian dài sự ăn nhập của 2 bộ này dường như rất lỏng 16 lẻo, chỉ đến khi có sự nghiên cứu hàng loạt các công trình của “Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng- RTCCD”kèm sau đó là sự mở đường cho hàng hoạt các chính sách mới ra đời thì sự gắn kết giữu 2 bộ này có phần chặt chẽ hơn. Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như:“ Đánh giá chi phí, lợi ích mô hình chăm sóc sức khỏe tâm trí dựa vào cộng đồng tại Hà Tây và Hà Nam” được nghiên cứu vào năm 2007[ 15]. Đây là một nghiên cứu định hướng chính sách được thực hiện trong nỗ lực nhằm đo lường thiết kế, triển khai và lợi ích nhận được từ mô hình chăm sóc sức khỏe tâm trí dựa vào cộng đồng do Bộ Y tế xây dựng và thực hiện thông qua chương trình sức khỏe tâm trí quốc gia. Tiếp đến nghiên cứu khá tổng quan của RTCCD đó chính là “ Đánh giá thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần thuộc quản lý của BLĐTB&XH được hoàn thành vào 2010”[ 15]. Hướng tới mục tiêu "công bằng, hiệu quả và bền vững" của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm trí, Bộ LĐTB&XH hợp tác cùng UNICEF và WHO, đã phát triển một kế hoạch hành động vì sức khỏe tâm trí giai đoạn 2011-2015. Bước đầu tiên là tiến hành phân tích để trả lời cho câu hỏi chiến lược và chính sách "nên tập trung vào việc nâng cấp hoặc mở rộng một cách bền vững mạng lưới các trung tâm bảo trợ xã hội hay tập trung vào sự phát triển hệ thống điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng". Nghiên cứu đã đi đến 5 kết luận, nhưng kết luận nổi bật nhất đó chính là “Hệ thống BTXH đang được nâng cấp thông qua 2 đề án quốc gia “ Đề án 32/QĐ- TTg về phát triển nghề CTXH” được ban hành ngày 25/3/2010 và đề án 1215/ QĐ- TTg về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020” ban hành ngày 22/7/2011. Điều này phản ánh sự chủ động, tích cực của BLĐTB&XH và quyết tâm chính trị cao của nhà nước Việt Nam vì mục tiêu công bằng và an sinh xã hội nói chung và vì người bệnh tâm thần nói riêng. Đây chính là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho việc phát triển nghể CTXH trong lĩnh vực y tế nói chung và trong chăm sóc sức khỏe tinh thần nói riêng Như vậy các công trình nghiên cứu về phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt không phải là nhiều, thậm chí là thiếu sự gắn kết giữa các bộ 17 ngành liên quan, tuy nhiên kể từ khi có sự ra đời của ngành học mang tên CTXH thì nó dường như là chất kết dính giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết vấn đề chung của bệnh nhân TTPL. Do đó, luận văn“ CTXH nhóm với bệnh nhân tâm thần phân liệt nhằm phục hồi chức năng tự phục vụ (Can thiệp tại mô hình phục hồi chức năng bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang) không phải là một nghiên cứu mới mẻ. Nhưng sự mới mẻ của nghiên cứu là thông qua việc mô tả thực trạng của mô hình PHCN của bệnh viện, những mặt được và chưa được. Bằng phương pháp CTXH nhóm với bệnh nhân TTPL tôi sẽ tiến hành các can thiệp giúp bệnh nhân PHCN tự phục vụ được tốt hơn. 3. Ý nghĩa của can thiệp 3.1 Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu đã vận dụng một số lý thuyết của xã hội học, CTXH , tâm lý học như: Thuyết vai trò, thuyết nhu cầu …để xác định nhu cầu của nhóm, vị trí, vai trò của các nhóm viên. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc bổ sung và phát triển hệ thống lý luận, đặc biệt là phương pháp CTXH nhóm, giúp bệnh nhân TTPL củng cố và duy trì những hành vi mong muốn trên cơ sở luyện tập. Nghiên cứu cũng đã ứng dụng các kỹ năng trong từng giai đoạn CTXH nhóm cụ thể, nhuần nhuyễn và linh hoạt Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu đi sau. 3.2 Ý nghĩathực tiễn: Nghiên cứu đưa ra được cái nhìn tổng thể về thực trạng bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện nói chung và hoạt động trong mô hình phục hồi chức năng cho bệnh nhân TTPL nói riêng. Từ đó, nghiên cứu đề xuất hoạt động CTXH nhóm với các bệnh nhân TTPL để nhằm PHCN tự phục vụ. Đây là tiền để cơ bản cho bệnh nhân tiến đến đoàn tụ cùng gia đình và hòa nhập cộng đồng xã hội- đây cũng là đích hướng tới trong công tác chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần. Đối với bản thân nhân viên CTXH, đây là cơ hội áp dụng những lý thuyết, phương pháp khoa học được trang bị trên giảng đường vào thực tiễn cuộc sống. Từ 18 đó giúp cho tôi nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như trong quá trình công tác. 4. Mục đích can thiệp: Tìm hiểu thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần của bệnh nhân tại bệnh viện nói chung và hoạt động của mô hình phục hồi chức năng cho bệnh nhân TTPL nói riêng. Qua đó đề xuất thực nghiệm hoạt động CTXH nhóm để nhằm phục hồi chức năng tự phục vụ cho bệnh nhân TTPL. Lượng giá kết quả trước và sau khi thực nghiệm để nhằm đánh giá tính hiệu quả của mô hình can thiệp. 5. Khách thể, vấn đề cần can thiệp 5.1 Khách thể can thiệp: Bệnh nhân TTPL đã được điều trị ổn định về mặt y tế và hiện tại đang có mong muốn phục hồi chức năng tự phục vụ. 5.2 Vấn đề can thiệp: Hoạt động thực nghiệm mô hình CTXH nhóm nhằm phục hồi chức năng tự phục vụ cho nhóm bệnh nhân tâm thần phân liệt đã được chọn làm nhóm viên 6. Phạm vi can thiệp Thời gian được tiến hành từ tháng 3/2015-6/2015 Không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viên tâm thần tỉnh Bắc Giang Nội dung ca thiệp: + Can thiệp được thực hiện bằng phương pháp CTXH nhóm trên nhóm đối tượng là bệnh nhân TTPL nhưng đã có được sự điều trị ổn định về mặt y tế từ phía bệnh viện đang trong quá trình phục hồi chức năng tại viện + Can thiệp chỉ thực hiện trong việc PHCN “ tự phục vụ” cho nhóm đối tượng được chọn làm nhóm viên . 7. Phƣơng pháp can thiệp Đó là phương pháp CTXH nhóm với 4 giai đoạn cụ thể : Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm; giai đoạn đi vào hoạt động; giai đoạn can thiệp thực hiện nhiệm vụ; giai đoạn lượng giá và kết thúc. 19 8. Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá Việc theo dõi và đánh giá được ghi nhận sau từng bước can thiệp cụ thể bằng phương pháp định tính và định lượng. Ngoài ra khi lượng giá kết quả cuối cùng được đánh giá theo các tiêu chí sau: Bảng tiêu chí đánh giá và cách cho điểm chức năng tự phục vụ Các chức năng cần Điểm số Tiêu chí để đánh giá từng tiêu chí phục vụ Nghe theo sự hướng dẫn 2 Cách cho điểm Thực hiện:2 Không thực hiện: 0 Rót nước ra ca 1 Thực hiện: 1 Không thực hiện: 0 Cầm thuốc đã được chia 1 Thực hiện: 1 Không thực hiện: 0 Đưa thuốc vào miệng 1 Không thực hiện: 0 Tự uống thuốc Thực hiện: 1 Đưa nước vào miệng 1 Thực hiện: 1 Không thực hiện: 0 Uống trôi thuốc vào trong 3 Không uống trôi vào trong:0 Uống trôi vào trong :3 Súc miệng lại bằng nước đã rót ra 1 Thực hiện: 1 Không thực hiện: 0 Tổng điểm 10 Nghe theo sự hướng dẫn 2 Thực hiện:2 Không thực hiện: 0 Biết cầm thìa hoặc đũa theo như Tự ăn cơm 1 hướng dẫn Thực hiện: 1 Không thực hiện: 0 Gắp thức ăn 1 20 Thực hiện: 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan