Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi tại lưu xá thanh niên – làng trẻ em so...

Tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi tại lưu xá thanh niên – làng trẻ em sos quận gò vấp

.DOCX
64
6
127

Mô tả:

Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân LỜI CẢM ƠN “Nhân bất học bất tri lý. Học bất hành ngôn sở bất tri.” (Đại ý: Người không học thì không hiểu rõ lý lẽ. Có học mà không thực hành thì như lời nói vô nghĩa.) Từ xưa đến nay, học luôn đi đôi với hành, học và hành là một thể thống nhất không thể tách rời nhau. Cũng chính vì thế, sau khi học xong lý thuyết môn Công tác xã hội Cá nhân và gia đình. Em cùng các bạn sinh viên lớp ĐH15CT được sự tạo điều kiện từ phía nhà trường, cũng như khoa Công tác xã hội, giúp cho chúng em có cơ hội đi vào thực tế để thực hành môn học, gắn lý luận vào thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm bản thân và bước đầu hiểu rõ hơn về tính chất nghề nghiệp của mình trong tương lai. Đây là cơ hội tốt để em tự phát huy khả năng làm việc, trau dồi kiến thức, kỹ năng tác nghiệp, qua đó em nhìn nhận được những điểm mạnh, hạn chế, thiếu sót của bản thân, để có thể hoàn thiện mình hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ có sự nổ lực cố gắng của em thì vẫn không thể hoàn thành đợt thực hành. Bên cạnh sự thành công trong đợt thực hành này, em không thể không nhắc đến và chân thành gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2), cơ sở thực hành – Lưu xá Thanh niên, Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp, kiểm huấn viên cơ sở và giảng viên khoa Công tác xã hội. Con đặc biệt gửi lời cảm ơn đến chú Nguyễn Văn Phu – Phó Giám Đốc Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp, Phụ trách Lưu xá Thanh niên, Đại diện kiểm huấn viên cơ sở và con cũng xin cảm ơn dì Oanh, em xin cảm ơn anh Nguyên, anh Dương là nhân viên tại cơ sở trong thời gian ba tuần qua đã hỗ trợ em thực hành trong sự nhiệt thành và niềm nở. Đây chính là động lực rất lớn để em học tập, làm việc, thực hành môn học tại Lưu xá Thanh niên. Em xin tri ân sâu sắc quý thầy, cô giảng viên khoa Công tác xã hội. Hơn hết, đó là thầy TS. Nguyễn Minh Tuấn, cô ThS. Ngô Thị Lệ Thu. Các thầy, cô đã tận tâm hướng dẫn em và em biết tuy thầy, cô không đi cùng em suốt khoảng thời gian thực hành tại cơ sở nhưng lúc nào các thầy, cô cũng quan tâm, hỏi han, chỉ dạy thêm cho em để em có những niềm tin và phương pháp thực hành tốt hơn. Nếu không có những chia sẻ đó thì em nghĩ đợt thực hành này rất khó có thể hoàn thành được. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân Anh cũng xin cảm ơn các em trong Lưu xá Thanh niên đã giúp đỡ anh, có những chia sẻ tuy đời thường mà vô cùng quý giá đối với anh không chỉ trong học tập mà còn cả trong cuộc sống. Đồng thời xin cảm ơn các bạn trong nhóm sinh viên đã cùng giúp đỡ nhau để hoàn thành môn thực hành này. Do sự giới hạn về thời gian thực hành, cũng như kiến thức của em còn hạn chế. Vì vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy/cô để bài báo cáo thực hành này hoàn thiện hơn và để cho em có thêm kinh nghiệm để thực hành và viết báo cáo cho các môn thực hành sắp tới. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề......................................................................................................... 1 2. Mục đị́ch thự̣c hnnh.........................................................................................2 3. Đối tượng thự̣c hnnh........................................................................................2 4. Khạ́ch thể -– Thời gian thự̣c hnnh..................................................................2 5. Phương pháp thự̣c hnnh..................................................................................2 6. Kết ̣cấu bni báo ̣cáo..........................................................................................3 PHẦN NỘ̀I DUUN;.................................................................................................. 3 CHƯƠN; 1: ;IỚI THIỆU TỔN; QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH.............4 1. Lị̣ch sử hình thnnh...........................................................................................4 1.1. Lị̣ch sử hình thnnh Lnng trẻ em SOS trên thế giới.................................4 1.2. Lị̣ch sử hình thnnh Lnng trẻ em SOS tại Việt Nam................................5 1.3. Lị̣ch sử hình thnnh Lnng trẻ em SOS Thnnh phố Hồ Chí Minh...........6 2. Cơ ̣cấu tổ ̣chự́c Lnng trẻ em SOS....................................................................7 2.1. Cơ ̣cấu tổ ̣chự́c ̣chung Lnng trẻ em SOS..................................................7 2.2. Cơ ̣cấu tổ ̣chự́c Lnng SOS Thnnh phố Hồ Chí Minh..............................7 2.2.1. Lnng trẻ em SOS Quận ;ò Vấp.........................................................7 2.2.2. Trường Mẫu giáo SOS ;ò Vấp..........................................................8 2.2.3. Lưu xá Thanh niên..............................................................................9 2.2.4. Trường Phổ thông Hermann ;miner................................................9 3. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tặ́c hoạt động................................................10 3.1. Quan điểm................................................................................................10 3.2. Mục tiêu....................................................................................................10 3.3. Nguyên tặ́c hoạt động..............................................................................11 4. Chự́c năng, nhiệm vu vn dị̣ch vu trợ giúp đối tượng..................................11 4.1. Chự́c năng................................................................................................11 4.1.1. Chự́c năng nuôi dưỡng vn ̣chăm sọ́c.................................................12 4.1.2. Chự́c năng giáo dục...........................................................................12 4.1.3. Chự́c năng ̣cân bằng tâm lý, thỏa mãn nhu ̣cầu tinh thần.............12 4.2. Nhiệm vu.................................................................................................. 13 4.3. DUị̣ch vu trợ giúp đối tượng......................................................................13 4.3.1. Phu ̣cấp sinh hoạt, họ̣c tập................................................................13 GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân 4.3.2. DUị̣ch vu ̣chăm sọ́c y tế........................................................................14 4.3.3. DUị̣ch vu tư vấn tái hòa nhập ̣cộng đồng............................................14 5. Đội ngũ ̣cán bộ, nhân viên ̣cơ sở vn ̣cạ́c ̣chính sạ́ch ưu đãi.........................14 5.1. Đội ngũ ̣cán bộ, nhân viên ̣cơ sở.............................................................14 5.2. Cạ́c ̣chính sạ́ch ưu đãi ̣cho ̣cán bộ, nhân viên........................................15 6. Cạ́c ̣cơ quan, tổ ̣chự́c hỗ trợ nguồn lự̣c........................................................16 7. Những thuận lợi, khó khăn...........................................................................17 7.1. Thuận lợi.................................................................................................. 17 7.2. Khó khăn..................................................................................................17 CHƯƠN; 2: TIẾN TRÌNH CỒN; TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM MỒ CỒI TẠI LƯU XÁ THANH NIÊN – LÀN; TRẺ EM SOS QUẬN ;Ò VẤP......................................................................................................................... 19 1. Tạo lập mối quan hệ với ̣cán bộ ̣cơ sở/Kiểm huấn viên ̣cơ sở.....................19 2. Tiến trình ̣công tạ́c xã hội ̣cá nhân...............................................................28 2.1. Tiếp nhận thân ̣chủ vn xạ́c định vấn đề ban đầu..................................28 2.1.1. Honn ̣cảnh tiếp nhận thân ̣chủ..........................................................28 2.1.2. Mô tả thân ̣chủ...................................................................................28 2.1.3. Thông tin ̣cơ bản về thân ̣chủ............................................................29 2.2. Thu thập thông tin về thân ̣chủ..............................................................36 2.3. Đánh giá thông tin vn xạ́c định vấn đề...................................................46 2.3.1. Đánh giá thông tin..............................................................................46 2.3.2. Xạ́c định vấn đề..................................................................................56 2.3.2.1. Cây vấn đề....................................................................................59 2.3.2.2. Phân tị́ch ̣cấy vấn đề....................................................................60 2.3.2.3. Cây mục tiêu................................................................................61 2.3.2.4. Phân tị́ch ̣cây mục tiêu................................................................61 2.3.2.5. Sơ đồ sinh thái ̣của thân ̣chủ.......................................................62 2.3.2.6. Phân tị́ch sơ đồ sinh thái.............................................................63 2.3.2.7. Sơ đồ phả hệ.................................................................................63 2.3.2.8. Phân tị́ch điểm mạnh, hạn ̣chế....................................................63 2.4. Lập kế hoạ̣ch hỗ trợ................................................................................65 2.5. Lượng giá vn ̣chuyển giao.......................................................................66 GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN N;HỊ...........................................................74 1. Kết luận........................................................................................................... 74 2. Khuyến nghị................................................................................................... 75 2.1. Đối với ̣cơ sở thự̣c hnnh...........................................................................75 2.2. Đối với nhn trường..................................................................................75 2.3. Đối với sinh viên......................................................................................75 GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề “Thân mồ côi lắm gian nan Tuổi thơ cơ cực lầm than giữa đời Buồn lòng nghe tiếng ầu ơi Tưởng rằng tiếng Mẹ cất lời ru con” Vâng! Ai trong chúng ta cũng biết rằng, điều hạnh phúc nhất là khi ta sinh ra, được có cha, có mẹ và được sinh sống trong một mái ấm gia đình có sự bảo bọc, yêu thương và nâng đỡ của cha mẹ mình. Điều đó thật đáng quý, đáng trân trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn, đứa bé nào cũng sẽ có được điều hạnh phúc ấy. Đâu đó ở ngoài xã hội kia còn có những đứa trẻ không biết cha mẹ mình là ai, không có mái ấm gia đình thật sự hoặc thậm chí là một chút tình cảm, sự vỗ về khi mỏi mệt cũng chẳng có. Đối với những đứa trẻ ấy, khát khao về tình cảm, sự quan tâm chăm sóc là điều vô cùng quý giá đối với các em. Chúng ta cũng biết rằng “trẻ em là mầm xanh của đất nước”, việc chăm lo cho đời sống của các em là điều vô cùng quan trọng, nằm trong các mục tiêu, quan điểm quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Chăm sóc, bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn luôn được các cấp chính quyền, cộng đồng và mỗi người nhân viên công tác xã hội chú trọng thực hiện. Để tạo lập môi trường hạnh phúc mới cho các em được sự phát triển toàn diện, cộng đồng và nhà nước đã – đang và sẽ tiếp tục chung tay xây dựng những trung tâm bảo trợ, các mái ấm, nhà mở,... cho các em hưởng những quyền cơ bản như quyền được sống, quyền được học tập, quyền được mưu cầu hạnh phúc,… Tuy nhiên, liệu xây dựng, thu nhận và chăm sóc các em tại các trung tâm, mái ấm, nhà mở đó đã có đủ để các em thấy hài lòng chưa? Hay là đã có thể bù đắp, vun vén lại những tình cảm mà các em thiếu thốn bấy lâu hay chưa? Và liệu rằng nơi ấy có phải là một môi trường thuận lợi để các em có thể phát triển thật sự hay chưa? Chính những câu hỏi ấy đã khiến tôi lựa chọn vấn đề “Công tạ́c xã hội ̣cá nhân với trẻ em mồ ̣côi tại Lưu xá Thanh niên – Lnng trẻ em SOS Quận ;ò Vấp” để tìm hiểu trong đợt thực hành lần này. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân Với mong muốn đi sâu vào tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và hỗ trợ giải quyết vấn đề cho một thân chủ cụ thể từ nhóm các em tại Lưu xá Thanh niên – Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp, giúp đỡ em trở nên tự tin hơn, yêu cuộc sống và biết vượt qua những khó khăn thử thách để vươn lên trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội. 2. Mục đị́ch thự̣c hnnh - Tạo cơ hội giúp sinh viên tiếp cận hoạt động thực tiễn của chuyên môn công tác xã hội, gắn lý luận trên lớp với thực hành công tác xã hội tại cơ sở; - Giúp sinh viên thực hành các kỹ năng chuyên môn Công tác xã hội trong làm việc với thân chủ. - Thông qua tiến trình Công tác xã hội cá nhân để tìm hiểu các vấn đề của thân chủ. Từ đó xây dựng kế hoạch trợ giúp thân chủ giải quyết các vấn đề gặp phải. 3. Đối tượng thự̣c hnnh Trẻ em mồ côi trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi đang sống tại Lưu xá Thanh niên – Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp. 4. Khạ́ch thể -– Thời gian thự̣c hnnh - Khách thể: Em Lê.H (sinh năm 2002) - Nơi sống: Lưu xá Thanh niên – Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp, số 99/3, đường số 20, phường 8, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. - Thời gian thực hành: Từ ngày 04/5/2018 đến 31/5/2018. 5. Phương pháp thự̣c hnnh - Phương pháp Công tác xã hội cá nhân với tiến trình 6 bước - Các phương pháp thu thập thông tin: + Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các tài liệu mà Kiểm huấn viên cơ sở, nhân viên cơ sở và thân chủ cung cấp. + Phương pháp vấn đàm: Vấn đàm nhằm tìm kiếm các thông tin sâu về đặc điểm tâm lý, tính cách, nhu cầu của tthân chủ để tìm ra nhu cầu và vấn đề chung. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân + Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu đời sống thực của nhóm thân chủ tại Lưu xá Thanh niên, quan sát sinh hoạt của nhóm thân chủ, quan sát hành vi của thân chủ trong tiếp xúc, sinh hoạt với mọi người xung quanh. + Sử dụng quan sát kết hợp với phương pháp hồi tưởng, khơi gợi cảm xúc, ghi chép lại các thông tin, tiến trình tâm lý xã hội của thân chủ qua từng ngày. 6. Kết ̣cấu bni báo ̣cáo Bài báo cáo được được chia thành 3 phần chính như sau: - Phần Mở đầu - Phần Nội dung + Chương 1: Giới thiệu tổng quan về cơ sở thực hành. + Chương 2: Tiến trình công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi tại Lưu xá Thanh niên – Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp. - Phần Kết luận và khuyến nghị GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân PHẦN NỘ̀I DUUN; CHƯƠN; 1: ;IỚI THIỆU TỔN; QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH 1. Lị̣ch sử hình thnnh 1.1. Lị̣ch sử hình thnnh Lnng trẻ em SOS trên thế giới Làng trẻ em SOS là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, phi tôn giáo giúp đỡ và bảo vệ trẻ em mồ côi, lang thang, cơ nhỡ. Tổ chức được thành lập năm 1949 bởi Hermann Gmeiner (ở Imst, Áo). Là một nhân viên phúc lợi trẻ em, Gmeiner thấy trẻ em mồ côi do hậu quả của Thế chiến II là hết sức tưởng tượng. Ông đã cam kết giúp đỡ họ bằng cách xây dựng gia đình yêu thương và cộng đồng hỗ trợ. Với sự hỗ trợ hào phóng của các nhà tài trợ, các nhà tài trợ trẻ em, đối tác và bạn bè, tầm nhìn của Gmeiner về việc cung cấp chăm sóc yêu thương trong môi trường gia đình cho trẻ em mà không cần sự chăm sóc của cha mẹ và giúp đỡ các gia đình ở bên nhau để họ có thể chăm sóc con cái của họ. Tổ chức điều hành của hệ thống làng trẻ em SOS – SOS – Kinderdorf được thành lập năm 1960 sau khi các làng trẻ em SOS tiếp theo được thành lập ở Pháp, Đức, Italy. - Những năm 1960 đến năm 1962, Làng trẻ em SOS Quốc tế được thành lập như tổ chức bảo trợ cho tất cả các hiệp hội Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em SOS bắt đầu làm việc tại châu Mỹ Latin , bắt đầu với Uruguay. - Năm 1963, Làng trẻ em SOS đầu tiên ở châu Á được thành lập ở Hàn Quốc và Ấn Độ. - Những năm 1970 đến năm 1984, Làng trẻ em SOS châu Phi đầu tiên được xây dựng tại Côte d'Ivoire; Các chương trình đầu tiên được bắt đầu ở Ghana, Kenya và Sierra Leone. - Ngày 26 tháng 4 năm 1986 Hermann Gmeiner qua đời. Lúc này, ông đã thành lập khoảng 230 Làng trẻ em SOS trên khắp thế giới. Cả Làng trẻ em SOS và Hermann Gmeiner đều được đề cử nhiều lần cho Giải Nobel Hòa bình. - Năm 1991, Làng trẻ em SOS mở cửa trở lại ở Tiệp Khắc, và Làng trẻ em SOS đầu tiên ở Ba Lan và Liên Xô được bắt đầu; Các chương trình Làng trẻ em SOS được bắt đầu ở Bulgaria và Romania; Làng trẻ em SOS đầu tiên ở Mỹ được thành lập. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân - Năm 1995, Làng trẻ em SOS Quốc tế đạt được thỏa thuận với Liên Hợp Quốc và trở thành một “NGO” thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc. - Năm 2014, Làng trẻ em SOS Quốc tế được trao giải thưởng UNESCO và trở thành Đại sứ Nhân đạo Quốc tế. Hiện nay làng trẻ em SOS có mặt ở hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có đến hơn 550 Làng trẻ em SOS mang đến ngôi nhà mới cho hơn 60.000 trẻ em. Hơn 132.000 trẻ em tham gia các trường mẫu giáo SOS, các trường Hermann Gmeiner và các trung tâm đào tào nghề SOS. Khoảng 39.797.000 người được hưởng lợi từ các chương trình của trung tâm y tế SOS và 115.000 người được hỗ trợ bởi các trung tâm xã hội SOS. 1.2. Lị̣ch sử hình thnnh Lnng trẻ em SOS tại Việt Nam Năm 1967, Hermann Gmeiner đến Việt Nam, chứng kiến nỗi đau mất mát gia đình của trẻ em tại đây trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt. Ông quay về châu Âu nhờ bạn bè của Làng trẻ em SOS ở Áo và Đức trợ giúp xây dựng làng ở Việt Nam. Chính phủ Đức lúc bấy giờ đã đồng ý chi trả tiền xây dựng Làng trẻ em SOS tại Gò Vấp, toàn bộ các ngôi nhà tiền chế được chuyển từ Áo sang bằng tàu biển. Giáo sư Hermann Gmeiner đã gọi Helmut Kutin (sau này ông là chủ tịch của Làng trẻ em SOS Quốc tế) đến và đề nghị sang Việt Nam xây dựng một Làng trẻ em SOS. Helmut Kutin nhận lời và từ tháng 10 đến tháng 12 ông lên đường sang Pháp học tiếng Việt, chuẩn bị đến vùng chiến sự Việt Nam. Sở dĩ Helmut Kutin được giao sứ mệnh đặc biệt này bởi ông cũng là trẻ mồ côi lớn lên ngay trong ngôi làng trẻ em SOS đầu tiên do Hermann Gmeiner thành lập. Tháng 3/1968, Helmut Kutin cùng Hermann Gmeiner đến Sài Gòn. Chiến tranh ác liệt đã làm chậm tiến độ xây dựng làng, nên đến cuối năm 1968 những ngôi nhà đầu tiên mới hoàn thiện. Vài năm sau, Helmut Kutin lên Đà Lạt khảo sát, chọn địa điểm để xây dựng Làng trẻ em SOS Đà Lạt và khánh thành năm 1974. Cả hai ngôi Làng trẻ em SOS Gò Vấp và Đà Lạt đều do ông làm giám đốc. Tuy nhiên, Làng trẻ em SOS Đà Lạt chỉ hoạt động chưa đầy một năm thì buộc phải đóng cửa. Helmut Kutin ở lại và duy trì hoạt động của Làng trẻ em SOS Gò Vấp đến tháng 3 năm 1976 thì rời Việt Nam. Những đứa trẻ trong làng lúc đó được chuyển về cho thân nhân, những đứa nhỏ tuổi nhất được đưa đến trại mồ côi Thủ Đức. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân Những bà mẹ lúc đó cũng có người ở lại, có người trở về quê và mang theo những đứa con không có thân nhân để tiếp tục chăm sóc. Năm 1977 và 1978, Helmut Kutin trở lại Việt Nam để đàm phán nhưng không đạt được thỏa thuận. Dù vậy, Helmut Kutin vẫn tiếp tục giúp đỡ các bà mẹ và trẻ bằng cách gửi tiền bạc và hàng hóa. Năm 1987, Helmut Kutin nhận được lời mời từ Thứ trưởng Hoàng Thế Thiện (nguyên thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) sang Việt Nam để thảo luận. Sau chuyến đi này, cả hai bên đã thống nhất ký thỏa thuận xây dựng Làng trẻ em SOS Hà Nội và mở lại Làng trẻ em SOS Gò Vấp. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự tái lập của các làng trẻ em SOS tại Việt Nam sau nhiều năm gián đoạn. Về sau này, Helmut Kutin luôn dành cho Việt Nam một sự ưu ái đặc biệt khi lập các Làng trẻ em SOS. Trong khi các nước trên thế giới chỉ có 1 đến 2 làng, riêng tại Việt Nam thành lập đến 17 Làng trẻ em SOS trên toàn lãnh thổ. 1.3. Lị̣ch sử hình thnnh Lnng trẻ em SOS Thnnh phố Hồ Chí Minh Làng trẻ em SOS Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh cùng với Làng trẻ em SOS tại Mai Dịch, Hà nội là 2 Làng trẻ em SOS đầu tiên tại Việt Nam được thiết lập ngay sau khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thay mặt Hội đồng Bộ trưởng ký Hiệp định với tổ chức Làng trẻ em SOS Quốc tế. Làng trẻ em SOS Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được xây dựng trên nền đất cũ của Làng trẻ em SOS Gò Vấp (Gia Định) trước đây do Ngài Helmut Kutin từng làm Giám đốc từ năm 1967 đến 1976. Làng trẻ em SOS Gò Vấp nằm trên đường Quang Trung, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 12km về phía Tây Bắc. Ngày 28 tháng 1 năm 1990, Làng trẻ em SOS Gò Vấp vinh dự đón ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam và ngài Helmut Kutin – Chủ tịch Làng trẻ em SOS Quốc tế đến dự lễ và cắt băng khánh thành. Đây là ngôi làng có quy mô lớn nhất trong các Làng trẻ em SOS tại Việt Nam với 20 nhà gia đình có khả năng nuôi dưỡng 180 – 200 trẻ. Ngày 21 tháng 12 năm 1988, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 271/QĐ-UB về việc thành lập Làng trẻ em SOS thành phố Hồ Chí Minh. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân 2. Cơ ̣cấu tổ ̣chự́c Lnng trẻ em SOS 2.1. Cơ ̣cấu tổ ̣chự́c ̣chung Lnng trẻ em SOS 2.2. Cơ ̣cấu tổ ̣chự́c Lnng SOS Thnnh phố Hồ Chí Minh Làng SOS Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 4 bộ phận là Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp, Lưu xá Thanh niên, Trường mẫu giáo SOS Gò Vấp, Trường Phổ thông Hermann Gminer. 2.2.1. Lnng trẻ em SOS Quận ;ò Vấp - Địa chỉ: 697 Quang Trung, phường 12, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. - Thủ trưởng: Trần Hoàng Tuấn – Giám đốc Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp. - Điện thoại: +84.28.38958504 Fax: +84.28.38958504. - Email: [email protected] GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân - Website: www.sosvietnam.org Làng trẻ em SOS Gò Vấp nằm trên đường Quang Trung, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 12km về phía Tây Bắc. Diện tích của SOS Làng trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất trong tổng số 17 Làng trẻ em SOS tại Việt Nam nên có điều kiện để xây dựng các khu nhà chức năng như khu vui chơi giải trí cho trẻ, nhà về hưu cho bà mẹ, nhà cộng đồng,… Điều này giúp các trẻ có điều kiện tiếp cận các dịch vụ phù hợp, các mẹ, các dì yên tâm về chỗ ở sau khi nghỉ hưu và toàn tâm toàn ý vào công việc hơn.Tính đến hết tháng 08 năm 2017, SOS Làng trẻ em thành phố Hồ Chí Minh đã nuôi dưỡng 568 trẻ. Trong đó có 284 em đã trưởng thành và hòa nhập cuộc sống. Trong số này có 126 em đã lập gia đình riêng và có cuộc sống ổn định. Hiện tại Làng đang chăm sóc và quản lý 259 em (172 nam và 87 nữ). Trong số này có 172 em đang học phổ thông, 07 em đang học mẫu giáo; 03 em đang học cao học; 31 em đang học đại học, cao đẳng và 20 em đang học nghề. Số còn lại là 25 em đã tốt nghiệp các trường nghề, hiện đã đi làm, hưởng chế độ bán tự lập. Số trẻ vẫn đang được nuôi dưỡng và chăm sóc ở 20 ngôi nhà gia đình là 122 em. 2.2.2. Trường Mẫu giáo SOS ;ò Vấp - Địa chỉ: 697 Quang Trung, phường 12, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. - Thủ trưởng: Phạm Thị Tuyết – Hiệu trưởng. - Điện thoại: +84.28.39876441 Trường Mẫu giáo SOS Gò Vấp hoạt động từ năm 1993 với 06 lớp học có khả năng nuôi dạy và chăm sóc cho 180 đến 200 cháu từ 3 đến 5 tuổi. Hiện tại vẫn có 06 lớp đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ của cả Làng và con dân cư trên địa bàn. Tổng số trẻ của trường năm học 2017 - 2018 là 199 trẻ, trong đó có 07 học sinh là con Làng và 192 học sinh là con của người dân trên địa bàn dân cư. Hàng năm trường mẫu giáo đều đảm bảo được chất lượng dạy và học. Cơ sở vật chất của trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học của cô và trò. Đội ngũ giáo viên luôn nâng cao tay nghề và trình độ bản thân để đáp ứng tốt nhu cầu công việc cũng như hoàn thành các nhiệm vụ được giao. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân 2.2.3. Lưu xá Thanh niên - Địa chỉ: 99/3, đường số 20, phường 8, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. - Thủ trưởng: Nguyễn Văn Phu – PGĐ Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp. - Điện thoại: +84.28.38958504 Fax: +84.28.38958504. - Email: [email protected] Lưu xá thanh niên cách Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp khoảng 1km. Lưu xá thanh niên được xây dựng với diện tích 600m2 và khả năng nuôi dưỡng 50 thanh niên. Lưu xá thanh niên là nơi tiếp nhận thanh niên nam 14 tuổi trở từ Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp chuyển tới. Tại đây, các thanh niên này tiếp tục học tập, rèm luyện để sau này trở thành trụ cột trong gia đình. Lưu xá thanh niên là 56 cháu và số trẻ đang ở ký túc xá và nhà trọ bên ngoài là 80 cháu. Tính đến đầu năm 2018, Lưu xá Thanh niên đang nuôi dưỡng và chăm sóc 56 trẻ trai từ 14 đến 18 tuổi. Các trẻ đều khỏe mạnh về thể chất, có lối sống và sinh hoạt lành mạnh. Tất cả các trẻ đều được tham gia đầy đủ các sinh hoạt, chuyên đề do Làng và Lưu xá tổ chức. Vào dịp nghỉ hè các cháu đều được đi tham quan nghỉ mát, tham gia các giải thể thao của phường, quận tổ chức và đạt được nhiều giải cao, đặc biệt là môn bóng đá. Việc giáo dục văn hóa cho trẻ cũng được Ban quản lý Lưu xá rất chú trọng. Lưu xá đã mở các lớp học thêm buổi tối dành cho trẻ lớp 12. Trẻ các lớp khác thì được đi học thêm bên ngoài và có sự kèm cặp, giúp đỡ thêm của nhân viên giáo dục. 2.2.4. Trường Phổ thông Hermann ;miner - Địa chỉ: 697 Quang Trung, phường 12, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. - Thủ trưởng: Đỗ Văn Hiển – Hiệu trưởng. - Điện thoại: +84.28.39876623 - Email: [email protected] Trường phổ thông Hermann Gmeiner Gò Vấp được xây dựng từ năm 1992 đến 1993 được đưa vào hoạt động, xây dựng ngay cạnh làng trẻ SOS Gò Vấp. Trường gồm 3 cấp học từ lớp 1 đến lớp 12 với 27 phòng học có khả năng tiếp nhận 900 – 1000 học sinh. Năm học 2010 – 2011, trường đã tiếp nhận và dạy học cho 1.194 học sinh, trong đó có 147 học sinh đến từ làng trẻ SOS chiếm 12,3% và 140 học sinhh là con em của các gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, được tổ chức GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân làng trẻ SOS cấp học bổng Hermann Gmeiner chiếm 11,8%. Tại trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhiều giáo viên được Thành phố công nhận là giáo viên dạy giỏi nhiều năm. Cơ sở vật chất của trường đầy đủ và hiện đại. Hàng năm có nhiều học sinh giỏi các cấp khác nhau. 3. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tặ́c hoạt động 3.1. Quan điểm Với câu nói tâm đắc của Hermann Gminer – Người sáng lập Làng trẻ em SOS đầu tiên “Quan điểm của tôi là trên đời này không có gì quan trọng bằng việc chăm sóc một đứa trẻ”. Câu nói ấy đã trở thành quan điểm chung xuyên suốt và nó đã đi cùng với sự phát triển của tổ chức SOS trong suốt gần 70 năm qua. Bên cạnh đó, nó còn là lời tâm niệm của mỗi nhân viên trực tiếp chăm lo cho các trẻ em mồ côi đang sinh sống trong làng SOS. 3.2. Mục tiêu - Mang lại sự quan tâm chăm sóc như trong một gia đình cho trẻ nghèo đói, lang thang và trẻ mồ côi. Hàng triệu trẻ em đang sống mà không có một mái ấm gia đình với muôn vàn lý do như: Bố mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, sự thiếu quan tâm của bố mẹ, không còn bố mẹ do chiến tranh hoặc thiên tai, bệnh tật (bao gồm cả sự tăng lên của AIDS),... - Tiếp nhận trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt vào Làng, chăm sóc nuôi dưỡng tại các gia đình toàn diện, có nghề nghiệp có việc làm. Quản lý cơ sở vật chất tốt, sửa chữa vật chất kịp thời phục vụ các hoạt động của trẻ. Có mối quan hệ tốt với các cơ quan, ban ngành và các nhà hảo tâm để giúp đỡ Làng và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ hòa nhập cộng đồng. - Thực hiện quy chế dân chủ tại đơn vị, xây dựng tập thể bà mẹ, bà dì, cán bộ nhân viên, giáo viên đoàn kết, có đạo đức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ được giao và hoàn thành xuất sắc công tác. - Mang đến cho các em một hình ảnh người mẹ và một mái ấm gia đình thực sự cho những trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi và những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Giúp đỡ những đứa trẻ được trở lại cuộc sống sau những tổn thương tâm lý và ngăn chặn những mối nguy hiểm như bị bỏ rơi, đối xử bất công, ngược đãi. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân 3.3. Nguyên tặ́c hoạt động Làng trẻ SOS Quận Gò Vấp dựa trên nguyên tắc hoạt động về sự phát triển của trẻ em trên 4 nguyên tắc cơ bản do tiến sĩ Hermann Gmeiner sáng lập: - Nguyên tắc thứ nhất “Bà mẹ”: Các trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng bởi một bàn tay chăm sóc của một người mẹ. Bà mẹ SOS sống trong ngôi nhà gia đình với những đứa trẻ được giao. Trông nôm và có trách nhiệm mang đến cho trẻ sự yêu thương, sự an toàn và che chở bởi bàn tay của một người mẹ thật sự. - Nguyên tắc thứ hai “Anh chị em”: Các em trai và em gái ở các độ tuổi khác nhau vào Làng sống và lớn lên trong một gia đình như những anh chị em ruột. Khi đón trẻ vào làng các anh chi em ruột được sống chung trong một gia đình SOS. Cùng được phát triển dưới ngôi nhà tình nghĩa ấy. - Nguyên tắc thứ ba “Ngôi nhà”: Bản thân mỗi gia đình SOS là một ngôi nhà không khí thân thiện trong chính mỗi gia đình. Chính là sợi dây tình cảm kết nối các thành viên trong cùng một mái ấm. - Nguyên tắc thứ tư “Làng”: Là một cộng đồng không thể tách rời, làng giúp cho trẻ có ý thức nhận biết và cảm giác mình là một thành phần của ngôi nhà SOS. Ngôi làng là cầu nối với khu dân cư xung quanh và là nơi để gặp gỡ những thành viên cộng đồng dân cư tại địa phương. Đó là mục tiêu của Làng trẻ SOS Gò Vấp nhằm đảm bảo tất cả những điều kiện tốt nhất cho các em có hoàn cảnh khó khăn tái hòa nhập cộng đồng. Trong đó, nhân tố chính là các “Bà mẹ” – là những phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi, không có ý định lấy chồng, không có con riêng, cũng không nặng gánh gia đình, tình nguyện tuyên thệ đảm nhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng những trẻ mồ côi (có hoàn cảnh đặc biệt) như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa xã hội học. Mỗi “Bà mẹ” làm chủ một “Ngôi nhà gia đình”, có toàn quyền định đoạt trong việc nuôi dưỡng từ 8 đến 10 “đứa con” (từ sơ sinh đến 18 tuổi) như những người mẹ khác trong xã hội. 4. Chự́c năng, nhiệm vu vn dị̣ch vu trợ giúp đối tượng 4.1. Chự́c năng GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân Làng trẻ em SOS Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các Làng trẻ em SOS khác thuộc hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam đều là những cơ quan giúp Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước và giúp Văn phòng SOS Việt Nam thực hiện quản lý chuyên môn, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, hướng nghiệp cho các trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận. Trẻ em được tiếp nhận theo quy định của Nhà nước và dưới sự hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Văn phòng SOS Việt Nam. 4.1.1. Chự́c năng nuôi dưỡng vn ̣chăm sọ́c Các em trước khi về gia đình thường không được chăm sóc đầy đủ, thể chất, thể trạng kém. Từ ngày được đón về gia đình SOS, các em được chăm lo từng bữa cơm, tấm áo. Có được sự quan tâm chăm sóc của các mẹ các dì khi ốm đau bệnh tật. Các em từ những cô bé, cậu bé thiếu ăn thiếu mặc, không nơi nương tựa, không chỗ ngủ nghỉ,... nay về với gia đình SOS đã trở thành những chàng trai cô gái có mẹ, có gia đình, thành những con người sung túc, tràn đầy nhiệt huyết, hạnh phúc, tự tin bước vào hòa nhập cộng đồng. 4.1.2. Chự́c năng giáo dục Ở gia đình SOS các em được tạo mọi điều kiện tốt nhất để học hành, phát huy năng lực và trí tuệ bản thân. Không những thế các em còn được nâng đỡ, dìu dắt vượt qua mọi khó khăn trong học tập. Bên cạnh đó, các em luôn được khuyến khích học tập thông qua nhiều hình thức phù hợp với từng gia đình trong Làng và tùy vào từng em khác nhau. Điều quan trọng là ở gia đình SOS các em được giáo dục nhân cách, dạy cho các em về những bài học đạo đức, những phẩm chất cần thiết của con người để chuẩn bị hành trang hòa nhập cộng đồng. 4.1.3. Chự́c năng ̣cân bằng tâm lý, thỏa mãn nhu ̣cầu tinh thần Số đông các em khi được đón về gia đình SOS, trong tình trạng thiếu thốn, khao khát tình cảm, tình mẫu – tử, tình anh – em trong một tổ ấm gia đình thực sự. Và khi về với gia đình SOS các em đã tìm kiếm được điều đó. Các em nhận được sự yêu thương, chỉ bảo, giúp đỡ thái độ ân cần, gần gũi, cảm thông từ mọi người trong SOS. Được vui chơi, có người chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng các anh chị em trong gia đình. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân 4.2. Nhiệm vu Với chức năng như trên thì Làng trẻ em SOS Thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ cơ bản sau: - Thứ nhất là chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất bởi vì chỉ khi nhiệm vụ này hoàn thành thì các nhiệm vụ sau mới có ý nghĩa cao nhất. - Nhiệm vụ thứ hai là giáo dục, hướng nghiệp. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này thì cần rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ của các cơ quan chức năng và các bộ ngành liên quan. - Thứ ba là nhiệm vụ tìm kiếm và giới thiệu việc làm cho các trẻ. Nhiệm vụ này dựa nhiều vào các mối quan hệ, sự quan tâm của các tổ chức giới thiệu việc làm, các tổ chức Đoàn. - Thứ tư là vận động nguồn lực xã hội để góp phần chia sẻ với nguồn kinh phí hoạt động từ Làng trẻ em SOS Việt Nam nói chung và Làng trẻ em SOS Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. - Thứ năm là giúp trẻ hòa nhập cộng động sau khi trưởng thành và tích lũy cho mình được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và công việc. 4.3. DUị̣ch vu trợ giúp đối tượng 4.3.1. Phu ̣cấp sinh hoạt, họ̣c tập Tất cả các trẻ em trong làng dù nam hay nữ và dù ở độ tuổi nào thì cũng đều có những mực trợ cấp theo quy định của nhà nước các mức trợ cấp này được giao cho các mẹ gia đình là người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng các em tại Làng. Ngoài ra các trẻ còn được Làng hỗ trợ thêm các khoảng sinh hoạt khác như phí vệ sinh cho trẻ nữ là 50.000đ/ tháng, tiền dụng cụ học tập cho trẻ 300.000đ/năm/trẻ và các khoản tiền học phí tùy theo mức thu phí của nhà trường tùy vào các cấp học của các trẻ. Đồng thời mỗi gia đình hàng tháng được Làng cấp cho 900.000đ/tháng để bù đắp cho các khoản thâm hụt kinh phí. Tất cả các số tiền trên từ Làng đưa đến các gia đình đều do các Bà mẹ quản lý, chi tiêu các khoản, mỗi trẻ sẽ có sổ ghi chép riêng các khoản chi tiêu cho từng trẻ để cuối tháng nộp lại cho Làng. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân 4.3.2. DUị̣ch vu ̣chăm sọ́c y tế Khi vào Làng trẻ em được khám chữa bệnh ban đầu: Kiểm tra về sức khỏe, chụp Xquang, thử máu hội chuẩn, lâm sàng,... Làng thành lập Ban y tế, luôn chăm sóc khám chữa bệnh cho các em chu đáo và cấp phát thuốc kịp thời tới các gia đình, mỗi gia đình có một tủ thuốc y tế để sơ cứu ban đầu cho các bệnh thông thường. 4.3.3. DUị̣ch vu tư vấn tái hòa nhập ̣cộng đồng Khi các em đã được học hành và kiếm được công việc ổn định, tự đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt và nuôi sống bản thân thì Làng sẽ cho các em trở về với gia đình và hòa nhập với cuộc sống xã hội. Các em trước khi rời Làng, luôn có một buổi trò chuyện cởi mở giữa người chịu trách nhiệm với các em trong Làng, Mẹ Làng và các em để nắm bắt tâm lý và hỗ trợ động viên, khích lệ tinh thần của các em. Sau khi rời Làng các em vẫn luôn giữ và dành tình cảm sâu nặng cho các mẹ, anh chị em và cán bộ nhân viên trong Làng. Đặc biệt, Làng luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ khi các em gặp khó khăn khi tái hòa nhập cộng đồng. 5. Đội ngũ ̣cán bộ, nhân viên ̣cơ sở vn ̣cạ́c ̣chính sạ́ch ưu đãi 5.1. Đội ngũ ̣cán bộ, nhân viên ̣cơ sở Theo báo cáo SOS Làng trẻ em thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 thì tổng số cán bộ nhân viên trong làng là : 65 người bao gồm: Ban giám đốc, nhân viên, bà mẹ, bà dì, và giáo viên nhân viên trường mẫu giáo. Trong đó, Ban giám đốc gồm có 03 người (1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc), nhân viên gồm có 19 người, 24 bà mẹ và bà dì và 19 giáo viên ở trường mẫu giáo. Với những chức vụ và vị trí khác nhau, đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau, nhằm duy trì các hoạt động và đảm bảo chăm sóc và quản lý các trẻ em tại Làng trẻ em SOS một cách tốt nhất. Đội ngũ cán bộ ở đây, đều là những người có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành và những người có tâm huyết với nghề và đặc biệt yêu quý trẻ em. Số lượng nhân viên của Làng có số lượng người làm việc có hợp đồng dưới 10 người (nhân viên 04 người, nhân viên giáo viên 03 người) nhưng các công việc nhiệm vụ được giao đều hoàn thành tốt nhất có thể. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu Báo cáo thực hành Công tác xã hội với cá nhân SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân Nhìn chung, với số lượng nhân viên là 65 người được phân phối, phân công phù hợp đảm nhận và cân bằng hợp lý các chức năng nhiệm vụ của Làng. Giúp làng duy trì hoạt động của Làng một cách hiệu quả và đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho các trẻ em của Làng. 5.2. Cạ́c ̣chính sạ́ch ưu đãi ̣cho ̣cán bộ, nhân viên Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Làng đều được hưởng điều kiện làm việc tương đối đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu của công việc và đảm bảo môi trường làm việc đặc thù. Công nhân viên thuộc bộ phận hành chính, giáo dục và mẫu giáo đều được trang bị các điều kiện vật chất đầy đủ như văn phòng làm việc, máy vi tính đáp ứng cao nhất nhu cầu cơ bản để đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đối với các bà mẹ, bà dì thì được hỗ trợ các thiết bị như bếp ga, nồi cơm điện, máy giặt,… để giảm bớt thời gian cho công việc, tăng thời gian nghỉ ngơi. Đội ngũ bảo vệ thì có nhà trực được trang bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ và thiết bị giải trí, có giường nghỉ tại chỗ. Bên cạnh đó nhân viên còn được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật hiện hành như chế độ về thời gian lao động, nghỉ lễ tết, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chuyến tham quan dã ngoại. Điều này thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của Ban Lãnh đạo Làng và Công đoàn, đáp ứng một phần nào đó nhu cầu tinh thần của người lao động. Hàng năm Ban Giám đốc Làng đều phối hợp với Công đoàn Làng tổ chức kỷ niệm các ngày lễ như Ngày Phụ nữ quốc tế 8/3, Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10,… với nhiều hình thức và nội dung phong phú khác nhau cho toàn thể nhân viên, bà mẹ, bà dì. Hội thao của Làng cũng được các nhân viên, bà mẹ, bà dì tham gia rất tích cực và đầy đủ, tạo nên không khí vui vẻ, đoàn kết và nâng cao sức khỏe. Làng còn hợp đồng với các chuyên gia tâm lý và bệnh viện để tư vấn tâm lý, khám sức khỏe cho người lao động trực tiếp ngay tại Làng. Ngoài ra Ban giám đốc Làng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân viên, bà mẹ, bà dì, giáo viên được tham dự đầy đủ các lớp tập huấn theo từng đối tượng do Sở Lao động, Thành phố và Làng trẻ em SOS Việt Nam tổ chức. Bên cạnh đó Làng cũng duy trì đều đặn các buổi sinh hoạt chuyên đề về các lĩnh vực do các chuyên gia trực tiếp đến Làng giảng dạy. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan