Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác thanh niên của đảng bộ tỉnh bắc ninh từ năm 1997 đến năm 2010...

Tài liệu Công tác thanh niên của đảng bộ tỉnh bắc ninh từ năm 1997 đến năm 2010

.PDF
118
183
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------ LÊ THỊ NGA CÔNG TÁC THANH NIÊN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------ LÊ THỊ NGA CÔNG TÁC THANH NIÊN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Lê Thị Quỳnh Nga HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Lê Thị Nga LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn - TS Lê Quỳnh Nga – Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cô đã tận tình chỉ bảo, định hướng cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn Tôi xin cám ơn sự giúp đỡ từ các thầy cô trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô trong khoa Lịch sử, trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – những người Thầy đã dạy dỗ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập Tôi cám ơn cán bộ phòng tư liệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và phòng tư liệu khoa Lịch sử, cán bộ trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ phòng Lưu trữ Tỉnh ủy, Tỉnh Đoàn Bắc Ninh,….đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm và hệ thống tư liệu cần thiết cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực, song trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Lê Thị Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ 1997 ĐẾN NĂM 2005 ........................................................................................................ 6 1.1. hững yếu tố tác động đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên Bắc Ninh ........................................................................................................... 6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................................... 6 1.1.2.Thực trạng công tác thanh niên trước năm 1997 ........................... 10 1.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Ninh với công tác thanh niên từ 19972005 ................................................................................................................. 13 1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ............................................ 13 1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện. ............................................................... 17 Tiểu kết ........................................................................................................... 36 Chƣơng 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ BẮC NINH VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN TỪ NĂM 2006 đến năm 2010 .................................. 37 2.1. Chủ trƣơng thúc đẩy phong trào thanh niên của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................................ 37 2.1.1.Thực trạng công tác thanh niên Bắc Ninh trước năm 2006 và những yêu cầu mới ..................................................................................................... 37 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ ..................................................................... 39 2.2. Chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên ............................... 47 2.2.1. Sự chỉ đạo của Đảng bộ ....................................................................... 47 2.2.2. Kết quả thực hiện ................................................................................. 50 Tiểu kết ........................................................................................................... 68 Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................... 70 3.1.Một số nhận xét ....................................................................................... 70 3.1.1. Đảng bộ Bắc Ninh luôn quan tâm sâu sắc tới công tác thanh niên. 70 3.1.2. Qua các phong trào do Đảng bộ tỉnh chỉ đạo Đoàn thanh niên triển khai, thanh niên Bắc Ninh đã dần hoàn thiện về mọi mặt. ........................ 73 3.1.3. Chỉ đạo công tác thanh niên của Đảng bộ tỉnh còn nhiều mặt chưa toàn diện, còn mang nặng tính hình thức. ................................................... 76 3.1.4. Chất lượng tổ chức cơ sở đoàn, chất lượng đoàn viên, chất lượng cán bộ đoàn, chất lượng hoạt động đoàn vẫn chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình thanh niên cũng như yêu cầu tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay........................................................................................................... 78 3.2. Kinh nghiệm ........................................................................................... 79 3.2.1. Phải luôn chú trọng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ với công tác thanh niên, có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể. ..... 79 3.2.2. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của công tác thanh niên ....................................................................................................... 82 3.2.3. Tập trung vào chăm lo quyền lợi và lợi ích của thanh niên, đặc biệt là đào tạo nghề và tạo việc làm. ......................................................................... 83 Tiểu kết ........................................................................................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Nghĩa ATGT An toàn giao thông BCH Ban chấp hành CĐSP Cao đẳng sư phạm CNH – HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa DNT Doanh nghiệp trẻ ĐVTN Đoàn viên thanh niên HĐND Hội đồng nhân dân PT-TH Phát thanh-truyền hình TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNCS Thanh niên cộng sản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTN Thanh thiếu niên UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, thanh niên luôn được xem là tương lai của đất nước. Thanh niên luôn là lực lượng xung kích trong các cuộc đấu tranh cách mạng, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Thanh niên có trong mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ ở trong độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng luôn đề cao vai trò, vị trí của công tác thanh niên, coi công tác Thanh niên là nhiệm vụ sống còn của Đảng và dân tộc. Đồng thời, Đảng cũng đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, kế tụng sự nghiệp cách mạng của Đảng. Dù bất kỳ hoàn cảnh nào, các thế hệ thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Thực tế, từ sau sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quán triệt đến tận tới các cấp ủy địa phương nhằm phát huy vai trò làm chủ to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau đã thu hút thanh niên đi đầu trong việc thực hiện thắng lợi các chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Công tác thanh niên của tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ rệt về nội dung và hình thức sinh hoạt Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được vẫn còn nhiều hạn chế như: thanh niên đi làm ăn xa, hình thức sinh hoạt chưa được thường xuyên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ít được đào tạo về kĩ năng, nghiệp vụ nên hoạt động của công tác thanh niên chưa đạt kết quả cao 1 Nhằm làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Ninh đối với công tác đoàn và phong trào thanh niên trong tỉnh, tôi xin chọn đề tài “Công tác thanh niên của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2010” 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những công trình đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng với công tác Đoàn và phong trào thanh niên như: Quang Vinh, Trần Kim Duyên, Văn Song “Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên”, (Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1999). Cuốn sách bao gồm những bài nói của Bác Hồ về công tác giáo dục và tổ chức thanh niên từ 1921 đến 1969, các bài nói, bài viết được tập hợp trong cuốn sách đã phản ánh tư tưởng của Người về vai trò, vị trí của lực lượng thanh niên trong đấu tranh cách mạng cũng như trong lao động sản xuất, đồng thời nêu rõ sự cần thiết phải thực hiện công tác thanh niên “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn” của tác giả Văn Tùng, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1999; “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác Thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước” của Tiến sĩ Dương Tự Đam, Nxb Thanh Niên. Hà Nội, 2005, đã cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận, hệ thống các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chính sách của Nhà nước về công tác thanh niên Các công trình trên khẳng định Đảng đã sớm nhận thức vai trò của thanh niên và công tác thanh niên, do đó luôn chú trọngcủa xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn thanh niên ngày càng vững mạnh, xứng đáng là đội hậu bị tin cậy của Đảng, đội tiên phong của thanh niên Việt Nam. Liên quan đến đề tài còn có các công trình nghiên cứu về thanh niên và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như: “Tập hợp, đoàn kết thanh niên thông qua phong trào hành động cách mạng trong thời kỳ đổi mới” của Đặng Cảnh Khanh- Nguyễn Hồng Thanh, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1997; “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 70 năm xây dựng và trưởng thành” Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001; “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với 2 việc tham gia phát triển tài năng trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Văn Thanh, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2004‟“Công tác phát triển Đảng viên thanh niên giai đoạn 2005-2010”, của Ban tổ chức Trung ương Đảng- Ban bí thư trung ương Đoàn, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2005; “Đổi mới Đoàn thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa”. Tác giả Nguyễn Văn Thanh chủ biên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2008; “Hoạt động Đoàn than gia phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn hiện nay” của Ban Thanh niên nông thôn, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2008; “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” của Phạm Hồng Tung, Nxb Chính trị quốc gia, 2011,…. Các tác phẩm, bài viết được xuất bản đã nêu lên vấn đề về lý luận và cách tiêp cận khi nghiên cứu vấn đề thanh niên, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên, đồng thời nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tập hợp, đoàn kết thanh niên, triển khai các chương tình hành động để thanh niên tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, đóng góp tài năng và sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước Ngoài các công trình nghiên cứu có tính khái quát trên, còn môt số công trình nghiên cứu lịch sử địa phương có liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên như: “Lịch sử Đảng bộ Bắc Ninh” của ban chấp hành Đảng bộ Bắc Ninh, Nxb Chính trị quốc gia, 2005; “Lịch sử Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Bắc Ninh” của Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh, Nxb Thanh niên 2004 Những công trình trên tuy mức độ và đứng ở nhiều góc độ khác nhau, song nói chung đều ghi nhận vai trò quyết định của tỉnh Bắc Ninh trong việc lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên , đề cao tinh thần hăng hái,nhiệt tình của thanh niên trong đấu tranh cách mạng cũng như trong lao động sản xuất, tham gia các lĩnh vực văn hóa xã hội. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình khoa học 3 nào được công bố đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Đảng bộ Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2010. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn của tác giả. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Ninh đối với sự phát triển của công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010 từ đó bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ những nhân tố tác động đến công tác thanh niên tại Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2010 - Khái quát hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Bắc Ninh về công tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010 - Đưa ra nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên của Đảng bộ Bắc Ninh giai đoạn trên. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Chủ trương của Đảng bộ Bắc Ninh về lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2010 và kết quả 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Chủ trương và sự chỉ đạo về công tác thanh niên tại Bắc Ninh từ năm 1997 (năm tách tỉnh) đến năm 2010. - Thời gian: từ năm 1997 đến năm 2010 - Không gian: tỉnh Bắc Ninh 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu 4 - Nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài là: các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, văn kiện các Đại hội Đảng bộ Bắc Ninh, các thông tri, Chỉ thị, Chương trình hành động, các chuyên đề của tỉnh ủy liên quan trực tiếp và gián tiêp đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010, báo cáo chung về việc thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Tỉnh ủy, các báo cáo thường niên của Tỉnh Đoàn Bắc Ninh, các sách báo, tạp chí thông tin thanh niên của địa phương có liên quan,… 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic, thống kê, phân tích, tổng hợp 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn đã tập hợp, hệ thống hóa tư liệu liên quan về công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên của Đảng bộ Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2010 - Hệ thống hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về công tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010. - Đưa ra một số kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ Bắc Ninh trong quá trình lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010 7. Cấu trúc luận văn - Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương Chƣơng 1. Chủ trương và sự chỉ đạo của bộ Bắc Ninh với công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 1997 đến năm 2005 Chƣơng 2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2006 đến năm 2010 Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm 5 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TỪ 1997 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Những yếu tố tác động đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên Bắc Ninh 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Nằm ở tọa độ địa lý 2111‟15‟B – 106‟0424‟Đ, Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía đông bắc, phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên. Về kinh tế: Bắc Ninh nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh. Về kinh tế: trong nhiều năm qua, kinh tế Bắc Ninh luôn tăng trưởng ở mức 2 con số. Năm 2010, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 10/63, liên tục đứng nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2010 ước tăng 0,2% ; trong đó, khu vực dịch vụ tăng 6,1%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,3%. Bắc Ninh có tiềm năng và thế mạnh phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt có sức thu hút lớn đối với đầu tư nước ngoài. Trong năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp, khu vực FDI cả năm ước đạt 576.754 tỉ đồng. Bắc Ninh đã và đang quy hoạch phát triển 8 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích trên 3.000 ha, 54 cụm công nghiệp vừa và nhỏ với hạ tầng xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh, đảm bảo đáp ứng kịp thời mặt bằng cho các nhà đầu tư.. Hoạt 6 động thương mại dịch vụ: tổng mức bán lẻ hàng hóa ước trên 34 nghìn tỉ đồng. Xuất khẩu hàng hóa ước trên 23 tỉ USD. Dịch vụ vận tải cũng tăng khá so với năm 2009. Bắc Ninh có những làng nghề thủ công danh tiếng được hình thành từ rất sớm như dệt tơ tằm Nội Duệ, chạm gỗ Phù Khê, làm tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái. Nền kinh tế hàng hoá phát triển đã tạo nên sức bật cho các làng nghề. Nhiều làng nghề chuyên môn hoá cao đã ra đời, chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ… Về điều kiện xã hội: 1/1/1997, Bắc Ninh chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Theo số liệu thống kê năm 2009, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 822,7 km2, dân số 1.114.000 người với 8 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du, huyện Thuận Thành, huyện Gia Bình, huyện Lương Tài với 126 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 102 xã, 17 phường và 7 thị trấn. Dân tộc chủ yếu là người Kinh. Về truyền thống văn hóa lịch sử: Dưới các triều đại phong kiến trước đây, tỉnh Bắc Ninh được gọi là Kinh Bắc mà lịch sử đã để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật thể và phi vật thể với hệ thống thành quách ở thị xã Bắc Ninh, phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lý chống lại các thế lực ngoại bang phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh - Thị Cầu, Dâu Keo ... và đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đình Bảng ... Kể từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhân dân Bắc Ninh đã dốc sức mình, cùng với nhân dân cả nước kiên cường đấu tranh cách mạng , góp phần vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám, chiến thắng hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đem lại hòa bình thống nhất nước nhà. 7 Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng bộ Bắc Ninh luôn đề cao vai trò của thanh niên, coi thanh niên là lực lượng xung kích, nòng cốt, đi đầu trong mọi nhiệm vụ cách mạng Bước sang thế kỷ XXI, cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bắc Ninh đang từng ngày thay da đổi thịt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, Bắc Ninh đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Về Đảng bộ Bắc Ninh Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Bắc Ninh phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm và cần cù, sáng tạo, năng động trong lao động sản xuất xây dựng quê hương đất nước. Trong chiến đấu cũng như xây dựng Tổ quốc, Đảng bộ Bắc Ninh luôn lãnh đạo nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược của nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trên khắp cả nước. Ở Bắc Ninh, mặc dù địch ra sức đàn áp, khủng bố, phong trào cách mạng vẫn không ngừng phát triển. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, người con của Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp về mặt thực tiễn và lý luận đối với công tác vận động quần chúng, đề ra quan điểm của Mặt trận dân chủ Đông Dương, đồng chí lần lượt tham gia Ban Chấp hành Trung ương (tháng 9-1937) và Tổng Bí thư của Đảng (tháng 31938). Đến cuối năm 1940, cả tỉnh có ba chi bộ (Liễu Khê, Đình Bảng, Cẩm Giang - Trang Liệt) và một số đảng viên lẻ, tổng cộng trên 20 đảng viên, phong trào cách mạng lúc đó phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Từ giữa năm 1940,chiến tranh thế giới ngày càng lan rộng và ác liệt hơn. Pháp – Nhật ra sức khủng bố làm cho phong trào cách mạng của ta gặp nhiều khó khăn. Theo chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, các cơ sở 8 đảng tích cực hoạt động khôi phục lại phong trào và tổ chức các đoàn thể quần chúng cách mạng. Trong thời gian này, công tác thanh niên cũng được đặc biệt chú trọng. Các cơ sở Đoàn được phát triển nhiều nơi trong tỉnh, hướng thanh niên đi vào hoạt động, tập trung đọc sách báo, tập võ, cung kiếm, tham gia bảo vệ, làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Ninh, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong tỉnh diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, góp phần làm nên thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945. Sau khi cách mạng thành công, đất nước ta trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, nạn đói, nạn dốt, thù trong giặc ngoài đe dọa nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vừa thành lập. Trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước, Bắc Ninh cũng đứng trước những khó khăn hết sức trầm trọng về kinh tế, xã hội. Đảng bộ Bắc Ninh đã nỗ lực lãnh ..tggđạo nhân dân vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng chính quyền cách mạng, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Sau năm 1954, đế quốc Mỹ thay chân Pháp xâm lược nước ta, chúng âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, tiến hành xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ xâm lược ở miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Bắc Ninh ra sức thi đua lao động sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Cùng với nhân dân miền Bắc, nhân dân Bắc Ninh vừa chiến đấu vừa sản xuất chống các chiến lược của đế quốc Mỹ, tích cực chi viện cho miền Nam, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc (1954-1975) Từ sau năm 1975, Đảng bộ Bắc Ninh lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng và phát triển quê hương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đấu 9 tranh cách mạng cũng như trong lao động sản xuất, thanh niên Bắc Ninh luôn thể hiện vai trò nòng cốt, đi đầu của mình, sẵn sàng đem sức trẻ cống hiên cho quê hương, đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ Bắc Ninh đã phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nên một diện mạo mới trong nền kinh tế-xã hội Bắc Ninh. 1.1.2. Thực trạng công tác thanh niên trước năm 1997 Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày 15-18/12/1986 đã khởi đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước ta. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đại hội đã đề ra những quyết sách quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên đi lên chủ nghĩa xã hội. Những quyết sách đúng đắn và sáng tạo đó đã được toàn Đảng, toàn dân nô nức hưởng ứng , trong đó tuổi trẻ là lực lượng năng động và sáng tạo nhất, tích cực nhất, bước đầu đã tạo ra được những khởi sắc mới. Dưới sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy, thanh niên trong tỉnh phát huy khí thế ba sẵn sàng trong các lĩnh vực sản xuất, công tác, học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về công tác giáo dục chính trị tư ưởng: Đoàn thanh niên mở nhiều đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, quán triệt các nghị quyết của Đảng, của Đoàn, đường lối, nhiệm vụ kinh tế- chính trị-xã hội của đất nước và của tỉnh, giáo dục chủ nghĩa Mac-Lenin với giáo dục truyền thống, về Đảng, về Bác Hồ kính yêu...giúp cho đoàn viên thanh niên thấy rõ được bản chất của chủ nghĩa xã hội, xây dựng đạo đức cách mạng và niềm tin đoàn viên, thanh niên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn Bắc Ninh đã chỉ đạo tốt nội dung giáo dục chính trị với chủ đề: “tuổi trẻ xung kích sáng tạo, xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, “cuộc hành quân theo bước chân người anh hùng”, “Theo chân Bác”, triển khai cuộc vận động “Toàn dân tham gia xây dựng Đảng”,...Các hoạt động thiết thực trên đã thu hút hàng vạn đoàn viên, thanh niên Bắc Ninh tham gia. Thông qua đó, ý thức cách mạng và tinh thần chiến 10 đấu của thanh niên được nâng cao, tuổi trẻ Bắc Ninh nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước. Trên mặt trận xây dựng và phát triển kinh tế: Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: năm 1987, Ban Thường vụ tỉnh Đoàn và giám đốc sở Nông nghiệp đã đã có nghị quyết liên tịch về việc phát huy vai trò của tổ chức Đoàn và Đoàn viên, thanh niên trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Bước vào thực hiện, các cơ sở Đoàn đã đảm nhận trước hợp tác xã thành lập các đội chuyên giống, lo việc chọn lọc, xử lý giống, đảm bảo giống tốt, các đội chuyên về thủy lợi, đội bảo vệ thực vật, đội khoa học kỹ thuật, đội chăn nuôi, đội dịch vụ thú y,... Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: các cơ sở Đoàn trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua vượt mức kế hoạch Nhà nước, các hình thức hoạt động như: “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, “công trình thanh niên”, “xe máy, ca máy thanh niên”. Tổ, đội sản xuất thanh niên được duy trì và phát huy tác dụng. Tỉnh Đoàn đã phát động nhiều phong trào nhằm thúc đẩy sản xuất, trong đó, tiêu biểu phải kể đến phong trào C.K.T (chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và hạ giá thành). Để phong trào đạt kết quả tốt, các cơ sở Đoàn đã tổ chức các hoạt động: Luyện tay nghề, thi thợ giỏi, thao diễn kỹ thuật, thi bàn tay vàng, sinh hoạt câu lạc bộ khoa học kỹ thuật trẻ, tổ khoa học kỹ thuật thanh niên,.... Công tác Đoàn ở trường học: Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn , tăng cường hoạt động, đưa thanh niên đi vào hoạt động khoa học, nhất là những hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để cho họ thấy rằng những kiến thức tiếp thu ở nhà trường là rất cần thiết cho đời sống xã hội. Mặt khác, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng tập thể thanh niên xã 11 hội chủ nghĩa và phong trào thi đua “Hai tốt” (dạy tốt, học tốt). “Năm học 1990-1991, toàn tỉnh đã có 265 chi đoàn học sinh được công nhận là tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa, 135 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi” . [ 22, tr 101]. Cùng với việc phát động rộng rãi các phong trào thi đua, tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn phải đổi mới công tác xây dựng tổ chức Đoàn, kiện toàn đội ngũ chấp hành Đoàn trường ngay trong đầu năm học, hầu hết là học sinh trong đó có nhiều học sinh là phó Bí thư Đoàn , có nơi Bí thư Đoàn trường là học sinh. Đã có 80% số Ủy viên chấp hành Đoàn là học sinh, 100% các chi đoàn các trường phổ thông trung học tiến hành bầu Bí thư chi Đoàn trực tiếp ở đại hội. Cuộc thi “Bí thư chi Đoàn giỏi” trong trường học đã thu hút đông đảo thí sinh của 14 đơn vị trong toàn tỉnh tham gia. Ngoài ra cuộc vận động “Toàn dân chăm sóc và giáo dục thiếu nhi” và “Toàn Đoàn chăm lo xây dựng Đội” đã tạo ra được sự quan tâm chung của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ , chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng, tạo ra môi trường thuận lợi cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các em hoạt động hiệu quả. Một điểm mới trong công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn là tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên về dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn xây dựng “Câu lạc bộ gia đình trẻ” và “Câu lạc bộ tiền hôn nhân”. Trên mặt trận an ninh - quốc phòng: Thực hiện chương trình “Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc”, thanh niên các lực lượng vũ trang nhân dân sôi nổi thi đua rèn luyện , phấn đấu giữ gìn phát huy bản chất truyền thống cách mạng của các lực lượng vũ trang nhân dân, nguyện “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại” trong phong trào “Xứng danh bộ đội cụ Hồ” và thực hiện “6 điều Bác Hồ dạy”. Tổ chức và động viên thanh niên nhập ngũ là một công tác thường xuyên của Đoàn của địa phương, đơn vị. Năm 1998 “đã có 217 xã, phường và các 12 huyện thị Đoàn xây dựng được kế hoạch gọi thanh niên nhập ngũ, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tổ chức đưa thanh niên đi khám tuyển” [22, tr 144] Công tác hậu phương quân đội cũng được các cấp bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên tham gia tích cực: chăm sóc, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình bộ đội neo đơn, sửa sang, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ. Thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) tháng 1 năm 1993 – “Về công tác thanh niên trong thời kỳ mới” tuổi trẻ Bắc Ninh đã tích cực thực hiện hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”. Các hoạt động hưởng ứng hai phong trào của thanh niên diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trên toàn tỉnh, thanh niên Bắc Ninh hăng say học tập, lao động sản xuất với mong muốn đóng góp sức mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Thực hiện chủ trương của Đại hội, các phong trào hoạt động, thi đua, các đợt học tập, sinh hoạt chính trị....được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, Đoàn viên, thanh niên Bắc Ninh ngày càng ý thức được trách nhiệm của mìnhtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới quê hương, kiên định đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Tuổi trẻ Bắc Ninh hăng hái tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, tha thiết cống hiến sức trẻ của mình cho sự phát triển phồn vinh của tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Có thể nói, hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” đã thực sự trở thành phong trào rộng lớn, đáp ứng mọi yêu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ, tạo đà thuận lợi để tuổi trẻ tiếp tục đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Ninh với công tác thanh niên từ 1997-2005 1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, đất nước đã từng bước vượt qua được khủng hoảng kinh tế, xã hội, chuyển sang thời kỳ mới13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan